Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá chép vàng giá gần 800 triệu đồng

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi nlkhanh, 13/4/12.

  1. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Cá chép vàng giá gần 800 triệu đồng

    Một thương gia giàu có người Trung Quốc vừa "bạo tay" chi 38.000 USD (gần 800 triệu đồng) để mua một con cá chép vàng bắt được ở Bangladesh.

    [​IMG]
    Con cá hanh có màu vàng hiếm thấy, nặng 37kg, được bán cho một
    thương gia giàu có người Trung Quốc với giá gần 800 triệu đồng. Ảnh: AFP

    Con cá thuộc giống chép nhớt màu vàng rất hiếm này nặng tới 37 kg, được bán cho một thương gia đến từ Hong Kong hôm thứ 5 vừa qua tại cảng Chittagong, thành phố Bangladesh (Ấn Độ).

    Jahangir Saudagar, người bán cá, nói với AFP rằng vị thương gia giàu có sẵn sàng chi tới 38.000 USD để mua con cá vì "nội tạng cá rất ngon và thịt cá lại mọng nước".

    Saudagar, hiện làm việc tại chợ cá Ghat gần cảng Chittagong, kể rằng anh mua con cá từ những người ngư dân khi họ trở về từ vịnh Bengal chiều muộn hôm thứ 4. Con cá được mua tại một buổi bán đấu giá sau khi Saudagar ra giá cao hơn 500 người buôn khác.

    "Tôi tiếp tục ra giá cho đến khi những người khác phải bỏ cuộc vì nó có thể giúp tôi kiếm được một khoản hời. Cuối cùng, tôi đã bán nó với giá 3,05 triệu Taka (38.000 USD)", Saudagar nói.

    Giáo sư động vật học Noman Siddiqui thuộc Viện Hải dương học Chittagong cho biết thông thường loại cá này chỉ có màu đỏ hoặc màu bạc, mỗi năm chỉ có khoảng 3 đến 4 con màu vàng. Đó chính là lý do khiến con cá này được bán với giá cao như thế.

    Hướng Dương


    Nguồn :http://ngoisao.net/tin-tuc/chuyen-la/2012/04/ca-chep-vang-gia-gan-800-trieu-dong-196252/
     
    Last edited by a moderator: 14/4/12
    taitrieuan and Minh Thành like this.
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Mình tra trên mạng thấy con này không phải là "cá chép" mà là "red snapper", một loài cá biển, người Việt mình gọi là "cá hồng" (giống lớn). ;)

    Tham khảo: http://www.haveeru.com.mv/south_asia/41288
     
    Minh Thành thích bài này.
  3. ledaominhtrung

    ledaominhtrung Active Member

    con này là cá sủ vàng mà
     
  4. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Mình tra trên mạng thấy cá sủ vàng = bronze croaker (Otolithoides biauritus). Những tên khác gồm cá sủ kép vây vàng, cá đường (miền Nam), cá thủ vây vàng, cá sủ giấy. Đây là loài cá sống ở cửa sông. Bóng cá (swim bladder) có giá trị rất cao. Nếu bự tương đương với con cá hồng như hình trên thì phải có giá cỡ vài tỷ chứ ko dừng ở 800 triệu! Người Hoa giàu có ở Trung Quốc và Hồng Kông chuộng món này.

    Loài sủ vàng có khi bị nhầm với Chinese bahaba (Bahaba taipingensis), một loài cá biển khác mà giá trị bong bóng cũng "tương đương vàng ròng". Nhưng loài này sống ở ngoài khơi.

    Trong khi cá hồng = red snapper (Lutjanus campechanus) là loài khác, cũng rất ngon nhưng không mắc bằng. Như đã nói, con cá trên hình không "hồng" mà ngả "vàng", bởi vậy mà giá trị tăng vọt.

    Cá hồng thuộc họ Lutjanidae còn cá sủ vàng thuộc họ Sciaenidae. Hai họ cá này đều thuộc bộ cá vược Perciformes.
     
    Minh Thành thích bài này.
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Tiếp tục chủ đề "bong bóng" cá:

    http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-h...hai-loai-vao-nguy-co-tuyet-chung-3342077.html

    Cơn sốt bong bóng cá ở Trung Quốc đẩy hai loài vào nguy cơ tuyệt chủng

    Nhu cầu lớn của giới thượng lưu Trung Quốc về bong bóng cá totoaba (Totoaba macdonaldi) phơi khô đã đẩy loài này và cá heo vaquita (Phocoena sinus) tới bờ vực tuyệt chủng.

    [​IMG]
    Bong bóng cá totoaba phơi khô bán công khai tại Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: EIA

    Theo Guardian, mỗi chiếc bong bóng cá này giá khoảng 2.500 - 9.400 USD, dù đã giảm tới 60-80% trong vòng hai năm qua. Đây là lý do loại hàng hóa này được gọi với cái tên "cocaine thủy sản".

    Ước tính hiện số lượng vaquita ("con bò nhỏ" trong tiếng Tây Ban Nha) trên thế giới chưa tới 100 cá thể và không ai biết còn bao nhiêu cá thể totoaba. Với tình trạng nguy hiểm của hai loài này, các nhà bảo tồn hy vọng rằng cuộc họp của hội nghị quốc tế về các loài nguy cấp (CITES) tại Geneva tuần này sẽ có các hành động mạnh mẽ.

    "Thời điểm vaquita tuyệt chủng đã ở rất gần, chúng bị đẩy vào quên lãng bởi nhu cầu về bong bóng cá của một số lượng tương đối nhỏ khách hàng Trung Quốc", Clare Perry, trưởng nhóm nghiên cứu của Cơ quan điều tra Môi trường (EIA) - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh cho biết.

    EIA vừa công bố một báo cáo thương mại mới vào ngày 11/1 cho thấy bong bóng của totoaba vẫn được công khai bán tại Quảng Châu và Hong Kong cũng như bán trực tuyến. Cụ thể, bong bóng totoaba sấy khô được bán công khai tại 8 cửa hàng, mặc dù điều này là bất hợp pháp.

    "Nói chung, các thương nhân cũng nhận thức được rằng bán totoaba là bất hợp pháp, biết cá chỉ có thể được đánh bắt ở Mexico và tuyên bố rằng buôn lậu giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục là dễ dàng. Các cơ quan hải quan không thường xuyên kiểm tra các lô hàng ruột cá", báo cáo cho biết.

    "CITES cần đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng việc buôn bán bất hợp pháp bong bóng cá totoaba đang tác động đến không chỉ một, mà là hai loài có nguy cơ tuyệt chủng, và cần thông qua một loạt các khuyến nghị để nhanh chóng tăng cường các nỗ lực bắt buộc thực hiện theo quy định", Perry nói.

    Theo Perry, món hàng này phần lớn được giới nhà giàu Trung Quốc mua như một thứ đồ sưu tầm hoặc quà tặng, thậm chí là một kênh đầu tư tài chính.

    Bong bóng là một cơ quan đặc biệt ở một số loài cá giúp chúng kiểm soát sự nổi của cơ thể. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bong bóng của các loài cá thuộc họ cá có tên khoa học Sciaenidate, (bao gồm cả loài totoaba) có thể chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, giới khoa học chưa tìm được bằng chứng nào về tác dụng chữa bệnh này.

    Vào năm 1997, các nhà bảo tồn ước tính số lượng vaquita là 567, và tới năm 2015, chỉ còn 97 cá thể.

    Vaquita không chỉ là động vật biển có vú nhỏ nhất thế giới, thuộc họ cá heo và cá voi, nó còn là loài động vật có môi trường sống hạn hẹp nhất. Chỉ có thể tìm thấy chúng ở vùng phía bắc vịnh California, Mexico, trên một diện tích khoảng 2.300 km vuông. Totoaba cũng sống ở khu vực này, nhưng vào mùa sinh sản, chúng di chuyển tới vùng đồng bằng sông Colorado để đẻ trứng. Dù được đưa vào danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), không có khảo sát nào về chúng trong vòng 35 năm qua. Một con totoaba có thể đạt tới chiều dài 2 mét, cân nặng 90 kg.

    Tuy ngư dân chỉ lấy bong bóng của totoaba, quá trình đánh bắt bằng lưới rê vô tình bắt cả vaquita, làm chúng ngạt thở và chết.

    "Lưới rê cần phải được loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi mọi hoạt động đánh bắt cá", Perry nói.

    [​IMG]
    Đánh bắt cá bằng lưới rê làm chết nhiều vaquita. Ảnh: Chris Johnson

    Sau khi các nhà bảo tồn đưa ra cảnh báo trong nhiều thập kỷ, Mexico cuối cùng cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để cứu vaquita vào tháng 4 năm ngoái. Tổng thống Enrique Peña Nieto đã ban hành một lệnh cấm sử dụng lưới rê đánh bắt cá trong môi trường sống của vaquita trong vòng 2 năm. Lệnh cấm cũng bao gồm trợ giúp tài chính cho các ngư dân bị ảnh hưởng, phối hợp với lực lượng hải quân Mexico và cảnh sát khu vực.

    Tuy nhiên, các chuyên gia e ngại rằng động thái này đến quá muộn. Theo EIA, với giá bán cao hấp dẫn và những phản ứng không nghiêm khắc từ phía Trung Quốc, nhiều người sẽ bất chấp lệnh cấm, phạm pháp để tiếp tục đánh bắt.

    Với sự sụt giảm giá cả gần đây, các điều tra viên của EIA cho rằng có thể các nhà buôn trái phép mặt hàng này sẽ găm hàng để đẩy giá lên trong ngắn hạn. Việc buôn bán bong bóng cá không chỉ ảnh hưởng tới totoaba mà còn cả những loài cá khác. Trước đây, việc buôn bán cá bahaba Trung Quốc (Chinese bahaba), cùng họ với totoaba đã làm loài cá này gần như tuyệt chủng, dẫn đến việc phải đánh bắt totoaba để thay thế.

    Nguyễn Thành Minh
     
    Minh Thành thích bài này.

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội