Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Công dụng của bã mía

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi vhlit2003, 17/11/09.

  1. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    sưu tầm dc

    Thói quen dùng các chất thải trong sinh hoạt và chăn nuôi để nuôi cá hoặc thải trực tiếp xuống ao, hồ, sông, kênh, rạch... mà không qua bất kỳ hệ thống xử lý nào đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng động và gia tăng ô nhiễm môi trường. Nhằm góp phần cải thiện tình trạng trên, nhóm học sinh Lý Minh Trung, Nguyễn Hữu Tài, Lê Thụy Quỳnh Như, trường THPT An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã nghiên cứu và sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương là xơ dừa và bã mía để làm vật liệu xử lý nước thải trong các hộ chăn nuôi.

    Nhóm tác giả đã khảo sát 30 hộ gia đình chăn nuôi ở 2 xã An Lạc Thôn, Xuân Hòa và áp dụng thử nghiệm việc xử lý chất thải trước khi chảy ra ao cá và sông, rạch. Nhóm đã thu gom bã mía từ các xe bán nước mía quanh trường và khu vực chợ, sau đó phơi thật khô. Với các hộ nuôi cá, nhóm tạo một cái hố ngay sau nơi thoát chất thải, dùng nilon trải bên dưới tránh hiện tượng nước thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm. Với những hộ không nuôi cá, nhóm dùng cây sậy hoặc tràm... đóng thành hàng rào chắn một đầu của ao, nơi mà nước thoát ra sông, rạch với khoảng cách 1,5m. Sau đó, bã mía được thả xuống hố rồi dùng nẹp tre hay gạch to dằn lại tránh để bã mía nổi lên trong giai đoạn đầu. Sau 5 ngày, nước sau khi lọc không còn ô nhiễm và có thể dùng để nuôi cá rất tốt hoặc đưa thẳng vào hệ thống các sông, rạch. Kết quả khảo nghiệm cho thấy ưu điểm của bã mía là có khả năng thu và lọc các chất thải tốt hơn xơ dừa. Nước qua xử lý đã được kiểm nghiệm, đạt yêu cầu tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt.


    Trên cơ sở tập quán hoạt động trong chăn nuôi của người dân, kết hợp với khả năng lọc các chất thải của bã mía, nhóm đề xuất mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Bioga nhằm tái sử dụng chất thải trong chăn nuôi. Vật liệu lọc sau khi đã hết khả năng xử lý chất thải để cung cấp khí đốt và làm phân bón, cải tạo được đất trồng thay vì sử dụng phân bón hóa học. Phân thải từ các chuồng, trại chăn nuôi dùng ủ bioga cung cấp khí đốt cho gia đình. Sau một thời gian (một lứa nuôi) các chất thải trong hầm ủ đem ủ oai để bón cho cây trồng. Bã mía sau khi dùng làm hệ thống lọc cũng có thể ủ làm phân bón cho cây trồng. Nước trong các ao sau khi lọc có thể nuôi trồng thủy sản, tưới cho cây trồng./.
     
  2. Fantasy

    Fantasy Active Member

    Hay lắm, cám ơn vhlit2003
     
  3. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    như những bài viết trên thì ta có thể dùng bã mía lọc nước để nuôi cá, cũng có hình ảnh nhưng dạo này bận quá ko up dc
     
  4. cada_xanh

    cada_xanh New Member

    Thông tin này rất hay, bã mía sau khi lọc đem ủ làm phân bón là tốt nhất. Có lẽ hệ vi sinh trong mía do có đường cung cấp nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho hệ vi sinh phát triển phân hủy chất hữu cơ trong phân tốt hơn sơ dừa vốn chỉ là lọc cơ học. Còn lọc nước nuôi cá đá ở các trại cá đá, half moon thì lọc cát tốt nhất (cát lọc hạt 1-2mm và đã rửa sạch) vì hệ vi sinh phát triển có cả vi sinh có hại cho cá.

    Thân
     
  5. nhocchip_vt

    nhocchip_vt Active Member

    chưa tình luôn bã mía là phần thức ăn cho các sinh vật phù du.Phù du cá bột ăn mau lớn lem' khakha!
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội