Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Sách về cá đá của Bác DanVo

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi vhlit2003, 14/9/08.

  1. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    Last edited by a moderator: 16/9/08
  2. yeucaliathia

    yeucaliathia Active Member

    hay quá thanks anh nhìu
     
  3. TruongKy

    TruongKy New Member

    Theo tôi nghĩ , anh em nên bổ sung thêm vài ý mà tôi vừa trình bày, sự thật các ý nầy là được Anh Ba cung cấp chỉ khác là người viết lại mà thôi. Còn trong phần Quỷ xanh,quỷ đỏ gì đó có lẽ nội dung không khớp lắm, anh em xem lại. Tôi nghĩ rằng e-book nầy là nội dung chung của nhiều người đóng góp mà trong đó Anh Ba là nội dung chính, cho nên Anh em chúng ta cũng nên có tên trong đó.Tôi nghĩ rằng Anh Ba cũng mong muốn như vậy. Ngay cả vấn đề A.Ba nói rằng lai tạo cá bã trầu với cá xiêm, hầu như ai trong chúng ta cũng ngạc nhiên, nhưng vài anh em cũng đã khẳng định điều này làm được. Như vậy e-book cũng có nhiều nội dung đã được kiểm chứng thì giá trị mới cao được.
    Cám ơn bạn Vhlit2003 đã có công tổng hợp, cho anh em tiện tham khảo.
     
  4. truc_trung_vo

    truc_trung_vo Active Member

    Tuyệt cú mèo hay qua cám ơn các bạn nhiều,Vậy là nội bộ đã giải quyết xong vui vẻ mừng quá .Bác Truongky đã xuất hiện...hehehee
     
  5. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    dạ, trứoc tiên cho cháu xin cám ơn lời nhận xét ạ,
    -vì đây là lần đầu tiên cháu làm cái e-book này, mà cái soft thì cháu phải mò tối hôm thứ 6, cho tới sáng mới mò ra, và làm xong cuốn sách đó
    -cháu bít cuốn sách này sẽ có nhiều thiếu sót như bài của bác, của susu, của vanhoang và 1 số anh em, nhưng vì là lần đầu làm sách cho nên cháu đã cố gắng tập hợp các bài viết của bác DanVo trong topic"những cách huấn luyện..." chính vì thời gian ko có nhiều, dạo này cháu phải tăng ca ( làm công nhân) nên ko tập hợp các bài viết làm thành sách tổng hợp cá đá được,
    -chính vì những lý do trên nên cháu sẽ làm lại cuốn sách này, và sẽ cập nhật những thông tin mới nhất của bác DanVO và 1 số bác hay anh em trong diễn đàn lại, và chính vì thế mỗi lần cập nhật thêm thông tin cháu sẽ đề thêm các chủ nhân của các ý kiến

    to TruongKy : mong bác thông cảm cho cháu vì những thiếu sót của e-book, vì cái soft cháu tự mày mò nên làm cuốn e-book này cũng hơi khó, nhưng giờ thì cháu bít làm rồi, mong bác đợi vài hôm cháu làm cuốn sách mới tập hợp các ý kiến của mọi thành viên trong 4r lại
     
  6. thaivansung

    thaivansung Active Member

    sách này down xong .nhưng xem không được
     
  7. LongQ9

    LongQ9 Banned

    bài viết này mình viết ra thành sách, lâu lắm rồi, giờ chắc bị nhà cung cấp xóa rồi
     
  8. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Mình post lại các bài viết để các bạn dễ đọc.

    Làm thế nào để có thể có 1 con cá đá hay ?

    1. Giống cá :
    Giống tốt, có truyền thống từ một số lò cá nỗi tiếng. Hiện nay có một số giống đang phổ biến : Giống Quỷ Xanh, Quỷ Đỏ, Hoàng Phi Hồng, Nhất Điểm Hồng ... Các kiểu giống này phần lớn tập trung tại khu vực Quận 12. Có một số giống chỉ dành cho đối tượng là Đại gia , loại này 1 con cá trống giá khoảng 250.000 đ, cá mái thì không bán.
    2. Người nuôi cá:
    Lai tạo ra một giống cá tốt, đá hay phụ thuộc vào người nuôi cá. Bạn có một giống tốt, nhưng bạn không có duyên với cá thì khi lai tạo có thể cho ra một giống không tốt. Do đó phần lớn những người nuôi cá phải là một tay lai tạo cá ( có duyên với cá) , nếu không bạn phải nhờ 1 người có khả năng lai tạo giúp mình vào thời điểm lai ép tạo giống. Có lẽ ít ai chú ý đến đặc trưng này. Nếu ai là chuyên gia thì sẽ hiểu rõ vấn đề này.
    Thí dụ như tại Q.12 Anh Hai là người nuôi cá, nhưng mỗi khi ép lai tạo giống mới thì cô em gái làm giúp, vì cô em này có duyên với cá đá, nên bầy cá mà chính cô lai tạo sẽ là bầy cá có tên tuổi. Nhưng cũng giống đó, mà chính Anh Hai trực tiếp ép lai tạo thì có thể một bầy cho ra vài trăm con ( nhiều hơn cô em ) nhưng tính năng tác chiến của cá có thể giống như cá ruộng, cá chợ bán cho trẻ em chơi.
    Người nuôi cá và giống cá thường là đi đôi , nói tới người nuôi là thường là phải bàn tới giống của họ. Nhưng hầu như ít ai chú ý đến người lai tạo. Đôi khi ta có một giống tốt, nhưng trong tay ta nuôi thì trở thành cá chợ...
    3. Môi trường nuôi cá:
    Hiện nay nguồn nước để nuôi cá ( nước sông, nước ngầm,,,) trong thành phố đa số bị ô nhiểm. Để cho Cá tốt và phát huy được tính năng tác chiến thì môi trường nuôi là yếu tố quan trọng . Nếu bạn là người nuôi cá bạn phải xử lý nước.
    Việc xử lý nước cần phải đáp ứng được các yêu cầu của người nuôi như :
    - Nước phải có dinh dưởng để cá phát triển đều.
    - Phát triển xương, răng, da .. rắn chắc.
    Nếu môi trường xấu, răng cá bị hư thì bầy cá coi như không dùng được.
    Hiện nay, công nghệ sinh học có một chất dùng xử lý nước cho tôm cá, Ta có thể mua và xử lý nước cho nuôi cá đá ( men sinh học ) - giá thành khoảng 40.000 đ một gói 1/2 kg - Dùng trong 1 năm.
    Ngoài ra, còn có một chất vitamin gọi là Canxi hổn hợp ( supper canci) giá thành khoảng 80.000 đ một lít, giúp cho cá phát triển về xương, răng...
    Như vậy, một môi trường tốt, giúp cho ta có một giống cá răng chắc và sắc bén làm đối phương phải khiếp sợ.
    4. Huấn luyện cá:
    Cách huấn luyện theo như sách vở xưa nay là cách huấn luyện thông thường, đa số các nhà nuôi cá thực hiện như vậy.
    Mỗi cách huấn luyện, Cá sẽ có cách tác chiến khác nhau. Một con cá có 2 đặc điểm tác chiến :
    - Tính trội, đây là đặc trưng dễ nhận biết, là một thói quen bản năng của giống cá, Người nuôi cá thường dựa vào đặc trưng này mà biết được đó là giống cá của mình. Đôi khi tính trội này, không giống như tính trội của con cá cha của chúng, có lúc hay, có lúc dở thất thường. Các con cá khi đá, tính trội này có tính khắc chế lẫn nhau, cho nên tính trội này là một ưu thế để chẩn đoán khả năng chiến thắng của con cá trước đối phương. Nếu tính trội này là một ưu thế thì ta có thể chấp thể trạng đối phương 9/10. Khi chúng ta có một con cá đá hay ( tính trội ) thì chúng ta yên tâm rằng nếu trong quá trình cáp cá (so khớp ) ta bị lép hơn thì Ta vẫn có thể là người chiến thắng. Trong thực tế, khi ra trường cá, chúng ta thường hay bị lép về cáp cá ( kinh nghiệm ta không đủ, ta đơn độc, ...). Tính trội của Cá cụ thể được biểu hiện thông qua vài lối tác chiến : đâm mạnh, tập trung một vài điểm, dũng mạnh trong tác chiến, phát huy ngay từ lúc đầu khi chiến đấu. Tính trội này phụ thuộc vào sức khoẻ của cá, thời gian lâu trong tác chiến tính năng giảm dần. Tính này chỉ là bản năng của giống cá. Cách huấn luyện như sách vở hiện nay, chính là cách làm cho con cá phát huy tính trội này một cách hiệu quả nhất.
    - Tính lặng, ( gien lặng ) tính năng tác chiến này được ẩn tàng bên trong để phát huy được tính năng này, cách huấn luyện cá phải khác so với cách của sách vở đã trình bày. Những con cá thông minh, sáng tạo thì sẽ kích hoạt tính năng tác chiến này.Phương thức tác chiến này biểu hiện một vài đặc trưng như sau: thường xuyên né tránh đối phương, lối né tránh giống như sắp chạy, sắp thua; thỉnh thoảng đâm, cắn đối phương 1 vài cái, nhưng không có cái nào mạnh, trông như nhẹ, hời hợt. Khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ sau, thì Ta sẽ thấy tính năng này từng bước có tác dụng. Và khi cáp cá chúng ta kém hơn 9/10 thì bảo đảm 90% là Cá của Ta chiến thắng. Nhưng phần lớn đối phương thua nhưng không phục, cho rằng cá của họ hôm nay có vấn đề, có thể bị bệnh mà họ chưa kịp thời phát hiện... Nếu có một con cá đá hay, ta huấn luyện theo cách này, thì chủ của con cá sẽ không biết đó là cá của mình ( căn cứ theo cách tác chiến ). Khi con cá của chúng ta phát huy tính lặng trong chiến đấu thì sẽ có nhà bình luận bên ngoài khẳng định Cá của ta yếu kém, Họ sẽ chấp tiền ( nếu đá độ ). Phần lớn khi Ta chiến thắng, cá của ta bị thương tích nhiều, trầm trọng mà cá của họ thì ít thương tích hơn. Chiến thắng bất ngờ, không báo trước.

    Chất vitamin dùng cho cá có răng chắc khoẻ, sắc bén, ta có thể dùng Super-Caliphos.
    Men sinh học để xử lý nước có thể dùng là Pond clear.
    Còn về cách huấn luyện cá (giống tốt - thỉnh thoảng có thắng có thua ở trường cá), trường phái của chúng tôi thường làm như sau:
    1. Cho cá được tách bầy vào khạp, lu hay hủ khoảng 2 tuần , tốt nhất là 1 tháng.
    Trong thời gian 2 tuần này ta lấy 1 con cá mái bỏ vào keo thuỷ tinh, đặt keo thuỷ tinh này vào khạp nuôi cá mục đích để kích hoạt tính năng sinh tồn của loài giống. Con cá trống nào không phát huy tính sinh tồn thì chúng ta nên cho vịt ăn vì con này không thể đá được. Thời gian đặt keo vào khoảng 15 phút, một tuần chỉ cần làm 1,2 lần mà thôi.
    2. Sau đó đặt cá trống vào keo thuỷ tinh loại mà trường cá thường dùng. Cho vào keo 1 ít muối hột.
    Dùng 1 miến bìa màu trắng ( chú ý màu trắng - giống như loại giấy A4 hiện nay cũng được, nhưng nên dùng giấy dầy) để tách 2 keo gần kề nhau để chúng không đá bóng. Thỉnh thoảng lấy bìa để xem chúng đá bóng nhưng vài phút thôi ( 2 phút là được ). Thời gian ở keo 1 ngày ( 24 giờ ) , nhớ trong thời này không cho cá ăn. Sau đó vào lúc tối trời bỏ vào mỗi keo 1 cộng trà đắng ( thị trường nhiều lắm ), tác dụng làm cho cá mau săn da, chắc thịt, nứu răng khoẻ. Sáng hôm sau cho cá đá bóng nhẹ và lấy cá bỏ vào khạp trở lại và chú ý rằng chỉ cho cá ăn khi cá ở trong khạp mà thôi. Khi đặt cá trong keo thì ta phải lấy nước đúng của khạp nuôi cá đó, không nên dùng nước khác.
    3. Cá ở khạp được 2 ngày, dùng keo cá mái bỏ vào khạp giống như lần trước khoảng 15 phút. Hai ngày sau chúng ta lấy cá trống đặt vào keo lần 2. Lần này dùng bìa trắng có khoét lổ nhỏ ở phía đáy, để tạo điều kiện cho chúng đá bóng khi cần thiết. Thời gian đá bóng bằng lổ nhỏ này có thể 12 giờ liên tục ( từ sáng đến chiều tối là đủ ) , sau đó chúng ta dùng thuốc DLMedi bỏ vào mỗi keo. Mỗi keo chỉ cần khoảng 1/4 viên, không nên bỏ nhiều vì chất này là loại độc tố ( bán ở các tiệm thuốc tây , các tiệm lớn ). Đây là thuốc kích hoạt hệ thống thần kinh cực độ, nhưng đối với cá đá thì ảnh hưởng nhẹ hơn ( nhờ vào trà đắng đả khắc chế thuốc ). Cá tăng độ nhạy cảm cao độ và cá có lối tác chiến rất dị thường, khi xem nó đá chúng ta không thể tin rằng đó là cá của mình, vì lối đá của chúng khác hẳn bình thường. Thời gian ngâm thuốc này chỉ cần khoảng 12 giờ ( đừng để quá lâu, cá dể bị điên loạn ). Lúc này xem như cá của ta đã có một chút nộc độc rồi đó. Sau đó bỏ cá vào trở lại.
    4. Sau đó cách 2 ngày cho cá trở lại vào keo, đá bóng bằng bìa lổ. Thời gian ở keo ban ngày, ban đêm cho cá vào khạp trở lại. Không dùng thuốc như lần trước, thuốc chỉ dùng 1 lần đầu.
    Ở khạp 2 ngày thì lên keo 1 ngày. Bước này chỉ cần 3 lần là đủ.
    5. Cá ở khạp khoảng 4,5 ngày là có thể mang ra trường cá thử nghiệm.Nhưng chú ý trước 1 ngày đem cá ra trường cá , bỏ cá vào keo và ngâm lại vào khạp, sáng đem ra trường cá, như thế bảo đảm cá đá khoẻ hơn.
    6. Chú ý kể từ ngày cá ngâm thuốc độc đến khi mang đi ra trường cá phải ít nhất 10 ngày. Vì tác dụng thuốc sau hơn 1 tuần mới có hiệu lực mạnh. Sau 20 ngày thì cá đá yếu hơn và thua là cái chắc.
    7. Có nơi người ta ngâm thuốc cho cá bằng hột củ chi ( độc tố - thuốc bắc ), nhưng xác suất cá sống được cực thấp. Chỉ dùng cách này khi nào đá cá độ lớn vài chục triệu 1 độ thì mới làm như thế. Chúng ta không nên làm, vì không khéo chính mình bị ngộ độc thì nguy.
    8. Người ta ( đối phương của ta) còn huấn luyện cá bằng cách đá bóng cá ở độ sâu 1 mét. Như thế cá có hơi dài, mỗi khi đá đấu miệng với nhau thì còn nào hơi dài sẽ thắng. Nhưng khi gặp phải cá bị ngâm thuốc, thuốc làm kích thích, tê răng cá đối phương nên cá họ không thể giữ được hơi dài được nữa.
    9. Khạp nuôi cá , trong khạp phải có 1 loại cây là Cây mã đề nước. Có tác dụng làm cá gan lì, dũng cảm.
     
    Last edited by a moderator: 24/6/16
  9. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Một câu chuyện mang tính truyền thuyết

    Có lẽ ai cũng có một sự khởi đầu cho riêng mình. Còn riêng tôi, một câu chuyện đã được bắt đầu:
    Thời trước giải phóng Tôi là một quân nhân, hay nói đúng hơn là Tôi bị bắt đi quân dịch, từ ngữ này sẽ quen thuộc với những ai sống trong miền Nam thời ấy. Sáu tháng quân trường tại Quang trung đã hoàn tất, Tôi được may mắn điều động về phục vụ cho một quan anh là một sĩ quan thuộc bậc trung cao, biết hét ra lữa. Các vị quan anh có một thú vui không thể nào thay đổi được là thích cá cược, vị quan anh của tôi ( Sếp lớn ấy mà ) có 2 cái sở thích quái vị là đá cá và đá gà chọi vào những ngày cuối tuần.
    Những đối thủ của ông là các vị quan anh và một số thương gia người Hoa Chợ lớn.
    Lúc còn nhỏ miền quê, khi ra đồng tôi thường bắt cá lia thia ( có người còn gọi là cá ta ), đây là giống cá đá , có lẽ người miền quê như Đông nam bộ ai cũng biết. Các em lia thia này tôi mang về nuôi dưởng và thỉnh thoảng rũ bạn cùng quê cho 1 cặp đá chơi. Câu chuyện đá cá như thế xãy ra thường xuyên vào những dịp hè, đôi lúc chúng tôi cũng tìm kiếm được vài em lia thia xiêm của những người hàng xóm. Chuyện đá cá đã dần cho tôi ít nhiều kinh nghiệm. Chuyện huấn luyện cá đá là nội dung thường xuyên kể cho nhau nghe trong doanh trại.
    Chuyện quan anh mê đá cá thì trong đơn vị ai cũng biết, ông đang tìm một nghệ nhân huấn luyện cá cho ông, nghệ nhân đó phải là một trong những người mang binh nghiệp như chúng tôi. Tình cờ một buổi trưa, tôi say xưa tán ngẩu về cách đá cá, Ông anh đã xuất hiện có lẽ ông đã nghe trọn câu chuyện đá cá không có thật mà tôi đã xạo xạo với anh em, ông nói : "e mầy lên văn phòng gặp tao". Hồn tôi đã đi về đâu ? Tôi cũng không biết.
    Đến văn phòng của ông tôi mới biết ông muốn chọn tôi là nghệ nhân huấn luyện cá đá độ cho Ông. Tôi được miễn chiến bài, từ một đại đội thường xuyên phải hành quân , nay được đổi về làm công tác hậu cần quân tiếp vụ, không có hành quân, không có gác lô cót như những binh nghiệp khác. Chỉ có một buổi chiều ngày hôm đó thôi, một công lệnh điều động đã được ký. Bạn bè nói đùa "chắc thằng này được đẻ bọc điều ..".
    Chỉ 2 ngày sau đó, mồ hôi của tôi phải tuông ra mặc dù trời không nắng nóng. Một ông thượng sỷ già nói với tôi rằng " không biết chú em mày sẽ làm việc nội trợ này được bao lâu, chứ thằng Ni làm có 2 tháng thôi, rồi đổi ra Quảng trị và nghe nói nó tử trận rồi, nó tìm đâu 5,6 con cá mang về, huấn luyện làm sao ấy mà ổng thua liền 5 trận, mất một căn nhà ở Sài thành. Một thầy lang băm nào đó đã nói với ổng là tuổi thằng Ni khắc tuổi ổng, mất căn nhà là may mắn lớn rồi, chứ Việt cộng nó lấy mạng thì cái mồ, ông cũng không có chứ nói chi là nhà ....".
    Đúng là hoạ phúc liền nhau, được phúc thì hoạ liền theo ..
    Tôi thường được đi xe Zeep về quê, lúc nào muốn thì sẽ được. Bà con miền quê biết được chuyện của Tôi, liền cho tôi khoảng 10 con cá xiêm mà ông ấy đã nuôi gần 8 tháng tuổi, mấy con này mập và to lớn, đá thì chắc thắng. Ông ấy hướng dẫn cho tôi cách quần cá sao cho có thể đá được. Phương pháp huấn luyện này không có gì khác biệt so với cách truyền thống mà mọi người đã bàn bạc.
    Trong 2 tháng thắng liền 10 trận, với sự khởi đầu như vậy, tôi phục vụ cho quan anh liền hơn 8 năm , đến giãi phóng mới thôi.
    Với hoàn cảnh như vậy, không muốn thành nghệ nhân cũng phải thành nghệ nhân. Nói cho vui thế thôi.
    Có nhiều trận đánh rất quái lạ, có lẽ đối thủ của ông muốn được thua, nên họ mang giống lia thia ta để đá với cá xiêm của quan anh, thường các trận như vậy khoảng hơn 15 phút là có kết quả. Muốn được thua quá lộ liễu, các quan anh cho rằng chúng ta vì nghệ thuật, vì món này ngày xưa quý tộc hay chơi ở cung đình. Các quan anh đã lập ra một nguyên tắc : Bất kỳ một trận nào mà kết thúc trước 60 phút thì xử hoà, dầu bất kỳ ai thắng ." Một định luật không thể nào chịu nổi, nhưng nó được duy trì suốt 8 năm, thật là lạ .."
    Không chỉ có thể, quan anh còn quy định cho tôi là trận này thắng thì phải thắng, trận này thua thì phải thua. Chuyện thắng thua là chuyện của 2 con cá, nhưng tôi phải là người quyết định, thế mới thật sự là đau.... Trận nào thắng, trận nào thua hầu như tôi không bao giờ biết trước, nhiều khi mang cá chuẩn bị xong ra ngồi trên xe Zeep, ông mới nói. Thậm chí có lúc gặp phải đối phương quan anh mới nói lên quyết định của mình. Thế mới gọi là giang hồ hiểm ác. Như thế, một tâm trạng phập phòng, lo sợ triền miên trong tôi, không điên sao được phải không các bạn.
    Trong những năm 70, quan anh nãy sinh ý lạ, muốn đá cá ngày nào thì đá, có khi mỗi ngày một trận, cá ở đâu để chuẩn bị cho ông.
    Có những lúc, cá đã sẳn sàn tác chiến, thì không tác chiến, nhiều khi 10 ngày sau mới đem ra đá. Thực trạng là thế, thử hỏi phương pháp huấn luyện nào thì đáp ứng được ý của quan anh. Tà cũng không tà , chánh cũng không chánh thì đáp được ý của nhà quan..
    Có một điều mà nhiều năm tôi chưa lý giải được. Khi đi đá cá hay đá gà ông đều có một quân sư hay nói đúng hơn là một ông thầy bói cùng đi, việc chọn ngày tác chiến ( đá cá ) có lẽ cũng chính là ông .
    Câu chuyện đã khởi đầu là như thế. Nó như là một truyền thuyết, một thượng sỹ già huấn luyện cá.
     
    Last edited by a moderator: 24/6/16
  10. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Hửu chiêu và Vô chiêu

    Trong nghệ thuật tác chiến không thể không nói đến :”Binh bất yếm trá”.
    Một nội dung mà bạn XuânNhi cung cấp : “cá độ cá chọi biến tướng một thú chơi”. đã nói lên rất nhiều kiểu như thế.
    Trong gần 8 năm binh nghiệp, chính là 8 năm áp dụng chiêu ”Binh bất yếm trá”. Chứ tôi chẳng phải là một cao thủ mà các bạn gán cho. Trong suốt thời gian làm chuyên gia cố vấn cho quan anh, tôi chưa hề lai tạo được một giống nào. Mọi việc lai tạo hay tìm kiếm giống mới tôi đều nhờ Chú năm hàng xóm miền quê giúp đở. Cũng chính vì vậy , cho nên tuần nào tôi cũng phải về quê . Cũng chính nhờ Chú ấy, tôi đã hiểu biết ít nhiều. Nay ông không còn nữa ...
    Chú Năm là nhà nho, đồng thời cũng là thầy giáo làng của quê tôi. Chú am hiểu rất nhiều về kinh văn của người Hoa, biết bói toán, biết dự đoán tương lai chỉ cần cho ông biết ngày tháng năm sinh, không cần phải coi tướng ...
    Ông từng nói "Chơi cá đá là một nghệ thuật, đừng vì tiền mà làm mất đi nghệ thuật, nói thế chứ túng thế phải tùng quyền ..."
    Ông đã dạy cho tôi rất nhiều khẩu quyết trong nghệ thuật chơi cá đá.
    "Khẩu quyết cũng chỉ là khẩu quyết, kinh Phật là kinh Phật , thử mấy ai đọc kinh phật, đắc vị Phật được bao người..." thỉnh thoảng ông nhắc tôi điều ấy, ông hay dùng các từ Hán học nói với tôi - thật sự tôi chẳng hiểu gì cả...
    Căn bản là chử ngộ, thuyền, đò hay bơi lội chỉ là phương tiện để qua sông, để qua sông ta không nên chấp vào phương tiện thuyền hay đò... Phương tiện chỉ là chiêu thức. Chiêu thức thời 2 loại : Hửu chiêu và Vô chiêu. Hửu chiêu vốn không thật, cái tự bên ngoài vào, Vô chiêu đó mới là căn bản. Con cá đá vốn là vô chiêu, nhưng gặp phải người nuôi vô chiêu tự hoá thành hửu chiêu. Đó là câu khẩu quyết đầu tiên mà thời ấy tôi phải học. ( Người nuôi trong khẩu quyết ngụ ý là người huấn luyện cá ..).
    Rât mong các bạn cho một số lời bình.

    tiep theo
    Hôm nay tôi muốn giải thích ý nghĩa của phép huấn luyện để nhờ các bậc cao nhân góp ý, bỗ sung...
    Con cá đá là loại mà vốn là "Vô chiêu". Vô chiêu không có nghĩa là nó không có chiêu thức, mà chiêu thức của nó ta không định danh được. Những chiêu vốn có của nó là do quá trình lai tạo mà hình thành, mà trong đó giống nòi là quan trọng nhất. Cho nên người ta chú trọng vào giống cá mái là như thế. Mỗi con cá đều có 2 chiêu riêng của nó con nào cũng có : chiêu tấn công đôi phương và chiêu phòng ngự tự vệ. Tuy nhiên mỗi giống cách tấn công và phòng ngự thì có khác, có đặc thù riêng của nó . Nếu thấy các chiêu này độc đáo thì ta cố gắng duy trì giống. Còn tệ quá thì miễn bàn... Mục tiêu huấn luyện cá là để cá phát huy võ học vô chiêu của nó.
    Vậy thì hửu chiêu là gì ? Là những chiêu thức được định danh rõ ràng. Thí dụ đòn tấn công hậu ( đuôi, vây sau ), đòn tấn công mặt tiền : miệng, mắt , mang.., đòn tấn công ở giữa như nách, bụng...Cách huấn luyện ngày nay đa phần là chúng ta bồi dưỡng cho con cá có những chiêu thức mới mà vốn trong tiềm ẩn nó không có. Quá trình huấn luyện này đã hình thành nên một quán tính, đó chính là kỹ năng chiêu thức mà chúng ta đã dạy cho nó. Nếu gặp phải giống cá thích nghi, ngẫu nhiên trùng hợp với cái vô chiêu thì con cá này là độc đáo là xuất sắc, rồi sau đó cho rằng phương pháp huấn luyện này là độc đáo là bí truyền...
    Như vậy, nói thế tức là hửu chiêu là dở hay sao ? Không phải thế. Phương pháp huấn luyện là phải hài hoà, không chấp vào phương thức, cũng như chiêu thức nào và phải phát huy được cái tiềm ẩn của nó. Và một điểm quan trọng là đừng tạo quán tính cho nó. Chúng ta dạy cho nó căn bản chứ không dạy những lối đánh đặc biệt theo ý của mình được.
    Từ căn bản, tự nó sẽ khơi dậy các tính năng vốn có.
    Mỗi bầy cá sẽ có cách huấn luyện riêng, không thể lấy cách huấn luyện bầy này áp dụng cho bầy khác được.
    Để xác định bầy cá của mình huấn luyện theo phương thức nào, thì chúng ta phải làm 4 phép thử, và so sánh 4 phép thử này, cái nào ưu việt hơn thì ta dùng cách đó. Thời trước có nhiều tay chuyên nghiệp, họ chỉ cần nhìn bầy cá ( từ 2,3 con trở lên ), tuyên bố giống này có sở trường gì, nhược điểm gì, sẽ thắng được những con cá loại nào, sẽ thua những con loại nào, vào lúc nào nó sẽ ra chiêu thức gì...tức cái vô chiêu đã ẩn hiện ...Khi nghe họ bình luận mà mình không dám đá, cái đó gọi là bất chiến tự nhiên thành, chưa đánh trận mà đầu hàng sớm. Có những trận đánh cược thật quái dị, gọi là "Luận cược". Trước giờ đá khoảng 30 phút, 2 quái nhân ( nhà bình luận cá đá ) bắt đầu lý luận, nhận xét từng con cá và liệt kê các đặc điểm tác chiến của cả 2 con, tất nhiên mỗi người nói mỗi khác. Khi trận chiến kết thúc, đánh giá các luận điểm của 2 quái nhân xem ai là nhà bình luận gần đúng nhất thì đó là người thắng cược. Tất nhiên chuyện thắng thua của 2 con cá là thuộc về các đối tượng tham gia khác, 2 quái nhân thì không quan tâm.
     
    Last edited by a moderator: 24/6/16
  11. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Khẩu quyết số 2 - Liên quan đến vấn đề lai tạo giống.

    Truyền mái không truyền trống.
    Truyền trưởng không truyền thứ.
    Thiếu thời bổ, dư thời bớt.

    Đây là một nội dung mang sắc thái kinh nghiệm của nhiều người đi trước. Tôi xin tóm tắt đôi nét:
    1. Truyền mái không truyền trống : ngụ ý nói cá đá chú trọng việc lai tạo khởi từ cá mái. Việc lai tạo truyền giống mới ta chọn cá mái.
    Nội dung nầy có lẽ ai cũng biết rõ, nó giống như việc lai tạo gà chọi thì chọn mái không chọn trống.
    2. Truyền trưởng không truyền thứ : Ngụ ý , một con cá mái đẻ được 3 lần ( tất nhiên nhiều hơn, nhưng đối với tôi chỉ là 3 mà thôi) , lần đầu gọi là bầy trưởng, lần hai gọi là bầy thứ, và lần 3 gọi là bầy út. Việc chọn bầy để tiếp tục lai tạo giống là chọn từ bầy trưởng; tức lần đẻ đầu tiên. Công dụng của các bầy thứ và út là dùng để tác chiến, tức tuyển chọn trống từ đây. Có lẽ nội dung này cũng không có gì mới, Tôi chỉ muốn nhắc nhở cho các bạn nào mới bắt đầu yêu thích cá đá và nghiên cứu cá đá như một nghệ thuật mà thôi . Nếu các bạn có dịp đến một lò cá, các bạn sẽ thấy rằng khi người ta tách bầy cá con khoảng 3 tháng tuổi ra thành nhiều phy ,khạp ... , thông thường trong đó khoảng chừng 30 con cá trống đồng kích cở và có khoảng 5 con cá mái, và cá mái này phần lớn là cá mái thuộc bầy thứ cấp, nếu ta mua mảo phy đó tức số cá mái cũng thuộc về chúng ta, nhưng nếu dùng cá mái này để lai tạo giống thì sẽ không hiệu quả, nếu may mắn được một, hai mùa mà thôi, dù cho bầy lai tạo có hiệu quả mà so với cá mẹ thuộc bầy trưởng thì cũng không thể hơn được. Ngay từ trong vấn đề này người ta nãy sinh ý truy tìm cá mái giống tốt là vậy. Có một số nơi người ta trộn cá mái giống dở hơn bỏ vào chung trong phy , để tránh tình trạng mất giống....
    3. Thiếu thời bổ, dư thời bớt: Giả sử chúng ta có 3 con cá mái thuộc bầy trưởng để lai tạo giống, tất nhiên có 3 con trống cùng loại (cá trống này là cá tuyển từ đâu đó, chứ không cùng huyết thống với bầy trưởng để tránh lai tạo trùng huyết), chúng ta sẽ có 3 bầy cá mới cùng tuổi, cùng loại giống, thuộc vào lớp trưởng . Vậy chọn bầy nào để quyết định sau này duy trì giống, ta chọn bầy mà có số lượng cá mái nhiều hơn cá trống. Các bầy trưởng thông thường khi lai tạo số cá con mà sinh ra không nhiều lắm so với các bầy thứ. Cho nên việc xác định số lượng cá cũng rất dễ. Trong trường hợp không xác định được thì chọn bầy nào cũng được. Nhiều khi ta có một bầy trưởng ( dân gian còn gọi là con so ) nuôi đến 3,4 tháng tuổi chỉ còn 5,10 con cá; nhưng nếu trong đó số cá mái trội hơn cá trống thì đó là bầy giống lý tưởng.

    Đối với một số bạn yêu thích cá đá, nhưng chưa có giống tốt vừa ý thì làm sao ?
    1. Đi mua à ? Mua ở đâu , có ai bán không ? Có lẽ là không . Một bí ẩn không thể giải thích được ngay là nếu ai đó có giống tốt, bạn muốn mua họ không bán, nhưng nếu được họ tặng thì đó là giống tốt. Cho dù đó là giống thứ cấp. Cái này được gọi là nhân duyên. ( từ ngữ "ai đó" ngụ ý phải là chủ nhân của bầy cá giống tốt ). Chú ý hãy chăm sóc kỷ lưỡng cá mái này, nếu không bị mất hay bị chết thì uổng công lắm đó - cái này gọi là mất nhân duyên.
    2. Đối với các bạn ở miền quê như miền tây nam bộ, miền Đông nam bộ ... không có điều kiện tìm được giống tốt thì sao ?
    Tôi bí mật chỉ cho các bạn một bí quyết :
    - Mua một con cá trống đá hay, cá thái lan hay Malaysia thì càng tốt. Đây là con cá trống làm giống đầu tiên.
    - Vào mùa mưa, xuống ruộng hoặc ao gần nhà tìm vài con cá mái họ bãi trầu ( cá bãi trầu đấy, không phải cá lia thia ta đâu nhé ), nuôi riêng một tháng , chăm sóc kỷ và sau đó cho lai tạo với cá trống mà ta đã tuyển, vì cá bãi trầu này cũng thuộc lia thia nên lai tạo được. Bầy cá được sinh ra sẽ là bầy giống đầu tiên, bầy này khi đem đá thử nó sẽ có độ lì đáng kể và bộ răng khá sắc bén...
    3. Cả 2 trường hợp nêu trên mà cũng không có nữa, thì thôi đành như thế này : chờ đến vài tháng nữa , chờ bầy cá của tôi lớn lên ( thuộc bầy thứ cấp - Quỷ đỏ lai xa) , các bạn đến Gò Công uống rượu đế với cá lốc nướng, mỗi bạn lựa 2,3 con cá mái về mà làm giống đở chứ giống cá này chỉ tác chiến tầm trung mà thôi...
    Đó là bước để khởi đầu, sau đó các bạn sẽ tự nâng cấp giống của mình tuỳ ý. Giống như là tất cả đều là môn sinh của Thiếu thất, khi xuất sơn mỗi người tự lập phái riêng vậy.
    Nếu có dịp, chắc tôi phải nhờ ai đó đánh máy toàn bộ quyển nhật ký đá cá của tôi , nó dầy đến 600 trang giấy carô, đây là bản viết tay của tôi thời còn trong quân ngũ. Tôi sẽ trích lọc nó, và đưa lên diễn đàn này - Mong nhận được nhiều lời bình...
     
    Last edited by a moderator: 24/6/16
  12. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Cửu chuyển hoàn hồng đơn

    Cây mã đề nước còn có tên gọi khác là cây trạch tả.
    Ta chỉ cần mua 5.000 đ thì dùng cả đời không hết.
    Cây trong hình là đúng cây mã đề nước. Thường mọc hoang dại ở các đầm ao miền quê.
    Ta dùng nó để điều chỉnh một số thông số cần thiết trong quá trình nuôi dưởng và huấn luyện cá.
    Các bạn tìm đọc trong sách của Ông Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi có nói về cây này ( sách có tên là : Những cây thuốc và vị thuốc VN )
    - Nếu cá bị dư thừa một số chất như muối chẳng hạn thì nó cũng giải trừ.
    - Thông máu huyết, giống như máu ứ ta đã thông huyệt đạo vậy.
    - Tiêu hoá tốt, ngừa một bệnh như ngộ độc thức ăn, cá sình bụng.
    - Làm cá được huấn luyện không bị căng thẳng, tâm lý của cá được ổn định hơn.
    - Tăng đề kháng ( có chút ít kháng nhẹ ) và ngăn ngừa một phần đối phương chơi xấu : dùng độc tố.

    Nhưng ta chỉ nên dùng cây nhỏ, còn non độ cao khoảng 20 - 30 cm mà thôi, cây trong hình thì cao quá. Chú ý mực nước trong khạp để nuôi cá phải cao khuất cây mã đề. Bên Thái có một hình ảnh nuôi cá, tôi thấy họ cũng dùng cây mã đề, nhưng họ để cây cao lớn quá.
    Có một số loại côn trùng, vi khuẩn thích bám vào thân, bông hoa của cây mã đề, nếu để cây cao nước nuôi dưởng cá mau bị hư và môi trường như thế cá không thể tốt được.
    Sau này , nhánh bông hoa của cây mã đề sẽ sinh con đẻ cái , chúng ta tha sức mà dùng , có khi phải bỏ bớt , nhiều quá cũng không phải là tốt. Trong mùa mưa này, quê tôi cây mã đề phát triển nhanh và cao to , có cây lên đến 1 mét.

    Chơi cá đá như thể ta xây dựng cho mình một trường phái riêng. Một môn phái như vậy thường có một số đặc trưng của nó như:
    - Bí kiếp võ công: đây là công thức huấn luyện cá đặc thù của trường phái mình. Đã gọi là bí kiếp tất phải tối mật.
    - Kiếm báo, Vũ khí gia bảo : Tức tạo cho con cá có áo giáp và bộ răng sắc bén.
    - Cửu chuyển hoàn hồng đơn : Loại thuốc sử dụng khi cần thiết.
    - Định luật thời gian - còn gọi là định luật Tứ thời sinh-thành -suy - huỷ trong nghệ thuật chơi cá đá. Định luật này đa phần ai cũng biết, có điều sử dụng rồi mà chưa biết tên mà thôi . Trong khoa học sinh học người ta dùng con số 23 còn tôi và một vài lão ở quê dùng con số 24 để huấn luyện tác chiến. ( Tức định luật 24 ngày ). Một số nghệ nhân khác dùng con số 18.
    - Ngoài ra còn có một số vật liệu khác như ống tre , ống nứa dùng để treo cá "Cách Thổ huyền môn " hay chôn âm cá dưới mặt đất mà ta goi là chiêu :"Âm thổ công"...
    Nếu các bạn chú ý : ngay trong khẩu quyết đầu tiên nó đã ẩn tàng vô vàng bí kiếp. Nói về một số loại bí kiếp trong giang hồ hẹn các bạn ở một ngày khác nhé. Vì nội dung này là Tôi muốn nói đến cây mã đề là một trong các dược liệu của một môn phái.

    Cửu chuyển hoàn hồn đơn ( tiếp theo )
    Qua sông không nên chấp vào phương tiện. Hình cây trong chậu theo tôi nó đúng là mã đề nước, dân ở đây ai cũng gọi thế cả.
    Nếu như nó không phải mã đề nước cũng không có sao, nó chỉ là phương tiện thôi mà. Nếu hiểu được nguyên lý thì sẽ có cách thôi.
    Ở những vùng không thể nào có mã đề , thì lẽ nào bế tắc ...
    "Thiếu thì bù, dư thì bớt " nguyên lý ấy đừng quên. Trong huấn luyện cá ta cũng phải dùng nguyên lý đó.
    Ta có thể tạo cho mình một cửu chuyển hoàn hồn đơn khác vậy, không tốn kém gì cả, chỉ cực một chút thôi.
    Cây chó đẻ , chắc ai cũng biết.
    "Lấy thân không lấy lá.
    Phơi khô vài nắng.
    Ngâm nước một lu.
    Chờ nước đổi màu
    Mỗi con một lít "
    Ý nói ta dùng cây chó đẻ phơi khô, ngâm trong lu với đầy nước, vài ngày sau nước có màu vàng sắc đỏ là dùng được.
    Mỗi khạp huấn luyện cá, ta đổ vào đó khoảng 1 lít nước thuốc này ( chú ý trong khạp đã có khoảng vài lít nước trước đó, và khi đổ vào tức nước thuốc được pha loảng rồi ). Khoảng 1 tuần hay 10 ngày ta phải làm lại, vì nước có thể bị hư thối, làm cá có thể bị chết.
    Công dụng là cá đá tăng độ gan lỳ, dũng cảm và thỉnh thoảng phát ra vài đòn đánh liều mạng. Nhưng khả năng kháng độc tố thì không có. Còn mã đề thì hài hoà hơn, nhu mềm hơn. Mỗi thứ một nét, tuỳ thuộc cách huấn luyện, nếu chọn cách huấn luyện cương mảnh thì chọn cây chó đẻ.
    Có bạn đã nhờ tôi giải thích quy luật 24 ngày : Tôi tóm tắt ý chính như sau:
    - Theo khoa học sinh học , định luật chu kỳ thể chất là khoảng 23 ngày. Còn trong thực tế mà các bô lão cao nhân đã tính toán là 23 ngày 18 giờ. Như vậy Tôi xem như 24 ngày. ( Tức là 23 hay 24 cũng không có gì khác lắm )
    - 24 ngày chia làm 4 kỳ , mỗi kỳ là 6 ngày. Chắc chúng ta thường nghe các cao nhân nói rằng ta nên huấn luyện 3 kỳ cá ...
    - Kỳ thứ 1 : Cá phải được bồi dưởng và học tập cơ bản, cho nên kỳ này không được huấn luyện cá quá nghiêm ngặt, không khéo cá dễ bị nội thương.
    - Kỳ thứ 2 : Hoàn chỉnh các chiêu thức dựa trên phương pháp huấn luyện kỳ 1. Con cá sẽ có kỹ năng, chiêu thức, quán tính ... là ở kỳ này.
    - Kỳ thứ 3 : giai đoạn này có 6 ngày , là 6 ngày được phép mang cá ra trường đá. " Tam kỳ thời chiến " là vậy. Vào các ngày thứ 15 đến 17 là cá đá tốt nhất.
    - Kỳ thứ 4: Dưởng cá, không tác chiến. Cá nếu đá trong kỳ này thì xác suất thua thuộc về chúng ta rất nhiều. Một số chuyên gia gọi đây là thời kỳ cá bị cũ. Trong kỳ này, nếu ta có chiến thắng là vì cá của đối phương quá tệ mà thôi. Chú ý các ngày từ 20 đến 24 thì không được đá.
    Như vậy trong thời gian kỳ 3, nếu cá không đá được thì phải chờ đến khoảng 18 ngày sau mới đá được.

    Thực sự, Tôi nghĩ rằng trong website này có nhiều cao nhân, Tôi không dám múa rìu . Các bạn ơi, đừng nghĩ rằng thông tin tôi cung cấp cho các bạn là đúng. Các bạn nên kiểm chứng qua thực tiển. Tôi thấy các bạn truy tìm cây mã đề nước sao tôi thấy đau lòng quá.
     
    Last edited by a moderator: 24/6/16
  13. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Kiểm tra giống cá

    Tôi có 3 con cá trống, muốn gửi cho các bạn trên TP kiểm thử xem có được không ? Nếu được thì cá mái loại này sẽ gửi về TP tặng vài con cho anh em nào làm giống. Tôi dự định gửi sớm hơn nhưng gì mấy ngày qua mấy người quen trên TP không xuống đây nên chưa gửi được. Lúc đó Tôi đã huấn luyện kỳ 1 và có tẩm ít thuốc để anh em xem nó như thế nào? Nhưng gì quá lâu bây giờ thuốc cũng mất tác dụng. Khoảng 2,3 ngày nữa sẽ gửi đến các bạn. Dự kiến tôi sẽ gửi cho bạn Hiển ở Tân Phú. Các anh em kiểm tra giúp Tôi nhé. Tôi sẽ gửi cho 1 người làm việc gần Chợ Rẫy. Lúc đó Bạn Hiển hoặc ai đó sẽ đến nhận. Tôi đề nghị như sau:
    1. Huấn luyện thêm 1 kỳ nếu các bạn thấy cần thiết.
    2. Trong này có 1 con đã từng cha của 2 bầy cá đang được 2 tháng tuổi.
    3. Các Bạn nhận xét xem giống này đá được không ? Cho một vài nhận xét chính xác về nó. Bạn nào nhận xét chính xác theo như quan điểm của Tôi thì sẽ tặng 1 con mái Hoàng Phi Thanh Long ( giống mới , nhưng hàng thứ cấp ), nhưng chỉ 1 bạn thôi.
    4. Nếu giống này không thích hợp với các bạn, Tôi sẽ gửi thêm vài con Hoàng Phi Hắc hổ ( Xám đen) để anh,em kiểm tra tiếp, nếu được tặng mái giống này để lai tạo chơi. (Tất nhiên giống này không bằng con Thanh long rồi (đặt tên chử Long, Hổ cho nó vần thôi chứ không có giống con Rồng hay con hổ đâu nhé)
    Nhận dạng người gửi hàng : Ông là thầy giáo Minh dạy ở Quận 6, quê ở Gò Công ( hình như dạy cấp 2 - sắp hưu trí ). Có thể Ông ấy sẽ liên lạc với các bạn bằng điện thoại để đến Chợ Rẫy lấy hàng.
    5. Nếu các bạn kiểm thấy chiến đấu được, thì tặng thêm 10 con nữa nhưng chưa huấn luyện để anh em nhận xét chơi. Ngày hôm qua , Anh Kỳ có xuống chơi cũng bắt vài con đem về trên ấy. Nhưng không gửi cho các bạn được vì anh ấy đi xe riêng chung với người khác. A. Kỳ cũng photo mấy sắp tài liệu, anh ấy sẽ gỏ vào máy tính để anh em nghiên cứu phê bình nhé. Tôi có nhờ A. Kỳ lai tạo giống Nhất điểm Hồng và Thanh Long thử nghiệm nếu thấy hay gửi cho vài anh em tiếp tục lai giống ( có thể năm sau - 2009 ). Hy vọng chúng ta không thua gì nước ngoài đâu? Bạn Thông cũng có nhiều ý tưởng hay, có tính khoa học. Hy vọng Bạn sẽ là nhà lai tạo xuất sắc sau này.
    6. Trong diễn đàn này có nhiều cao nhân, hy vọng họ góp được nhiều ý kiến hay.
    7. Kiểm tra cá chính xác thì mang ra Trường chơi thử, độ khoảng 100 thôi, nếu thua các bạn chịu nhé. A. Kỳ có nhận xét về giống này có vài điểm hay đáng chú ý khi bắt chúng đang trong bầy đá thử với cá của Anh ấy mang xuống.
    8. Tôi đang có 5,6 con cá mái giống của A.Kỳ tặng cho, Tôi sẽ gửi lên Bà Điểm lai tạo thử. Nếu thành công Anh em tha hồ mà nghiên cứu, lai tạo.
     
    Last edited by a moderator: 24/6/16
  14. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Tàn Chi Quái Đao

    Mấy ngày nay, bệnh quá và trời lại mưa nhiều mấy con cá lớn nó theo mưa xuống sông trước nhà, tính chọn 10 con tặng anh em chơi mà bây giờ không đủ số, chắc được khoảng 4,5 con. Số cá còn lại đẹt quá phải bỏ không thể đá được. Hơn nữa lúc này tôi cũng không có dịp vào diễn đàn để xem có gì mới không. Vài con cá này khi nào có người gửi được thì sẽ gửi lên TP.HCM tặng anh em. Còn giống hoàng phi thì còn nhỏ quá mới hơn 3 tháng tuổi, khi nào cở 6,7 tháng tuổi tôi sẽ gửi cho bạn VanHoang vài con nhờ đánh giá giúp.
    Còn nội dung tài liệu Tôi thấy A.Kỳ đã đánh máy đưa lên diễn đàn, nhưng A.Kỳ chỉ mới nói phần mục lục chưa đi sâu vào các vấn đề chính. Có lẽ A.Kỳ muốn khái quát cho anh em biết được phương hướng , nội dung ....
    Mấy trang tài liệu A.Kỳ có thì không có phần :"Tàn Chi Quái Đao" , tức phương pháp , quy trình dụng độc trong huấn luyện kiểu sanh tử. Anh em cũng nên biết qua, khi cần cũng phải dùng đến, nó chỉ khoảng 4,5 trang giấy học trò chứ không nhiều. Bộ Tài liệu của Tôi, thằng cháu ở Hốc Môn vừa rồi nó ôm đi hết. Để nó đánh máy cho anh em tham khảo. Hết hè thì Tôi cũng không có dịp vào diễn đàn được nữa. Mà ở đây tôi cũng không có điện thoại để liên lạc với mọi người. Tôi muốn gọi cho ai đó thì tôi phải đi qua chợ mới gọi được...bất tiện vô cùng.

    Cỏ bấc - dùng để nuôi cá.

    Sau khi xem thoáng qua hình ảnh của đoàn tham quan tại lò cá A. Hải Quắn. Nơi đây có dùng đến cỏ Bấc ( theo tôi nghĩ là cỏ Bấc chứ không phải Bắc ).Cỏ này đa phần tại vùng An Phú Đông các lò cá đều dùng để nuôi cá trong ao. Khi chúng ta nuôi như thế này có thể con cá đạt được 2 tác dụng:

    1. Thân cỏ rất nhám , có gai nhỏ, cá sẽ thường xuyên ma sát và sẽ tạo thành lớp da dầy và rắn . Coi như chúng ta đã tạo cho cá có bộ giáp sắt rồi đó.
    2. Trong cỏ có vị ngọt, vị này giúp cho cá phát triển tốt về vây và da.

    Cách dùng này ta nên áp dụng từ lúc cá còn nhỏ cho đến khi tách bầy ra khạp.
    Nếu các bạn chú ý sẽ thấy các lò cá đa phần có dùng đến vôi, mỗi tháng chúng ta đổ vào các ao một, hai ly nhỏ nước vôi. Cỏ và vôi phối hợp giúp cho cá có bộ răng sắt bén. Dùng vôi tuy đơn giản nhưng nhiều nơi xem như là bí quyết (hiếm khi họ tiết lộ). Tại sao phải dùng vôi, trong bí lục vô chiêu có hướng dẫn và giải thích nhiều dược chất dân gian ứng dụng để nuôi cá trong bầy, trong đó có phần ứng dụng vôi. Chắc A.Kỳ đã gửi cho các bạn rồi.Tôi không cần giải thích gì thêm.

    Theo như Tôi hiểu, cá của A.Hải ( có lẽ do tóc quoắn - nên gọi là Hải Quoắn) nuôi như thế thì khi ra trường đá sẽ có vài đặc điểm:
    1. Vì khi xuất bầy, cá đã đạt từ 1 năm tuổi trở lên, nên cá có sức bền, đá lì đòn, ra đòn mạnh, răng sắt bén làm cá đối phương sớm bị nội thương và ngoại thương nghiêm trọng.
    2. Bản thân cá của A.Hải thì da rắn chắc, cá đối phương khó khai thác.
    3. Thân mình không lớn lắm tuy là 1 năm tuổi, như vậy khi cáp cá (so khớp 2 con cá với nhau) thì đa phần sẽ là cá già đá cá non.

    Do đó cá A.Hải khi ra trường đá, xác suất chiến thắng đạt từ 60% trở lên.
    Nếu bầy cá này có vài điểm trội trong lối tác chiến thì cá này sẽ đạt chiến thắng từ 80% trở lên. Do vậy mua cá của A.Hải thì sẽ đắt tiền hơn nhiều lò khác cũng vì thế.

    Đôi lời tham gia nhận xét, hy vọng các bạn bổ sung thêm. Và tôi cũng không thể bàn thêm về phương thức khắc chế ...

    "Khí hư thì thần cũng hư".

    SuSu đã nói :"Thần sinh ra bởi khí, nếu khí hư thì thần cũng hư".
    Một trong những nguyên tắc lai tạo giống đó là :"Tý, ngọ thời không lai".
    Ngụ ý nói rằng trong 1 năm có 2 tháng : tháng 5 và tháng 11 âm lịch , chúng ta không nên lai tạo ( không cho ép cá để đẻ).
    Vì kinh nghiệm nói rằng như thế là giống cá bị khí hư. Trong những tháng khác, không nên cho cá đẻ vào các ngày tý hay ngọ.
     
    Last edited by a moderator: 24/6/16
  15. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Bàn về “Vô chiêu bí lục”

    Trước khi bàn chuyên sâu về Vô chiêu bí lục. Xin hỏi thăm bạn VanHoang về một vài cao nhân : Ô. Phùng ( Dương Quá) phải chăng là Anh bảy Kỳ Phùng, Ô. Tư Cụt phải chăng là Anh Tư Lượng ở Gò Vấp …? Trước đây Cháu của Tôi cũng có nói đến những cao nhân này mỗi khi chúng tôi bàn về cá đá. Nếu các bạn trẻ được những cao nhân này chỉ điểm đôi nét - Tất các bạn sẽ là cao thủ của đời nay. Diễn đàn này nếu được họ ghé qua các bạn hẳn là người có diễm phúc.
    Thật sự trong lòng tôi luôn nghĩ, mỗi một cao nhân luôn có vài bí lục. Ngay cả tôi xưa nay chưa hề có bí lục nào. Tôi chỉ khác mọi người ở điểm là tôi được kế thừa từ một lão không có tên tuổi gì trong giới giang hồ, lão chỉ yêu thích việc sưu tầm cá đá hay và lai tạo chúng như là một thú vui. Ông ghi chép lại những gì mà ông cảm nhận được. Và tôi đã cho rằng những gì mà chính ông đã viết chính là bí lục võ lâm mà giờ đây tôi và các bạn cùng gọi tên nó là “Vô chiêu bí lục”.
    Đã gọi là Vô chiêu tất chẳng có chiêu thức nào , không có chiêu thức nào thì sao gọi là bí lục ? Anh Kỳ cũng đã nói trong các trang giấy viết được photo lại có quá nhiều Hán ngữ, lại quá mờ, không thể biết nó là chử gì ? Tôi nghĩ rằng nếu ai đọc Tây Du Ký chắc cũng hiểu Kinh Vô Tự là gì ?

    Mục tiêu của chúng ta chắc ai cũng hiểu rằng là bàn về phương pháp, quy trình nuôi dưởng và huấn luyện đá cá ( ta sẽ gọi tắt là phương pháp nuôi cá đá ). Cho nên có lẽ chúng ta cũng cần có một định nghĩa hợp lý về một phương pháp hiệu quả. Các bạn nếu yêu thích cá đá chắc sẽ có một định nghĩa chính xác hơn tôi. Riêng tôi cũng có một định nghĩa về nó. Từ định nghĩa đó sẽ là tiền đề cho một số luận điểm mà Vô chiêu bí lục đã bàn đến. Rất mong các bạn hãy cho 1 định nghĩa về nó.
    Cách định nghĩa của Tôi có lẽ khác hẳn mọi người, tôi định nghĩa bằng phương pháp quy nạp theo kiểu toán học mà ngày xưa tôi đã học. Tức là :
    1. Giả sử có một phương pháp nuôi cá đã tồn tại ( có thể gọi là phương pháp số 1 )
    2. Phương pháp 2 gọi là hiệu quả hơn phương pháp 1 nếu như cả hai phương pháp cùng chung một điều kiện áp dụng , thì số lần thắng của phương pháp 2 trội hơn số lần thắng của phương pháp số 1.
    Cách nói trên có lẽ còn quá nhiều mơ hồ, tôi diễn giải thêm vài chi tiết. Điều kiện chung là gì ? Tức là 2 phương pháp cùng áp dụng trên cùng một giống cá, cùng chạng ( cùng kích cở ) và chúng ( các con cá được nuôi theo 2 cách ) được đá với nhau. Và con cá được nuôi cách 2 chiến thắng con cá nuôi thứ 1. Tuy nhiên 2 phương pháp phải được áp dụng trên nhiều giống cá khác nhau và người nuôi khác nhau thì phương pháp 2 mới thật sự là phương pháp hiệu quả.

    Khi nói về kinh nghiệm trong việc nuôi huấn luyện đá cá, nếu ai là người chơi cá đá cũng sẽ biết ít nhiều về nó . Khởi đầu bằng kinh nghiệm đơn sơ là cho cá đá bóng trên keo với kiếng thuỷ. Sau đó dùng bìa có lỗ với keo cá kề bên. Từ đó đã hình thành khái niệm lên keo xuống khạp, có quy trình có phương pháp hẳn hòi với mục tiêu của người chơi là làm sao đạt được chiến thắng nơi trường cá. Nếu có thua thì xem xét lại phương pháp, điều chỉnh lại quy trình sao cho vẫn không ngoài mục đích trên. Nhưng việc xem xét để điều chỉnh quy trình cũng không phải là chuyện dễ dàng. Ra trường đá thì cứ lại thua. Chúng ta lại bắt đầu đeo bám cao nhân vẫn mong sao học tập được ít nhiều phương pháp để tạo sự chiến thắng. Rồi học tập ở cao nhân ta vẫn cứ thua, nhưng xác suất thua trận lần này thấp hơn mọi lần trước. Và ta đã thấy rằng chúng ta đang tiệm cận đến phương pháp có hiệu quả. Nhưng tại sao nó vẫn không được 100% như mong muốn. Và việc hoàn thiện phương pháp lại là mục tiêu của bao người chơi cá.
    Mỗi khi một phương pháp được hoàn thiện thì đối với chúng ta nó trở thành bí quyết, rồi gia truyền và nó trở thành bí lục trấn môn, tạo cho chúng ta vang bóng một thời.

    Chúng ta khi mới bước vào nghề và luôn nghĩ rằng còn khá nhiều bí quyết mà ta chưa học tập được, mong sao học tập được vài bí quyết để được vang bóng như bao người.
    Trong lĩnh vực chơi cá đá, chúng ta chắc ai cũng thừa nhận rằng cao nhân đâu phải là luôn chiến thắng. Đành rằng xác suất thua trận của họ thì thấp hơn chúng ta mà thôi. Đến đây ai cũng có thể khẳng định rằng “Cao nhân là đang sở hữu bí lục”.

    Đã gọi là bí lục thì không thể dễ dàng trao cho ai. Ngày xưa bí lục chỉ truyền cho đại đệ tử chưởng môn hay là cao đồ. Ngày nay, bí lục thì truyền cho con cháu. Vậy thì vô chiêu bí lục sẽ truyền thụ cho ai ? Cao đồ nào xứng đáng với nó ? Vô chiêu bí lục có thực sự là bí lục hay không ? hay nó chỉ là những từ vô bổ vô nghĩa làm mờ đi …

    Thực ra tôi gọi là bí lục là để tạo sự hiếu kỳ cho mọi người, mà nó là một kiểu loại “kinh văn vô tự”.
    “Hửu tự cũng như vô tự” do chử Hán quá mờ .
    Gọi là Kinh thì căn bản phải là Ngộ, cho nên Vô tự thành hửu tự.

    Bàn về Vô chiêu chúng ta phải lấy Hửu chiêu làm cơ bản.
    Không Hửu chiêu tất không có Vô chiêu.
    Hửu và Vô là 2 mặt đối lập. Đối lập về mục tiêu và đối lập về phương pháp.
    Các phương pháp truyền thống hiện nay đã có bàn về nó, có điều là người ta không gọi nó là Hửu hay Vô. Hiểu được Vô tức là chúng ta sẽ có 64 Hửu chiêu biến hoá. Điều này A.Kỳ cũng đã có nói đến.
    Như thế nào là đối lập mục tiêu. Hửu chiêu thì lấy chiến thắng là mục tiêu, còn Vô chiêu thì lấy hiểu và cảm nhận con cá là mục tiêu, thắng hay thua không là đối tượng nghiên cứu của Vô chiêu.
    Do vậy người có lòng mong cầu chiến thắng thì khó có thể áp dụng Vô chiêu.
    Ngày sau, A.Kỳ viết tiếp nhé, tôi sẽ tham gia bình luận hy vọng tìm được ai đó áp dụng được Vô chiêu, đừng để nó thất truyền nữa.
    "Muốn truyền thụ vô chiêu thì phải truyền hửu chiêu trước thì mới có thể so sánh được"
    "Lấy hửu chiêu ( trong cái vô chiêu ) này đấu với Truyền thống đương thời , để anh em nhận xét thế nào ? ".
    Hiện nay, bên Thái Lan họ lại áp dụng phương pháp huấn luyện phối hợp là vừa hửu chiêu lại vừa vô chiêu, đến nay tôi vẫn không hiểu họ khởi điểm từ đâu ? Nhưng phải khẳng định rằng, con cá đuợc nuôi như thế này có một số đặc sắc riêng, đáng khâm phục.

    ( Đặng Anh Võ - Còn tiếp )
     
    Last edited by a moderator: 24/6/16
  16. gaconbeo

    gaconbeo Active Member

    ai la bác Danvo ?????
     
  17. lorkinght

    lorkinght Banned

    rất hay , thks bác nhìu
     
  18. liathiadongruong

    liathiadongruong New Member

    Bác chủ thớ viết bài này cũng lâu quá rồi .
    Đoạn cho lai với cá bã trầu ra dòng cá đá hay mà có thiệt thì quả là độc.
     
  19. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Loạt bài này của bác DanVo viết vào khoảng cuối 2007 - đầu 2008. Bác có nhắc đến cây "mã đề nước hay còn gọi là trạch tả" trồng trong hồ nuôi cá đá có nhiều tác dụng tốt. Gần đây mình tìm được nhiều thông tin về mã đề nước và những loài tương tự, xin được liệt kê dưới đây như sau:

    *Mã đề Plantago major, cây mọc cạn, thường được bán ngoài chợ để bà con về nấu “nước mát”.

    *Trạch tả Alisma plantago – aquatica, cây bán thủy, phân bố ở các tỉnh phía bắc. Củ làm thuốc.

    *Mã đề nước Ottelia alismoides, cây lá nổi, phân bố trong ao hồ vùng đồng bằng. Cây này rất phổ biến ở đồng ruộng miền Tây.

    Tuy rất giống nhau nhưng “mã đề”, “mã đề nước” và “trạch tả” là những cây hoàn toàn khác nhau.

    Tới đây các bạn sẽ thắc mắc rằng cây mà bác trồng là “mã đề nước” hay “trạch tả”? Xin tiếp tục dẫn lời bác “Sau này, nhánh bông hoa của cây mã đề sẽ sinh con đẻ cái, chúng ta tha sức mà dùng, có khi phải bỏ bớt, nhiều quá cũng không phải là tốt. Trong mùa mưa này, quê tôi cây mã đề phát triển nhanh và cao to, có cây lên đến 1 mét”. Cây mã đề nước là cây thủy sinh bề mặt giống như cây hoa súng tức lá và hoa không vươn quá mặt nước, còn cây trạch tả không nảy cây con từ nhánh hoa. Cả hai cây này đều không phải là loài cây mà bác mô tả. Vậy cây thủy sinh nào mà “nhánh của bông hoa sẽ sinh con đẻ cái”? Theo mình chính là cây lá trầu hay lan Mỹ Echidonorus sp. Cây này không phải là loài bản địa, xuất xứ từ châu Mỹ. Những loài trồng trong hồ thủy sinh có kích thước nhỏ. Loài lớn như bác nói thường có bán ở các tiệm cây cảnh để bà con đem trồng trong hòn non bộ.

    Cây lá trầu lớn (Echinodorus grandiflorus)
    [​IMG]

    Cây con nảy từ nhánh hoa
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/9/20
  20. ngo1984

    ngo1984 Active Member

    Bác vnreddevil cho hỏi, vậy hoá ra, cây mã đề nước theo như mô tả lại không phải là "mã đề nước", mà là cây lá trầu lớn sao?
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội