Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Phân loại bệnh gà (Mike Strecker)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 12/8/14.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Phân loại bệnh gà
    Mike Strecker – Trích “The Backyard Flock”

    ĐA SỐ NHỮNG LỜI PHÀN NÀN MÀ MỌI NGƯỜI THƯỜNG NGHE ĐÓ LÀ “THẬT KHÓ ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH NÀY VỚI BỆNH KIA!” KHÔNG AI PHẢN ĐỐI ĐIỀU NÀY, NẾU KHÔNG DỰA VÀO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM, NHIỀU BỆNH DƯỜNG NHƯ CÓ CÙNG TRIỆU CHỨNG. TUY NHIÊN, Ở NHỮNG CHƯƠNG SAU, TÔI SẼ HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BỆNH KHÁC NHAU.

    SAU ĐÂY LÀ PHẦN PHÂN LOẠI MÀ NÓ SẼ GIÚP XÁC ĐỊNH BỆNH GÀ. CHẲNG HẠN, NẾU VẤN ĐỀ MÀ BẠN GẶP LIÊN QUAN ĐẾN GÀ CON MỘT TUẦN TUỔI THÌ HÃY TÌM TRONG TIÊU ĐỀ “BỆNH Ở TUẦN ĐẦU TIÊN”. VIỆC NÀY SẼ GIỚI HẠN CHỈ CÒN SÁU LOẠI BỆNH, RỒI BẠN NHÌN VÀO MÔ TẢ CHI TIẾT VỀ TỪNG LOẠI BỆNH VÀ XEM TRIỆU CHỨNG NÀO ĐƯỢC MÔ TẢ GẦN GIỐNG VỚI TRIỆU CHỨNG Ở GÀ CỦA BẠN.

    BỆNH LÂY TỪ LỒNG ÚM
    1. ASPERGILLOSIS (nấm phổi)
    2. PARATYPHOID (phó thương hàn)
    3. SALMONELLA

    BỆNH DƯỚI MỘT TUẦN TUỔI
    1. ARIZONA
    2. ASPERGILLOSIS (nấm phổi)
    3. ENCEPHALOMYELITIS (viêm não)
    4. BLUE COMB (mồng xanh)
    5. OMPHALITIS (viêm rốn – lây từ trong trứng)
    6. SALMONELLA

    BỆNH TỪ MỘT ĐẾN BỐN TUẦN TUỔI
    1. ARIZONA
    2. ASPERGILLOSIS (nấm phổi)
    3. BLUE COMB (mồng xanh)
    4. CRD (viêm đường hô hấp mãn tính)
    5. COCCIDIOSIS (cầu trùng)
    6. E. COLI
    7. ENCEPHALOMALACIA (bệnh gà điên)
    8. BRONCHITIS (viêm phế quản truyền nhiễm)
    9. MAREK (liệt đồng)
    10. SYNOVITIS (viêm màng hoạt dịch hay “viêm khớp”)
    11. ENTERITIS (viêm ruột)
    12. NEWCASTLE
    13. OMPHALITIS (viêm rốn)
    14. SALMONELLA
    15. PARATYPHOID (phó thương hàn)
    16. PULLORUM (bạch lỵ)

    BỆNH MỘT KHI XUẤT HIỆN TRONG SÂN – KHÔNG BAO HẾT
    1. BLUE COMB (mồng xanh)
    2. CHOLERA (thổ tả hay tụ huyết trùng)
    3. CORYZA
    4. KÝ SINH (GIUN SÁN)

    BỆNH LÂY NHIỄM TỪ BÃI CHĂN THẢ
    1. BLACKHEAD (đầu đen)
    2. BOTULISM (ngộ độc thức ăn)
    3. CHIGGERS (mò đỏ)
    4. BLUE BUGS (ve)
    5. CHOLERA (thổ tả hay tụ huyết trùng)
    6. RESPIRATORY DISEASES (bệnh đường hô hấp)

    BỆNH LÂY NHIỄM TỪ TRỨNG
    1. ARIZONA
    2. CRD (viêm đường hô hấp mãn tính)
    3. E. COLI
    4. PULLORUM (bạch lỵ)
    5. TYPHOID (thương hàn)
    6. LYMPHOID LEUKOSIS (u hạch - máu trắng)
    7. PARATYPHOID (phó thương hàn)
    8. VIRAL ARTHRITIS (viêm khớp siêu vi)
    9. ENCEPHALOMYELITIS (viêm não)
    10. MAREK (liệt đồng)

    BỆNH LÂY NHIỄM QUA KHÔNG KHÍ
    1. ASPERGILLOSIS (nấm phổi)
    2. E. COLI
    3. CRD (viêm đường hô hấp mãn tính)
    4. WET POX (đậu ướt)
    5. BRONCHITIS (viêm phế quản truyền nhiễm)
    6. NEWCASTLE
    7. INFLUENZA (cúm gà)
    8. LARYNGOTRACHEITIS (viêm thanh-khí quản truyền nhiễm)
    9. MAREK (liệt đồng)
    10. CORYZA

    BỆNH LÂY NHIỄM TỪ CÔN TRÙNG VÀ KÝ SINH
    1. BLACKHEAD (đầu đen)
    2. FOWL POX (đậu gà)
    3. FLUKE (sán lá)
    4. LEUCOCYTOZOON (ký sinh trùng máu)
    5. PARATYPHOID (phó thương hàn)
    6. TAPEWORM (sán dây)

    BỆNH LÂY NHIỄM QUA TIẾP XÚC VỚI GÀ MANG MẦM BỆNH
    1. ARIZONA
    2. BLACKHEAD (đầu đen)
    3. BLUE COMB (mồng xanh)
    4. CRD (viêm đường hô hấp mãn tính)
    5. CHOLERA (thổ tả hay tụ huyết trùng)
    6. CORYZA
    7. HEPATITIS (viêm gan ở gà)
    8. BRONCHITIS (viêm phế quản truyền nhiễm)
    9. SYNOVITIS (viêm màng hoạt dịch)
    10. LARYNGOTRACHEITIS (viêm thanh-khí quản truyền nhiễm)
    11. LEUKOSIS (máu trắng)
    12. MAREK (liệt đồng)
    13. NEWCASTLE
    14. KÝ SINH
    15. PARATYPHOID (phó thương hàn)
    16. PULLORUM (bạch lỵ)
    17. TYPHOID (thương hàn)
    18. ERYSIPELAS (viêm quầng)

    BỆNH CÓ THỂ CHỦNG NGỪA
    1. AE (viêm não-Avian Encephalomyelitis)
    2. ERYSIPELAS (viêm quầng)
    3. CHOLERA (thổ tả hay tụ huyết trùng)
    4. FOWL POX (đậu gà)
    5. BRONCHITIS (viêm phế quản truyền nhiễm)
    6. LARYNGOTRACHEITIS (viêm thanh-khí quản truyền nhiễm)
    7. MAREK (liệt đồng)
    8. CORYZA
    9. NEWCASTLE
    10. CRD (viêm đường hô hấp mãn tính)
    11. TYPHOID (thương hàn)*
    12. PARATYPHOID (phó thương hàn)*
    13. PULLORUM (bạch lỵ)*
    14. SALMONELLA*
    15. COCCIDIOSIS (cầu trùng)*
    16. INFLUENZA (cúm gà)*
    17. SYNOVITIS (viêm màng hoạt dịch)*
    18. VIRAL ARTHRITIS (viêm khớp siêu vi)*
    19. ENTERITIS (viêm ruột)*
    20. E. COLI*


    [Ghi chú: Những loại vắc-xin mới do người dịch bổ sung được đánh dấu sao *. Những loại vắc-xin được gạch chân là vắc-xin virus, thường được trộn thêm kháng sinh với mục đích bảo quản (preservative). Những vắc-xin không gạch chân là vắc-xin vi khuẩn hay BACTERIN, đối với loại bacterin sống hay nhược độc, cần ngưng sử dụng kháng sinh vài ngày trước và sau khi chủng ngừa. Đối với vắc-xin cầu trùng Coccidiosis, cần ngưng sử dụng thuốc kháng cầu trùng hay kháng đơn bào vài ngày trước và sau khi chủng ngừa. Hiện không có vắc-xin viêm quầng Erysipelas dành cho gà, có lẽ tác giả đã nhầm lẫn khi đưa vào danh sách trên. Vắc-xin Salmonella bao gồm thương hàn, phó thương hàn, bạch lỵ, S. enteritidis và S. infantis. Vắc-xin Enteritis là loại viêm ruột hoại tử Clostridium perfringens. Những loại bệnh không được mô tả trong sách này nhưng có vắc-xin bao gồm IBD (Gumboro), Chicken Anaemia Virus (dành cho mái giống), EDS (Egg Drop Syndrome) (dành cho mái đẻ), ORT]

    Việc sử dụng thuốc thích hợp cho loại bệnh nhất định mà bạn gặp là điều khó khăn nhất đối với đa số mọi người. Loại thuốc mà bạn chọn phải có tác dụng đối với tác nhân gây bệnh (germ) bên trong cơ thể gà.

    Thuốc phải đến được vị trí bệnh khu trú.

    Nếu bệnh ở đường tiêu hóa (digestive tract), thuốc phải đến được địa điểm khu trú bệnh với liều lượng đầy đủ để tiêu diệt hoặc ngăn ngừa mầm bệnh phát triển. Thuốc phải lưu tại địa điểm khu trú bệnh đủ lâu để ngăn ngừa bệnh. Thời gian này có thể thay đổi từ vài giờ cho đến một tuần hay lâu hơn tùy thuộc vào loại thuốc và loại bệnh được điều trị.

    Những loại thuốc khác nhau được dùng để điều trị những loại bệnh khác nhau, chẳng hạn: kháng giun (anthelmintic) được dùng để tẩy giun cho gà; kháng sinh (antibiotic) được dùng để để điều trị bệnh gây ra bởi vi khuẩn; kháng cầu trùng (anticoccidial) để điều trị bệnh cầu trùng Coccidiosis; kháng đơn bào (antihistomonad) để điều trị bệnh đơn bào hay động vật nguyên sinh Protozoan chẳng hạn như bệnh lở họng Canker .v.v. Vắc-xin không trị được bệnh, chúng chỉ có tác dụng phòng bệnh.

    Thuốc có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau: hòa trong nước uống, trộn vào thức ăn, chích dưới da, uống trực tiếp (oral), dùng bên ngoài (chẳng hạn như xịt diệt rận .v.v) hay nhúng trứng vào dung dịch thuốc để ngăn ngừa bệnh lây qua trứng. Không có gì khác biệt về hiệu quả chữa trị giữa việc trộn thuốc vào thức ăn hay nước uống miễn là cùng một lượng thuốc được hấp thu.

    Tuy nhiên, gà sẽ uống lượng nước nhiều gấp đôi so với khi chúng ăn, vì vậy điều trị bằng nước uống thường hiệu quả hơn.

    Nếu bạn chích vào cơ ngực, nó sẽ hiệu quả trong khoảng 45 đến 60 phút và hầu hết thuốc sẽ bị thải loại khỏi cơ thể trong vòng 8 tiếng sau khi chích. Nếu bạn chích IV (trực tiếp vào vein hay tĩnh mạch) thì hiệu quả là ngay lập tức. Chích dưới da SC (subcutaneous) tức ngay dưới lớp da, thì hiệu quả chậm hơn nhiều nhưng cũng kéo dài hơn, lên đến hai ngày và bạn có thể dùng liều cao hơn nếu chích dưới da.

    Khi gia cầm được chích vào cơ chân, thuốc đi ngay vào thận và thận sẽ lọc hết các chất lạ, do đó việc chích vào cơ chân là kém hiệu quả.

    Thuốc uống đi thẳng vào đường tiêu hóa. Để cơ thể hấp thu, thuốc phải ngấm qua thành ruột đi vào máu. Thời gian tác dụng tùy thuộc vào từng loại thuốc, lượng thức ăn còn sót lại trong diều và quá trình trao đổi chất của từng cá thể.

    Nhưng những dược chất như Nitroglycerin, Strychnine (mã tiền) và Caffeine (cà phê) sẽ thẩm thấu trong gần một tiếng.

    THẨM THẤU
    Hầu hết các loại thuốc dưới dạng viên nén (table) hay viên con nhộng (capsule) đều cần từ 4 đến 12 tiếng trước khi được hấp thu vào máu.

    Một số thuốc thẩm thấu từ thành ruột vào máu rất dễ dàng, tuy nhiên số khác lại không thẩm thấu là bao.

    Neomycin và Bacitracin là hai loại kháng sinh nằm trong đường ruột và không được hấp thu. Do vậy, hai loại này chỉ nên dùng để trị bệnh đường ruột.

    Tất cả các loại Sulfa đều thẩm thấu (absorption) rất tốt. Chlortetracycline, Terramycin, Penicillin, Gallimycin đều có khả năng thẩm thấu một phần.

    Mức độ thẩm thấu của Chlortetracycline gần như gấp đôi Terramycin [Oxytetracycline].

    Tuy nhiên, chúng ta có thể gia tăng mức độ thẩm thấu của tất cả các loại tetracycline bằng cách bổ sung Citric Acid vào nước uống, cách dễ hơn để thực hiện điều này là hòa một chén nam việt quất (cranberry) vào một gallon nước uống mà bạn đã trộn thuốc Chlortetracycline, Terramycin hay Tetracycline trước đó.

    Gà thích hương vị nước nam việt quất và nó chính là Citric Acid vốn gia tăng đáng kể mức độ thẩm thấu của các loại tetracycline.

    Để điều trị một cách hiệu quả bất kỳ bệnh nào, thuốc phải phải đến được vị trí bệnh khu trú với liều lượng đủ nhiều để ngăn ngừa bệnh và thuốc phải được sử dụng trong thời gian đủ lâu để đạt được kết quả mong muốn. Mục tiêu của bất cứ những ai đang nuôi một bầy gà nhỏ tức “gà vườn” (back-yard flock) là giữ chúng khỏe mạnh, không bệnh tật. Thuốc phòng bệnh có thể áp dụng trong việc ngừa bệnh cầu trùng Coccidiosis ở gà con. Bất kỳ con gà nào tiếp xúc với côn trùng, trùn đất, bà chằng (slug), ốc sên, hay phân chim .v.v. nên được tẩy giun ít nhất một lần mỗi tháng.

    Nên hòa vitamin vào nước uống của chúng trong một hay hai ngày mỗi tuần.

    Nếu một bệnh nhất định đang hoành hành trong khu vực hay bầy gà của bạn, việc chủng ngừa cho bệnh đó là bắt buộc.

    Bạn không nên bỏ qua một thực tế rằng thức ăn chất lượng và nước uống sạch là yêu cầu quan trọng nhất trong việc nuôi gà mạnh khỏe.

    LIỀU DÙNG
    Tôi phải cho bao nhiêu thuốc? Loại thuốc nào mà tôi phải dùng để điều trị một loại bệnh nhất định? Đấy là những câu hỏi luôn được các nhà chăn nuôi gà vườn nêu lên.

    Trước hết, tôi xin nói rằng nếu nhiều gà của bạn bị bệnh và bạn không biết phải làm gì, thì hãy gửi hai hoặc ba con đến phòng xét nghiệm gần nhất và để họ kiểm tra xem nguyên nhân là gì. Bài kiểm tra quan trọng nhất là thử “độ mẫn cảm” (sensitivity), điều này sẽ cho chúng ta biết có thể dùng loại kháng sinh nào để điều trị mầm bệnh trên gà của bạn.

    Phòng xét nghiệm tốt sẽ cho bạn biết bệnh của gà là gì, và đây là thông tin giá trị để sau đó bạn có thể tìm kiếm cách điều trị ở chương về bệnh gà.

    Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc thử độ mẫn cảm sẽ cho bạn biết loại thuốc nào được sử dụng để điều trị loại bệnh mà gà bạn đang mắc phải.

    Như hầu hết các bạn đã biết, chẳng có mấy loại thuốc trên thị trường hướng dẫn liều dùng (dosage) cho bồ câu, đà điểu, trĩ .v.v.

    Hầu hết sản phẩm đều dành cho gà, nhưng có một nguyên tắc vàng như sau: với bồ câu, cho một nửa liều chỉ định của gà. Với công trưởng thành, cho gấp đôi liều. Với đà điểu trưởng thành, cho gấp bốn lần liều chỉ định của gà.

    Trĩ và các loài chim cảnh khác sử dụng liều tương tự như gà.

    Nếu thuốc mà bạn dùng vốn dành cho chó và mèo, thì gà năm pound [2.3 kg] dùng bằng liều chỉ định của chó. Gà hai pound rưỡi [1.13 kg] dùng nửa liều dành cho chó. Từ đó, gà mười pound [4.5 kg] sẽ dùng liều gấp đôi.

    KHÁNG SINH
    Thuật ngữ kháng sinh (antibiotic) nghĩa là “kháng” (anti) hay chống lại vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh. Kháng sinh phổ rộng là loại kháng hiệu quả với cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, nói cách khác, phổ rộng diệt được nhiều loại vi khuẩn hơn.

    Chẳng hạn, penicillin kháng hiệu quả với vi khuẩn gram dương, streptomycin kháng hiệu quả với vi khuẩn gram âm. Vì vậy khi chúng kết hợp lại trong Combiotic hay Distrycillin thì sẽ trở thành kháng sinh phổ rộng.

    Một số loại kháng sinh như Neomycin và Bacitracin lưu lại trong đường tiêu hóa và không thẩm thấu vào máu.

    Một số loại thuốc chỉ dành riêng cho một loại bệnh nhất định, chẳng hạn, Amprol để chữa bệnh cầu trùng Coccidiosis.

    Khi chúng ta chích cho gà, thuốc sẽ đi thẳng vào máu, do đó chúng ta cần hiểu rằng với bệnh đường tiêu hóa, việc chích thuốc không phải là lựa chọn hàng đầu.

    Các loại tetracycline, chẳng hạn như Fermycin (CTC), Aureomycin và Terramycin là kháng sinh phổ rộng. Tuy nhiên, ở gà chúng không thẩm thấu thật tốt vào cơ thể, do đó nếu chúng ta điều trị bằng tetracycline như đã nói ở trên, hãy bổ sung một ít nước cranberry vào nước uống.

    Sulfa được dùng để chữa một số bệnh vi khuẩn và một số sulfa có tác dụng trong việc điều trị bệnh cầu trùng.

    Các loại nitrofurazone [nhóm này hiện đã bị cấm] chẳng hạn như NFZ và Amifur đều kháng tốt với cả vi khuẩn gram dương lẫn gram âm, cầu trùng và một số loại nấm. Tuy nhiên, nitrofurazone có thể độc với gà con, do đó bạn phải lưu ý khi sử dụng loại thuốc này.

    Tylan là loại kháng sinh gần như được sử dụng để điều trị bệnh về đường hô hấp.

    Gallimycin là loại kháng sinh phổ rộng, được sử dụng để điều trị bệnh về đường hô hấp và đường ruột.

    Phần điều trị chi tiết sẽ được bàn sau.

    TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP *** Nếu gà bị cảm lạnh và bốc mùi tanh, hòa bột Sulfathiazole vào nước uống trong từ bảy đến mười ngày. Để điều trị từng con, cho uống một viên cảm lạnh (Cold Tablet) vào buổi sáng và buổi tối trong năm ngày.

    Nếu gà bị cảm lạnh nhưng không bốc mùi tanh, chích ½ cc [ml] Tylan 50 vào cơ ngực và đồng thời chích ½ cc khác vào dưới da cổ. Làm mỗi ngày trong năm ngày. Nếu tình hình không cải thiện sau năm ngày, áp dụng quy trình tương tự với Gallimycin dạng chích. Để điều trị nguyên bầy, trộn một gói Fermycin (CTC) và Gallimycin trong lọ và hòa một muỗng trà vào một gallon [3.78 lít] nước uống mỗi ngày trong từ mười đến mười bốn ngày.

    Để dùng kèm với kháng sinh, bạn nên nhỏ hai giọt VET-RX vào mỗi bên mũi và năm giọt vào cổ họng. Để điều trị nguyên bầy, hòa hai muỗng trà VET-RX vào một gallon [3.78 lít] nước uống vốn đã có sẵn kháng sinh.

    VẤN ĐỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA *** Dấu hiệu đầu tiên là gà bỏ ăn và bị tiêu chảy, rút 3 cc Distrycillin hay Crysticillin vào xy-lanh, gỡ bỏ kim và bơm vào cổ họng gà, thực hiện vào buổi sáng và buổi tối trong ba ngày hay cho uống hai viên Penicillin vào buổi sáng và buổi tối trong năm ngày. Viên Triple Sulfa cũng rất tốt cho bệnh đường tiêu hóa, cho uống một viên vào buổi sáng và buổi tối trong từ ba đến năm ngày. Để điều trị nguyên bầy, trộn Neomycin và Bacitracin trong lọ và hòa một muỗng trà hỗn hợp này với một gallon nước uống trong mười ngày. Hòa một muỗng trà bột Triple Sulfa vào một gallon nước uống trong bảy ngày cũng rất tốt cho các bệnh về đường tiêu hóa.

    Nếu gà bị căng thẳng, trộn bột Vita-Tone hay Biotin vào nước uống của gà mỗi ngày trong một hay hai tuần. Nếu bạn không có tỷ lệ ấp nở tốt, hòa Biotin Stress Vitamin vào nước uống của gà giống trong suốt mùa lai tạo. Nên nhớ mỗi khi tẩy giun, bạn cần tẩy lại sau mười ngày để phá vỡ vòng đời của chúng, bằng không trứng giun sẽ nở sau mười ngày và gà bị nhiễm giun trở lại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/14
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Bệnh gà và cách điều trị

    NHƯ ĐÃ NÓI TRƯỚC ĐÂY, RẤT KHÓ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT BỆNH NHẤT ĐỊNH.

    TRONG CHƯƠNG NÀY, BỆNH SẼ ĐƯỢC SẮP XẾP THEO DANH SÁCH KÝ TỰ VỚI PHẦN MÔ TẢ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ. CÁCH ĐIỀU TRỊ TỐT NHẤT SẼ ĐƯỢC XẾP ĐẦU TIÊN, CÁCH THỨ NHÌ SẼ ĐƯỢC XẾP THỨ NHÌ .V.V.

    ANEMIA (THIẾU MÁU)
    Thiếu máu là tình trạng suy giảm hồng cầu (red blood cell) trong máu. Nhiều năm trước đây, người ta gọi tình trạng này là “Nhợt Nhạt” (Going Light). Gà trở nên xanh xao, thiếu sức sống, sút cân và chết ngay sau đó.

    Hồng cầu rất quan trọng bởi vì chức năng chủ yếu của nó là vận chuyển ô-xy và carbon dioxide đến và đi khỏi các tế bào trong cơ thể. Bạn thử tượng tượng gà sẽ ở trong tình trạng tệ hại như thế nào nếu nó không lấy đủ ô-xy cho cơ thể. Không có ô-xy thì dưỡng chất sẽ không chuyển hóa thành năng lượng. Không có năng lượng, gà sẽ không thể duy trì các chức năng thông thường của cơ thể, nó không thể khai thác thức ăn một cách như ý và sẽ nhanh chóng sút cân và chết.

    Tế bào hồng cầu được sản sinh từ tủy xương và được tổng hợp chủ yếu từ sắt, B-12 và protein. Thành phần quan trọng của hồng cầu khiến nó có màu đỏ, được gọi là hemoglobin và hemoglobin được cấu thành chủ yếu bởi protein. Hemoglobin thực sự là chất nắm giữ ô-xy trong khi nó được vận chuyển trong cơ thể.

    Hồng cầu tồn tại khoảng 35 ngày rồi được thay thế bởi vì nó già cỗi và không thể thực hiện nhiệm vụ vận chuyển ô-xy.

    Những hồng cầu già cỗi được chuyển đến lá lách (spleen), nơi sắt được thu lại và chuyển về tủy xương.

    Trong tủy xương, sắt, B-12, protein .v.v. được tổng hợp thành tế bào hồng cầu mới.

    Bây giờ nếu suy luận một chút, chúng ta sẽ thấy đây là một quá trình tái tạo không ngừng và cơ thể cần duy trì đủ lượng hồng cầu. Tự nhiên không hề hoàn hảo và một ít sắt bị hao hụt trong quá trình chuyển hóa và không quay trở về tủy xương, một số tế bào hồng cầu không quay về lá lách mà bị đào thải qua phân.

    Vì vậy, để bù vào lượng hao hụt, chúng ta phải bổ sung qua khẩu phần thức ăn của gà hay qua thuốc bổ.

    Cũng có những bệnh gây ra tình trạng thiếu máu. Bệnh cầu trùng Coccidiosis là quan trọng nhất. Toàn bộ gà từ một đến 9 hoặc 10 tháng tuổi đều phải điều trị bệnh cầu trùng. Nên nhớ rằng, có đến chín loài cầu trùng và chỉ hai trong số đó gây ra triệu chứng máu trong phân [người nuôi gà gọi là “phân sáp”]. Vậy đừng mặc định là gà bạn không mắc bệnh cầu trùng vì bạn không thấy máu, mà toàn bộ gà con đều mắc bệnh cầu trùng và bạn phải điều trị nó.

    Giun sán cũng gây ra bệnh thiếu máu bởi chúng cướp những dưỡng chất quan trọng mà gà cần để sản xuất hồng cầu. Khi gà con được thả rông và tiếp xúc với côn trùng và phân gà, thì chúng phải được tẩy giun sau mỗi ba tuần. Tôi trộn Wormal dạng cốm (granules) vào cám bởi rất khó bắt từng con để cho uống thuốc.

    Giờ đây chúng ta đã biết rằng tình trạng thiếu máu có thể có nhiều nguyên nhân: bệnh tật, thiếu vitamin và khoáng chất, và nếu gà bị thương và chảy máu thì việc này cũng gây ra thiếu máu.

    Nếu chúng bị nhiễm rận và bét vốn là những loài hút máu, thì việc này cũng gây ra tình trạng thiếu máu. Chúng ta phải cân nhắc tất cả những trường hợp này như là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu. Vì vậy, trước tiên phải điều trị bệnh cầu trùng và tẩy giun, kiểm tra ngoại ký sinh, rồi mới bổ sung vitamin và khoáng chất.

    ARIZONA
    (Paracolon)

    Bệnh Arizona được phát hiện ở gà tây, gà, yến hót, vịt, vẹt, bò sát, heo, chó, khỉ, chuột lang và opossum [thú có túi châu Mỹ].

    Đây là bệnh ở gà rất nhỏ, thường từ 3 đến 5 ngày sau khi nở và đa số đều chết ngay trong tuần đầu tiên.

    TRIỆU CHỨNG:
    Không có dấu hiệu đặc biệt của bệnh này nhưng gà bị nhiễm có thể bết phân ở hậu môn, tiêu chảy, chúng ngồi tỳ lên gối và túm tụm với nhau, chúng ta có thể thấy các dấu hiệu căng thẳng như là run rẩy, ngoẹo đầu và bước đi khó khăn. Chúng có thể bị mù ở một hay hai mắt.

    ĐIỀU TRỊ:
    Hòa Terramycin theo tỷ lệ một muỗng canh mỗi gallon [3.78 lít] nước uống trong năm ngày đầu tiên khi gà vừa ra đời. Rồi hòa bột Neomycin theo tỷ lệ ½ muỗng trà mỗi gallon nước uống trong mười ngày tiếp theo.

    Hòa Nitrofurazone (NFZ) theo tỷ lệ một muỗng trà mỗi gallon nước uống trong năm ngày cũng hiệu quả.

    Cám trộn Furazolidone cũng được dùng cho gà con bị nhiễm bệnh Arizona.

    Bởi vì bệnh này truyền từ gà bố mẹ sang gà con thông qua trứng, bạn cũng nên hòa Sulquin (Sulfaquinoxaline) vào nước uống của gà giống một ngày mỗi tuần vào mùa sinh sản.

    GHI NHỚ:
    Arizona là bệnh ở gà rất nhỏ. Gà tây (turkey) rất mẫn cảm với bệnh này. Bệnh lây nhiễm từ gà giống bởi vậy không bao giờ đem ấp trứng dơ. Giữ ổ, máy ấp và lồng úm sạch sẽ và không bị lây nhiễm.

    ASPERGILLOSIS (NẤM PHỔI)
    (Brooder Pneumonia)

    Bệnh này gây ra bởi nấm (fungus) hay mốc (mold). Loại nấm này được tìm thấy ở hầu hết các loài chim và thú, kể cả người. Gà tây non và cút rất dễ mắc bệnh.

    TRIỆU CHỨNG:
    Ở gà con, triệu chứng chính là thở gấp (gasping), sưng mắt, mí mắt dính nhau, đờ đẫn, bỏ ăn, co giật và chết.

    Đôi khi bệnh tấn công não và chúng ta thấy các triệu chứng bại liệt và thần kinh.

    Ở gà lớn, chúng ta thấy hiện tượng bỏ ăn, thở gấp, ho và sút cân nhanh chóng.

    Bệnh này không lây từ con này sang con kia, mà lây nhiễm từ thức ăn có mốc hay hít phải bào tử nấm trong không khí.

    Máy ấp và lồng úm có thể là nguồn lây bệnh, bởi vậy mà nó được gọi là Brooder Pneumonia (bệnh viêm phổi lồng úm).

    Aspergillosis có thể phát triển trên cây sồi, các loại hạt (đặc biệt là đậu phộng và bắp), trong lớp trải nền, mùn cưa, rơm, máng ăn .v.v. Nhiệt độ nóng và ẩm là môi trường lý tưởng để mốc phát triển.

    ĐIỀU TRỊ:
    Dùng Germex để sát trùng máy ấp, lồng úm, máng ăn .v.v. Dọn lớp trải nền, rơm cũ .v.v.

    Hòa Sulfate đồng theo tỷ lệ ¼ muỗng trà mỗi gallon nước uống trong 5 ngày [1 muỗng trà = 5g; người nuôi gà ở ta hiện đang sử dụng liều 1-2g/lít ~ 0.1-0.2% tức cao hơn từ 4 - 8 lần!].

    Việc điều trị thường không mấy thành công. Hãy xem phần mô tả về nấm Favus.

    BLACKHEAD (ĐẦU ĐEN)
    (Histomoniasis)

    Bệnh này dù thường được gọi là Đầu đen (Blackhead) nhưng đầu gà gần như không bao giờ chuyển thành màu đen. Bệnh này gây ra bởi một đơn bào (protozoan) mà không phải vi khuẩn hay virus. Nó tấn công gà tây, gà, công, gà gô trắng (grouse), cút, trĩ và gà gô (partridge).

    Đơn bào gây ra bệnh này được giun kim (Cecal Worm) và trùn đất truyền sang. Giun kim rất phổ biến ở gà và gà tây do đó chúng có thể lây nhiễm qua lại lẫn nhau.

    Gà bị nhiễm bệnh vì ăn phải trùn đất chứa trứng giun kim hay ăn phải phân của gà bệnh.

    TRIỆU CHỨNG:
    Tăng mức độ khát nước, ăn kém, uể oải, yếu ớt, phân vàng-nâu, phân nước hay nổi bọt, bề ngoài èo uột, gà trở nên gầy ốm. Phân hanh vàng ở gà tây gần như là dấu hiệu của bệnh đầu đen.

    Nếu nghi ngờ bệnh đầu đen, mổ gà và kiểm tra ruột tịt (đoạn cụt thuộc đường tiêu hóa) [ở người gọi là ruột thừa vì không có chức năng gì]. Ruột tịt sẽ bị sưng và có mụn, bên trong có lõi vàng-xám, như phô mai.

    Kế tiếp, kiểm tra gan xem có mụn tròn hanh vàng. Những mụn này lõm xuống như lòng đĩa (dished in) (giống đĩa ăn), nếu chúng sùi lên thì không phải là bệnh đầu đen.

    ĐIỀU TRỊ:
    Bởi vì bệnh đầu đen gây ra bởi một đơn bào cũng như bệnh lở miệng Canker nên chúng ta có thể dùng chung một loại thuốc. Cho uống một viên lở miệng (Canker Tablet) mỗi ngày trong năm ngày. Đợi vài ngày xem triệu chứng có thuyên giảm hay không, nếu không, điều trị thêm năm ngày nữa. Với gà dưới năm pound [2.3 kg], cho uống ½ viên.

    Tẩy giun gà và gà tây một cách thường xuyên. Phenothiazine hiệu quả trong việc tẩy giun kim, viên Salsbury Wormal có chứa Phenothiazine. Đừng nuôi chung gà và gà tây trên cùng một sân, ngăn chúng tiếp xúc với trùn đất.

    GHI NHỚ:
    Gà tây rất dễ mắc bệnh đầu đen [không nên nuôi chung với gà].
    Đầu không chuyển thành màu đen.
    Gà con thường xuyên bị bệnh nhất.
    Phân vàng nhạt là dấu hiệu rõ ràng của bệnh đầu đen.
    Mụn trên gan trông như đĩa lõm (không lồi).
    Tẩy giun cho gà thường xuyên!
    Kiểm tra thông tin về giun kim.

    BUMBLEFOOT (KÉ CHẬU)
    Một bệnh rất phổ biến ở gà gọi là bệnh ké chậu. Triệu chứng của bệnh ké chậu là đi khập khiễng, sưng chân, đế chậu, và vùng xung quanh các ngón sưng phồng và chứa đầy mủ (pus). Trường hợp bệnh nặng, toàn bộ chân có thể bị ảnh hưởng.

    Gà lớn, nặng cân hơn dễ mắc bệnh này khi nhảy từ trên chạc xuống dưới đất, cũng như đạp phải dằm trên chạc hay đá sắc .v.v. trên mặt đất. Điều này sẽ gây ra vết cắt hay tổn thương ở đế chậu khiến vi khuẩn thâm nhập và sinh sôi.

    Việc phòng ngừa dễ dàng hơn nhiều so với chữa trị như hầu hết những bệnh khác. Trước hết, hãy đảm bảo rằng không có vật lởm chởm, sắc nhọn trên chạc hay những vùng xung quanh lồng nơi gà đi dạo. Chạc nên tròn và không có cạnh sắc. Nếu nền đất cứng, nên xới một cách định kỳ và loại bỏ đá. Lớp trải nền dày (litter), chẳng hạn như rơm cũng hữu ích.

    ĐIỀU TRỊ:
    Ké chậu không dễ chữa, nó gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus vốn rất khó chữa. Khi có dấu hiệu mới sưng, chích ½ cc Penicillin/Streptomycin (Combiotic, Distrycillin) trực tiếp vào vùng bị sưng.

    Trong trường hợp nặng hơn, bạn phải mổ cục áp-xe (abscess) bằng dao sắc và nặn hết mủ ra. Mở mặt trên của vết sưng. Đổ đầy i-ốt hay mỡ kháng sinh (Antibiotic Ointment) vào, băng chân bằng vải sạch.

    Nhớ đừng quấn quá chặt để không ngăn cản tuần hoàn máu. Vết thương mau lành hơn nếu được thay băng 2 hay 3 lần mỗi tuần.

    Nhốt gà trong lồng nhỏ với lớp nền mềm hay không có chạc trong độ một tuần cho đến khi chân lành.

    BRONCHITIS (VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM)
    Viêm phế quản truyền nhiễm là dạng bệnh đường hô hấp gây ra bởi virus, cấp tính (acute), lây nhiễm mạnh, lan truyền một cách nhanh chóng.

    Ở gà con, bệnh bùng phát một cách đột ngột và lan ra toàn bầy trong vòng từ một đến ba ngày.

    Triệu chứng bao gồm chảy nước mũi, hắt xì, thở gấp, chảy nước mắt, sưng mặt, ho khan và bạn có thể nghe thấy tiếng khò khè trong cổ họng nếu đưa gà đến gần tai của bạn.

    Ở gà trưởng thành, bệnh tấn công bất ngờ và lây lan một cách nhanh chóng. Có hiện tượng ho và hắt xì, nhưng hiếm khi thấy chảy nước mũi, tích có thể bị sưng.

    Gà cần được chủng ngừa [từ trước] bởi không có cách điều trị một khi nhiễm bệnh.

    Bạn có thể hòa vắc-xin Newcastle/Bronchitis [tức ND-IB] vào nước uống.

    Cách chủng ngừa bệnh Newcasle đúng đắn là áp dụng sau mỗi bốn tháng, lý do là vì, vắc-xin Newcastle chỉ có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của gà trong vòng bốn tháng.

    CANKER (LỞ MIỆNG)
    Bệnh lở miệng ở gà, gà tây, bồ câu và diều hâu (hawk) gây ra bởi một đơn bào ký sinh. Loại ký sinh này được phát hiện trong nước tù đọng, thức ăn nhiễm bẩn và lớp trải nền ẩm mốc.

    Việc bùng phát bệnh lở miệng có liên quan đến điều kiện vệ sinh kém khiến nguồn nước và thức ăn bị lây nhiễm.

    Triệu chứng của bệnh này là bỏ ăn, gà ủ rũ và thường rướn cổ để cố gắng nuốt. Gà bệnh có dịch hôi thối chảy từ miệng, chúng sẽ chảy nước mắt và sút cân một cách nhanh chóng.

    Rất khó để phân biệt giữa bệnh “đậu ướt” (Wet Pox) với lở miệng (Canker). Nhưng bạn thường nhìn thấy các nốt vàng và trắng ở ngoài miệng và bên trong cổ họng. Trông như những vết lở nhầy (cheesy) màu vàng.

    Bệnh lở miệng cũng có thể lây lan sau khi gà đá “phân định” thứ tự bầy đàn (peck fight) hay bất kỳ tình huống nào có thể gây ra các vết thương hay cắt ở miệng hay trong cổ họng. Vết thương hay cắt cho phép đơn bào (protozoan) thâm nhập và sinh sôi, từ đó bệnh phát sinh.

    KHÔNG NÊN cạo vết lở bởi điều đó càng khiến mầm bệnh phát tán sâu hơn trong cổ họng.

    Vết lở sâu trong cổ họng có thể khiến gà bị ngạt thở.

    Nếu bệnh phát sinh trong sân của bạn, tốt nhất bạn nên khởi động chương trình phòng ngừa.

    Phương pháp dễ và hiệu quả nhất là hòa Sulfate đồng vào tất cả chén uống nước. Sulfate đồng giúp nước không bị nhiễm tảo, mốc và đơn bào. Chỉ cần hòa theo tỷ lệ 5ppm là đủ để diệt sạch các ký sinh này trong nước.

    Nói theo ngôn ngữ bình dân, bạn chỉ cần rắc “một nhúm” vào một gallon [3.78 lít] nước và cho uống một lần mỗi tuần.

    ĐIỀU TRỊ:
    FDA [Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ] gần đây chấp thuận đưa biệt dược Carnidazole vốn không chỉ định cho người vào điều trị bệnh lở miệng ở gia cầm và bồ câu. Sản phẩm này được gọi là Spartrix hay viên lở miệng (Canker Tablet).

    Với gà, cho uống một viên vào buổi sáng và một viên vào buổi tối trong một ngày. Nếu bệnh không hết sau năm ngày, thì điều trị thêm một ngày nữa.

    Với bồ câu, chỉ cho uống một viên rồi đợi trong năm ngày, và nếu bệnh không hết thì cho uống thêm viên nữa. Với bồ câu mới ra ràng cho uống ½ viên.

    CHOLERA (THỔ TẢ GÀ)
    (Pasteurella multocida - Bệnh tụ huyết trùng, bệnh toi)

    Nhiều người thường viết thư, điện thoại hoặc nói rằng họ có một mái hoặc trống vốn có sức khỏe hoàn hảo mới ngày hôm trước và hôm nay nó bị chết. Đây hầu như là dấu hiệu của bệnh thổ tả ở gà.

    Đột tử là dấu hiệu tự nhiên ở hầu hết các đợt bùng phát nghiêm trọng nhất; tuy nhiên, bạn sẽ quan sát thấy cả đống tiêu chảy từ vàng-ánh xanh cho đến trắng.

    Chúng sẽ uống nhiều nước hơn và ăn ít đi. Khi bệnh tiến triển, gà sẽ sút cân và bị khập khiễng ở một hoặc hai chân, cổ bắt đầu khò khè, thở khó nhọc, đầu xanh xao, mặt và tích có thể bị sưng và rờ vào thấy nóng sốt.

    Thổ tả gà (Fow Cholera) gây ra bởi vi khuẩn – Pasteurella multocida [bệnh thổ tả ở người gây ra bởi vi khuẩn Vibrio cholerae, đấy là nguồn gốc của cái tên “Cholera”]. Nếu bạn quyết định mổ gà để khám bệnh tích, bạn sẽ thấy hiện tượng xuất huyết (heamorrhage) ở phổi, trong mô mỡ và vùng bao quanh tim [nên gọi là bệnh tụ huyết trùng]; phổi cũng phình to trông như bị “luộc” với những đốm nhỏ trắng-xám; những mảnh nhỏ của lòng đỏ có thể được phát hiện trong khoang bụng.

    Bệnh thổ tả gà không lây sang trứng.

    Thổ tả là bệnh ở nhiều loài điểu cầm, như gà, gà tây, ngỗng, vịt, yến hót và những loài chim hoang và vườn thú khác. Có lẽ tất cả các loài điểu cầm đều có khả năng mắc bệnh ở một điều kiện nhất định.

    Gà tây, gà và vịt là những loài gia cầm thường bị lây nhiễm nhất.

    Với gà tây bị bệnh thổ tả mãn tính (chronic), vẹo cần (Wry Neck) là một dấu hiệu thường thấy.

    Bệnh xuất hiện thường xuyên ở thủy cầm thuần dưỡng và thường gây nên hiện tượng chết hàng loạt ở thủy cầm hoang dã.

    Thổ tả thường xảy ra ở những loài vốn bị cẳng thẳng bởi những thứ chẳng hạn như điều kiện vệ sinh kém, ký sinh, thiếu chất và những bệnh khác.

    Bệnh này thường tấn công gà trên sáu tuần tuổi và một số con, thậm chí dù được chữa khỏi, có thể vẫn mang mầm bệnh.

    Bệnh thổ tả gà chủ yếu được lan truyền bởi chuột cống, chuột nhắt và chim hoang. Nhưng nó cũng có thể lây trực tiếp từ heo, gấu trúc Mỹ (raccoon), chồn hôi (skunk) .v.v. hoặc khi rỉa xác gà chết.

    Khi một cá thể trong bầy gà của bạn bị nhiễm bệnh, nó có thể phát tán mầm bệnh qua nước uống hay qua phân.

    Vi khuẩn Pasteurella multocida có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiều loại sát trùng và bởi ánh sáng mặt trời, nhiệt và sự khô ráo. Mầm bệnh có thể tồn tại nhiều tháng trong xác thối và nền đất ẩm.

    Thổ tả CHẲNG PHẢI là một bệnh xa lạ gì. Nó hoành hành mạnh hơn ở những vùng khí hậu ấm nhưng có thể tấn công khắp nơi, bởi vậy bạn cần ghi nhớ các triệu chứng đột tử [nên còn gọi là bệnh toi], tiêu chảy từ vàng-ánh xanh đến trắng .v.v.

    Nếu chuột cống và chuột nhắt có thể thâm nhập vào thức ăn, chúng có thể giết chết gà của bạn, vì vậy bạn phải kiểm soát số lượng loài gặm nhấm.

    Ngăn không để chim hoang bay vào chuồng của bạn, dọn xác gà và động vật chết ngay lập tức và khơi thông các nguồn nước tù và tĩnh.

    Bệnh này đủ mạnh để phát tán từ các túi đựng thức ăn, giày dép, dụng cụ bị lây nhiễm .v.v.

    ĐIỀU TRỊ:
    Với từng con, chích 1cc LA-200 vào cơ ngực vào buổi sáng và buổi tối trong từ ba đến năm ngày.

    Nếu bạn có Combiotic hay Distrycillin, rút 3cc vào xy-lanh, gỡ kim và xịt vào cổ họng của chúng, nói ngắn gọn, làm sao để chúng uống được 3cc thuốc. Lặp lại vào buổi sáng và buổi tối trong ba ngày.

    Để điều trị cả đàn, sử dụng Sulquin theo tỷ lệ một muỗng trà mỗi gallon nước uống trong ba ngày, rồi thay bằng bột Tetracycline theo tỷ lệ một muỗng trà mỗi gallon nước uống trong bảy ngày kế tiếp.

    Gần đây chúng ta vừa chịu đựng một dạng thổ tả rất khốc liệt trên toàn quốc. Phương pháp điều trị bình thường không có tác dụng.

    Nếu gà của bạn bị bệnh và chết thật nhanh, nếu chúng teo tóp ngực và tiêu chảy từ trắng đến xanh, thì hãy cho chích ½ cc Gentamicin vào cơ ngực vào buổi sáng và buổi tối trong ba ngày.

    ĐỒNG THỜI, hòa một muỗng trà bột Tetracycline vào nước uống trong bảy ngày.

    Nếu gà bị chướng diều, cho uống hai viên chướng diều (Crop Bond Capsule) kèm với Tetracycline hai lần mỗi ngày cho đến khi diều trống hẳn.

    COCCIDIOSIS (CẦU TRÙNG)
    Tôi thường được hỏi rằng “Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho gà của mình là gì?”. Câu trả lời của tôi luôn là, đừng để chúng nhiễm giun sán và bệnh cầu trùng Coccidiosis.

    Cầu trùng là bệnh lây nhiễm đường tiêu hóa, nó gây ra bởi một đơn bào [hay động vật nguyên sinh] tức Protozoan.

    Bệnh cầu trùng tấn công gà ở khắp nơi trên thế giới và hiển nhiên ở tất cả các bang trong nước. Cầu trùng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm thất thoát gà ở Mỹ.

    Vì lý do đó tôi cảm thấy mọi người đều phải điều trị bệnh cầu trùng.

    Có chín loài cầu trùng gây bệnh cho gà (CHỈ HAI TRONG SỐ CHÍN LOÀI CÓ MÁU TRONG PHÂN). Những loài khác nhau sẽ tấn công những vùng khác nhau trong đường tiêu hóa, đơn bào phát triển rất nhanh chóng, chúng trưởng thành trong vòng từ 4 đến 7 ngày và mỗi con có khả năng sản sinh đến 900 trứng ngay trong thế hệ đầu tiên.

    Rồi từng con trong số đó sẽ trưởng thành và sản sinh ra nhiều hơn, vì vậy trong vòng vài tuần có đến cả triệu cầu trùng bên trong ruột gà.

    Khi gà bị nhiễm bệnh này, mầm bệnh sẽ phá hủy niêm mạc (lining) và các mô của thành ruột.

    Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc thẩm thấu và tiêu hóa thức ăn, nó gây ra xuất huyết và thiếu máu và cho phép những bệnh khác thâm nhập vào cơ thể thông qua tổn thương ở niêm mạc ruột.

    Do đó, gà có thể nhiễm bệnh cơ hội điều khiến chúng đổ bệnh và chết mà thậm chí không nhận ra rằng vấn đề nghiêm trọng nhất mà chúng mắc phải là cầu trùng.

    Nếu bạn điều trị bệnh cầu trùng khi gà còn nhỏ, hầu hết bệnh tật sẽ tự động biến mất khi gà trưởng thành. Đấy là lý do mà tôi cảm thấy việc điều trị bệnh cầu trùng cho toàn bộ gà của bạn là rất quan trọng!

    Trứng của cầu trùng được gọi là kén (oocyst) và những kén này được chuyển vào phân của gà bị bệnh, rồi lây qua gà khác và chúng cũng bị bệnh.

    Kén có thể sống lâu đến 18 tháng trong đất hay lớp trải nền, chúng có thể lan từ trại này sang trại khác thông qua giày dép và dụng cụ, chim hay thú hoang cũng có thể phát tán mầm bệnh.

    Vì vậy bạn có thể thấy việc điều trị bệnh cầu trùng là rất quan trọng, bởi vì việc phòng bệnh là bất khả.

    Cột mốc quan trọng nhất đối với bệnh cầu trùng là khi gà đạt từ 4 đến 16 tuần tuổi; nhưng bệnh cầu trùng ở gà trưởng thành có thể khiến chúng bị teo ngực và chân yếu ớt.

    TRIỆU CHỨNG:
    Triệu chứng cần theo dõi ở gà con của bạn như sau: bỏ ăn, xù lông, co ro, ủ rũ và đờ đẫn, mồng nhợt nhạt, sút cân, ngực teo tóp, phân có thể lỏng, lẫn máu, sền sệt, màu nâu nhạt cho đến vàng [người nuôi gà gọi là “phân sáp”].

    ĐIỀU TRỊ:
    Khi gà đạt từ 3 đến 4 tuần tuổi, hòa Amprol vào nước theo tỷ lệ một muỗng trà mỗi gallon [3.78 lít] nước uống trong 5 ngày.

    Rồi ba tuần sau, hòa Sulquin theo tỷ lệ một muỗng trà mỗi gallon [3.78 lít] nước uống CHỈ TRONG 3 NGÀY. Lặp lại quy trình này mỗi ba tuần cho đến khi gà đạt từ 7 đến 9 tháng tuổi.

    Sau 9 tháng, sẽ lý tưởng khi hòa Sulquin vào nước uống một ngày mỗi tuần.

    Nếu bạn nghi ngờ tầm quan trọng của việc điều trị bệnh cầu trùng, tôi đề nghị bạn áp dụng quy trình ở trên cho một nhóm và nhóm khác không áp dụng. Một khi thấy được sự khác biệt, nó sẽ khiến bạn bị thuyết phục hoàn toàn!!!
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/14
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    CORYZA
    Có một số lượng cực lớn các đợt bùng phát Coryza gần đây, chúng xảy ra ở khắp nơi trong nước từ California cho đến Florida.

    Vì lý do này mà tôi cảm thấy chúng ta phải biết cách xử lý một khi bệnh bùng phát trong bầy đàn của mình.

    Bệnh Coryza, còn gọi là Roup, là bệnh đường hô hấp lây lan nhanh.

    Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là hắt xì, chảy nước mũi mà nó làm nghẹt lỗ và xoang mũi (sinus) tạo ra mùi hôi thối.

    Vì vậy, nếu gà BỐC MÙI (STINK) thì đó là dấu hiệu dương tính với Coryza! Khi bệnh tiến triển, dịch thể (exudate) khô lại và nhầy khiến cho mặt và mắt sưng húp.

    Trong trường hợp nặng, tích cũng bị sưng. Cổ họng có thể bị khò khè.

    Điều quan trọng cần biết đó là dù bạn có chữa khỏi bệnh này cho bầy gà của mình thì một số con vẫn mang mầm bệnh.

    Chúng có thể lây bệnh cho những con khác cho dù tự chúng không thể hiện triệu chứng bệnh.

    Vì vậy, nếu bạn có vấn đề Coryza hết năm này sang năm khác thì bạn nên khởi động chương trình chủng ngừa và chích cho toàn bộ bầy gà của mình mỗi năm.

    ĐIỀU TRỊ:
    Thuốc điều trị tốt nhất đối với bệnh Coryza là Sulfathiazole, dưới dạng bột hay viên.

    Nếu cả nhóm bị bệnh, thì hãy hòa bột Sulfathiazole theo tỷ lệ một muỗng trà mỗi gallon nước uống trong từ 7 đến 10 ngày.

    Điều trị từng con dễ hơn, cho uống hai viên Sulfathiazole mỗi ngày trong từ 7 đến 10 ngày.

    Điều quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ đó là khi gà đổ bệnh (hay trong điều kiện căng thẳng) nó thường bị lây nhiễm cơ hội hay bội nhiễm (secondary infection).

    Chẳng hạn, nếu bầy gà của bạn đang bị bệnh Coryza rất nặng, bạn có thể điều trị bệnh Coryza bằng Sulfathiazole, nhưng rất nhiều con vẫn thể hiện triệu chứng cảm lạnh (cold).

    Đây là bệnh cơ hội và luôn là một dạng viêm đường hô hấp mãn tính (CRD).

    Vì vậy, nếu bạn đã điều trị và làm hết mùi hôi thối .v.v. nhưng cổ họng vẫn khò khè, chảy nước mắt hay mũi, thì bạn đang gặp một bệnh cơ hội và bạn PHẢI ĐỔI thuốc.

    Hãy xem thông tin về bệnh CRD.

    Đề nghị chủng ngừa nếu bạn gặp bệnh Coryza hết năm này sang năm nọ.

    Vắc-xin chứa trong một lọ lớn. Dùng một xy-lanh tiệt trùng hút đủ lượng bạn cần rồi trả lọ về tủ lạnh cho đến khi bạn cần dùng nữa. Chích ½ cc ngay dưới da, bất cứ đâu trên mình gà cũng được, chỉ cần kéo da và chích kim vào ngay dưới da.

    Quy trình này phải lặp lại sau từ ba đến bốn tuần, do đó chúng ta nên hiểu rằng việc chủng ngừa Coryza là một quy trình hai đợt.

    CRD (VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN TÍNH)
    Một trong những vấn đề lớn trong việc chăn nuôi gà vườn đó là BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN TÍNH (CRD). Các nhà chuyên môn gọi bệnh này là Mycoplasma gallisepticum (MG). Ở gia súc, nó được biết dưới tên PPLO.

    Thuật ngữ “mãn” (chronic) nghĩa là lâu hay kéo dài, nó là bệnh đường hô hấp lây lan chậm mà kéo dài.

    Gà tây dễ bị bệnh hơn gà. Nhưng bệnh tấn công cả bồ câu, trĩ, gà gô, chukar [cũng là một giống gà gô], công, cút và một số loài điểu cầm nuôi lồng khác.

    CRD được biết cũng là loại bệnh căng thẳng vì triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi gà bị căng thẳng. Căng thẳng có thể gây ra bởi sự biến động thời tiết, lạnh, gió lùa, vận chuyển, tẩy giun, chủng ngừa .v.v.

    Trong trường hợp bồ câu đua, căng thẳng có thể xuất hiện sau một chuyến bay kiệt lực, ở gà chọi căng thẳng có thể gây ra bởi công đoạn biệt dưỡng, ở gà cảnh căng thẳng xuất hiện sau quá trình vận chuyển đến triển lãm hay thời gian trưng bày tại triển lãm.

    Chẳng hạn, gà bị mắc bệnh nào đó, đề kháng của nó bị suy giảm, nó bị căng thẳng thì triệu chứng bệnh CRD sẽ xuất hiện.

    Triệu chứng có thể nhiều và đa dạng, CHẲNG MAY KHÔNG TRIỆU CHỨNG NÀO LÀ RÕ RÀNG. Có thể là tiếng khò khè trong cổ họng, chảy nước mũi, một mắt bị sưng, ho, sút cân hay gáy the thé (squeaky).

    Bệnh dường như nặng hơn vào những tháng mùa đông.

    CRD không giới hạn ở bất cứ vùng nào, nó là vấn đề toàn cầu và hiện diện ở tất cả các bang nước Mỹ.

    Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh hay những con uống chung nguồn nước với chúng, mầm bệnh cũng phát tán qua không khí và gà hít phải.

    Một số con, sau khi lành có thể vẫn mang mầm bệnh và lây cho những con khác trong sân [nguy cơ khi đưa gà mới mua về].

    Nếu bạn gửi một số con đến phòng xét nghiệm và kết quả trả về cho thấy chúng dương tính với MG, người tại phòng xét nghiệm sẽ khuyên bạn nên thanh lọc triệt để, mà nói theo ngôn ngữ bình dân là vặn cổ tất cả gà bệnh.

    Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, nếu chúng ta giết sạch những con có triệu chứng CRD thì chả mấy chốc sân gà sẽ chẳng còn lại con nào!!

    Có những loại kháng sinh mà chúng có thể khống chế bệnh và triệu chứng xuống đến mức tối thiểu.

    Tylan là kháng sinh dùng chữa trị cho từng cá thể, kết hợp với CTC và Gallimycin cho điều trị cả bầy, Vet-Rx sẽ giúp thông xoang mũi (sinus passages) cho phép kháng sinh đến được vùng lây nhiễm.

    Nếu bạn gặp bệnh CRD hết năm này sang năm nọ thì nên chủng ngừa.

    ĐIỀU TRỊ:
    Để điều trị từng con, chích ½ cc Tylan 50 dưới da sau gáy, lập lại mỗi ngày trong năm ngày.

    Với gà 5 pound [2.3 kg] hay lớn hơn, chích sau gáy kèm ½ cc nữa vào cơ ngực.

    Để điều trị nguyên bầy, trộn một gói CTC (Chlortetracycline) với một gói Gallimycin trong lọ. Hòa một muỗng trà hỗn hợp này với một gallon nước uống, lặp lại mỗi ngày trong vòng 14 ngày.

    Nếu bạn gặp CRD hết năm này sang năm nọ, tốt nhất nên chủng ngừa.

    Quy trình chủng ngừa tương tự như bệnh Coryza, chích ½ cc dưới cánh, lặp lại sau 3 hay 4 tuần. Nhớ đặt chai vắc-xin trở lại tủ lạnh sau khi bạn rút đủ lượng thuốc cần dùng.

    Chủng ngừa lần đầu cho gà con từ 6 đến 8 tuần tuổi, rồi lặp lại sau 3 hay 4 tuần nữa. Cũng tốt khi chủng ngừa gà lớn mỗi năm bởi việc này có tác dụng củng cố [hệ miễn dịch].

    E. COLI
    Gần đây có nhiều người gửi gà bệnh đến phòng thí nghiệm và kết quả trả về nói rằng gà bị nhiễm khuẩn E. coli.

    Bởi vì bệnh này rất phổ biến ở gà, gà tây, vịt và cút, ở đây tôi sẽ cung cấp nguyên nhân và triệu chứng của bệnh E. coli để chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh này.

    Vi khuẩn E. coli hiện diện trong đường tiêu hóa của cả điểu cầm lẫn động vật hữu nhũ và được lây truyền qua phân. Chúng cũng xuất hiện trong thức ăn nhiễm bẩn, phân chuột và một số nguồn nước giếng.

    Nếu trứng gà được đẻ trong ổ nhiễm bẩn, thì bào thai sẽ chết lưu trong quá trình ấp hay gà con sẽ chết ngay sau khi nở. Một số trứng sẽ có chất dịch xanh-hanh vàng đến nâu-hanh vàng bên trong.

    Gà con mới nở sẽ ướt và mũi sẽ bị sưng và viêm (inflamed).

    Ở gà lớn, triệu chứng rất đa dạng, trường hợp cấp tính gà sẽ đột tử và bệnh lây lan nhanh chóng.

    Gà với bề ngoài mạnh khỏe sẽ chết trong một thời gian ngắn, tuy nhiên một số con sẽ chỉ đờ đẫn với lông xù và sốt.

    Nếu gà bị nhiễm Coryza hay CRD, các bệnh đường hô hấp này sẽ làm tổn thương đường thở và khuẩn E. coli thâm nhập qua vùng bị tổn thương.

    Đây là dạng nhiễm bệnh cơ hội và việc này khiến cho bệnh nguyên phát (CRD hay Coryza) càng nặng thêm.

    E. coli cũng có thể tấn công mắt khiến nó trong suốt và con mắt nhiễm bệnh sẽ bị mù. E. coli cũng nhiễm vào khớp chân gây sưng và phù dịch màu mật ong.

    Nếu bệnh này tấn công vào buồng trứng gà mái thì nó sẽ đẻ trễ và khoang bụng tích đầy dịch vàng, tình trạng này luôn dẫn đến tử vong.

    E. coli trong đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy phân vàng lỏng và đôi khi có bọt.

    Bởi vì gà bị phơi nhiễm với E. coli một cách thường trực từ phân, nước, thức ăn ô nhiễm .v.v. nên chúng ta phải cố giữ cho môi trường được sạch sẽ và vệ sinh.

    ĐIỀU TRỊ:
    E. coli mẫn cảm với nhiều loại kháng sinh và một khi bệnh không quá nặng, thì việc điều trị luôn thu được kết quả tốt.

    Tôi liệt kê một danh sách kháng sinh theo thứ tự thuốc tốt đứng trước: Gentamicin, LA-200, Chloramphenicol, Tetracycline, CTC, Nitrofurazone, Sulfaquinoxaline và Neomycin.

    Gentamicin: Chích ½ cc vào cơ ngực vào buổi sáng và buổi tối trong 5 ngày.

    LA-200: Chích 1 cc vào cơ ngực vào buổi sáng và buổi tối trong ngày đầu, rồi 1 cc mỗi ngày trong 5 ngày.

    Tetracycline hay CTC: Hòa một muỗng trà đầy vào mỗi gallon nước uống trong 5 ngày.

    Nitrofurazone hay Neomycin: Hòa một muỗng trà gạt vào mỗi gallon nước uống trong 5 ngày.

    Sulquin: Hòa một muỗng trà vào mỗi gallon nước uống trong 3 ngày, nghỉ hai ngày rồi uống thêm 3 ngày nữa.

    ENCEPHALOMALACIA (GÀ ĐIÊN)
    (Crazy Chick Disease)

    Encephalomalacia là tình trạng gây ra bởi việc thiếu vitamin E.

    Ở gà, tình trạng này khiến não bị nhũn và sưng. Việc cho ăn quá nhiều dầu gan cá tuyết (Cod Liver Oil) hay thức ăn bị ôi thiu cũng có thể dẫn đến tình trạng này [tức triệu chứng điên].

    TRIỆU CHỨNG:
    Triệu chứng thường xuất hiện từ ngày tuổi thứ 15 đến 30, nhưng cũng có khi xuất hiện muộn đến 8 tuần tuổi.

    Khi gà cố bước đi, chúng sẽ ngã tới trước hoặc ra sau. Một số sẽ quay mòng mòng. Đầu có thể rũ xuống hay ngoẹo ra sau lưng và đôi khi vặn vẹo từ bên này sang bên kia.

    Một số té ngửa ra sau mỗi khi vỗ cánh. Chúng sẽ nằm ngả một bên với chân thẳng đơ, ngón co quắp và đầu rụt lại, có hiện tượng đầu và chân run rẩy.

    ĐIỀU TRỊ:
    Đừng trữ thức ăn quá lâu, không quá 4 tuần. Mua thức ăn từ những tiệm luân chuyển hàng hóa nhanh.

    Đừng cho ăn quá nhiều dầu gan cá tuyết hay dầu đậu nành.

    Thêm ½ muỗng trà bột vitamin AD&E vào mỗi gallon nước uống hàng ngày cho đến khi triệu chứng biến mất.

    Ở gà lớn, cho mỗi con uống một viên vitamin E trong 5 ngày. Chích mỗi con ¼ cc vitamin AD&E vào cơ ngực, rồi bổ sung bột AD&E vào nước uống.

    Nếu não KHÔNG bị tổn thương nặng thì các phương pháp chữa trị ở trên sẽ giải quyết được vấn đề.

    GHI NHỚ:
    Bệnh gà điên (Crazy Chick Disease) phát xuất từ một thực tế rằng gà hành động một cách điên loạn [bệnh này rất dễ lầm với bệnh gà điên do virus hay viêm não - Viral Crazy Chick Disease hay Avian Encephalomyelitis nhưng lây qua trứng và phát bệnh ở tuần tuổi đầu tiên].

    Bệnh này ảnh hưởng đến gà, gà tây và vịt.

    Đừng bao giờ cho ăn đồ thiu.

    Chỉ cho ăn dầu gan cá tuyết dưới 3% khẩu phần.

    Gà tây với khẩu phần ăn thiếu vitamin E sẽ xuất hiện chân vòng kiềng và phù gối.

    FAVUS (NẤM DA)
    Bệnh nấm da Favus gây ra bởi một loài nấm ký sinh có tên Trichophyton gallinae.

    Nó là bệnh chủ yếu lây qua đường tiếp xúc và lây dần dà từ con này sang con kia.

    Nấm này xuất hiện ở gà, gà tây và các loài động vật khác và có thể lây cho con người.

    Bạn sẽ thấy những mụn vảy trên mồng, tích và những phần không phủ lông khác trên cơ thể gà. Vùng tổn thương trông như rắc bột mì.

    Gà bị nhiễm nấm sẽ yếu ớt và xuống sức, sút cân.

    ĐIỀU TRỊ:
    Bởi vì Favus là bệnh nấm, bạn cần bôi loại kem hay dầu tốt dùng cho việc điều trị bệnh nấm.

    Veltrim là loại kem trị nấm rất tốt, bôi kem lên vùng da bị nấm một lần mỗi ngày trong 7 ngày hoặc cho đến khi bệnh lành hẳn.

    Nếu bạn không kiếm ra Veltrim, loại thuốc tốt thứ nhì là Mange vốn được dùng cho chó, bôi chất lỏng này lên vùng da bị nấm cho đến khi bệnh lành hẳn.

    FOWL POX (ĐẬU GÀ)
    Trong mấy tháng vừa rồi, chúng ta đã trải qua một đợt dịch đậu gà kéo dài từ California cho đến Florida.

    Vào mùa thu, chúng ta vẫn thường gặp vài ca bệnh đậu gà, tuy nhiên vì một lẽ nào đó, bệnh này hiện đang hoành hành ở cấp độ đại dịch.

    Trước tiên xin nói rằng có hai loại đậu gà. Một loại được gọi là đậu khô (Dry Pox) và bạn sẽ thấy những vết thương mà chúng hơi sưng.

    Chúng phát triển rất nhanh và chỉ trong một thời gian ngắn, chúng lên mày. Những mụn này mọc ở mồng, tích và đôi khi cả ở chân gà.

    Một khi bị nhiễm bệnh đậu gà, loại đậu khô vẫn dễ chịu hơn vì nó không quá khắc nghiệt đối với gà, và trong vòng từ hai đến bốn tuần, mày (scab) sẽ rụng và gà khỏe lại như bình thường.

    Loại đậu ướt (Wet Pox) khốc liệt hơn đối với gà, đây là loại bệnh mà chúng ta sẽ thấy những vết lở như là bệnh lở miệng Canker bên trong cổ họng (trông như trứng chiên) chúng ta sẽ thấy triệu chứng đau mắt và đường hô hấp.

    Các vết thương và lở loét ở mắt có thể gây mù, các vết lở trong họng có thể lan rộng đến mức cản trở không khí đi vào khí quản và gà chết ngạt.

    Bệnh đậu gà chủ yếu lây lan từ muỗi, chim hoang, và bất kỳ loài côn trùng cắn chích nào.

    Điều cực kỳ quan trọng cần hiểu rằng bệnh đậu gà thường thâm nhập qua da và đó là lý do tại sao bạn thấy một số con gà mái vừa mới đá phân hạng mà ở vùng da bị trầy xước, các mụn đậu bắt đầu hình thành.

    Nếu bạn tỉa hay cắt mồng khi bệnh đậu đang hoành hành trong khu vực của mình, thì tất cả sẽ bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân là vì, muỗi truyền bệnh khi chúng đốt gà, chúng thực sự đâm lủng da và cho phép virus gây bệnh đậu thâm nhập vào cơ thể.

    KHÔNG HỀ CÓ CÁCH CHỮA BỆNH ĐẬU GÀ, nếu có thì chúng ta cũng chẳng cần chủng ngừa bệnh đậu cho đám gà con nữa, chúng ta chỉ cần cho chúng uống thuốc nếu bị bệnh.

    Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, không có cách điều trị bệnh gây ra bởi virus. Nếu có thì chúng ta đã chữa được bệnh ung thư, cảm cúm và những loại bệnh có nguyên nhân virus khác.

    Nếu bạn phát hiện thấy một số con có triệu chứng bệnh đậu gà, đề nghị bạn chủng ngừa ngay lập tức cho những con không có triệu chứng bệnh.

    Cố gắng cách ly những con nhiễm bệnh thật xa số còn lại.

    Bệnh đậu sẽ diễn biến trong vòng từ hai đến bốn tuần; bạn nên hòa một ít kháng sinh và vitamin cho gà bệnh uống trong thời gian này.

    Kháng sinh không chữa được bệnh đậu nhưng giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh cơ hội.

    Bệnh cơ hội, chẳng hạn như cảm hay những bệnh khác, là những triệu chứng mà gà bộc lộ khi đề kháng suy giảm. Đấy là vì kháng thể (antibody) của nó lo chống chọi với bệnh đậu gà và không đủ sức để ngăn chặn những bệnh khác.

    ĐIỀU TRỊ:
    Có hai loại vắc-xin trên thị trường, một loại được gọi là Chick-N-Pox mà chúng ta có thể dùng để chủng ngừa cho gà con từ một ngày đến khoảng 5 tuần tuổi. Đây cũng là loại vắc-xin dùng cho bồ câu.

    Loại kia là vắc-xin đậu gà bình thường mà nó có thể được áp dụng từ 5 tuần tuổi đến trưởng thành.

    Nhằm tiết kiệm chi phí mua vắc-xin, chúng tôi khuyên bạn duyệt qua bầy gà của mình và chủng ngừa cho tất cả gà lớn, rồi khi xét đến gà con, chẳng hạn dưới một tháng tuổi, bạn có thể tách một kim (prong) khỏi bộ mũi chủng [stabber, thường ghép hai kim] và chủng ngừa cho một con. Việc này sẽ cho chúng nửa liều và tiết kiệm chi phí mua vắc-xin cho bạn.

    Cách sử dụng vắc-xin đậu gà rất đơn giản. Nó bao gồm hai lọ, bạn hòa hai lọ với nhau.

    Sử dụng kim kèm theo bộ, nhúng vào vắc-xin rồi đâm vào màng cánh từ bên dưới. Lựa phần màng cánh không có lông, bởi lông sẽ quét hết vắc-xin trên đầu kim, rồi cẩn thận đâm kim vào đó.

    Trong vòng vài ngày, chúng ta sẽ thấy một chấm đỏ, sưng ở vị trí chủng ngừa. Điều này chứng tỏ vắc-xin có tác dụng và hiện giờ gà sẽ tự miễn với bệnh đậu.

    Hầu hết mọi người đều hiểu nhầm rằng một khi gà được chủng ngừa bệnh đậu thì nó sẽ tự miễn suốt đời.

    Việc này, về mặt lý thuyết, có lẽ không đúng bởi chúng ta vẫn thấy bệnh bùng phát ở các bầy gà vốn đã được chủng ngừa vào năm trước.

    Về vấn đề này, tôi đề nghị nếu bạn sống ở vùng có nhiều muỗi và từng gặp bệnh đậu gà trước đây thì bạn nên chủng ngừa sau mỗi sáu tháng.

    Ít ra bạn cũng nên chủng ngừa vào cuối mùa hè, ngay trước khi lượng muỗi bùng phát.

    Vắc-xin đậu gà được sản xuất theo gói 500 liều, chẳng mấy ai có đến 500 con để chủng ngừa hết một lần, do đó tôi sẽ giải thích cách dùng một nửa bây giờ và để dành một nửa dùng sau.

    Lấy đồ đựng chẳng hạn như ly rượu và đun sôi trong 20 phút, rồi lấy nửa phần bột và nửa phần dịch pha (liquid) đổ vào ly đã thanh trùng.

    Đặt các phần vắc-xin CHƯA TRỘN vào lại tủ lạnh nơi chúng được lưu trữ cho đến khi bạn cần.

    Nên nhớ, một khi vắc-xin được trộn thì bạn phải dùng hết trong vòng từ hai đến bốn giờ.

    GHI NHỚ:
    Chúng ta cần hiểu rằng bệnh đậu gà lây lan một cách chậm rãi ra toàn bộ bầy gà, do đó một khi bạn thấy các vết thương hay sưng thì bạn phải chủng ngừa cho toàn bộ những con không có triệu chứng bệnh càng nhanh càng tốt.

    Nên nhớ kháng sinh và vitamin mà bạn hòa vào nước uống không có tác dụng gì với bệnh đậu gà, nhưng chúng giúp tăng cường sức đề kháng để gà không bị nhiễm bệnh cơ hội.

    FROSTBITE (BỎNG LẠNH)
    Với đợt thời tiết lạnh và băng giá khốc liệt gần đây ở nhiều nơi trong nước, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi về việc phải làm gì với tình trạng bỏng lạnh, đóng băng mồng, tích, ngón chân .v.v.

    Điều đầu tiên, một cách tự nhiên, là bảo vệ gà tối đa trước các tác động của thời tiết.

    Bạn có thể gắn các tấm plastic bao quanh chuồng, đảm bảo chạc đủ nhỏ để khi các ngón chân bám xung quanh, chúng được lông trên thân phủ lên trong tư thế đậu chạc.

    Khi một phần cơ thể bị đông cứng (mồng, ngón .v.v.) dấu hiệu đầu tiên là sưng và ửng đỏ.

    Sau khi phần bị đông cứng tan ra, gà cảm thấy đau đớn dữ dội và không muốn di chuyển hay ăn uống.

    Sau đó vùng bị đông cứng chuyển thành màu đen, đấy là phần hoại tử (grangrene) đang hình thành.

    Hoại tử là hậu quả của việc gián đoạn cung cấp máu khiến cho phần cơ thể tương ứng bị chết và phải cắt bỏ.

    Vì vậy, nếu các ngón chân bị đông cứng thì bạn phải cắt từ khớp gần nhất phía trên vùng bị đen hay đông cứng.

    Thông thường, sau khi bị bỏng lạnh thì gà thường bị nhiễm trùng.

    ĐIỀU TRỊ:
    Loại kháng sinh tốt nhất để điều trị dạng nhiễm trùng này là: Tetracycline, Penicillin và Bacitracin, hòa một muỗng trà vào mỗi gallon nước uống trong 10 ngày.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/14
  4. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    THE GREENS (PHÂN XANH)
    (Enteritis – Bệnh viêm ruột)

    Bất cứ ai nuôi gà đủ lâu đều thỉnh thoảng thấy có con mắc bệnh tiêu chảy ra phân xanh. Bệnh này thường được gọi là “PHÂN XANH”. Tên đúng phải là bệnh viêm ruột Enteritis [gồm 2 dạng: hoại tử Necrotic, Clostridium perfringens và loét Ulcerative, Clostridium virginianus], những tên khác của bệnh này là sốt bùn (Mud Fever), mồng xanh (Blue Comb), bệnh mùa hè (Summer Disease) hay ngộ độc lúa mì non (New Wheat Poisoning).

    Triệu chứng đầu tiên mà chúng ta thấy là gà bỏ ăn, gục đầu, tiêu chảy và có thể bị chướng diều.

    Bệnh này rất phổ biến, và thường không lây lan, bởi bạn có thể thấy một con bệnh hôm nay và có khi cả mấy tháng sau bạn mới thấy con khác bị bệnh.

    Nguyên nhân chính xác của bệnh này thực sự không rõ ràng, dường như nhiều tác nhân gây ra nó.

    Chẳng hạn, thay đổi thời tiết, nhất là sau mấy ngày cực nóng (vì vậy mới có tên “bệnh mùa hè”) hay sau một vài ngày mưa tầm tã (vì vậy mới có tên “sốt bùn”).

    Thay đổi thức ăn cũng gây bệnh, nhiều đợt bùng phát bệnh truy ra nguyên nhân bởi lúa mì, nhất là lúa mì thu hoạch non (vì vậy mới có tên “ngộc độc lúa mì non”). Khi bệnh tiến triển, gà không được điều trị sẽ mất nước và mồng sẽ chuyển thành màu xanh (vì vậy mới có tên “mồng xanh”).

    Bí quyết trong việc điều trị bệnh này là cho uống thuốc ngay lập tức. Nghĩa là, ngay khi bạn phát hiện thấy gà không ăn hết khẩu phần và chỉ đứng xớ rớ gục đầu!

    Nếu bạn đợi một hay hai ngày sau thì gà sẽ chết. Thật đáng xấu hổ khi để mất một con gà hay trong khi nó có thể được cứu chữa chỉ với vài đô la tiền thuốc.

    Do đó cần hiểu rằng, chúng ta phải có sẵn thuốc chữa bệnh trong tay để chữa trị ngay lập tức!

    ĐIỀU TRỊ:
    Nếu gà bị chướng diều, hãy cho uống một viên chướng diều vào buổi sáng và buổi tối cho đến khi diều trống hẳn.

    Sau khi cho uống thuốc, xịt khoảng 10cc nước vào họng để viên thuốc mau tan.

    Để chữa trị từng con: dùng LA-200, Garasol (Gentamicin) hay viên Tetracycline.

    LA-200: chích 1cc vào cơ ngực vào buổi sáng và buổi tối trong từ 3 đến 5 ngày. Đồng thời xịt 10cc nước vào cổ họng.

    Garasol: chích ½ cc vào cơ ngực mỗi ngày trong từ 3 đến 5 ngày.

    Tetracycline viên: cho uống vào buổi sáng và buổi tối trong 5 ngày.

    Để xử lý nước, trộn một gói Neomycin và một gói Bacitracin trong lọ, rồi hòa một muỗng trà hỗn hợp này với một gallon nước uống trong 10 ngày.

    Hay bạn có thể sử dụng bột Triple Sulfa [theo tỷ lệ] một muỗng trà với một gallon nước uống trong từ 5 đến 7 ngày.

    LIMBERNECK (LIỆT CỔ)
    (Botulism – cổ mềm, ngộ độc thức ăn)

    Bệnh liệt cổ hay còn gọi là ngộ độc thức ăn Botulism, là hậu quả của việc gà ăn phải đồ có chất độc phát sinh từ vi khuẩn Clostridium botulinum. Đây cũng là loại vi khuẩn gây ra bệnh ngộ độc trong các hộp đựng thức ăn tại gia vốn không được thanh trùng một cách thích hợp.

    Triệu chứng liệt cổ xuất hiện chỉ vài giờ sau khi gà ăn thực phẩm bẩn, thịt thối hay giòi chứa chất độc botulinum.

    Dấu hiệu đầu tiên là lo lắng, gà cực kỳ yếu ớt, lơ mơ, bỏ ăn, nuốt khó, chân, cánh và cổ liệt dần.

    Gà sẽ nằm trên mặt đất với cổ buông thõng ra phía trước và không thể nhấc đầu lên được. Vào lúc này, lông sẽ lỏng lẻo và có thể nhổ một cách đễ dàng.

    ĐIỀU TRỊ:
    Trộn một dung dịch muối Epsom mạnh. Đổ một muỗng canh muối Epsom vào ½ chén nước và châm hết mức có thể vào cổ gà.

    Lặp lại hai lần mỗi ngày cho đến khi gà đi lại được, vốn mất tối đa từ hai đến ba ngày.

    Nếu để yên không chữa trị, bệnh liệt sẽ nặng hơn và gà sẽ chết.

    Rất dễ để thấy rằng cách điều trị tốt nhất đối với bệnh liệt cổ là phòng tránh nó. Điều này được thực hiện bằng cách tránh không cho gà của bạn ăn bất cứ đồ ăn hay thịt nhiễm bẩn nào; gà chết nên được chôn hay đốt và việc vệ sinh sân gà cần được duy trì.

    LARYNGOTRACHEITIS (LT – VIÊM THANH-KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM)
    Bệnh viêm thanh-khí quản truyền nhiễm Laryngotracheitis (LT) là loại bệnh virus cấp tính lây lan chậm ở gà, trĩ và công.

    LT gây ra bởi một herpes virus. Nó bị tiêu diệt bởi nhiều loại thuốc sát trùng và yếu ớt khi ở bên ngoài cơ thể gà.

    Một số gà lành bệnh và được chủng ngừa có thể trở thành trung gian truyền và phát tán bệnh trong thời gian rất dài, do đó chúng sẽ khiến những con gà mẫn cảm khác bị phơi nhiễm.

    Triệu chứng bao gồm hô hấp cực kỳ khó khăn, hắt xì, thở gấp, tích sưng, gà sẽ vươn và lắc cổ khi hít vào, khi thở ra đầu gà gục vào ngực.

    Gà ho, khò khè có thể khạc ra đờm dính máu. Gà có thể gáy [the thé] như tiếng quạ (cawing).

    Gà cần được chích ngừa bệnh LT bởi không thuốc thang nào chữa được bệnh do virus.

    ĐIỀU TRỊ:
    Nếu gà của bạn nhận được chẩn đoán dương tính với bệnh LT. Hãy chủng ngừa tất cả những con không có triệu chứng bệnh. Cách dễ nhất là nhỏ ba giọt vắc-xin LT vào cổ họng hay làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

    LEUCOCYTOZOON (KÝ SINH TRÙNG MÁU)
    Nếu bạn sống ở vùng không có loài côn trùng cắn, hút máu nào (ruồi, muỗi, ruồi nhuế .v.v.) thì bạn có lẽ không gặp bệnh Leucocytozoonosis.

    Bệnh này gây ra bởi một đơn bào (protozoan) và nó hủy hoại tế bào bạch cầu ở gà, gà tây, vịt và ngỗng.

    Bệnh phát rất nhanh kèm mất máu nghiêm trọng, sốt, bỏ ăn, đờ đẫn, yếu ớt và bước khập khiễng. Gà bị ói và tiêu chảy ra phân xanh.

    ĐIỀU TRỊ:
    Thuốc trị bệnh là Sulfadimethoxine hay Sulfaquinoxaline.

    Sulfadimethoxine thường được gọi là Agribon, hòa một muỗng trà mỗi gallon [3.78 lít] nước uống trong bảy ngày.

    Sulfaquinoxaline thường được gọi là Sulquin, hòa một muỗng trà mỗi gallon [3.78 lít] nước uống trong ba ngày, nghỉ hai ngày rồi uống thêm ba ngày nữa.

    MAREK (LIỆT ĐỒNG)
    (Range Paralysis)

    Bệnh Marek vốn được gọi bằng cái tên phổ biến hơn là bệnh liệt đồng (Range Paralysis); đã và đang là loại bệnh giết nhiều gà trên đất nước này hơn bất kỳ loại bệnh nào khác.

    Bệnh Marek có thể tấn công theo nhiều cách: nếu nó tấn công dây thần kinh phế vị (vagus) thì cánh sẽ bị liệt; nếu nó tấn công dây thần kinh tọa (sciatic) thì một chân sẽ bị liệt; nếu nó tấn công dây thần kinh mắt (optic) thì con ngươi sẽ bị giãn (dilate) và mắt chuyển thành màu xám; nếu nó tấn công nội tạng thì gà sẽ khô héo và chết.

    Bệnh Marek gây ra bởi một virus và KHÔNG CÓ cách chữa cho bất kỳ bệnh nào gây ra bởi virus.

    Nhiều năm trước đây, giới khoa học phát hiện ra rằng gà tây không bị nhiễm bệnh Marek. Lý do là vì gà tây ngăn chặn virus, mà nói một cách đơn giản, ngăn không cho virus Marek thâm nhập vào màng tế bào của nó.

    Vì vậy khi chủng ngừa, nghĩa là bạn đã chích virus gà tây vào gà. Virus gà tây này là loại vô nhiễm (non infectious), vì vậy nó sẽ KHÔNG gây ra bệnh Marek trên gà của bạn.

    Tôi muốn chắc chắn rằng mọi người đều hiểu được điều này, một số vắc-xin đưa dạng nhẹ của bệnh [nhược độc] vào cơ thể gà để chúng phát triển kháng thể đối với bệnh đó, vắc-xin Marek KHÔNG đưa bất kỳ dạng bệnh nào vào cơ thể gà.

    Vấn đề lớn nhất của việc chủng ngừa bệnh Marek đó là virus gà tây phải thâm nhập vào cơ thể gà trước virus gây bệnh Marek.

    Về vấn đề này, chúng ta có thể thấy rằng càng chủng ngừa sớm thì cơ hội phát huy tác dụng càng cao, đó là lý do tại sao nhà sản xuất đề nghị bạn chủng ngừa ở MỘT NGÀY TUỔI!

    Nếu bạn chủng ngừa khi gà lớn hơn và virus Marek đã thâm nhập sẵn thì vắc-xin sẽ không có tác dụng và gà sẽ nhanh chóng đổ bệnh.

    Cũng cần nhấn mạnh rằng nhiều con không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi chúng đạt từ 6 đến 9 tháng tuổi, đến lúc đó bạn đã đầu tư cả đống tiền vào chúng.

    Các phát hiện khoa học gần đây chứng tỏ rằng có đến 6 dòng (strain) virus gây bệnh Marek. Trong quá khứ, người ta nghĩ rằng chỉ có một dòng herpes virus, điều này cũng đúng; tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây phát hiện rằng có đến 6 dòng virus gây bệnh Marek ở gia cầm.

    Một dòng tấn công gà lớn. Và khi dòng này tấn công, chúng ta sẽ thấy hiện tượng sút cân nhanh chóng, và khi bệnh tiến triển, gà có thể nằm nghiêng một bên và bạn sẽ thấy tình trạng co giật trước khi chết.

    Việc phát hiện ra những dòng bệnh Marek mới này làm dấy lên mối quan tâm đối với ngành công nghiệp gia cầm rằng Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm [FDA] cần phát triển một loại vắc-xin để ngăn ngừa bệnh này.

    Loại vắc-xin vốn xuất hiện trên thị trường vài năm qua, ngừa được ba và có thể là bốn trong số sáu dòng bệnh Marek, tuy nhiên hãy còn hai và có thể là ba dòng chưa được ngăn ngừa.

    FDA đã phát triển một loại vắc-xin mới mà khi dùng kèm với loại vắc-xin Marek hiện hữu, sẽ ngăn ngừa đủ sáu dòng bệnh Marek.

    Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ loại vắc-xin mới, vốn được gọi là SB-1, hiện phải được trữ trong ni-tơ lỏng.

    Dường như phải mất nhiều năm nữa trước khi loại vắc-xin này xuất hiện dưới dạng đông-khô giống như loại vắc-xin cũ.

    Quy trình chủng ngừa bằng loại vắc-xin cũ rất đơn giản.

    ĐIỀU TRỊ:
    TẤT CẢ VẮC-XIN ĐỀU PHẢI TRỮ TRONG TỦ LẠNH!

    Vắc-xin được trữ trong hai lọ, một lọ là dạng bột hay bánh, lọ kia là dịch pha.

    Bạn trộn hai lọ với nhau. Dùng xy-lanh và kim thanh trùng, bạn chích cho gà con một liều ngay dưới da.

    Tôi nhận thấy đa số mọi người chỉ ấp nở vài con vào tuần này, rồi lại thêm vài con nữa vào tuần sau bởi vậy sẽ rất tốn tiền nếu trộn hết cả lọ cho có vài con gà.

    Điều bạn có thể làm là lấy ¼ lượng bột, rồi canh dịch pha và đổ khoảng ¼ vào lượng bột ở trên. Rồi đặt ¾ PHẦN CHƯA TRỘN VÀO LẠI TỦ LẠNH cho lần ấp nở kế tiếp.

    Một khi đã trộn, bạn phải dùng hết trong vòng từ 2 đến 4 tiếng.

    Nhớ giữ kim sạch sẽ bằng cách ngâm nó trong cồn và đảm bảo ly đựng vắc-xin phải tuyệt đối sạch [thường đun sôi trong 20 phút để tiệt trùng].

    Với gà một ngày tuổi, liều chỉ định là 2/10 cc nhưng nhiều hơn cũng không sao nên tôi chích mỗi con ¼ cc.

    Chích ngay dưới da, bất cứ chỗ nào mà bạn thấy dễ thực hiện; sau gáy, ngực hay chân. Chỉ cần kéo da lên và đâm mũi kim vào bên dưới.

    NEWCASTLE
    Dường như có rất nhiều quan tâm dành cho bệnh Newcastle và đó là lý do tôi cảm thấy cần viết những thông tin chính xác về bệnh này để không xảy ra bất kỳ ngộ nhận nào về nó.

    Newcastle là loại bệnh lay lan nhanh [còn gọi là bệnh dịch tả gà, gà rù].

    Nó có thể lây từ gà bệnh, từ chuột hay từ chính bạn khi bạn đến một sân gà nhiễm bệnh và quay về sân gà của mình.

    Nếu gà mái bị bệnh thì trứng của nó sẽ nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm này hoặc giết chết bào thai trong trứng hoặc lan sang máy ấp và gà con sẽ nhiễm bệnh.

    Ở gà con, triệu chứng là thở gấp, ho, thở khò khè, chúng hầu như luôn phát ra tiếng chíp khàn đục, sau đó các triệu chứng căng thẳng xuất hiện.

    Gà sẽ bị liệt toàn thân hay một phần, một số con quay mòng mòng, một số vặn vẹo cổ, thậm chí một số còn nhào lộn.

    Gà lớn không có triệu chứng căng thẳng, nhưng có vấn đề về hô hấp, thở gấp, ho.

    Gà mái sẽ ngừng đẻ, chúng sẽ bỏ ăn và trở nên suy nhược. Trứng đẻ ra bị dị dạng.

    Không mấy con gà lớn bị chết. Chúng cần được bổ sung vitamin và kháng sinh vào nước uống để ngăn ngừa lây nhiễm cơ hội [bội nhiễm].

    Chúng cần lượng vitamin A cao bởi virus Newcastle cướp chất này từ khẩu phần của chúng.

    Newcastle là bệnh gây ra bởi virus nên một khi bị mắc bệnh, KHÔNG CÓ CÁCH CHỮA! Các bệnh liệt đồng Range Paralysis (Marek), đậu gà, viêm phế quản truyền nhiễm .v.v. cũng gây ra bởi virus và không có cách chữa trị.

    Nếu ai đó phát minh ra loại thuốc chữa được bệnh do virus thì tôi dám chắc rằng người đó sẽ là ứng viên cho giải Nobel về Y học.

    Bây giờ bệnh virus sẽ diễn biến và nếu bạn có một bầy gà mạnh khỏe, thì bạn sẽ không mất nhiều gà lớn.

    Bạn có thể làm gì với bệnh Newcastle? Cá nhân tôi cho rằng bạn chẳng thể làm gì trừ phi có một ca bệnh được ghi nhận ở khu vực của mình, thì bạn cần chủng ngừa cho gà nhà.

    Cách dễ nhất để chủng ngừa là hòa loại vắc-xin tổng hợp Newcastle và Bronchitis vào nước uống.

    Khi bạn chủng ngừa cho gà, cơ thể chúng sẽ phát triển kháng thể để chống loại loại bệnh mà bạn nhắm đến, việc này được gọi là sự miễn dịch.

    Sự miễn dịch của gà đối với bệnh Newcastle chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, điều này có nghĩa là bạn phải tái-chủng-sau-mỗi-bốn-tháng để đảm bảo bầy gà không bị mắc bệnh Newcastle.

    Nhiều người nói rằng nếu bạn chủng ngừa bầy gà rồi đưa một con gà mới vào sân thì nó sẽ bị nhiễm bệnh. Điều này hoàn toàn không đúng sự thật bởi những loại vắc-xin mới được gọi là “nhược độc” (attenuated) tức là virus bị làm suy yếu đến mức chỉ đủ mạnh để kích thích phản ứng miễn dịch ở gà được chủng ngừa, nhưng không đủ mạnh để lây cho gà khác!

    POX (ĐẬU)
    FOWL POX, CHICKEN POX, CANKER, SORE HEAD, DIPHTHERIA

    Bệnh đậu gà có hai loại, đậu ướt (Wet Pox) và đậu khô (Dry Pox).

    Đậu khô thể hiện những mụn vảy ở phần thân không mọc lông của gà. Đậu khô không mấy nguy hiểm và diễn biến trong khoảng 3 tuần.

    Hòa vitamin và kháng sinh vào nước uống sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm cơ hội.

    Đậu ướt có thể tấn công gà ở mọi độ tuổi. Bệnh lây lan tương đối chậm.

    Bệnh đậu tấn công gà, gà tây, trĩ, cút, vịt, quạ, yến hót, chim sẻ và bồ câu.

    TRIỆU CHỨNG:
    Nổi mụn [wart-like, như mụn cóc] trên mặt, mồng, tích, chân, đít hay ngón.

    Những triệu chứng này đầu tiên sẽ xuất hiện ở vài con. Mụn đậu ướt có thể hình thành trong miệng và cổ họng.

    Những mụn này trông như bệnh lở họng Canker. Mụn trong cổ họng có thể khiến gà bị chết ngạt.

    Những mụn này có mùi tanh hôi (stink) và giống như triệu chứng của bệnh Coryza, bề ngoài như lớp trứng chiên bên trong cổ họng.

    Virus có thể phát tán qua không khí, nhưng thường lây lan từ muỗi.

    Virus phải thâm nhập qua vết cắt trên da. Không được tỉa hay cắt mồng khi bệnh đậu đang hiện diện trong sân của bạn.

    Một số muỗi trú đông trong lồng hay nhà trại của bạn, đó là lý do tại sao chúng ta thấy những đợt bùng phát bệnh xảy ra vào những tháng mùa đông.

    Diễn biến bệnh (course) thường kéo dài từ 3 đến 4 tuần ở gà.

    Khi gà lành bệnh, nó sẽ trở nên miễn nhiễm.

    Bệnh đậu là bệnh do virus và không có thuốc chữa.

    ĐIỀU TRỊ:
    Nếu gà con của bạn bị mắc bệnh đậu, bạn có thể chủng ngừa vắc-xin gà con Chick Pox (Pigeon Pox) ở độ tuổi từ một ngày cho đến ba tuần. Rồi ở tuần thứ mười hai, chủng ngừa lại toàn bộ bầy gà rồi lặp lại vào một năm sau.

    Với gà trên ba tuần tuổi, hãy sử dụng loại vắc-xin đậu gà thông thường (Fowl Pox Vaccine).

    Vắc-xin đậu gà có 2 lọ, một chứa dịch pha và một chứa bột thuốc. Trộn hai lọ với nhau và sử dụng mũi chủng kèm theo, nhúng vào dung dịch và đâm vào mặt dưới của màng cánh. Đảm bảo đâm vào vùng không có lông bởi lông có thể quét vắc-xin khỏi mũi chủng.

    Bảy đến mười ngày sau khi chủng, có thể có vết sưng hay đóng mày tại vị trí chủng, điều này chứng tỏ vắc-xin hoạt động tốt.

    Vắc-xin đậu gà thông thường KHÔNG ĐƯỢC DÙNG CHO BỒ CÂU, CHỈ SỬ DỤNG VẮC-XIN GÀ CON (CHICK POX VACCINE).

    Gà tây nên được chủng ngừa lần đầu lúc 8 tuần tuổi rồi lặp lại và 3 hay 4 tháng sau. Chủng vào đoạn giữa đùi.

    Gà tây có xu hướng giấu đầu dưới cánh khi ngủ, do đó việc chủng màng cánh có thể khiến cho mắt của chúng bị khó chịu.

    Một khi vắc-xin được trộn, nó phải được sử dụng hết trong vòng từ hai đến ba tiếng.

    Vắc-xin không sử dụng hết phải được tiêu hủy ngay lập tức bằng cách đốt hay chôn.

    PULLORUM-TYPHOID (BẠCH LỴ-THƯƠNG HÀN)
    SALMONELLA-PARATYPHOID (PHÓ THƯƠNG HÀN)

    Tôi sắp sửa nói về ba loại bệnh khác nhau bao gồm bạch lỵ (Pullorum), thương hàn (Typhoid) và phó thương hàn (Paratyphoid). Tuy nhiên, chúng ta sẽ gộp chung ở đây bởi vì các triệu chứng rất giống nhau mà chỉ có các phòng xét nghiệm mới có thể xác định chính xác cái nào là cái nào.

    Nhưng lý do quan trọng nhất cho việc kết hợp cả ba loại đó là cùng một loại thuốc sẽ có tác dụng cho cả ba loại.

    Nhóm vi khuẩn (mầm bệnh) gây ra những bệnh này được gọi là Salmonella, có đến cả trăm loài khác nhau được phát hiện trên gà bệnh.

    Đây là loại mầm bệnh rất mạnh bởi chúng có thể tồn tại trong nước hồ lâu đến 4 tháng, chúng có thể tồn tại trong lớp trải nền hơn một tháng và đến gần một năm trên vỏ trứng.

    Tuy nhiên, khuẩn Salmonella dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt và chất sát trùng.

    Tất cả những loại bệnh như thế này đều lây qua trứng, nó có thể lây qua đường tiếp xúc với gà khác trong máy ấp, rồi có thể phát tán bệnh bằng thức ăn nhiễm bẩn. Chuột cống, chuột nhắt và bồ câu đều mang những mầm bệnh này.

    Bệnh cũng có thể lây lan qua con người và dụng cụ di chuyển từ trại này sang trại khác.

    Với tình hình kể trên, việc kiểm soát vệ sinh khắt khe là rất quan trọng.

    Vệ sinh và sát trùng mọi dụng cụ, tiêu diệt ruồi, khống chế số lượng chuột cống và chuột nhắt, đuổi bồ câu hoang, chim sẻ và những loài chim hoang khác khỏi trại gà của bạn.

    Nếu bạn thấy vấn đề ở máy ấp, lồng úm hay chuồng nuôi thì có thể sát trùng chúng bằng Clorox hay Germex. Hòa theo tỷ lệ bốn muỗng trà Clorox vào mỗi gallon nước và ngâm toàn bộ dụng cụ hay lồng. Với Germex, làm theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

    TRIỆU CHỨNG:
    Các triệu chứng cần lưu ý bao gồm: gà chết ngay sau khi nở, gà con có xu hướng rúc vào nguồn nhiệt với cánh sệ, đầu gục xuống và lông xơ xác.

    Bỏ ăn, yếu ớt; thường có phân trắng (dính đít); thở nặng nhọc.

    Ở gà lớn, có hiện tượng bỏ ăn, khát nước và trong một số trường hợp rất nặng có thể tiêu chảy ra phân xanh, mồng và tích trở nên héo quăn và xanh xao.

    Bất cứ khi nào có con đổ bệnh và chết, bạn nên mổ ra và xem bệnh tích. Điều này rất hữu ích trong việc xác định một bệnh nhất định, từ đó việc áp dụng loại thuốc phù hợp sẽ dễ dàng hơn nhiều.

    Những bệnh tích gây ra bởi bạch lỵ, thương hàn và phó thương hàn như sau: ở gà con bạn có thể thấy lòng đỏ không tiêu hết và có chất nhầy (cheesey); có thể thấy những đốm nhỏ màu trắng hoặc xám trên gan; viêm đường tiêu hóa; xuất huyết phổi; phù gan, tim và lá lách.

    Ở gà lớn, bạn sẽ thấy tim, gan, lá lách và thận bị phù, ruột tịt (ceca) có thể bị sưng.

    Ở gà mái, buồng trứng (chùm trứng non) có màu từ nâu đến xanh lục [bình thường màu vàng], biến dạng và một số trái có thể rụng ra và lọt vào xoang bụng.

    Ở gà trống trưởng thành, nội tạng có thể bị phù ngoại trừ tinh hoàn (testes) có thể bị teo và nhỏ hơn nhiều so với kích thước bình thường.

    Bây giờ bạn thử nghĩ mà xem, nếu tinh hoàn bị nhiễm bệnh và teo nhỏ đi nhiều, thì nó sẽ không thể cản mái được nữa.

    Bởi vì những bệnh này gây ra bởi vi khuẩn chứ không phải virus nên chúng có thể được chữa trị bằng kháng sinh. Tôi sẽ đưa ra danh sách thuốc và cách sử dụng chúng, nhưng bạn phải luôn nhớ rằng bệnh có thể lây lan qua trứng, máy ấp .v.v.

    Vì vậy bạn phải áp dụng quy trình vệ sinh khắc nghiệt và làm sạch toàn bộ dụng cụ của mình. Trứng có thể được nhúng trong Germex trước khi chuyển cho mái ấp.

    ĐIỀU TRỊ:
    Với gà con, cách điều trị tốt nhất là hòa bột AMIFUR (Nitrofurazone) theo tỷ lệ ½ muỗng trà mỗi gallon nước uống từ ngày 1 cho đến 1 tháng tuổi.

    Cách điều trị thứ nhì là hòa Sulquin 6-50 (Sulfaquinoxaline) theo tỷ lệ 1 ½ muỗng trà mỗi gallon nước uống trong 2 ngày, rồi 2 ngày chỉ uống vitamin, rồi 2 ngày nữa với Sulquin.

    Bột Fermycin và Neomycin cũng chứng tỏ là có tác dụng với tỷ lệ 1 muỗng trà mỗi gallon nước uống trong từ 3 đến 4 tuần.

    Với gà lớn, cách điều trị tốt nhất là hòa bột AMIFUR (Nitrofurazone) theo tỷ lệ 1 muỗng trà mỗi gallon nước uống trong 5 ngày.

    Cách thứ nhì là hòa Sulquin theo tỷ lệ 1 ½ muỗng trà mỗi gallon nước uống trong 3 ngày, nghỉ 1 ngày, rồi 3 ngày nữa với Sulquin. Fermycin và Neomycin cũng có tác dụng trong việc điều trị nhiễm khuẩn Salmonella ở gà trưởng thành.

    Với những ai không quan tâm đến chi phí điều trị, cách tốt nhất đối với gà con là chích Spectinomycin ở một ngày tuổi, Việc này sẽ hạn chế bệnh do Salmonella ở gà con.

    Chích ½ cc Garasol (Gentamicin) vào cơ ngực vào buổi sáng và buổi tối trong từ 3 đến 5 ngày, đến nay đây là cách điều trị tốt nhất đối với gà lớn, nhưng nó tốn tiền.

    DĨ NHIÊN, KHÔNG THỂ ĐỀ CẬP HẾT TOÀN BỘ CÁC LOẠI BỆNH TRONG KHUÔN KHỔ CUỐN SÁCH NÀY. TUY NHIÊN, NHIỀU BỆNH KHÁC NỮA ĐƯỢC ĐỀ CẬP Ở PHẦN HỎI ĐÁP!
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/14
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Ký sinh

    Trong chương này, chúng ta sẽ bàn về hai loại ký sinh. Nội ký sinh sống bên trong cơ thể gà (giun sán) và ngoại ký sinh sống bên ngoài cơ thể gà (rận, bét .v.v.).

    Điều quan trọng bạn cần hiểu rằng gà nhiễm giun thông qua việc ăn côn trùng, bà chằng [hay sên trần], ốc sên, bọ cánh cứng, kiến, gián, trùn đất, ruồi .v.v. Chúng cũng nhiễm giun vì ăn phải trứng giun trong phân gà hay nền đất.

    Bao lâu thì bạn phải tẩy giun cho gà? Điều đó tùy thuộc vào mức độ tiếp cận của chúng với các vật chủ trung gian, chẳng hạn với con sống ở các bang miền bắc và vào giữa mùa đông, thì nó chẳng cần phải tẩy giun cho đến khi đám sâu bọ xuất hiện vào mùa xuân. Với con sống ở các bang miền nam và thời tiết nóng ẩm thì phải tẩy giun thường xuyên hơn nhiều.

    Có nhiều loại nội ký sinh, những ở đây chúng ta chỉ bàn đến những loại phổ biến nhất.

    GIUN TÓC (CAPILLARY WORM)
    Nhiều người có bầy gà chậm lớn, mặt xanh xao, ngảnh ăn .v.v. đưa chúng đến phòng xét nghiệm và kết quả trả về nói rằng chúng bị nhiễm giun tóc.

    Giun tóc có thể gây ra rất nhiều vấn đề ở gia cầm. Có sáu loài giun tóc, một số khu trú trong diều và thực quản, trong khi số khác tập trung ở ruột và ruột tịt (cecum). Khi gà bị nhiễm giun tóc, chúng trở nên ủ rũ, gầy yếu, một số con có triệu chứng tiêu chảy.

    Gà không thích vận động trừ phi bị thúc ép. Đôi khi gà chỉ đứng sớ rớ với đầu gục sát vào thân.

    Trùn đất là vật chủ trung gian của giun tóc. Điều này có nghĩa trứng của giun tóc được thải qua phân, rồi trùn đất ăn trứng giun rồi gà lại ăn trùn đất và do đó bị nhiễm giun tóc.

    Trong hoàn cảnh này, chúng ta thấy rằng việc cho ăn trùn đất là hoàn toàn không tốt đối với gà.

    Giun tóc loài giun mảnh mai như sợi tóc, màu trắng. Chúng có thể được nhìn thấy một cách dễ dàng bằng kính lúp ở diều, ruột và ruột tịt.

    GIUN NĨA (GAPEWORM)
    Giun này gây ra triệu chứng mà chúng ta gọi là “thở hốc” (gape). Gà há hốc miệng vì khó thở.

    Giun khu trú trong khí quản [còn gọi là giun khí quản], nó lớn rất nhanh và nếu không kịp khống chế, thì sẽ làm nghẽn khí quản và gà bị chết ngạt.

    Giun nĩa là một loại giun tròn và có màu đỏ, con đực tự đính vào con cái tạo thành hình chữ Y [nguồn gốc của cái tên “giun nĩa”].

    Loài giun này dễ phát hiện khi giải phẫu khí quản (trachea/windpipe).

    Gà bị nhiễm giun nĩa vì ăn trùn đất, sên và bà chằng.

    Trứng giun nĩa có thể tồn tại trong cơ thể trùn đất lâu đến 4 ½ năm và trong ốc sên hay bà chằng lâu đến 1 năm.

    Trứng giun nĩa có thể được gà bệnh ho văng ra, hoặc nuốt vào rồi thải qua phân. Nếu gà khác ăn phải trứng này thì chúng sẽ bị nhiễm giun nĩa.

    SÁN DÂY (TAPEWORM)
    Sán dây là một loại giun dẹp với nhiều đốt (segment) dọc thân, những đốt này rụng và được thải ra ngoài qua phân.

    Sau đó chúng được côn trùng ăn vào, rồi gà lại ăn côn trùng và bị nhiễm sán.

    Ngoài côn trùng (insect), những vật chủ trung gian khác của sán bao gồm ốc sên, bà chằng, trùn đất, bọ cánh cứng, kiến, cào cào, ruồi .v.v. [bốn con sau cũng là côn trùng mà thôi, không rõ tác giả ám chỉ “insect” là con nào?].

    Do đó, chúng ta phải biết rằng nếu gà được chăn thả ngoài bãi nơi có thể tiếp cận với côn trùng .v.v. thì chúng dễ bị nhiễm sán.

    GIUN ĐŨA (ROUNDWORM)
    Loài giun phổ biến nhất ở gia cầm là giun đũa. Chúng có thể dài trên 3 inch [7.6cm], chúng có thể dễ dàng được phát hiện khi mổ ruột.

    Có một ghi nhận thú vị rằng giun đũa cái có thể đẻ đến 5000 trứng mỗi ngày, trứng có thể nhiễm cho gà khác thông qua đất, phân, thức ăn và nước uống.

    Trứng có vỏ chắc chắn vốn có thể chống chọi với chất hóa học, nhiệt và lạnh vì vậy chúng có thể tồn tại rất lâu trên nền đất.

    Khi gà ăn phải trứng giun đũa, trứng sẽ nở ra trong ruột, bảy ngày sau khi nở giun con chui vào niêm mạc ruột nơi chúng trú ngụ trong khoảng 10 ngày.

    Nếu bạn tẩy giun vào thời điểm giun con đang trú ngụ trong niêm mạc ruột thì thuốc tẩy không làm gì được chúng và đó là lý do bạn phải tẩy lặp sau lần tẩy đầu tiên 10 ngày!

    [Roundworm theo nghĩa thông thường là ngành giun tròn Nematoda, bao gồm cả giun tóc, giun nĩa và giun mắt, nhưng một số tác giả lại dùng với nghĩa “giun đũa”, tức giun tròn cỡ lớn ở gà; ngoài ra giun đũa ở người là một loài khác]

    GIUN KIM (CECAL WORM)
    Gà có hai túi dài, mảnh ở hai bên ruột, những túi cụt này được gọi là ruột tịt (cecas), giun kim sống ở đầu của ruột tịt.

    Chúng là loài giun nhỏ màu trắng, dài độ ½ inch [1.25cm] và dễ dàng được phát hiện khi mổ ruột tịt.

    Gà bị nhiễm giun kim khi ăn phải trứng vốn được gà bệnh thải ra qua phân.

    Giun kim là nguồn lây bệnh đầu đen Blackhead và vì lý do này mà phải giữ để gà và gà tây không bị nhiễm giun kim.

    GIUN MẮT (EYE WORM)
    Ở một số bang miền nam và nhất là ở Hawaii và Philippines, gà thường bị nhiễm giun mắt gọi là Mansoni Eye Worm.

    Đấy là những con giun màu trắng trú ngụ trong khóe mắt gây sưng tấy.

    Gà bị nhiễm giun mắt vì ăn phải gián.

    Nếu bạn gặp vấn đề giun mắt, mỗi ngày nhỏ ba giọt Vet-Rx trực tiếp vào mắt trong ba ngày.

    Nếu việc này không có tác dụng, mỗi ngày nhỏ ba giọt Ivomec trực tiếp vào mắt trong ba ngày, đồng thời chích ½ cc Ivomec vào da gáy hay cơ ngực.

    ĐIỀU TRỊ:
    Tần suất tẩy giun tùy thuộc vào mức độ tiếp cận của gà với côn trùng và phân của gà khác. Gà con thả rông cần tẩy giun thường xuyên hơn so với những con được nhốt lồng.

    Piperazine chỉ tẩy được giun đũa.

    Levamisole dùng để tẩy giun nĩa, giun tóc và một ít giun đũa.

    Ivomec tẩy được hầu hết các loại giun ngoại trừ sán.

    Wormal dạng viên và hạt cốm tẩy được sán, giun kim và giun đũa.

    NGOẠI KÝ SINH
    Ngoại ký sinh (extenal parasites) luôn là vấn đề đối với các nhà chăn nuôi gà vườn.

    Rận, bét .v.v. luôn được mang đến sân gà của bạn từ đám chim hoang. Một khi đã bám trụ, rất khó loại chúng khỏi bầy gà và lồng nuôi.

    Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến các loại ngoại ký sinh phổ biến và quy trình xử lý chúng.

    Điều quan trọng bạn cần hiểu rằng một số loại ký sinh này hút máu trong khi số khác chỉ đục khoét và ăn lông.

    VE (BLUE BUG)
    Tôi nhận được nhiều thư từ gửi đến từ Texas và các bang vùng Vịnh [Mexico] hỏi về việc xử lý “bọ xanh” (blue bug). Một số người tuyên bố cách duy nhất để tiêu diệt loại ký sinh này khỏi sân gà của bạn là đốt bỏ chuồng gà.

    Cách làm quyết liệt này cũng không thể loại bỏ loài bọ này khỏi sân gà của bạn như tôi giải thích sau đây.

    Bọ xanh là loài ve ở gà (Fowl Tick), chúng còn được biết dưới các tên ve gà (chicken tick), tampan và ve gạch (adobe tick).

    Loài ve này cũng tấn công cả gà tây, vịt, ngỗng, gà sao (guinea fowl), bồ câu, yến hót (canary), cu (dove), chim ưng (hawk), ác là (magpie), cút, chim sẻ và đôi khi cả gia súc, chó và người.

    Nếu ve không ăn gì một thời gian, chúng sẽ có màu từ xám đến nâu-đỏ, sau khi hút máu chúng sẽ chuyển thành màu xanh, từ đó mới có tên bọ xanh (blue bug).

    Ve cái có thể đẻ từ 500 đến 900 trứng trong từ 4 đến 5 buồng (batch). Những trứng này được đẻ trong khe hay kẽ lồng, hoặc chúng rời khỏi lồng và đẻ trong vỏ của những cây gần đó hay bất cứ chỗ nào an toàn cách xa trại gà.

    Do đó, bạn nên hiểu rằng việc đốt bỏ chuồng gà cũng không loại hết được ve và chúng sẽ trở lại sau khi chuồng mới được dựng xong.

    Những con ve này không dễ tiêu diệt, nhưng một khi chúng ta nắm được vòng đời của chúng thì sẽ giúp ích trong việc thiết lập lịch xịt thuốc.

    Trứng sẽ nở trong vòng từ 6 đến 10 ngày sau khi đẻ nếu thời tiết ấm áp, và lên đến 3 tháng nếu thời tiết lạnh lẽo.

    Ve con sau khi nở từ 4 đến 5 ngày rất đói bụng và bắt đầu tìm kiếm thức ăn, mà nhiều khả năng đó chính là bầy gà của bạn.

    Chúng hút máu gà trong từ 4 đến 5 ngày rồi rời đến chỗ an toàn nơi chúng lột xác (molt) thành hình thái kế tiếp trong vòng đời của mình vốn mất từ 3 đến 9 ngày.

    Ở hình thái này chúng chỉ ra kiếm ăn vào ban đêm, nhưng cũng ở hình thái này chúng có thể nhịn đói lâu đến 15 tháng, chúng sẽ hút máu từ 10 đến 45 phút rồi rời đi và ẩn náu trong từ 5 đến 8 ngày khi chúng lột xác lần nữa.

    Sau lần lột xác này chúng trở thành ve trưởng thành, và trong vòng vài ngày đã sẵn sàng hút máu và giao phối, sau khi giao phối chúng đẻ trứng từ 3 đến 5 ngày, tất cả những việc này diễn ra từ 7 đến 8 tuần khi thời tiết ấm áp, dài hơn nếu thời tiết lạnh lẽo.

    Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng ve trưởng thành có thể sống lâu đến 4 năm mà không cần hút máu!

    Như đã nói ở trên, đây không phải là loài ký sinh dễ tiêu diệt, nhưng giờ đây khi chúng ta đã nắm được vòng đời của chúng, chúng ta phải xịt lồng và những vùng xung quanh lồng mỗi tuần trong tám tuần liên tục và việc này sẽ phá vỡ vòng đời của chúng.

    Tôi sẽ hòa theo tỷ lệ 4 muỗng canh Malathion với một gallon dầu diesel, lý do sử dụng dầu diesel là vì nó ngấm sâu vào vỏ cây và duy trì tác dụng lâu hơn là nước.

    Sẽ tốt nếu xịt một tuần bằng Malathion rồi tuần kế tiếp bằng Chlordane hay Sevin, bằng cách này ve không thể đề kháng với một trong các loại thuốc diệt côn trùng (insecticide).

    Với gà, chỉ cần bôi Black Leaf 40 vào đít là đủ bởi ve cũng chẳng ở lâu trên mình gà quá một giờ và Black Leaf sẽ giết chúng.

    Nếu bạn nhúng chạc vào thuốc diệt côn trùng và dầu diesel thì ve sẽ bị giết trước khi chúng đến được gà vào ban đêm!

    MÒ ĐỎ (CHIGGER)
    Mò đỏ thực chất là ấu trùng của con bét rất nhỏ. Chúng là vấn đề nghiêm trọng ở các bang miền nam.

    Loài ký sinh này tấn công gà, gà tây và đôi khi cả con người.

    Ở gia cầm, ấu trùng sẽ bám vào cánh, ngực và cổ, chúng tiết ra một chất độc gây khó chịu và ngứa ngáy, đây có thể là nguyên nhân khiến một số con gà tự đuổi và cắn đuôi và cánh của chính mình.

    Mò đỏ hút máu gà trong vòng vài ngày, rồi rụng xuống để lại những vết loét như mụn trứng cá và có thể thấy qua kính lúp bằng cách vạch lông và kiểm tra da.

    Bởi vì mò đỏ là ấu trùng và không phải bét trưởng thành, chúng không dễ bị tiêu diệt, tôi đề nghị bạn sử dụng một sản phẩm gọi là Permaban và nhúng toàn bộ gà vào dung dịch này, lặp lại sau mỗi ba tháng cho đến khi vấn đề được xử lý.

    RẬN (LICE)
    Có bảy loài rận tấn công gà và ba trong số đó tấn công gà tây.

    Rận làm gà khó chịu và chúng rất quấy (restless) và không ngủ yên hay ăn uống tốt.

    Chúng sẽ phá hư lông vì mổ và gãi. Rận sống thường trực trên mình gà và sẽ chết rất nhanh nếu bị bắt ra.

    Bạn có thể phát hiện rận khi kiểm tra vùng xung quanh đít, cũng để ý những chùm trứng trắng nằm ở chân lông.

    Để diệt rận, hãy sử dụng Malathion, Black Leaf 40 hay Sectrol.

    BÉT (RED MITE)
    Bét là loài hút máu nên chúng rất hại gà, với số lượng lớn chúng làm mất máu đủ nhiều để gây ra bệnh thiếu máu và làm giảm sản lượng trứng.

    Ở gà con, chúng hút máu đủ nhiều để khiến gà bị chết.

    Bét không sống thường trực trên mình gà, chúng thường ra kiếm ăn vào ban đêm, vào ban ngày chúng trốn trong kẽ hay khe nối giữa chạc và lồng.

    Chúng có màu xám khi đói và sau khi hút máu chuyển thành màu đỏ.

    Sẽ tốt nếu bạn đi ra vào ban đêm và dùng đèn pin kiểm tra chạc, bét dễ dàng được phát hiện khi chúng bò trên chạc.

    Phương pháp hiệu quả nhất để diệt bét như sau, quét chạc bằng dung dịch Malathion nguyên chất.

    Với gà, bôi Malathion, Black Leaf 40 hay Sectrol.

    MẠT (FEATHER MITE)
    Mạt sống trên phiến lông hay đào hang trong quản. Một số con đào bới ở vùng da gần chân lông, sự khó chịu này sẽ dẫn đến hiện tượng mổ và bứt lông.

    Mạt sống thường trực trên mình gà, một số con ăn phiến lông, số khác ăn phần lông gần gốc.

    Mạt rất khó tiêu diệt, một số con trốn trong ống lông (shaft) và thoát được tác dụng của thuốc diệt côn trùng.

    Do đó chúng ta cần một sản phẩm có tác dụng lâu dài trên lông,

    Sản phẩm tốt nhất vào lúc này là Permaban, hòa theo tỷ lệ một muỗng trà mỗi gallon nước và nhúng gà vào dung dịch. ĐỪNG CHO THÊM XÀ BÔNG.

    SÙNG CHÂN (SCALY-LEG MITE)
    Loài ghẻ này trú ngụ bên dưới các vảy ở cán và ngón.

    Con sùng sống thường trực trên mình gà và chỉ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh.

    Vảy sẽ dày và sần sùi trông rất xấu xí. Sự khó chịu khiến gà mổ vào chân và ngón.

    Không may, một khi vảy bị sùi lên, nó sẽ không bao giờ trở lại bình thường và gà có bề ngoài xấu xí vĩnh viễn.

    Cách điều trị tốt nhất mà tôi thấy là dùng bất kỳ sản phẩm trị ghẻ nào dành cho chó, bôi chúng khắp bề mặt chân và ngón ba lần mỗi tuần trong từ hai đến ba tuần.

    BỌ CHÉT (STICKTIGHT FLEA)
    Bọ chét dường như hoành hành mạnh hơn ở những vùng đất cát.

    Tuy nhiên, chúng ta có vấn đề với chúng ở nhiều vùng trong nước.

    Bọ chét rất dễ nhảy ra khỏi mình gà, bạn có thể dùng thuốc diệt bọ chét loại tốt và bôi lên những vùng không có lông nơi bọ trú ngụ.

    Tuy nhiên, vấn đề thực sự nằm ở chỗ chúng đẻ trứng trong cát hay lớp trải nền và đấy là nơi mà chúng sinh sôi và quay trở lại gà nếu chúng ta không xử lý nền đất.

    Điều quan trọng là bạn phải xử lý tốt nền đất bởi nếu không thì bạn sẽ mãi mãi gặp vấn đề.

    Cách điều trị thích hợp như sau: bạn rắc bột Malathion Dust 4% theo tỷ lệ 1 pound [0.45kg] mỗi 20 feet vuông [1.8m2]. Điều này có nghĩa rằng bạn phải rắc bột Malathion đủ dày như thể trong lồng có tuyết rơi.

    Nếu bạn phải giữ gà trong lồng cùng với bột Malathion, thì tôi đề nghị bạn cho ăn bằng chén trong một tuần cho đến khi bột ngấm vào đất.

    Quy trình ở trên là cách duy nhất để tiêu diệt bọ chét, vì vậy nếu bạn không áp dụng theo cách ở trên thì bạn không thể diệt được loài ký sinh này và vấn đề sẽ tồn tại hết năm này sang năm nọ.

    ĐIỀU TRỊ:
    Chỉ sử dụng bột diệt rận (Lice Powder) để xử lý tổ, nó không mấy tác dụng trong việc xua đuổi ngoại ký sinh khỏi gà.

    Với rận, bét .v.v. lấy chai xịt dung tích 1 pint [0.47 lít] cho vào 2 muỗng trà Malathion và một muỗng trà nước rửa chén, đổ đầy nước và xịt toàn thân gà.

    Sectrol dạng xịt hiệu quả trong việc trừ rận, bét và mạt. Xịt toàn thân gà. Sectrol tồn tại đến cả tháng trên lông gà.

    Black Leaf 40 rất tốt nhưng phải lưu ý dùng với liều lượng nhỏ. Nhúng một cây ngoáy tai (Q-Tip) vào thuốc rồi bôi lên đít gà.

    Permaban là sản phẩm rất tốt trong việc loại trừ hấu hết các loại ký sinh kể cả mạt. Hòa theo tỷ lệ một muỗng trà mỗi gallon nước và nhúng gà vào dung dịch, nhúng sâu đến mức chỉ còn con mắt nằm bên trên.

    Đừng cho thêm xà bông khi sử dụng Permaban bởi sản phẩm này cần thẩm thấu qua lớp dầu trên mặt lông.


    ===================================


    Ghi chú: ngoại trừ rận (lice) và bọ chét (flea) thuộc về lớp côn trùng (sáu chân), ve và những loài còn lại thuộc về lớp nhện (8 chân). Mạt (feather mite) và sùng chân (scaly-leg mite) thực chất là những loài ghẻ ăn lông hoặc da ở những vùng tương ứng trên cơ thể gà. Chúng sống thường trực trên cơ thể gà. Bét Dermanyssus gallinae (hay có người còn gọi là ve bét) (red mite) là loài có họ hàng với ghẻ và hút máu gà. Mò đỏ Leptotrombidium thực chất cũng là con bét nhưng tấn công và hút máu gà trong giai đoạn ấu trùng. Hai con này cũng như ve không sống thường trực trên cơ thể gà mà chỉ tấn công vào những thời gian (ban đêm) hay giai đoạn nhất định trong vòng đời của chúng. Thông tin ở đây rất quan trọng trong việc tiêu diệt các loài ngoại ký sinh ở gà.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/14
  6. ChienBinhTan

    ChienBinhTan Active Member

    Quá hữu ích... Thank anh Đ !!!!
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội