Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Phương Pháp Để Cá Cha Với Bầy Con

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 24/1/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Phương Pháp Để Cá Cha Với Bầy Con
    Victoria Parnell – http://bettysplendens.com/articles/page.imp?articleid=809

    Phần I

    Đây dường như là một phần của Kinh Thánh Betta… ép betta của bạn, vớt cá mái ra, sau khi cá bột bơi-tự do, vớt luôn cá đực. Bởi vì, dĩ nhiên, nó sẽ ăn chúng. Hầu hết chúng ta đều quen với chân lý rằng người cha đáng yêu và siêu-chu đáo bỗng nhiên trở thành kẻ sát nhân hàng loạt một khi cá bột có khả năng “tự lập”.

    Nhưng điều gì thực sự xảy ra nếu cá đực được để với bầy con của mình?

    Mới đầu tôi nghe nói về phương pháp nuôi của Derrick Kuah ở Singapore. Thành công vang dội của anh trong việc nuôi dưỡng betta bột mà không cần bắt cá cha đạt được với sự lãnh hội gần như toàn diện, thậm chí với tuyên bố của anh rằng cá bột mạnh khỏe hơn, lớn nhanh hơn, và tuyệt đối trở thành bậc phụ mẫu tốt hơn một khi chúng trưởng thành và có cá bột của riêng mình (anh báo cáo số trường hợp cá ăn trứng và cá đực bỏ rơi tổ của mình thấp một cách đáng kể).

    Tò mò, một số nhà lai tạo, kể cả tôi, quyết định thử phương pháp để cá cha với bầy con của Derrick. Không giống như hầu hết các bầy khác của tôi, vốn xảy ra trong hồ rất trống, tôi trang bị hồ ép bằng cây thủy sinh và những chỗ trú ẩn, ép cặp cá và chờ đợi.

    [​IMG]
    Cá đực của chúng ta (thể hiện tổn thương sinh sản) ở bên dưới cái tổ trường tồn (ever-present) của mình.

    Ngày đầu tiên khá dễ dàng. Cá bột ra đời và đuôi chúc xuống như vốn dĩ, và Cá Cha chăm sóc chúng như một chiến binh. Ngày 2, vài con trong chúng chuyển sang tư thế bơi ngang, và cá đực tiếp tục nghi thức của mình, sửa sang tổ, thu hồi cá bột, và (đúng) ăn một số con yếu ớt hơn. Ngày 3, hầu hết cá bột đều bơi-tự do, và tôi thực sự chúc mừng bản thân về việc giữ bình tĩnh của mình, đây là ngày tôi thường vớt cá đực ra và tôi nghĩ, mình sẽ là một kẻ vô dụng. Tôi kiểm tra hồ và thấy cá đực vẫn đang thu hồi bầy con chạy rông của mình và thả chúng về tổ. Tôi cho nó ăn và phì cười khi nó phun ra một miệng lớn cá bột của mình và ăn ngấu nghiến bữa tối của mình.

    Ngày 4, tôi thấy cá đực đớp những vật nhỏ trên mặt nước. Mong đợi điều tệ nhất, tôi chộp lấy cây vợt của mình rồi hướng vào hồ. Nhưng nhìn kìa, nó không ăn cá bột đâu… Tôi mới cho chúng ăn ấu trùng artemia (bbs) và nó tận dụng tình thế và có món ăn vặt nhỏ giữa các bữa ăn. Theo lời khuyên của Derrick, tôi cho nó ăn rất đều – 4 lần mỗi ngày, nó có thể ăn thoải mái. Hậu quả, nó đang tạo ra nhiều chất thải hơn, vì vậy tôi phải hút (siphoning) đáy nhanh và cẩn thận, và châm đầy bằng khoảng một gallon nước đã hả (aged water). Tôi để ý hoạt động của cá đực có tính bảo bọc hơn, và nó bơi vào nơi nhộn nhịp, thu thập cá bột và sửa sang thiệt hại cho tổ của mình vốn bị ảnh hưởng bởi ống hút của tôi.

    Ngày 5, tôi đến kiểm tra Cá Cha và cá bột, cảm thấy rất yên tâm. Tôi phát hiện con cá đực căng bụng (bloated) nằm ở một góc và chỉ vài cá bột. Đoán rằng nó nhất định hiện đang ăn chúng, tôi bắt nó ra và thông báo các phát hiện của mình cho Derrick. Anh bảo “Victoria, cá đực ăn cá bột vốn là con yếu đuối hay có tật (malformed). Cũng vậy” anh bổ sung, “Cá đực dường như ăn nhiều cá bột hơn nếu hồ nhỏ hơn. Hồ càng lớn, thì dường như càng ít cá bột mà nó thanh lọc”.

    Được trang bị với thông tin mới này, tôi bố trí hồ ép khác, lần này là hồ 10 gallon được châm gần đầy, lại thật nhiều cây thủy sinh, và một cá đực vốn được biệt dưỡng (conditioned) bằng thức ăn tươi sống trong 2 tuần. Các kết quả trong tuần đầu tiên cũng tương tự như thử nghiệm đầu, và hãy tin khi tôi nói tôi đang cắn móng tay mình khi tôi thấy cá đực trông căng bụng. Nhưng tôi vẫn để nó ở đó, và tôi thấy rằng trong vòng vài ngày có nhiều cá bột hơn tôi nghĩ… thập thò trong đám cây, đuổi bắt thức ăn v.v. và thực sự thấy cá đực đang gia cố tổ của mình và tảng lờ cá bột, kể cả khi chúng bơi ngay dưới mũi nó! Một hay đôi lần tôi thấy nó hớp một cá bột, nhưng chỉ ngậm chúng trong một giây rồi phun chúng trở ra. Cá bột, ngoài việc trông đầy phẫn nộ, ít ra chẳng bị hại gì. Tôi thấy tại thời điểm này, cá bột to gấp đôi bình thường ở độ tuổi của chúng, và cá đực dường như trong tình trạng sức khỏe tuyệt vời. Tôi phần nào quy việc này cho khẩu phần bổ dưỡng của nó và hồ rộng rãi, nhưng Derrick cũng lưu ý rằng những cá đực của anh vốn đang trong trạng thái sinh sản khi được để cùng cá bột, không bao giờ phải tái biệt dưỡng (recondition) chúng trước khi ép lại. Tác dụng-phụ (side-effect ) không may của suy nhược hậu-sinh sản (khi cá đực đổ bệnh trong vài ngày sau khi bị tách khỏi cá bột) biến mất, và cá của bạn sinh sản mạnh hơn.

    Thêm nữa, Derrick thông báo rằng đôi khi bạn có thứ mà anh gọi là mái “loại kích động” (buck type) (bởi vì nó liên tục quay lại “kích động” cá đực – :) ) kẻ sẽ quay về tổ sau mỗi vài ngày để tiếp tục sinh sản với cá đực. Ở những mái này, dường như buồng trứng liên tục sản xuất trứng và bụng của nó nhanh chóng căng sau mỗi đợt sinh sản. Với loại mái này, anh không vớt nó ra sau khi đẻ, mà để nó ở lại và sinh sản với cá đực nhiều lần. Nhược điểm? Anh nói rằng loại mái này thường chết sau khi sinh sản vài lần, bất kể nó được vớt khỏi hồ hay không. Anh nói kỷ lục của những đợt sinh sản liên tục từ cùng một cặp cá của mình là 7 trong 3 tuần! Vào thời điểm chúng đẻ bầy 4 hay 5, cá bột non hơn thường bị ăn thịt bởi cá bột những lứa đầu nhưng (ngạc nhiên thay!) không bởi cha mẹ.

    Tôi sẽ kết luận điều này bằng việc cập nhật thử nghiệm để cá cha với bầy con của mình: Như hiện giờ, cá bột được hai tháng tuổi, và còn gần 50 con. Cá cha vẫn ở chung với chúng, và thỉnh thoảng sẽ cắn chúng, nhưng ngoài việc đó chúng hoàn toàn hòa thuận. Tôi thấy vài con chắc chắn là cá đực, nhưng chúng không đánh nhau nên tôi không có lý do gì để lên lọ. Một lần nữa, Derrick khẳng định rằng điều này bằng việc lưu ý rằng cá cha dường như duy trì sự hòa thuận trong hồ bằng việc đóng vai trò cá Đầu Đàn (Alpha fish). Khi có một cá Đầu Đàn được xác định thì có rất ít nhu cầu đấu đá để tranh giành lãnh thổ và thứ bậc, và cá đực có thể được giữ cùng bầy lâu hơn. Anh cũng thêm rằng khách đến phòng cá của mình thường ngạc nhiên với những hồ ép đầy cả đực lẫn cái lớn gần bằng cá cha, tất cả sống trong hòa thuận.

    [​IMG]
    Cá đực chung sống hòa bình với bầy con của nó (Ảnh F. Yee).

    Đây là một thử nghiệm tuyệt vời, nhưng tôi không đề nghị nó cho các tân binh. Việc bảo trì hồ phải được làm hàng ngày, và theo cách vốn làm xáo trộn hồ ít nhất có thể. Trong tháng đầu, bạn bắt buộc phải cho cá đực ăn một lượng lớn nhiều lần mỗi ngày, và loại bỏ chất thải trước khi nó có thể tích tụ. Dẫu vậy nói chung, đây là một phương pháp thú vị và học thức, và tôi sẽ đăng kết quả sau cùng vào tháng sau.


    ==============================================


    Phần II

    Kết quả sau cùng của thử nghiệm này cho chúng ta 38 cá con, một số dễ dàng lớn bằng cha của chúng khi chúng được bắt để lên lọ. Trong vài trường hợp, cá con được bán trên site này và được bắt trực tiếp từ hồ ép để gửi đến chủ mới của chúng!

    Cùng với thời gian, tôi thấy một số cá con phát triển thành cá đực và phải chống lại mong muốn lên lọ chúng lúc này. Tôi cũng ngồi lên tay mình trong khi quan sát một số trò “cắn lộn” đang diễn ra ở đó (mà dường như là vội vã tranh ăn) nhưng ngoài mấy cái đầu gối bị trầy sơ điển hình của tuổi thơ, không tổn thương nào xảy ra. Cá đực trong vai trò của mình thường cam kết một thái độ chịu đựng-lâu dài, nhưng nói chung cố gắng tảng lờ cá con khi chúng vượt qua mức 3 tháng tuổi, và nếu một trong số chúng thập thò trước mũi thì nó cũng chỉ bơi vòng quanh con này với sự lãnh đạm cố tình.

    [​IMG]
    “Demon”, một con đực non trong bầy này, sở hữu bởi Coleen Timmons.

    Ở mức gần 3.5 tháng tuổi, những con cá non trông giống như một đám cá nâu và cambodian mờ nhạt. Chẳng chờ đến khi các cá đực được lên lọ, chúng phát triển tính lãnh thổ và bắt đầu sừng với hàng xóm của mình; đó là khi màu động (dynamic color) của chúng xuất hiện. Nhiều con super delta cũng căng thành Halfmoon đầy đặn sau một tuần sừng với những con đực non khác. Cá cái (và vài cá đực nhỏ hơn) vẫn được để trong hồ ép thậm chí đến tận 29 tháng năm, nhưng một điều bất ngờ ngoài mong khiến tôi phải kết thúc cuộc thử nghiệm và loại bỏ phần còn lại của bầy.

    Tôi thấy một mái lớn trở nên rất hung dữ với chị em của mình và không hiểu tại sao hành vi của nó lại đột nhiên thay đổi sau hàng tháng chung-sống hòa bình. Câu trả lời trở nên rõ ràng khi tôi kiểm tra vào một sáng và phát hiện nó đang ôm cá cha của mình bên dưới cái tổ của hắn. Dẫu việc đó dường như đáng ghét với tôi, điều hết sức tự nhiên khi cá mái non, khi đạt thành thục sinh sản (sexual maturity), nó sẽ phối với con đực đầu đàn (dominant male) trong cộng đồng của mình, ở trường hợp này là cá cha của chính nó. Hành vi của nó là hiểu được, vì bây giờ nó coi chị em cùng bầy (female siblings) của mình như là sự cạnh tranh con đực và thiết lập quyền được giao phối với hắn. Tôi bắt hết cá con ra ngoại trừ cá cha vào thời điểm đó, và vài ngày sau tôi có cá bột treo mình trên (ít nhiều) cùng tổ bọt nơi mà mẹ của chúng từng treo mình chỉ vài tháng trước đây.

    Vài con trong số đó đang bắt đầu bơi-tự do, và cá đực vẫn ở cùng chúng. Và vì vậy câu chuyện vẫn tiếp diễn với cá đực này, xung quanh lần thứ hai!


    ==============================================


    Ghi chú

    Cách nuôi này không lạ gì ở Việt Nam, thực tế người ta nuôi bầy cá Xiêm trong lu hay bể cho đến khi chúng to bằng ngón tay (mà chẳng cần cá cha) trước khi tách đàn để bán. Với cá Xiêm, cá con có đá nhau chút đỉnh thì cũng không là vấn đề gì nhưng với cá cảnh như Halfmoon hay Crowntail thì vây sẽ hư hết, khó lành và tất nhiên là… khó bán. Bài viết của Victoria cung cấp nhiều lý giải quan trọng về vai trò của cá cha trong việc đem lại sự ổn định cho bầy cá cũng như làm cách nào để nuôi dưỡng thành công các loại Betta cảnh theo phương pháp này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/11/17
    mabu_rom2007 thích bài này.
  2. the-centaur

    the-centaur Active Member

    hay quá em đọc xong bài này cảm thấy rất hay và rút ra được rat nhiều kinh nghiem xin cảm ơn VNRD và bác tác giả Victoria Parnell
     
  3. minh_2008

    minh_2008 Active Member

    éc éc. cái nì risky we'. chăm hem tốt chút xíu là......
     
  4. ndn_1181

    ndn_1181 New Member

    Cảm ơn anh vì đã cho anh em có được 1 bài dịch hay !
     
  5. dyno_deathforlove

    dyno_deathforlove New Member

    Lỡ nó mà đớp là toi đời....
     
  6. huybeo86

    huybeo86 Active Member

    bài quá hay, thanks VNreddevil nhiều
     
  7. duongnhatlam

    duongnhatlam Active Member

    thì chỉ có 10% là cá trống đớp cá con thôi
     
  8. kukdet

    kukdet New Member

    anh thật tốt khi đăng bài để mọi người cùng biết
     
  9. kukdet

    kukdet New Member

    sao em thấy hồ nhỏ nhưng betta cha đâu ăn con đâu hihihi
     
  10. nero

    nero Active Member

    hay quá. mà cho nhiều nước thì có nhiều diẹn tích thì cá cha sẽ it ăn con , nhung nhu vậy thì ca cha sẽ làm việc nhiều hơn đễ gom lu con lại, vùa rồi minh cung đễ cá cha lại với hồ nước 5l nuóc , bầy giờ sau 4 tháng còn lại 16 con khoe mạnh và rất hung zữ, sl ít đi nhiều so với thông thường
     
  11. linh_xuong

    linh_xuong New Member

    Dang ep 1 bay.hien cung dang do du nen bat ca cha ra kg?theo quan sang thi cam thay ca cha an ca bot.
     
  12. nhidongthoitai

    nhidongthoitai Active Member

    cá con ăn đc bobo vớt ra đc rồi
     
  13. thaivansung

    thaivansung Active Member

    nhiều cá trống là ông bố rất tuyệt vời.siêng sửa tổ trứng bất kể ngày đêm.tạo tổ bọt phụ.năng nhặt những cá yếu lên tổ bọt.cho ăn thì ăn cầm chừng,vì mê đàn con lội tung tăng ...hơn 12 ngày sau ngó lại ko còn 1 con.cá không ăn trứng mà thích ăn con
     
  14. liathiadongruong

    liathiadongruong New Member

    Khoảng 3 ngày khi cá con đã bơi ngang được thì nên vớt cá cha ra cho an toàn xa lộ.
     
  15. Goback

    Goback Active Member

    Mình mới nuôi 1 con bố rất ok, ko ăn trứng, ko ăn con nhưng lại ko dám nuôi chung vì rất khó khăn trong vấn đề thay nước. Bọn beta này rất lười di động, đến cả dùng ống hút mà cũng khó thay nước.

    Nếu nuôi cùng cho bố sẽ rất nhanh làm nước bẩn, tách ra cho lành
     
  16. superoneday

    superoneday Active Member

    Chăm cá betta nhỏ thấy cực thật. Hồi đó mình nuôi 1 hồ chỉ toàn cá con nhưng chắc do không thay nước thường xuyên nên số lượng giảm chỉ còn 1 nửa. Sau này cá lớn lên chi có khoảng 10-14 con là nhìn dc nên số còn lại mình cho thằng bạn hết
     
  17. sieugadaihiep

    sieugadaihiep New Member

    Nhiều cá nhỏ trong hồ khó thay nước, nhưng đành chịu, nước đục quá dễ chết cá con
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội