Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Australia báo động vì cá ngoại lai có thể sống 6 ngày trên cạn

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi vnreddevil, 4/6/15.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-h...-lai-co-the-song-6-ngay-tren-can-3228034.html

    Các nhà khoa học cảnh báo một loài cá nước ngọt có khả năng sống trong môi trường nước mặn và ở trên cạn tới 6 ngày sẽ trở thành "hiểm họa" đối với các sinh vật bản địa của Australia một khi chúng đến được đất liền.

    [​IMG]
    Cá rô có thế sống 6 ngày trên mặt đất, đi chuyển bằng nắp mang và sống trong nước mặn. Ảnh: Guardian

    Theo nhà sinh thái học biển Nathan Waltham, ông cùng các đồng nghiệp ở Đại học James Cook phát hiện cá rô ở các vũng nước mặn trong chuyến thám hiểm tới các đảo hồi tháng 12/2014. Điều này gióng lên một hồi chuông cảnh báo do đó là vào mùa khô, nước tại các khu vực đất ẩm có mật độ muối rất cao, gấp đôi so với lượng muối trong nước biển, song loài cá này vẫn có thể sống được. Tuy nhiên, Tiến sĩ Waltham nhận định khả năng chúng có thể bơi qua đại dương để đến đất liền là rất thấp. Nguy cơ cao hơn là chúng "đi nhờ" các tàu đánh cá hoặc mắc vào lưới rồi được vứt lại.

    Tiến sĩ Waltham cho biết cá rô có thể thở trên mặt đất, trườn trên đất bằng nắp mang và vây trước, ngủ đông trong bùn suốt 6 tháng và nước mặn không phải là vấn đề đối với chúng. Phạm vi di chuyển của loài cá xuất xứ từ Đông Nam Á này rất lớn, chúng đã lan khắp Indonesia, Java và Papua New Guinea chỉ trong 4 thập kỷ. Loài cá nước ngọt này được phát hiện vào cuối năm 2005 trên đảo Boigu và Saibai, hai đảo tiền tiêu phía bắc của Australia, cách Papua New Guinea không đến 10 km và mũi York của Australia 160 km.

    Với đôi nắp mang cứng, cá rô là mối đe dọa đối với những loài cá ăn thịt bản địa. Các nhà khoa học đã phát hiện những xác cá chẽm (barramundi) và cá trê trên đảo Boigu và Saibai chết do ăn phải những con cá ngoại lai này và bị đôi nắp mang mắc tại cổ. Ngoài cá, những loài chim cũng có thể là nạn nhân của cá rô. Với khả năng chịu đựng cao, chúng có thể phát triển mạnh ở những điều kiện sống khắc nghiệt, gây ảnh hưởng tới sự sinh tồn của nhiều loài thủy sinh khác.

    Hiện nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Waltham đang tiến hành kiểm tra sức chịu đựng của cá rô đối với môi trường nước mặn, thiếu khí cũng như nhiệt độ khác thường nhằm tìm cách kiểm soát số lượng loài này và dự đoán xu hướng di cư của chúng.

    Nếu đến được đất liền, cá rô sẽ góp mặt trong danh sách những loài sinh vật xâm lấn đến từ Papua New Guinea trong đó vốn đã ghi danh cá trê, cá lóc, cá pacu, cá rô phi và cá sặc, những loài đe dọa đến sinh vật bản địa của Australia.

    Trang Nguyễn
     
  2. hocathaiduong

    hocathaiduong New Member

    éc nguy hiểm quá các bác ạ he he
     
  3. 0VuaBongToi0

    0VuaBongToi0 New Member

    VN không bao giờ có tình trạng này xảy ra ... ăn ko kịp đẻ nữa mà... hehe
     
  4. tramden0209st

    tramden0209st New Member

    người việt nm ko đi xâm chiếm nước ngoài đc thì để việc đấy cho các em cá lo nhé. kiều bào của chúng ta ở hải ngoại bây giờ đã có cơ hội đc hưởng thức hương vị quê nhà tươi ngon nhất và rẻ tuyệt vời .
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội