Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Có ai nuôi cá này không?

Thảo luận trong 'Gallery - Hình ảnh cá betta' bắt đầu bởi mkv, 25/4/14.

  1. mkv

    mkv Active Member

    Có bác nào nuôi bọn này không? Mà đố mấy bác biết cá gi. :)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  2. Wild4ever

    Wild4ever New Member

    Hinh nhu thuoc oh ba trau thi phai
     
  3. mkv

    mkv Active Member

    Gần đúng. Con này hơi đặc biệt. Nhìn hình cũng khó nói vì không thể hiện được kích thước. Bọn này không tính đuôi khoảng 4 -4,5cm.:)
     
  4. N2M

    N2M Active Member

    Hình dáng thì bãi trầu rồi, nhưng kích thước cỡ đó thì... phải xem xét lại @@
     
  5. mkv

    mkv Active Member

    Cá bã trầu có thể đạt kích thước 7cm bác ơi.

    Nói vậy chứ các bác không đoán được con này đâu. Đây là sự cố lai tạo! Mình nuôi một nhóm cả cá bã trầu và thanh ngọc chung kiểu bán tự nhiên. Bọn chúng chết hết còn 1 con đực thanh ngọc và một con cái bã trầu. Thế là hai con làm việc. Mấy ảnh trên là cá F1. Đặc điểm F1 là kích thước của bã trầu nhưng màu sắc thì thiên về thanh ngọc hơn, kể cả một số con mắt xanh như thanh ngọc. Hiện tại đã có F2. Để xem F2 thế nào nhưng có vẻ màu sắc sáng hơn.

    Hình bã trầu và thanh ngọc để các bạn so sánh. Chưa có hình Thanh ngọc nào đẹp, dùng tạm hình bèo dưới đây.

    Bã trầu
    [​IMG]

    Thanh ngọc
    [​IMG]

    Bọn này chỉ giữ giống nuôi nhốt thôi. Thả vào tự nhiên chắc sẽ làm hỏng hai loài này.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/4/14
  6. N2M

    N2M Active Member

    ủa đâu thấy nó khác nhau chỗ nào đâu bác? Không biết chỗ bác sao chứ chỗ tôi nhiều loại bã trầu lắm. Có loại óng ánh xanh tuyệt đẹp luôn. Thanh ngọc như bác gọi chắc có cùng họ hàng nên mới lai với nhau được!?
     
  7. dacphuc

    dacphuc New Member

    Mắt xanh giống thanh ngọc còn hình dáng giống bã trầu, nếu thế hệ F kế tiếp mà màu xanh phủ hết toàn thân thì đẹp lắm đó anh mkv. Bác N2M cho hỏi chỗ bác có loại bã trầu nào mà màu xanh nó phủ hết toàn thân luôn không (luôn vây).
     
  8. N2M

    N2M Active Member

    Phủ hết thì không dám khẳng định. Nhưng mà nó có châu sáng óng ánh, trên vây vẫn có màu óng ánh này. Nhưng mà bây giờ kiếm khó lắm. Người dân xịt thuốc trừ sâu dường như không thấy nữa, chỉ có vùng sâu vùng xa thì may ra...
     
  9. mkv

    mkv Active Member

    Cá bã trầu chỉ có một loài thôi là Trichopsis vittata. Màu xanh trên nửa sau thân của loài này thay đổi theo môi trường nước. Nước rêu phong nhiều thì màu xanh đậm hơn. Nếu nuôi nước trong màu xanh giảm đi. Thường là mới bắt lên dưới ruộng những con đực lớn màu xanh rất rực rỡ. Nuôi một thời gian nó nhạt đi. Do vậy các bạn có thể thấy cá bã trầu với nhiều tông màu sắc khác nhau. Màu sắc của bọn này cũng rất thay đổi theo độ tuổi. Con non màu xám và gần như không có màu đỏ và xanh mấy. Còn tên Bã trầu mình nghĩ là đúng nhất vì đuôi, vi lưng và vây hậu môn con đực khi xung có màu đỏ sậm như bã trầu với các chấm xanh. Cá thanh ngọc Trichopsis pumila thì màu đỏ trên vây nhạt hơn nhiều và các chấm xanh có trên vây cũng như trên thân nhiều hơn.

    Theo một số tài liệu, ở khu vực Đông Nam Á còn một loài thứ ba nữa là Trichopsis schalleri, nhưng mình chưa bao giờ bắt được. Theo tác giả Kottelat trong cuốn sách cá của Lào thì loài này là tên đồng danh với T. pumila. Cho nên hiện nay mình chả hiểu loài này có thực hay không.

    Về lai tạo thì mình nghĩ cá đã có màu gì trên cơ thể thì ta có thể tăng cường màu đó lên. Vấn đề là ta có đủ kiên nhẫn để chọn dòng hay không. Mình cũng từng cho sinh sản bã trầu đến thế hệ thứ 3,4 nhưng rồi cũng lại để chết hết. Giờ chắc sẽ làm lại. Cá lia thia cũng mất 6-7 trăm năm mới được như ngày nay.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/4/14
  10. N2M

    N2M Active Member

    Hay quá hay quá. Mốt học hửi kinh nghiệm bác này được.
     
  11. vuacacanh1212

    vuacacanh1212 Active Member

    h hình như có phong trào chơi cá đồng thì phải kakaka
     
  12. linhsamasa

    linhsamasa Active Member

    bai nay hay qua. Phai noi la bac chup hinh ca rat rat dep;)
     
  13. vuacacanh1212

    vuacacanh1212 Active Member

    đang tìm mà ko thấy bán ở đâu
     
  14. mkv

    mkv Active Member

    Cũng bình thường thôi bạn. Chịu khó đọc tài liệu là có hết.

    Gọi là phong trào thì cũng không hẳn. Theo mình nghĩ nuôi cá lia thia hoang dã hiện nay chỉ giới hạn trong một nhóm nhỏ các bạn nuôi bán và một số nuôi vì tò mò. Số bắt đầu nuôi có thể là nhiều nhưng sau đó chắc chỉ còn lại một ít. Nuôi cá hoang dã thì phải suy nghĩ khác với nuôi cá chọi lai do muốn nó đẹp phải tạo môi trường phù hợp, kiên nhẫn quan sát, chứ không phải kéo tấm bìa ra là nó phùng mang xòe vi. Nhốt lọ cũng được nhưng đó là nuôi bán. Nuôi chơi thì nuôi hồ to tốt hơn.

    Mấy hình này chụp mất khoảng 15-20 phút gì đó. Trước đó mất vài phút chùi kiếng hồ. Hehe. Mình nghĩ các bạn không để tâm vào thôi, chứ muốn chụp đẹp cũng không khó.

    Bác nói thế thì có thể bác chưa đi bắt cá lia thia ngoài ruộng bao giờ đúng không?
    Riêng lia thia ấp miệng mình không tính, còn mang đỏ, mang xanh, bã trầu, thanh ngọc thì khi đi bắt mức độ phổ biến sẽ là Bã trầu > Thanh ngọc > Mang xanh/Mang đỏ. Có những chỗ chỉ gặp bã trầu, có những chỗ gặp bã trầu và thanh ngọc, có những chỗ gặp cả ba thứ. Nói tóm lại, bác có thể gặp bã trầu ở gần như khắp nơi. Có chỗ mình xúc cả trăm con bã trầu mới được 1 con mang xanh, chục con thanh ngọc. Chưa bao giờ mình gặp mang xanh và mang đỏ chung với nhau. Không biết có bác nào gặp chưa?

    Ở miền Trung, Bắc thì mình không rõ nhưng hình như ở 2 miền này con cá Cờ sọc thay thế cho con Bã trầu về độ phổ biến.
     
  15. dongthap

    dongthap Active Member

    Ca bay trau thui chu thanh ngoc vs bay chau gj. 2loạ nạ theo mih nghj k lai tao dk
     
  16. mkv

    mkv Active Member

    Khi thấy cá con, mình cũng chưa chắc ăn, bắt riêng con đực thanh ngọc và con cái bã trầu ra một hồ riêng và nó cũng ra một bầy con. Mấy hình chụp này là của lứa con thứ hai để loại trừ khả năng lứa đầu trong hồ nuôi chung là không chính xác.
     
  17. N2M

    N2M Active Member

    Cho tui bổ sung tí nha bác mkv. Thực tế chỗ tui đi bắt thì rất hiếm xảy ra trường hợp 1 chỗ có cả 3 loại bã trầu thanh ngọc và mang xanh/đỏ. Bã trầu và thanh ngọc có thể gặp đan xen nhau rất nhiều. Nhưng chỗ nào có 2 tên đó thì không có mang xanh/đỏ và ngược lại. Chút KN bản thân hy vọng chia sẻ với mkv và mọi người.
     
  18. mkv

    mkv Active Member

    Cám ơn bạn. Vậy thì cũng lạ đó. Mình thì chưa bao giờ bắt được lia thia mà lại không gặp bã trầu, thanh ngọc thì lúc có lúc không. Với mình thì bã trầu luôn là con gặp nhiều nhất khi đi bắt cá hoang dã. Trong điều kiện nuôi nhốt thì bã trầu cũng là loại cá giành ăn và ăn hiếp lia thia. Một hồ mình nuôi ba bốn chục con lia thia, chỉ có ba bốn con bã trầu là nó giành ăn và lớn rất nhanh, bọn lia thia là đuôi te tua luôn.
     
  19. N2M

    N2M Active Member

    Chắc là do tùy vùng nữa đó bác. Nói chuyện lâu rồi mà không biết bác ở đâu để tiện chia sẻ kinh nghiệm. Tui thì ở miền Tây, nhưng cuộc sống khá ít tiếp xúc với đồng ruộng. Chỗ tui mà vớt thì bã trầu không thiếu. Thiếu là thiếu con liathia ruộng đặc hữu của nước ta mà thôi :(
     
  20. mkv

    mkv Active Member

    Mình ở TpHCM mà bác. Dù vậy cũng hay lội ruộng bắt cá thường xuyên! Ngay tpHCM, khu vực Bình Thạnh, Thanh Đa cũng có thể bắt được bã trầu. Còn lia thia mang đỏ, lia thia ấp miệng thì chịu khó chạy lên Củ Chi, khá nhiều (ấp miệng hiếm hơn).

    Hiện tại mình đang tìm hiểu xem ranh giới của hai loài mang xanh và mang đỏ ở đâu. Có vẻ như mang xanh là miền Tây, mang đỏ là miền Đông Nam bộ.

    Lia thia ruộng loại có sọc thì có ở nhiều nước. Có con cờ than là đặc hữu ở VN.
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội