Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Kiểm soát pH trong ao nuôi

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về thủy sinh' bắt đầu bởi paddock, 7/9/14.

  1. paddock

    paddock New Member

    Cùng với việc kiểm soát tốt chất lượng con giống đầu vào thì việc kiểm soát chỉ số pH nước ao nuôi cũng là khâu vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của bất kỳ vụ nuôi nào.
    Ảnh hưởng của pH
    Khoảng pH thích hợp cho nuôi tôm 7,8 - 8,5. Nếu pH > 9 thì các Anomium (NH4+) sẽ chuyển thành Amonia (NH3) ảnh hưởng đến tôm. Khi pH < 6,5 thì các kim loại nặng (Fe, Cu, Hg, Pb…) dưới nền đáy ao sẽ giải phóng vào nước gây độc cho tôm. Đồng thời, pH thấp sẽ giảm sự tích trữ khoáng trong tôm, gây hiện tượng mềm vỏ khi lột xác.
    Cần duy trì pH 7,8 - 8,2 và biên độ dao động trong ngày của pH nhỏ hơn 0,3 là tối ưu nhất. Lượng CO2 sinh ra phụ thuộc vào khối lượng tôm nuôi. pH càng thấp thì càng tăng tính hòa tan của CO2 trong nước, làm axít hóa nước. Độ kiềm nước càng thấp thì biến động pH càng lớn. Nếu độ kiềm xuống thấp sẽ làm pH biến động lớn trong ngày, gây stress (sốc) và chết tôm.
    Kiểm soát pH
    Kiểm soát tỷ lệ N:p thông qua kiểm soát cân bằng dinh dưỡng và mật độ tảo. Hạn chế phát triển tảo lam bằng cách không để độ mặn xuống quá thấp(<5‰) và cho tôm ăn vừa đủ.Kiểm soát vi khuẩn trong ao thông qua bón chế phẩm sinh học định kỳ giúp ổn định pH nước và đất. Duy trì độ kiềm 100 - 150 mg/l (CaCO3).
    Trường hợp pH giảm thấp nên sử dụng vôi tôi, liều lượng 0,5 - 1 kg/100 m2 có thể bón từ 8 - 20 giờ. Khi pH biến động lớn (trên 0,5), dùng Super-Ca (180 - 300 kg/ha) vào buổi chiều hoặc bón dolomic, vôi tôi (1 - 2 kg/100 m2) để tăng độ cứng và hệ đệm nước ao.
    Khi pH tăng cao (> 8,3) vào buổi sáng, thì dùng đường 0,3 kg/1.000 m2 hoặc chế phẩm sinh học để phát triển hệ vi sinh vật phân hủy, tạo ra CO2 làm giảm pH. Trường hợp pH tăng cao đột ngột (> 9,0) vào ngày nắng to, có thể sử dụng formol (3 - 4 ml/m3) phun xuống ao.
    (Theo Thủy sản Việt Nam)
    Sử dụng thiết bị đo pH
    Nhắc đến thiết bị dùng để đo pH, chúng ta có thể nhắc đến các sản phẩm tiêu biểu như máy đo, bút đo và đặc biệt là các hộp test pH. Trong số đó, test pH của hãng Sera dùng để kiểm tra độ pH trong môi trường nước, nhất là các ao nuôi trồng thủy sản. Test pH Sera là sản phẩm test chuyên dụng mang lại kết quả nhanh, hiệu quả.

    [​IMG]

    1.Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
    2.Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.

    [​IMG]

    3. So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.
    4. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.

    [​IMG]

    Khi quý khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ với tincay.com theo địa chỉ sau đây để được tư vấn chi tiết:
    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
    Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
    Điện thoại: (08) 3720 6383 - Fax: (08) 3720 6720 - Mobile: 0903 908 671
    Email: tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội