Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Rắn khổng lồ ở U Minh

Thảo luận trong 'Tản mạn' bắt đầu bởi nhixuan, 15/4/08.

  1. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Hôm trước gặp Genta và Xuyên, khi nghe anh Vnreddevil và mình tính tổ chức đi bắt lia thia đồng ở Ca mau (quê của Xuyên) thì Xuyên có nói về loài rắn to lớn ở vùng này, nửa ngờ nửa tin (vì tưởng là tin đồn!) Hôm nay, đọc được bài viết này thì thấy ớn thiệt! các bạn cùng đọc nhé:

    Những câu chuyện… dựng tóc gáy
    07/11/2006

    [​IMG]

    Một con rắn hổ mang gần 20kg được ngâm rượu ở Cà Mau

    Hơn cả những thước phim của Hollywood, những câu chuyện nửa hư nửa thực về loài rắn hổ mây khổng lồ ở rừng U Minh đủ làm thót tim hoặc dựng tóc gáy những ai "yếu bóng vía".


    Không chỉ trong chuyện kể của bác Ba Phi hay những lời đồn thổi, cách đây không lâu, thông tin rắn khổng lồ xuất hiện tại khu rừng đặc dụng Vồ Dơi (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) với sự chứng kiến trực tiếp của cán bộ kiểm lâm làm không ít người nửa tin nửa ngờ tò mò đi tìm sự thật.

    Bí ẩn của rừng

    Trong những tác phẩm nổi tiếng về rừng U Minh, nhà văn Sơn Nam thường kể rằng, ngay từ buổi bình minh của lịch sử khẩn hoang miền Nam, dường như tạo hóa đã ban cho mỗi làng xã một bà mụ vườn, một ông thầy lang và một ông thầy rắn hổ để cứu nhơn độ thế. Rắn hổ ở rừng U Minh từng là câu chuyện huyễn hoặc biết bao người, trong đó có rắn hổ mây, một trong những loài rắn khổng lồ có mặt ở nước ta.

    Không chỉ là chuyện rắn hổ mây hay “đi mây về gió”, người dân U Minh còn truyền tụng, kể nhau nghe chuyện những con rắn khổng lồ hai đầu quấn vào thân cây còn phần thân thì thả võng xuống vũng, bụng dẹp lép, đong đưa tát nước để bắt cá.

    Không biết sự thật của chuyện này như thế nào nhưng ông Hai Thọ, Giám thị Trại giam Cái Tàu (Cà Mau), người trên ba mươi năm gắn bó với rừng tràm U Minh cũng cho biết nhiều lần nghe tiếng rắn khổng lồ tát nước rào rào trong rừng nhưng không ai có đủ can đảm đến gần để mục kích tận mắt chuyện này.

    Mọi chuyện về rắn hổ mây khổng lồ ở U Minh Hạ sẽ mãi là huyền thoại nếu như không còn những nhân chứng sống, những người thợ rừng, những người gắn bó cả đời với rừng lục lại ký ức và những kỷ niệm một thời sống chết với rắn hổ mây khổng lồ.

    Còn ông Nguyễn Văn Đã (Hai Tây), cán bộ về hưu, người gắn bó cả đời với rừng tràm khi kể chuyện với chúng tôi đã chỉ tay vào cái chậu kiểng gần bên nói: “Tôi đã từng thấy và đuổi một cặp rắn hổ mây khổng lồ vào rừng, nó to bằng cái chậu có đường kính 4 tấc, dài hai ba chục mét, nặng có đến hàng trăm ký lô. Tôi chưa nghe ai nói bắt được con rắn này, có nghĩa là nó vẫn còn sống trong rừng và có thể là một trong những con rắn khổng lồ nhất U Minh Hạ còn tồn tại”.

    Chạm mặt... huyền thoại

    Trước khi vào rừng U Minh tìm hiểu về loài rắn hổ mây khổng lồ, chúng tôi được một người bạn cho xem một con rắn hổ mang to gần 20kg, dài khoảng 6m, mang bành rộng hơn hai tấc, nhưng vô hại vì nó đã nằm trong bình thủy tinh ngâm rượu.

    Với tôi, con rắn hổ mang như thế là đã quá to và lần đầu tiên thấy một con rắn hổ khổng lồ như thế. Nhưng khi nghe anh Chín Của, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau kể lại việc anh đã chứng kiến một con rắn hổ mây khổng lồ cách đây vài năm thì con rắn ngâm rượu mà tôi đã gặp chỉ được liệt vào dạng... cháu chắt.

    Cuối năm 2002, trong một chuyến đi thăm rừng (năm này rừng U Minh Hạ cháy dữ dội) cùng anh kiểm lâm viên Đỗ Thanh Hóa. Đến đoạn gần giữa ruột rừng đặc dụng Vồ Dơi, trong khi anh Hóa đang mãi mê nhìn khỉ đung đưa trên ngọn tràm hai bên đường thì anh Chín Của như quát vào tai: “Thằng nào chơi kỳ, kéo cây chắn giữa đường vậy ta?”. Vì là tuyến đường chính thường xuyên có kiểm lâm qua lại, tự nhiên có một cái cây to tướng chắn ngang thì rõ ràng có người muốn hại cán bộ kiểm lâm.

    Sau khi nhìn kỹ, anh Chín Của la lớn : “Rắn! Rắn, Hóa ơi”. Anh Chín Của rụng rời tay chân, còn anh Hóa run lên bần bật, đạp thắng suýt té. Cái đường đất rộng 8m mà con rắn bò ngang không thấy đầu, thấy đuôi, chỉ thấy đoạn giữa to cỡ cái gối ôm của người lớn. Là người chuyên nuôi trăn, anh Chín Của cho biết với kích cỡ ấy thì con rắn khổng lồ này nặng khoảng vài chục ký và dài cỡ 20m.

    Cách đây chưa lâu, khi rừng đặc dụng Vồ Dơi còn chưa được quản lý nghiêm ngặt, thợ săn còn thường xuyên vào rừng thì nhiều người đã từng chứng kiến cảnh rắn hổ mây khổng lồ lướt đi trong lau, sậy rào rào như bão tới, thậm chí có người còn chiến đấu với rắn khổng lồ, để bảo vệ mạng sống của mình.

    Ông Tư Nhớt ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, kể rằng khi đi săn trong rừng tràm U Minh Hạ đã phát hiện được ổ của con rắn khổng lồ nằm trên một nõng đất cao, bên trên là dây chọi, dớn chằng chịt.

    Ổ của nó rất sạch sẽ và bóng láng, đường kính có đến vài mét. “Rắn hổ mây khổng lồ không phải là đối tượng của các thợ săn, nó vừa to, vừa độc và là chúa tể trong rừng tràm nên bất cứ người thợ săn nào cũng phải e dè, khiếp sợ và phải tránh xa. Tôi thấy ổ rắn là người run lên bần bật, phân của nó thải ra to bằng bắp chuối thì có nghĩa rắn phải to cả trăm ký”, ông Tư Nhớt kể.

    Chuyện của ông thợ săn, thầy rắn Hai Sanh ở Lâm trường Trần Văn Thời cũng khiến người ta giật mình. Con cháu của ông đi rừng gặp rắn hổ mây khổng lồ bỏ chạy tán loạn và về báo lại với ông. Ông Hai không tin có con rắn to như mô tả nên ông cắp cây mác dài và dắt bầy chó săn sáu con băng rừng vào tìm.

    Trong lúc ông Hai còn chưa biết rắn ở đâu thì một con chó của ông la “cẳng, cẳng”, nhìn lại thì thấy con chó nằm tuốt trên ngọn tràm cao khoảng 10m. Con rắn cắn con chó săn và ngóc đầu lên cao vút, lắc qua lắc lại, mang phùng ra thấy rợn người.

    Ông Hai là một thợ rắn lành nghề nhưng lúc này mặt cắt không còn giọt máu, vù bỏ chạy khỏi rừng. Sau lần gặp rắn khổng lồ ông về bệnh mấy ngày liền, sau đó giải nghệ, không vào rừng nữa. Theo mô tả lại thì con rắn nặng khoảng 100kg, dài chừng 20m.

    Hy hữu và buồn cười là trường hợp của hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hoàng. Hai vợ chồng ông vào rừng tràm nguyên sinh đốn sậy về làm hàng rào, vợ đốn một nơi, chồng đốn một nơi.

    Đang đốn sậy bỗng bà vợ thấy cái đuôi rắn to tướng bằng bắp chân liền nhảy vào ôm chặt rồi kêu chồng: “Con trăn bự quá ông ơi, đến tiếp tôi bắt nó”. Nghe vợ kêu, ông chạy bọc đầu để chặn con trăn lại.

    Tới nơi ông thấy con rắn hổ mây khổng lồ ngóc đầu qua khỏi đọt sậy phùng mang chuẩn bị tấn công khiến ông cắm đầu bỏ chạy, bà vợ cũng hoảng hồn tốc chạy theo. Nhờ không phân biệt được nên vợ ông Hoàng đã là người hạnh phúc nhất vì từng đụng được đến thân con rắn khổng lồ!.

    Chúng ta khó có thể quên câu chuyện được truyền miệng trong dân gian và được xem là “ba xạo” của bác Ba Phi về con rắn hổ mây to mấy người ôm, đầu cất cao tới mây xanh, chim chóc tưởng thân cây, đậu lại trên đầu và làm tổ trong miệng nên bị rắn nuốt chửng. Chiều cao từ mặt đất đến đỉnh đầu khi rắn hổ mây cất đầu lên cao làm cho chim đẻ trứng từ trên đầu khi rớt xuống đến nửa chừng đã nở ra chim con…

    Tác giả
    Minh Trường - Khánh Quốc (Theo http://www.sggp.org.vn/)
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/4/08
  2. genta

    genta To be or not to be !

    hehehe! hắn đó anh Hùng ơi! hic hic! thấy nó chắc tèo luôn chứ chạy gì nổi nữa mà chạy chứ! U Minh là lạ á nha! cá lóc 3-4 kg vẫn còn nhiều à nha! cả cá sấu lần ông cọp 3 chân nữa! hic hic
     
  3. doubletail

    doubletail Active Member

    Chài ! Vậy bắt gì bây giờ, nhìn con nào cũng thấy giống "bích la" (= ba lít) hết. Chẹp chẹp ! Thèm rùi. A Đại chắc phải lập thêm đội săn bắt động vật hoang dã rừng U MInh lun wá.hehe
     
  4. thaicodon

    thaicodon Active Member

    Lúc còn ngồi trên giảng đường học về động vật (phân loại, hình thái, giải phẩu học, ...) em có thắc mắc với mấy thầy từng đi U Minh lấy mẫu (mua hoặc bẫy động vật về làm mẫu) về trường hợp trên. Mấy thầy bảo : rất có thể là trăn mắc võng (Python reticulatus) vì căn cứ theo : hình thái + tập tính săn mồi + con mồi.

    A supposedly 14.85-meter (c.49 ft) long specimen was captured in Jambi province, Sumatra, in 2002
    Trích từ : http://en.wikipedia.org/wiki/Python_reticulatus


    Nếu Thaicodon nhớ không lầm, rắn hổ mây là tên khác của rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah).
    Trích từ: http://www.nea.gov.vn/sachdovietnam/LoaiCT.aspx?id=193
    + Rắn hổ mang chúa ăn các loài thằn lằn, rắn là chủ yếu, song đôi khi ăn cả chim hoặc chuột.
    + Chiều dài cơ thể khoảng 3 - 4 m, có khi đạt tới 5 m.
    Suy ra, rắn hổ mây không ăn cá.

    Ngoài ra, còn có loại thuộc họ rắn nước (Colubridae) có tên là Rắn hổ mây ngọc (Dipsas margaritophorus) nhưng không thấy đề cặp là có mặt tại U Minh.


    Vậy có thể nói, qua đoạn dẫn chứng trên:
    "con rắn khổng lồ hai đầu quấn vào thân cây còn phần thân thì thả võng xuống vũng, bụng dẹp lép, đong đưa tát nước để bắt cá" => đó là con Trăn Mắc Võng
    (có lẻ do người dân không phân biệt rõ giữa trăn và rắn. Thaicodon cũng nằm trong số đó. Hic!)
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/4/08
  5. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Hy vọng nó là con Trăn mắc võng ! mong là người ta nhầm (do quá sợ và bất ngờ khi gặp nên không quan sát kỹ) chứ nếu không thì thất là quá nguy hiểm !
     
  6. QSy

    QSy Moderator

    hix.......rợn cả óc!!
    Nhưng hi vọng gặp 1 lần,hehehe
    2 đui coi chừng bị có nhìu đối tượng đang nhòm ngó e í!!!
     
  7. Tamcam

    Tamcam New Member

    vậy có rắn hổ mây trong rừng hay không?
    Người dân nói có, nhà báo đưa tin, nhà đài chưa ghi hình, nhà khoa học chưa lên tiếng, câu lạc bộ betta ... tổ chức đi bắt: "cá lia thia đồng,tiện thể khám phá luôn về bé tỵ ...? ":p
    chạy thui....:D
     
  8. nhixuan

    nhixuan Active Member

    2 đuôi bị ai "nhòm ngó" vậy anh?!

    Chắc không dám tổ chức đi chổ này đâu! coi chừng không bắt được "Beta hoang dã" mà có "Beta cao thủ" bị bắt! hehe!
     
  9. quifish

    quifish Active Member

    Chời ơi kiểu này chắc Hội betta vĩnh viễn không có cơ hội xuống U Minh săn betta lun wá, cỡ quifish mà gặp ông kẹ Hổ mây chắc nộp mạng cái chắc (vì chạy không nổi heeeee)
    @DT : khoái nhậu wá he DT coi chừng mất hết đuôi không bơi được lun đó heeeeee :p:p
     
  10. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Anh Xuyên hẹn mình đầu mùa mưa sẽ dắt về U Minh tham quan một chuyến, chắc cũng chỉ đi loanh quanh ngoài bìa rừng thôi chớ không dám vô rừng sâu đâu nên cũng không đến nỗi làm mồi cho "anaconda"!
     
  11. QSy

    QSy Moderator

    Thì 2 đui đòi ....."chắc phải lập thêm đội săn bắt động vật hoang dã rừng U MInh lun wá"......có nhìu tổ chức đang rình đó!!
     
  12. genta

    genta To be or not to be !

    hahaha! hôm nọ anh Đại sung lắm mà, còn nói là:
    "vào rừng sâu sâu tí, không có người ra vào thường xuyên thì may ra sẽ có cá đồng thuần chủng, không sợ rắn mà" hihihi
    hôm nay gặp anh Hùng pót bài lên thì chỉ chịu đi ngoài bìa rừng thui! :D
    ông mập 0Sun cũng hăng lắm, định đi nữa, với anh cá quỉ là 1 cặp rồi, con rắn ăn 2 người này no 2 năm luôn, anh em ốm như em, 2 teo.... thì cứ đi bắt tự do vì có người nộp mạng thay mình roài! :p
     
  13. raymond

    raymond Active Member

    Ở nước ngoài mà nghe những chuyện ghê gớm như thế này thì người ta đã phái các đoàn khoa học vào thám hiểm và quay phim chụp hình rồi . Ở nước mình sao chẳng thấy có tổ chức khoa học nào vào đó chứng thực xem nhỉ . Con Uminhconda này của mình hấp dẫn đâu kém con Anaconda của Nam Mỹ đâu ?
    Cám ơn anh Nhi Xuan đã tìm được 1 bài viết quá ư là hấp dẫn, đọc đã thiệt .
     
  14. MTCHIP

    MTCHIP Guest

    Hihi!

    Anh em trong hội có ai quen dịch vụ cho thuê xe không?Chip thuê 1 chiếc chở Betta 2 Đuôi đi U Minh cho hắn nhậu với cá Sấu!
    Anh Q.Fish đi không?Em cho quá giang luôn,anh chắc mê nhậu với Rắn Hổ rồi!
    Hehehe!
     
  15. genta

    genta To be or not to be !

    Chip này kinh thật! xe chở anh Cá Quỉ chắc chỉ có Container thôi! :D:D:D vào đó dâng anh Cá Quỉ lên cho em hổ mây làm gỏi, còn các anh em khác thì vô tư đi vớt cá! hehehehe!
    @ lão Đại ka ka: mùa mưa đã đến rồi đó nha, hôm wa dưới miền Tây đã có mưa đầu mùa, hôm nay nắng pà kố luôn, cậu Xuyên đang ở Sì Gềnh á! anh em nào có vợ thì nên đi vớt cá ở đây để biết "tự do là thế nào" hí hí hí hí! chỉ sợ có mỗi con vắt hút máu thì hehehe phê phê :p đỉa thì hết roài, nhưng thỉnh thoảng vẫn có :eek:
     
  16. raymond

    raymond Active Member

    Rắn hổ mây Phú Quốc

    Nhân đọc bài về Uminhconda của anh NhiXuan hay quá , Raymond cũng tìm được 1 bài post lên để anh em đọc chơi ....

    Chuyện rắn hổ mây ở Phú Quốc

    Đảo Phú Quốc, Kiên Giang vốn quá nổi tiếng về biển xanh, cát trắng, hải sản và loài chó xoáy lưng tinh khôn. Hòn đảo này còn là nơi xuất phát các câu chuyện huyền hoặc về nàng tiên cá, rắn hổ mây. Dân miệt đồng những tưởng loài rắn hổ mây này đã bị tận diệt nhưng ra Phú Quốc mới hay chúng vẫn còn nhiều lắm và đang sống co cụm chung với các loài thú rừng, bò sát khác trên Hòn Chảo, nơi mà các tay săn khó mà tìm diệt được do kiểm lâm bảo vệ rất gắt gao.

    Loài rắn tưởng chừng đã bị tận diệt

    Quanh chuyện rắn hổ mây, người bản xứ kể rằng có nhóm người nọ tới Vũng Bầu thấy có gốc cây khô mới ngồi lại nấu nướng. Lửa nóng khiến gốc cây... thở phì phì và rùng rùng đứng dậy với chiều cao gần 10 thước. Cả đám chạy tán loạn, chừng hỏi ra mới biết đó là rắn hổ mây. Hoặc là chuyện, đêm đến dân ăn ong đốt đuốc vào rừng cứ nghe khì khì sau ót, nhìn lại mới thấy rắn hổ mây bám theo và chúng chỉ cần một chót đuôi bám đất, cứ... dựng đứng lên thế mà đi (!). Người ta bán tín bán nghi chuyện rắn hổ mây to lớn như vậy là có thật hay chỉ là tin đồn. Ông Sáu Mẫn, tức Đinh Văn Mẫn, sinh năm 1945, cán bộ về hưu ở thị trấn Dương Đông trả lời bằng cách kể lại câu chuyện xảy ra hồi ông còn đi kháng chiến. Khi địch đi càn tới Vũng Bầu đã chạm mặt rắn. Gặp con rắn hổ to tổ chảng rẹt rừng ào ào phóng tới, tên nào tên nấy cuống cuồng nã súng liên hồi. Mấy tên lính và rắn quần nhau hàng tiếng liền, khi bọn lính kéo đi bà con bu lại xem thì thấy cây cối xung quanh ngã nát với một xác rắn hổ mây dài 4 mét. Ông Mẫn kể rằng hồi đó Phú Quốc rắn độc nhiều vô kể, người xứ khác hay tới đây sống bằng nghề bắt rắn. Tuy nhiên, thiện nghệ và liều lĩnh cỡ nào họ cũng chỉ dám bắt rắn độc như vành nia, rắn hổ mang, mái gầm chứ gặp rắn hổ mây thì người bắt rắn giỏi cỡ nào cũng tìm cách rút. Nhưng độc địa cỡ nào cũng có người trị lại chúng. Đó là chuyện của mấy ông thầy nghe nói giỏi lắm, khi phát hiện hang rắn độc, không biết sử dụng thuốc gì mà chỉ thoa lên tay vỗ nhẹ trên hang là rắn lừ đừ như bị xỉn rượu bò ra nằm ngay đơ.

    Xoay quanh chuyện rắn hổ mây này, mấy lão cố cựu kể rằng rắn hổ mây sống có đôi có cặp. Cho nên khi giết được một con, thế nào người giết rắn ăn không ngon ngủ không yên lo con còn sống tìm tới. Nằm ngủ mà nghe cây cối kêu rẹt rẹt, chó săn sủa rần trời là phải tỉnh táo đề phòng rắn tới báo thù. Loài rắn hổ mây này cũng lạ, chúng di chuyển theo phương thẳng đứng, nọc rất độc. Cảm giác đi rừng núi mà gặp rắn hổ mây cao loằng ngoằng như cây tre phóng tới mổ thật khủng khiếp! Lần hồi do người ở đông quá, rắn to rút lên rừng hoang, núi vắng. Chỉ còn lại loại rắn hổ mây nhỏ lâu lâu xuất hiện.

    Anh xe ôm tên Lành kể rằng, trong tháng 6 vừa qua một con rắn to 10kg đã bị một nhóm săn chim hạ sát tại bãi Bảy Vồng. Nó to quá nên thịt được xẻ nhỏ chia cho bà con dùng, còn mật được giữ lại để trị một số bệnh. Gần đây nhất là trận hỗn chiến kịch liệt giữa rắn hổ mây và chó Phú Quốc tại khu vực Suối Tranh. Con rắn hổ mây này nặng khoảng 7kg, khi bò xuống uống nước suối đụng độ bầy chó 6 con. Phát hiện rắn dữ, bầy chó đã lao tới tấn công. Cuối cùng rắn bị chó cắn gãy lưng chết nhưng nọc độc của nó cũng đã giết đi hai con chó Phú Quốc tinh khôn. Xác của rắn được một người dân trên đảo mua lại ngâm rượu thuốc để trị bệnh.

    [​IMG]

    Suối Trang - nơi xảy ra cuộc hỗn chiến giữa hổ mây và chó Phú Quốc.
    Ảnh: Trương Công Khả

    Ông Sáu Mẫn cho biết, bây giờ rắn hổ mây còn ít, nhưng rắn độc trên đảo còn nhiều, đặc biệt là rắn vành nia (loại rắn độc có khoang đen và trắng) ưa ánh sáng, đêm xuống hay bò vào nhà, vô tình đạp hay chạm là chúng cắn liền. Những lúc như vậy, bà con phải chạy tìm thầy thuốc rắn. Hầu như ở đảo này ai cũng biết thầy rắn Ba Bao, tức Trần Văn Bao, ngụ tại ấp ông Lang, xã Cửa Dương. Lạ một điều chỉ bằng bài thuốc gồm cây cỏ mọc hoang mà ông Bao đã giành lại sự sống cho được hàng trăm người bị rắn độc cắn đến thập tử nhất sinh.

    [​IMG]

    Con rắn hổ mây sau khi hỗn chiến với 6 chú chó Phú Quốc nay nằm gọn trong... bình rượu.
    Ảnh: Thanh Dũng
    Tôi đã lần tìm đến nhân vật trứ danh này. Và trước mắt chúng tôi là ông già... móm xọm nay 82 tuổi nhưng vẫn tráng kiện, khỏe mạnh. Trong căn nhà lợp ngói đơn sơ, ông Bao tiết lộ loại thuốc mà ông điều trị rắn cắn do gia tộc truyền từ đời này sang đời khác. Loại cây này mọc hoang thành bụi có rất nhiều ở vùng Phú Quốc. Khi nạn nhân bị rắn độc cắn lấy cỏ thuốc đó giã nhỏ ngâm với rượu hoặc nước sôi, sau đó lấy bã đắp lên vết cắn, đắp xong rửa miệng vết thương bằng rượu hoặc bằng nước sôi, chỉ khoảng vài tiếng sau nọc độc sẽ rút ra hết. Ông Bao kể: "Hồi đó ông bà tôi ở Hà Tiên, trị nhiều người bị rắn cắn lắm, không lấy tiền bạc của ai hết. Tôi nhớ hồi năm 1963 đang ngồi trước nhà chơi với hàng xóm bỗng có chiếc xe jeep chạy tới, mấy tên lính mặc áo rằn ri trên hỏi ai là Ba Bao rồi đưa tôi lên xe. Tôi cứ nghi là bị chúng bắn chết, hoặc bắt giam nên trăn trối lại cho vợ con. Tới khi gặp tên đồn trưởng mới biết chúng bắt tôi đưa đến để trị rắn độc cắn".

    Nạn nhân ông Bao cứu đa phần là người nghèo, có người bị rắn mái gầm và rắn hổ mang cắn. Cả những người đi bắt rắn độc chạm mặt rắn hổ mây bị chúng rượt cắn cũng tìm tới ông. Như một cái nghiệp, cả đời ông Bao không bao giờ ăn rắn. Theo ông Bao, rắn hổ mây càng nhỏ càng độc, nọc chúng độc không thua kém gì nọc rắn hổ mang. Có lần ông đã cứu một tay săn bắt rắn tên Trường bị rắn hổ mây cắn. Trường được đưa tới trong trạng thái co giật, cơ thể lạnh ngắt. Qua cơn thập tử nhất sinh, Trường đã cạo đầu đoạn tuyệt với nghề. Lần khác ông cứu anh Nhân bị rắn hổ mây dài 2 mét cắn, anh này bị rắn hổ mây rượt nhưng do anh chạy theo hình zic zac nên rắn không đuổi kịp chỉ mổ xước lưng. Dù răng rắn chỉ găm nhẹ vậy mà nọc độc khiến anh sưng phù nhức nhối. Tuy nhiên, theo ông Bao đa phần các trường hợp đến đây đều bị vành nia cắn, chúng là rắn độc và có nhiều ở vùng Phú Quốc này. Chúng hay bò vào nhà rồi chui vào mùng mền nằm. Khi nạn nhân bị chúng cắn sẽ ngủ mê man, nếu không chữa trị kịp, 6 tiếng sau có thể tử vong.

    Tôi hỏi anh xe ôm tên Lành: "Nhà anh heo hút vậy, anh có sợ rắn phục kích không". Anh cười hệch hạc: "Ông Ba Bao còn khỏe trân hà, thành thử tui đâu có sợ. Mà mấy thằng chuyên săn lùng rắn mới sợ bị báo thù chớ như tôi động phạm gì tới nó mà sợ".

    Thanh Dũng
    (Theo www.thanhnien.cọmvn)
     
    Last edited by a moderator: 16/4/08
  17. Tamcam

    Tamcam New Member

    qua bài viết này, bạn raymond đã hiến 1 kế ngon ơ không hà, các anh em tập trung đi bắt lia thia đồng nhớ mang theo mỗi người 1 chú cẩu( nhật, ....phú quốc) thì càng tốt hihihi tha hồ mà hốt lia thia ... khỏi sợ rén :p
    chú ý: các anh em nhớ đem theo mỗi người hítlai, ....,....thế nào cũng có cui thầy nghen, vừa đi dã ngoại vừa ngắm kẻng luôn! đã thiệt ...:D:D:D
     
  18. thaicodon

    thaicodon Active Member

    Không cần

    Muốn tránh rắn cắn có nhiều cách nhưng Thaicodon biết cách đơn giản nhất là sử dụng Lưu Huỳnh. Thoa Lưu huỳnh lên tay đa số rắn không cắn.

    Rất nhiều điểm chưa rõ ràng trong các câu chuyện (phần nào thêu dệt):
    + rắn hổ mây rất độc : độc như thế nào ?, ...
    + cách di chuyển bằng chót đuôi ???
    + ...

    Qua mấy bài có vẻ truyền thuyết, Thaicodon đút kết lại cơ bản Rắn hổ mây là tên gọi chung của 2 loại :
    + Rắn hổ mang chúa : màu đen,... (Nhỏ hơn) gây độc nhưng thường không ăn tap
    + Trăn mắc võng : màu vàng, ... (To hơn). Không gây độc nhưng ăn tạp (kể cả thịt loải 2 cẳn chúng ta).

    Tùy trường hợp, người dân gặp phải mà chúng thuộc loại nào.
     
  19. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Hehe! thấy mấy con này là chạy...mất dép rồi mà thaicodon! giờ đâu mà quan sát! Cách phòng tránh rắn cắn thì có nhiều cách nhưng cách được xem là "thượng sách" nhất là ....đừng đến chổ có rắn!hehe
    Trước đây lúc mới ra trường mình cũng có thời gian làm việc ở Nông trường (là nông trường "nhị xuân" đó !) nông trường này cũng có nhiều rắn nhưng chủ yếu là rắn lục và rắn nước, cũng có trường hợp cắn người nhưng chưa có trường hợp ...tử vong . các loại này nọng độc chỉ làm sưng to chổ bị cắn và cứu được nếu kịp thời. Tuy vậy thấy chúng cũng lo tránh xa cho chắc ăn!
     
  20. thaicodon

    thaicodon Active Member

    Màu sắc con rắn là mình thấy ngay đó chứ anh nhixuan, đặc biệt mấy chú to vật như rắn khổng lồ U Minh.

    Hồi sinh viên em từng nuôi rắn nước trong lon nhựa đi đâu cũng mang theo. Hầu như mỗi lần lấy nó ra chơi là bị bập. Công nhận răng nó bén thấy ớn. Cắn không đau tí nào nhưng máu chảy nhiều do vết cắn sâu.

    Chính vì nuôi lâu mà vẫn bị bập nên thôi không chơi với rắn nữa. Hic!
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội