Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Hình ảnh: sưu tầm gà linh - gà quý

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi carom, 18/11/11.

  1. carom

    carom Active Member

    Vài hình ảnh minh họa những con gà được liệt vào hạng gà linh, gà quý:

    * Gà sấu:
    Sách gà của cụ Vương Hồng Sển viết: “gà này tựa như không có lưỡi, vì lưỡi còn cụt ngắn hơn gà lưỡi rùa nữa, mới xem họng gà tưởng đó là một loại với họng cá sấu là giống không lưỡi. Gà cá sấu miệng hôi thúi lắm, nhưng chính vì ẩn tướng như thế, nên “may độ” lắm, thắng nhiều trận một cách bất ngờ, nên tay chơi gà, khi biết thì ít ai dám chịu độ với gà cá sấu vậy”.

    Theo tác giả Nguyễn Tú: “Có con gáy không ra hơi như gà bị nghẹt họng, tiếng gáy như tiếng sấu kêu ngoài bãi, nên còn có tên là gà cá sấu”. Tác giả Phan Kim Hồng Phúc nâng gà này lên hàng “thần kê” bởi “dai sức, đá đòn mạnh, thường ra đòn liên tục”.

    [​IMG]
    [​IMG]

    * Gà lông voi:
    Gà có một hay hai sợi lông voi ở đuôi, cánh hoặc đôi khi ở đùi. Lông voi phải vạch ra mới thấy, gà này có ẩn tướng và may độ lắm. Sách gà của tác giả Nguyễn Tú phân biệt 3 loại lông voi: a) lông cứng, hơi cong và đàn hồi như sợi thép; b) lông to, cứng, xoăn như sợi tóc ngứa; và c) lông xoắn và đàn hồi như lò xo. Loại đầu còn gọi là “lông nhím”; hai loại sau còn gọi là “lông thép” và thường gặp hơn.

    Sách gà của tác giả Vũ Hồng Anh vẽ hình lông voi (tượng mao) có chóp nhọn như cây thông giáng sinh!

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cái này tiếc là kg có đc hình lúc lông còn mọc trong thân gà
    [​IMG]

    Cái này thì gần giống nhưng kg phải
    [​IMG]

    * Gà song sinh:
    Sách gà của tác giả Xuân Tùng viết: “Một trứng nở ra hai con gà trống, gà này khi ra trường đá, cần mang cả hai anh em dù chỉ một đá một đứng ra ngoài, cất tiếng gáy trợ lực”. Trong truyện “Gà sanh đôi” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng nhắc đến gà song sinh: vì hai con giống hệt nhau nên lúc bồng nước, chủ gà tráo con đang nghỉ ra đá, đá xa luân chiến kiểu đó đối phương nào chịu cho thấu; rồi đến khi bị phát hiện không cho đá ăn gian nữa thì con bên ngoài lại gáy “nhắc tuồng” cho con bên trong đá! Truyện hay nhưng đầy màu sắc ly kỳ, khó xảy ra ngoài thực tế.

    Nhưng theo cụ Vương Hồng Sển "hai con trong một trứng chun ra, nếu đó là trống, thì là quý kê, chủ trọng dụng vô cùng". Diễn giải theo ý cụ thì gà song sinh tự thân chúng đã là gà quý do hoàn cảnh xuất thân đặc biệt (chớ chẳng phải do hai con biết bênh và hỗ trợ nhau). Theo kinh nghiệm của nhiều sư kê thì trứng song thai hầu như đều hư bởi các phôi thai kèn cựa nhau dẫn đến một cái chết trước, cái sau rồi cũng chết theo vì lây nhiễm. Gà này, nếu có, thì chính chủ của chúng mới biết, người ngoài không thể biết được.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Gà đòn song sinh:
    [​IMG]
    [​IMG]

    Clip:



    * Gà tử mỵ: Các tác giả đều mô tả gà tử mỵ với đôi chút khác biệt đủ thấy tướng ngủ của gà rất đa dạng!

    Sách gà của tác giả Nguyễn Tú viết: “Tử mỵ: giả chết. Gà tử mỵ tối ngủ dưới đất thì chẳng khác gì con gà đã chết rồi. Chân nó ngay đơ hay xoạc ra, hai cánh giang rộng ra cho thoải mái, cần cổ vươn ra phía trước. Nhìn con gà nằm ngủ trông thật thảm hại. Nếu nó nằm trên cầu mà ngủ thì hai cánh xòe ra, đầu chúc xuống, khi ngủ thì mê mệt, li bì, động tĩnh không hay biết”. Theo học giả Toan Ánh "Gà tử mỵ có hai loại. Loại thứ nhất lúc ngủ nằm ngay đầu, sải cánh, xuôi giò. Loại thứ hai lúc ngủ đôi giò móc lên cây, như dơi, đầu thõng xuống, đôi cánh buôi xuôi".

    Sách gà của tác giả Xuân Tùng lại phân biệt tử mỵ với mỵ khất. “Tử mỵ: ban đêm ngủ như chết, đầu đặt sát đất”. “Mỵ khất: Đêm, gà ngủ “tướng” rất thảm thiết, đáng thương, đầu bỏ vào cánh, lại rớt ra, chống mỏ xuống đất”.

    Tác giả Phan Kim Hồng Phúc còn đề cập đến một loại gà quý nữa là "tử mỵ trường", tức ra đến trường mà vẫn còn ngủ gà ngủ gật.

    Nếu căn cứ vào dáng ngủ thì gà tử mỵ rất hiếm. Ngày nay, đa số gà được gọi "tử mỵ" không hề "xoạc chân, giang cánh", chẳng qua khi ngủ đầu rớt ra khỏi cánh mà thôi; như vậy chúng đều là gà "mỵ khất" như những con dưới đây.

    [​IMG]
    [​IMG]



    * Gà cựa nhật nguyệt:
    Sách gà của Nguyễn Tú viết: “Tức là gà có hai cựa, cựa chân này màu đen, cựa chân kia màu trắng. Những con gà này ra đòn thật dữ dằn, và là đòn hiểm. Nếu là gà cựa thì giết địch thủ trong nhấp nháy. Nếu là gà đòn thì có thể đá gãy cần cổ gà địch. Xin đừng nhầm lẫn với cựa tam lan (đen trắng lem nhem)”.
    [​IMG]

    * Thư hùng kê:
    Sách gà của tác giả Xuân Tùng viết: “Gà có một chân đen một chân trắng hay một chân vàng một chân xanh… Tóm lại, hai chân mỗi chân mỗi màu riêng biệt”. Còn sách gà Phan Kim Hồng Phúc viết: “Đôi chân gà khác màu nhau gọi là thư hùng nhật nguyệt là gà rất hiếm, gặp được là diễm phúc”.

    [​IMG]
    [​IMG]

    * Gà lắc mặt:
    Tác giả Toan Ánh xếp gà này vào dạng “gà dị động” tức là những con gà có cử động đặc biệt khác thường. Theo câu “Thứ nhứt bốc cát ném ra, Thứ nhì lắc mặt, thứ ba né lồng” thì gà lắc mặt đứng vào hàng thứ nhì.


    * Gà lưỡng nhãn: Theo tác giả Nguyễn Tú thì đây cũng là một loại gà linh.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Một con nữa:
    [​IMG]
    [​IMG]

    * Gà nửa này, nửa kia (Dạng này thật sự mình kg biết nên gọi là gì, chỉ biết là cũng nằm trong dạng gà quí)
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]

    Một dạng khác:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    * Gà lục đinh:
    Theo tác giả Xuân Tùng “Trên và dưới cựa chính có nổi lên hai cựa phụ thấp hơn, nếu hai cựa này rung rinh thì tốt, gà quý, gọi là cựa lục đinh”.

    Theo tác giả Phan Kim Hồng Phúc “Cựa lục đinh lục giáp là cựa dành riêng cho gà giỏi, gà hay, gà hiếm, đá đâu cũng thắng. Đặc biệt là gà này đá xong một độ, nghỉ ngơi độ ba mươi phút, lại có thể cáp độ với con gà khác, thả ra chỉ rẹt, rẹt mấy đá quay về, con gà địch thủ đang quằn quại trên vũng máu trong khi chủ gà thì đứng đực mặt ra, tự hỏi vì sao gà mình hay như thế, tại sao lại thua”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Một dạng khác:
    [​IMG]
    [​IMG]

    * Gà móng cổ (giáp cần):
    Theo học giả Toan Ánh: "Gà dưới cổ có vảy: Đây là một loại gà rất hiếm và cũng là một loại gà rất anh hùng". Sách gà Xuân Tùng gọi là "giáp cần", định nghĩa như sau: "Hiếm lắm, “quý kê” là nó, một vảy mọc trên cần cổ, được lông che kín, gà đứng nước cao, càng khuya càng trổ ngón độc, chơi gà có vảy này khó bại".

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Clip:
    Con gà này có vảy trên mồng nên tạm gọi là gà "giáp mồng" !
    [​IMG]
    [​IMG]

    Clip:
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/1/13
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Nói đại thôi nha: Ở trên có con hai màu cán hay khoản (tra từ hán việt thấy gọi là bính) gọi là thư hùng kê, vậy nên gà này xin được gọi là thư hùng dực kê (mấy con tử mị cũng phân biệt như vậy, nào là tử mị khất, tử mị trường, tử mị dơi). :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/1/12
  3. carom

    carom Active Member

    cái này chắc e phải hỏi lại mấy lão kê dưới e xem sao chứ e cũng pó tay kg biết nói nó thuộc dạng nào nữa a ạh^^
    cũng còn 1 số dạng nữa như lão kê thần đồng, độc long, hắc thiệt....nhưng chưa có hình^^
    lão kê thần đồng e đã thấy qua 1 lần nhưng kg có chụp hình đc vì nó....là đối thủ của mình, sau khi đá xong vì thua nên quê quá bỏ về 1 nước kg thèm nhìn lại nữa^^, ngẫm lại tiếc quá vì nghe thằng bạn nói lại cái kế tiếp nó chồng độ thì bị người ta đá chết^^.... ->gà linh kê hay quí kê gì thì lên cựa sắt cũng bỏ mạng sa trường như thường;)
     
  4. minhngoc

    minhngoc Active Member

    Bài này hay.Mà em thấy nhiều người nói là gà song sinh không có thật.Em đọc ở đâu đó nói là gà song sinh giống nhau như 2 giọt nước.2 em ki không giống nhau bác ạ.Bác khai sáng cho em cái
     
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Nghe có lý. Nhưng sách nói rằng gà song sanh chỉ chủ của nó mới biết được. Vậy nên bạn tin lời Carom nha. Mai mốt đi đá gà thấy đối phương mang theo con nữa thì các bạn phải để ý, yêu cầu bịt mỏ cho chắc ăn kẻo nó nhắc tuồng cho gà nhà đang đá trong sới! :)
     
  6. carom

    carom Active Member

    Bạn nói đúng, gà song sinh giống nhau như 2 giọt nước, hình ở trên chủ yếu là minh họa cho ae dễ nhận biết, còn nói chắc chắn là gà song sinh hay kg thì: chỉ có chủ của nó mới biết mà thôi^^
     
  7. Ốc Mít

    Ốc Mít Active Member

    Trứng gà song sinh to hơn trứng bình thường hôm bữa em có gặp một cái trứng gà tre to hơn bt nhưng do không nuôi gà nữa nên không có cồ nên em làm mỳ gói ăn rồi hihi đập ra 2 lòng đỏ luôn
     
  8. HitrungFH

    HitrungFH Active Member

    Mai wa trại chụp con tử mị khất lên cho carom coi nhe, con này tơ nhầy mà là gà lai nữa
     
  9. carom

    carom Active Member

    ok, thanks a Trung nhé, có dạng nào hay & quý thì a úp lên luôn cho ae tham khảo^^
     
  10. bonbon

    bonbon Active Member

    * Gà cúp
    Theo cụ Vương Hồng Sển: “Gà cúp: rất khác với gà có lông đuôi, là con gà cúp, chẳng có phao câu, cũng không một sợi lông đuôi nào. (Gặp gà hay thì hay tuyệt, nhưng cũng ít người thích nuôi vì mỗi khi cáp độ đều chịu thua sút con gà kia; thậm chí vào trận nhứt là ngộ nước suy sút, thì té lụi đụi, khó đứng vững, vì chưng thiếu mất một binh khí lợi hại (bộ lông đuôi) để chống đỡ lúc ngặt nghèo. Lúc ngặt nghèo có cây chổi cùn trong tay cũng chống cự được, huống chi là thiếu bộ lông đuôi trong thân con chiến kê. Gà cúp ngày nay ít thấy, vì ít người chịu nuôi, bợm nhậu là thù nhứt vì thiếu mất một món trong “nhị khoái” (Nhứt phao câu, nhì đầu cánh)”.

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 12/1/12
  11. ganoimai

    ganoimai New Member

    Đúng là gà linh, gà quý. Đọc trong kê kinh có nói đến gà giáp cần không biết nó ra thế nào nay mới biết nó là gà có móng ở cần cổ. Cảm ơn ban quản trị diễn đàn đã lập ra topic này. Còn có mấy loại nữa như: thủ vỹ triều thiên, đầu đuôi tương cận, kim kê độc lập... mà trong kê kinh đề cập, nếu có thể sưu tầm được mong BQT cho đăng để anh em thưởng lãm.
     
  12. lahan9x

    lahan9x Active Member

    thanks anh carom nhiều lắm :D ...................
     
  13. 0Sun

    0Sun Moderator

    Bài này hay thiệt.. Hồi trước tớ clung có 1 bé không phao, đá ác liệt lắm lúc nhỏ đá gãy cổ lão vịt xiêm to. Tiếc là bị bắt trộm mất.
     
  14. Hùng_Min

    Hùng_Min Banned

    gà đòn đá vẫn là no.1,gà cựa đá nhanh thắng nên xem ko thích
     
  15. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Gà sinh đôi nè: hai đánh một không chột cũng què!

     
    Chỉnh sửa cuối: 6/8/12
  16. carom

    carom Active Member

    hihihihi..cái này mà chồng cựa vô là con điều chết chắc;)
     
  17. dangquocviet

    dangquocviet Active Member

    đây là con gà cúp ko có phao câu luôn nha. của ông bác win 1 cái anh em xem vui coi có chê điểm nào ko:D:D:D:D:D

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    anh em nào q7 thì giao lưu nha :D:D:D:D:D:D:D
     
    Last edited by a moderator: 27/2/12
  18. trung_st

    trung_st Active Member

    Hiện tại gà mình ra có 1 e 3 cánh rất dộc.lên cho ae chia sẽ......Gà ko Bán Nha AE.....

    Hiện tại e nó dược 6 tháng rưỡi. mới có 2k nha,nhưng e nó rất dữ,ko chạy e gà nào,kể cả gà cha.............

    Dây là nhung nhan e nó.............

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cám ơn ae dã xem và chia sẽ cùng mình......Thanks ae rất rất là nhiều..............
     
    Last edited by a moderator: 27/2/12
  19. ANHVIET6868

    ANHVIET6868 New Member

    Mình xin phép chủ topic cho mình giới thiệu chung trang này luôn nhé,xin cám ơn.Thân.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    _AE xem tham khảo vui nhé.Thân
     
    Last edited by a moderator: 27/2/12
  20. carom

    carom Active Member

    * Địa giáp:
    Theo học giả Toan Ánh: “Vảy dép: vảy ở dưới bàn chân gà, loại vảy này thật hiếm”. Lòng bàn chân và các ngón thực ra vẫn có những tấm sừng nhỏ nhưng không được coi là "vảy". Vảy (hoặc giáp) là những tấm sừng dày, to cỡ hạt bắp. Vảy có thể đóng tại chậu (tức lòng bàn chân), tại ngón hoặc cả hai, gọi chung là "vảy dép". Theo sách gà Xuân Tùng, trường hợp “gà có một vảy lớn dưới chậu” thì gọi là "địa giáp". Trường hợp vảy đóng thành hàng trên các ngón trông giống như con rết thì được gọi là "vảy rết". Căn cứ theo mô tả thì "địa giáp" và "vảy rết" là những trường hợp đặc biệt của "vảy dép".

    Các đặc điểm chân cua - vảy dép - cánh đôi thường đi kèm với nhau.

    Con gà này ngoài vảy địa giáp ra còn có lục đinh, vấn sáo, gốc gà của bạn Philong92009,
    [​IMG]

    Vảy rết:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    * Gà lông trĩ: Theo học giả Toan Ánh "Loại lông này mọc ở cổ hay ở sau đuôi, khi tẽ ra thành hai chiếc lông".

    Hình dưới đây là lông trĩ mọc ở cánh (cánh đôi):
    [​IMG]
    [​IMG]

    * Gà hai bình dầu:
    Sách gà Phan Kim Hồng Phúc nói “Phao câu có hai bình dầu là gà quý tướng, hiếm có, đá đâu thắng đó, gặp được mà mua về nuôi là diễm phúc. Tuy nhiên khi có gà này không nên đem ra khoe, vì có người sành xem tướng gà, biết được quý tướng, tiếng lành đồn xa, tất nhiên người ta sẽ chạy, không chịu cáp độ, gà sẽ ế độ, rất uổng vì lúc đó chỉ để... ngắm chơi mà thôi ”.

    Trong phần nói về gà quý, cụ Vương Hồng Sển liệt gà "hai phao câu" vào hạng ẩn tướng. Sách gà Xuân Vũ định nghĩa gà "Lưỡng Hậu" là gà có hai phao câu hoặc hai bình dầu. “Bình dầu” là tuyến chất nhờn nằm trên phao câu, đánh đồng bình dầu với phao câu là không chính xác, hoặc giả gà hai phao câu là một loại hoàn toàn khác!

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    * Gà trữ thực tả:
    Theo sách gà Xuân Vũ: “thường thì bầu diều gà nằm bên phải, trái lại gà này ngược đời, có bầu diều nằm bên trái, ấy là “chiến kê”.

    [​IMG]
    [​IMG]

    * Lão kê thần đồng
    Theo sách gà Xuân Vũ "Gà có cái đầu xem ra rất già, trái lại thân còn tơ".

    .v.v...
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/12/12

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội