Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

“Túi thở” vận chuyển cá

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 16/1/11.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    “Túi thở” vận chuyển cá
    http://www.kordon.com

    “Túi thở” (breathing bag) là xu hướng mới trong ngành vận chuyển cá cảnh cũng như động vật thân mềm và cây thủy sinh. Màng nhựa đặc biệt của túi thở liên tục thải khí car-bo-nic và thẩm thấu ô-xy từ môi trường xung quanh vào nước trong túi. Điều này cung cấp nguồn ô-xy ổn định cho nhu cầu của cá và các loài thủy sinh khác.

    Mô tả sản phẩm
    Túi thở hiệu Kordon là giải pháp mới trong vận chuyển cá cảnh cũng như các loài động thực vật thủy sinh khác, kể cả vận chuyển đường xa hay thời gian dài. Nhóm phát triển sản phẩm của hãng Kordon cùng với các kỹ sư hóa học đã dựa vào một công nghệ mà ban đầu được nghiên cứu trong lĩnh vực quân sự/không gian và cải tiến để tạo ra loại túi thở hiện tại.

    Túi thở cho phép các phân tử khí đơn giản và phức tạp di chuyển qua thành chất liệu nhựa (plastic) – đặc biệt là các khí car-bo-nic và ô-xy – tạo ra loại “túi thở” thực sự so với loại “túi kín” thông thường. Chừng nào mà túi còn tiếp xúc với môi trường không khí xung quanh, sinh vật bên trong túi không bao giờ bị ngạt vì thiếu ô-xy.

    Tốc độ thoát của khí car-bo-nic cao gấp 4 lần so với tốc độ thẩm thấu của khí ô-xy, do đó túi không ngừng thải loại chất độc ra khỏi nước và thay thế bằng ô-xy. Hãng Kordon đã vận chuyển hàng triệu túi (hiệu “Sachets”) thức ăn tươi sống (trùn chỉ, ấu trùng artemia, bo bo, trùn kiếng…) dành cho cá cảnh, và hàng trăm ngàn loại túi thở để vận chuyển một cách thành công cá, các loài động vật rạn san hô và cây thủy sinh.

    --------------------------------------------------------------------------------

    Trước khi túi này được phát minh, loại túi duy nhất dùng để vận chuyển cá và các loài động vật thủy sinh thân mềm được làm bằng nhựa polyethylene và không có cơ chế trao đổi khí qua thành túi. Khi xử dụng túi “kín”, khí ô-xy – khi cần – phải được nạp vào túi trước khi cột.

    Quy trình này có nhiều vấn đề. Nồng độ ô-xy cao có thể gây cháy nổ. Việc nạp khí ô-xy cũng chiếm nhiều thể tích vận chuyển. Một khi nguồn ô-xy được tiêu thụ hết thì không thể bổ sung.

    Khí độc car-bo-nic do cá thải ra tan trong nước và thế chỗ khí ô-xy. Khí ô-xy trong túi có thể không đủ để cá hấp thu bởi vì (nhất là ở các nước kém phát triển), nguồn khí có thể bị ô nhiễm. Túi đựng nước cùng với một phần khí khiến nước sóng sánh trong quá trình vận chuyển, làm cá căng thẳng.

    --------------------------------------------------------------------------------

    [​IMG]

    Nguyên tắc áp dụng cho cá và các loài động vật thủy sinh
    Sau khi thả cá và các loài động vật thủy sinh vào túi thở, cột chặt túi mà không cần hoặc chỉ để một lượng không khí càng ít càng tốt.

    Ngoại trừ một số loại cá thở không khí mà chúng cảm thấy không thoải mái nếu thiếu lớp không khí bề mặt, cá nhanh chóng thích nghi với việc thiếu lớp không khí và chúng cũng không cần đến. Tốt nhất là không để chút không khí nào trong túi và như vậy nước cũng không bị sóng sánh, khiến cá đỡ mệt hơn. Việc này cũng giúp tiết kiệm không gian khi vận chuyển.

    Túi thở có thể được cột bằng các phương pháp thông thường: dây thun, vòng xoắn, vòng kim loại… Cách tốt hơn đển đóng túi một cách hiệu quả là ép nhiệt. Loại nhựa dùng làm túi thở bị dính lại dưới tác động của nhiệt. Phương phát ép nhiệt có thể được thực hiện nhanh hơn các phương pháp khác và cải thiện đáng kể tốc độ công việc. Trường hợp cần đóng nhiều túi, phương pháp này giúp giảm một cách đáng kể nhân công lao động.

    Đặc điểm
    Loại nhựa làm túi thở dai và mềm một cách đáng ngạc nhiên. Túi thường (regular) có độ dày 1.5 mil và túi lót (liner) có độ dày 3 mil (lưu ý: độ dày 1.5 mil = 1.5 phần ngàn/inch).

    Lực đâm nhỏ chẳng hạn như gai vây của cá thường không thể xuyên qua túi, và nếu có thì cấu trúc phân tử nhựa có xu hướng tái phục hồi hoặc giảm kích thước lỗ rò. Một số loài cá có thể làm rách hay bục túi nhựa. Chỉ bằng thử nghiệm và kinh nghiệm mới có thể quyết định cá thể nào có thể vận chuyển một cách an toàn, mà không bị rò rỉ. Tuy nhiên, kể cả khi có rò rỉ, chất hút ẩm trong thùng vận chuyển có thể xử lý, mà không để thoát ra ngoài.

    Với các loài cá gai vây cứng và động vật thủy sinh thân mềm làm rách tủi thở Kordon, tốt nhất nên sử dụng loại túi nhựa có lỗ, chẳng hạn như loại túi đựng nho, lót bên trong túi thở để làm giảm lực đâm. Với hầu hết các loài cá gai vây nhỏ, chỉ cần lồng hai túi thở là đủ, tốt nhất lớp bên trong được bao trong một hay nhiều lớp giấy ẩm. Cách nữa hơi hạn chế khả năng thở là châm nước vào cả túi thở bên trong lẫn bên ngoài. Tỷ lệ hạn chế thở là gần 50% trường hợp túi này lồng bên trong túi kia, mà nó ảnh hưởng khác nhau tùy vào mỗi loài thủy sinh. Người sử dụng cần thử nghiệm để biết việc lồng túi ảnh hưởng đến đâu.

    Túi thở hoạt động tốt khi được đóng gói trong thùng mút hay giấy các-tông. Thùng mút hay các-tông có tốc độ lưu chuyển khí cao dẫu được dán kín bằng băng keo. Không khí thường chứa 21% ô-xy, tức 210.000 ppm. Cá và các động vật thủy sinh thân mềm thường chỉ cần nồng độ ô-xy hòa tan vào khoảng 1-14 ppm là đủ.

    Chỉ cần một ít không khí lọt qua vách thùng là đủ cung cấp ô-xy cho túi thở. Điều này thậm chí đúng trong trường hợp vận chuyển trong khoang hành lý máy bay không được tạo áp suất. Vẫn có đủ ô-xy ở trên cao cho nhu cầu của các loài thủy sinh trong túi thở. Trong trường hợp đặc biệt, vẫn có thể bơm ô-xy vào túi thở như túi nhựa thông thường. Túi thở có thể lưu giữ khí ô-xy trong nhiều ngày trời.

    Nhiệt độ cao làm gia tăng khả năng “thở” của túi, tức tốc độ trao đổi các khí car-bo-nic và ô-xy.

    Khi sắp xếp túi thở trong thùng vận chuyển, tốt nhất nên ngăn riêng từng túi bằng bìa các-tông hoặc nhiều lớp giấy báo, giấy gói đồ, hay tấm mút để gia tặng diện tích tiếp xúc của túi bên trong thùng. Các vật liệu này hoàn toàn thẩm thấu không khí và ô-xy.

    Không nên đựng túi thở bên trong túi thường. Túi nhựa thường không thể thở nên ngăn cản công năng của túi thở.

    Trong các thử nghiệm, những loài cá, cả nước ngọt lẫn nước mặn, phải sống sót trong vòng một tháng hay lâu hơn khi vận chuyển, tính cả thời gian bay và di chuyển dưới mặt đất. Tuy nhiên, không hề có câu trả lời chung cho mọi trường hợp vận chuyển rằng cá có thể sống bao lâu trong túi thở. Có quá nhiều yếu tố tác động. Nói chung, trường hợp thành công cá có thể sống trong nhiều tuần. Tốt nhất nên thử nghiệm với điều kiện thực tế của người sử dụng để tìm ra thông số cần thiết cho việc sử dụng thành công loại túi này.

    Ví dụ về một thùng vận chuyển:
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/6/17
  2. nguoi_yeu_ca_canh09

    nguoi_yeu_ca_canh09 Active Member

    @anh vnrd

    nếu đúng như mô tả tác dụng của loại túi này thì khi vận chuyển sẽ không cần phải có máy xục 02 nữa nhưng giá cả thì ... nghe ớn quá. ví dụ nếu vận chuyển 1 em NL size nhi đồng thôi thì giá của cái bọc có khi bằng hoặc hơn giá mua em NL rồi hehehe
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội