Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Đáy nền trong hồ thủy sinh.

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - thủy sinh' bắt đầu bởi chepchep, 12/7/09.

  1. chepchep

    chepchep Active Member

    Trong những con sông và dòng suối, nơi đó có nhiều cây thủy sinh mọc, đáy nền thay đổi tùy theo điều kiện địa lý và môi trường của hệ thống con sông và khu vực địa phương. Cây thủy sinh thường được tìm thấy tại bãi cát, đầm lầy hoặc lòng suối có sỏi Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ trong trí là hầu như các vùng trong thiên nhiên đáy nền thông thường khác với môi trường chung quanh. Điều này xảy ra bởi vì hơi nóng từ mặt trời được hấp thụ và lưu giữ bởi đáy nền. Sự khác biệt có thể là ít hơn 1 độ nhưng nó cũng đủ để tạo các dòng đối lưu giữa đáy nền và nước. Các dòng đối lưu này làm chuyển động nước ở đáy nền chậm và liên tục (nơi này nước mát hơn) và chảy ngược trở lại về dòng nước chính như làm mát. Khi nước chảy qua đáy nền, nó mang dưỡng chất đi theo, làm cho rễ cây tiếp nhận được nguồn dưỡng chất liên tục.
    [​IMG]
    Đáy nền làm nhiệm vụ là chỗ “lắng dưỡng chất“, giữ lại dưỡng chất mà từ đó rễ cây có thể hấp thụ dễ dàng. Dưỡng chất được di chuyển bởi các dòng đối lưu. Nhiệt từ mặt trời rọi xuống làm ấm đáy nền. Nước nóng lên đối lưu khi nó được làm ấm bởi đáy nền. Sự lưu thông của nước mang dưỡng chất lắng xuống đáy nền. Đáy nền thì hơi ấm hơn nước ở phía trên nó. Rễ cây hấp thụ dưỡng chất từ đáy nền.

    Trong nhiều con sông và dòng suối có những vùng chắc chắn có cây mọc thành từng nhóm, trong khi đó chỉ cách nơi này hơi xa một tí, chẳng có cây nào mọc. Điều này xảy ra bởi vì các dòng suối phun thiên nhiên chảy dọc theo con sông hay các dòng suối và nước từ các vùng khác chảy tràn xuống đất, Hầu hết các con suới phun này ẩn trong đất khó thấy được và có thể chảy rĩ rĩ một ít nước thôi, nhưng thứ nước này giàu dưỡng chất hữu cơ và chất khoáng, cây nhanh chóng hấp thụ các chất này qua bộ rễ.

    Đáy nền chứa đầy bùn được tìm thấy nhiều nơi tạo môi trường lý tưởng cho cây bám rễ vững chắc mọi vị trí. Trong điều kiện thiên nhiên, rễ cây có thể mọc bàng ra xa hơn và mọc sâu hơn khi chúng mọc trong hồ thủy sinh. Khi giữ một số cây trồng to hơn, thí dụ như loài cây Echinodorus to hơn, phải hiểu rằng rễ chúng sẽ mau mọc tràn lan và chiếm ngự hết đáy nền trong hồ thủy sinh nếu chúng có điều kiện thực hiện.

    Đáy nền trong hồ thủy sinh.
    Trong một hồ thủy sinh trung bình, đáy nền chỉ là một vấn đề khá đơn giản, thường chỉ là một lớp sỏi hình hạt đậu. Cây dùng đáy nền không những chỉ là chỗ dự trữ nguồn dưỡng chất, mà lại còn là chỗ cho rễ bám và trong vài trường hợp, làm môi trường để tái sinh sản. Hệ thống rễ của cây thủy sinh thay đổi theo từng loài, nhưng tất cả cùng tiến hóa trong môi trường thiên nhiên. Hầu hết trong môi trường thiên nhiên không giống như những gì được tìm thấy trong một hồ thủy sinh với chỉ một lớp đáy nền bằng sỏi hình hạt đậu đơn giản. Điều khó khăn đặt ra là khi duy trì cây thủy sinh thường có thể bị quy kết do thiếu một đáy nền tốt và có ích. Sỏi sạch, trơ tạo một đáy nền hơi không năng động về mặt sinh học. Vì nước dễ dàng chảy xuyên qua một môi trường như thế, nước rữa trôi dưỡng chất, làm thay đổi nhiệt rễ cây và tạo một vùng giàu oxy, tất cả các việc này ngoài ý muốn và làm cản trở phát triển rễ cây thủy sinh.

    Thế thì đáy nền nào là tốt nhất? Đây không phải là một câu hỏi dễ dàng có câu trả lời. Một vài cây không cần bất cứ một loại đáy nền đặc biệt, một vài loài cây chẳng cần có đáy nền gì cả! Tuy nhiên, nhìn chung, một sự pha trộn đáy nền sẽ tạo ra một môi trường thích hợp cho tất cả các cây trong hồ thủy sinh. Các điểm cần chú ý là: kích thước và hình dáng của các hạt nhỏ pha trộn, chiều sâu của các lớp đáy nền, và thành phần các chất hữu cơ và chất khoáng của chúng.

    Kích thước và hình dáng hạt nền.
    Nếu kích thước các hạt nhỏ pha trộn của đáy nền không đúng, điều này có thể gây nhiều vấn đề cho cây thủy sinh. Một đáy nền được làm từ các hạt nhỏ pha trộn có kich thước quá to sẽ làm cho nước chảy qua dễ dàng, cuốn trôi hết dưỡng chất. Ngoài ra, các chất vụn sẽ tích tụ lại ở khoảng giữa các hạt đó, có thể làm cho nước có bùn. Đáy nền quá sâu cũng gây nhiều vấn đề cho việc phát triển rễ dài và chỉ nên dùng làm một lớp vừa ở bên trên.

    Nếu đáy nền quá hẹp nó có vẽ thon gọn và rắn lại, sẽ làm ngưng sự chuyển động của oxy và dưỡng chất, làm nguy hại đến cấu trúc của rễ cây.

    Một đáy nền thích hợp cho hồ thủy sinh là nên có kích thước các hạt nhỏ khoảng từ 1 đến 3mm và có hình tròn. Hạt nhỏ ở đáy nền hình nhọn có thể làm hại cho rễ cây.

    Chiều sâu lớp đáy nền.
    Chiều sâu lớp đáy nền thay đổi chút ít tùy thuộc vào loài cây bạn muốn trồng trong hồ. Cây mọc rễ dài như loài cây Echinodorus và một vài loài cây ẩn hoa, sẽ cần một lớp đáy nền sâu đủ cho rễ mọc xuyên qua. Nếu đáy nền quá cạn, rễ của các cây này sẽ trở nên co và xoắn lại. Trong trường hợp này cây không thể hấp thụ được dưỡng chất và rễ cây sẽ trở nên thiếu oxy.

    Nhìn chung, cây cảnh không mọc rễ dài, vì thế nó có thể mọc theo độ dốc đáy nền hướng lên phía sau hồ thủy sinh. Điều này làm cho hồ thủy sinh có vẻ sâu hơn thực tế. Chiều sâu đáy nền tốt ở vào khoảng từ 6 đến 10cm.

    Hàm lượng chất khoáng.
    Cây có nhu cầu các chất khoáng với số lượng ít, nhưng thật là khó cho việc cung cấp các chất khoáng này thông qua đáy nền, mặc dù một vài đáy nền giàu dưỡng chất có chứa các chất khoáng cần thiết mà cây thủy sinh cần dùng. Nói chung , số lượng các chất khoáng cây cần dùng thường có sẳn trong nước máy. Tuy nhiên, nếu nguồn nước của hồ thủy sinh bạn tương đối mềm điều này cho biết nước đó thiếu chất khoáng, trong các trường hợp như vậy, bạn có thể dùng phân bón dạng lỏng.

    Còn vấn đề quan trọng hơn nữa, một đáy nền không thể chứa các chất khoáng độc hại, đáng kể nhất là các hợp chất có hàm lượng can-xi cao. Đáy nền bằng đá vôi và có gốc từ san hô, thường có sẳn trong các hồ thủy sinh dùng nước biển có can-xi cao không nên dùng trong hồ thủy sinh nước ngọt. Đáy nền của các hồ này sẽ tăng độ kiềm và độ pH của nước, gây trở ngại cho cây hấp thụ dưỡng chất và CO2 .

    Hàm lượng chất hữu cơ.
    Hàm lượng chất hữu cơ của một đáy nền bao gồm dưỡng chất hữu cơ cũng như chất thải trong hồ (chủ yếu từ cá). Một đáy nền mà không có bất kỳ chất hữu cơ nào thì chỉ đơn thuần là chỗ bám trụ cho cây và một ít công dụng khác. Bạn có thể thêm chất hữu cơ bằng cách dùng một đáy nền giàu dưỡng chất, nó có thể được phối hợp với đáy nền chính hoặc được sắp xếp như là một lớp nằm giữa hai lớp đáy nền. Đất trồng trọt và than bùn có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, vì thế khi dùng chúng phải cẩn thận để tránh quá tải cho hồ thủy sinh vì chất hữu cơ.

    Cách chọn các lớp đất nền.
    Có rất nhiều đất nền khác nhau sẳn có dành cho hồ thủy sinh, và chọn chính xác có thể là một mẹo nhỏ thôi. Một loại nền tốt cũng chỉ phù hợp 1 số loại cây nhất định, việc kết hợp một số lớp nền sẽ luôn tạo ra nhiều kết quả tốt hơn. Nên nhớ trong đầu là khi phối hợp các lớp nền với nhau, mỗi lớp nền có một vị trí và chức năng riêng. Xác định các lớp đáy nền dưa trên căn bản sự hữu dụng của chúng cho một mục đích riêng biệt, trồng loại cây gì, vị trí nào, sẽ làm cho bạn chọn dễ hơn cách rãi các lớp đất nền.

    Lớp nền làm chổ bám chính. Khối lượng chính của lớp nền được dùng chủ yếu làm môi trường cho rễ bám, nhưng cũng được dùng để cung cấp dưỡng chất cho cây. Lớp nền cần phải rắn chặt, đủ ngăn nước chảy mạnh và oxy hóa, nhưng cũng phải tránh quá chặt trở thành nơi ứ đọng làm phát sinh chất độc. Lớp nền này dầy từ 2 đến 3 mm là thích hợp và đáy nền có thể phối hợp với chất phụ gia giàu dưỡng chất. Có thể dùng nhiều hơn một loại phân nền chính.

    Lớp phân nền giàu dưỡng chất.
    Lớp nền này có thể cung cấp cho cây một lượng lớn dưỡng chất trong một thời gian liên tục và lâu dài. Tùy theo sự nhu cầu dưỡng chất của cây, hãy dùng một lớp mỏng hoặc dầy từ 1 đến 4cm. Các phân nền giàu dương chất thường thật rắn chặc và giống như đất trồng cây, vì thế đặt chúng xen vào với các đáy nền khác tạo thành bùn trong nước. Một vài phân nền giàu dưỡng chất có thể được phối hợp với vật liêu nền cho rễ cây bám chính.

    Lớp đáy nền trên cùng. Đây là lớp đáy nền dễ nhìn nhất và chỉ cần dùng một lớp mỏng đặt lên trên các lớp nền khác. Nó không cần cung cấp chức năng nào khác cho cây và có thể được dùng thuần túy cho mục đích thẩm mỹ.

    Bài này mình trích lài liêu, bài còn dài, và còn nhiều chổ cần anh em thảo luận thêm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/09
  2. chepchep

    chepchep Active Member

    Các loại vật liệu đất nền.
    Sau đây chúng ta cùng quan sát các loại vật liệu nền phổ biến trong hồ thủy sinh và tính thích nghi của chúng.

    Sỏi hình hạt đậu. Hình thức phổ biến nhất của sỏi trong hồ thủy sinh được gọi là sỏi đậu , vì hình dáng bên ngoài tròn nhẵn của nó. Sỏi đậu sẳn có dưới dạng được phân loại theo một số cấp độ khác nhau, mặc dù chỉ có một số sỏi cấp độ nhỏ mới có thể được dùng làm đáy nền chính. Mặc dù sỏi đậu thường cứng đơ, nó chứa một vài thứ như đá có thể làm ảnh hưởng đến tính cứng của nước. Cây thủy sinh sẽ không hưởng lợi ích nhiều từ sỏi đậu, ngoại trừ trường hợp làm đáy nên cho rễ bám.

    Sỏi thạch anh. Sỏi thạch anh là một loại đáy nền hoàn toàn cứng đơ và lý tưởng dùng làm môi trường cho rễ bám chính hoặc lớp trên cùng cho hồ thủy sinh có cây trồng. Sỏi thạch anh thường được bán và ghi nhãn hiệu là đáy nền không có chất vôi và thường có sẵn theo các mức độ từ 1 đến 3mm. Trong các hồ thủy sinh nhỏ hơn, hoặc các hồ to có một ít cây hoặc các thiết kế đơn giản. Sỏi thạch anh là sự lựa chọn tốt nhất cho đáy nền một lớp duy nhất. Nó tạo sự thay đổi tốt hơn so với sỏi đậu vì tính thiên nhiên cứng đơ và kích thước cấp độ nhỏ hơn, nó cũng cung cấp sự hỗ trợ tốt hơn cho rễ cây.

    Sỏi ba màu. với độ mịn có thể tạo nhiều vấn đề nếu được dùng làm đáy nền duy nhất trong hồ thủy sinh. Lúc nào nó cũng nén chặt lại cản sự di chuyển nước và tạo điều kiện yếm khí, đưa đến ứ đọng và phóng thích ra chất độc. Xới cát nhẹ nhàng sẽ tránh được vấn đề này, mặc dù hầu hết cây không chấp nhận sự xáo trộn liên tục này. Nếu lớp sỏi không quá sâu (khoảng 4cm), các dòng chảy đối lưu trong đáy nền (do nhiệt độ không bằng nhau giữa mặt trên và mặt dưới đáy nền) sẽ bảo đảm một số chuyển động nước xuyên qua đáy nền, tạo các điều kiện hiếu khí có ích phát triển không làm đọng nước. Khi dùng sỏi, chắc chắn phải chọn loại sỏi hoàn toàn chắc thịt. Nhiều loại sỏi xây dưng chứa nhiều dấu vết chất có đá vôi hay can-xi, cho dù hầu hết các sản phẩm do các cửa hàng bán lẻ bán ra các sản phẩm an toàn. Sỏi 3 màu rất phổ biến và thích hợp cho hồ thủy sinh.

    Các đáy nền đất sét/Laterite. Các đáy nền có phần ở dưới đáy là đất sét thường được gọi là đáy nền đất sét, chúng thường có sẳn được dùng như chất phụ gia đáy nền, với một số lượng nhỏ. Các phụ gia đáy nền này thường rất tốt, đôi khi chỉ toàn là bột và có màu hồng. Chúng phóng thích ra một số dưỡng chất, bao gồm cả chất sắt trong suốt một thời gian dài. Đáy nền đất sét được dùng làm lớp nền thứ ba dưới đáy hoặc phối hợp một nữa phía dưới đáy nền chính. Đây là nơi rễ mạnh hấp thụ dưỡng chất.

    Các đất nền công nghiệp giàu dưỡng chất. Một vài loại đáy nền cho cây trồng được thiết kế riêng biệt cho cây thủy sinh. Hầu hết các đáy nền này là đáy nền đất sét nhưng chứa nhiều chất khoáng và chất phụ gia hữu cơ và phóng thích một số dưỡng chất trong suốt một thời gian dài. Các đáy nền đặc biệt cho cây trồng sẵn có được dùng làm như chất phụ gia và làm đáy nền chính. Dùng chất phụ gia với một lượng nhỏ, hoặc là như một lớp mỏng hoặc phối hợp với đáy nền chính.

    Đáy nền bằng đất trồng cây. Nói chung, những người bắt đầu chơi thủy sinh nên tránh dùng đất trồng cây trong hồ thủy sinh sẽ đưa đến kết quả có thể thay đổi ngoài ý muốn. Tuy nhiên nhiều người chơi thủy sinh có nhiều kinh nghiệm hơn phát hiện ra rằng đất trồng cây có thể là một trong các loại đáy nền cho trồng cây thủy sinh tốt nhất. Nó chứa một số lớn chất carbon và sắt, cây thủy sinh sẳn sàng sử dụng cả hai chất này, cũng như một số dưỡng chất khác được phóng thích và lưu lại chậm bởi đất trồng cây. Nếu bạn cố quyết định dùng đất trồng cây, một lớp đất dầy từ 2.5 đến 3.75 cm được dùng làm như là lớp đáy và đáy nền chính , bên trên phủ một lớp sỏi dầy 2.5 cm, sẽ phù hợp cho mọi hồ thủy sinh. Chiến lược an toàn nhất là chỉ dùng hỗn hợp đất làm đồ gốm đã tiêt trùng – chớ không phải là đất trồng cây – để tránh bị nhiễn khuẩn.

    Vì sự mất dần chất hữu cơ có trong đất trồng cây ,lượng CO2 được phóng thích liên tục thấp dần. Trong các hồ thủy sinh có trồng cây với đáy nền là đất trồng cây, tăng cường thêm CO2 là việc không cần thiết cũng không cần tăng cường các đáy nền phụ hoặc chất sắt.

    Trong suốt thời gian vài tuần đầu dùng đất trồng cây , hồ thủy sinh có thể quen dần sự phóng thích cao dưỡng chất và chất hữu cơ . Mặc dù cây có thể thích nghi với việc này, thỉnh thoảng việc này tạo ra một số vấn đề hoặc phát sinh các điều kiện cho cá . Vì lý do này , tốt nhất phải chờ đợi một vài tuần trước khi thả bất kỳ loại cá nào , và lọc nước sử dụng bằng carbon hoặc thực hiện thay nước đều đặn .

    Mặc dù phối hợp đất làm đồ gốm có thể trở thành môi trường trồng cây tuyệt hảo, và ngay cả việc dùng một lượng nhỏ đáy nền giàu dưỡng chất có thể trả chi phí mắc hơn, điều cần bàn bạc là các đáy nền được thiết kế đặc thù là an toàn hơn và là lựa chọn được mong đợi nhiều hơn đáy nền bằng đất trồng cây.

    Các loại đáy nền khác.
    Thêm vào các đáy nền thông dụng, còn có một vài loại đáy nền khác ít thông dụng sẳn có cho hồ thủy sinh và cây thủy sinh. Nhiều đáy nền có “tên tuổi “ thường thay đổi hoặc kết hợp đáy nền giàu dưởng chất và cứng đơ. Các đáy nền trộn sẵn tốt cho cây thủy sinh và tạo một sự lựa chọn dễ hơn cho người mới bắt đầu chơi thủy sinh.

    Than bùn thường được quảng cáo dùng làm đáy nền từng phần cho cây thủy sinh. Phần nhiều nó giống như là sự kết hợp của đáy nền bằng đất và nhiều dưỡng chất, than bùn có hàm lượng cao chất hữu cơ và cung cấp cho cây giàu dưỡng chất. Tuy nhiên than bùn có xu hướng phóng thích một vài dưỡng chất nhanh, điều này đưa đến việc thúc đẩy mọc nhiều rêu, thế nên than bùn không thể thích hợp cho việc dùng lâu dài.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/7/09
  3. chepchep

    chepchep Active Member

    Đá nham thạch - Scoria.

    [​IMG]
    Đá Scoria (hay thường gọi là đá nham thạch, đá bọt) có nguồn gốc từ sự phun trào của núi lửa. Loại đá này được các sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển như Nhật Bản, Úc và các nước Châu Âu…. trong nhiều lĩnh vực nhưNông nghiệp, công nghiệp, trang trí sân vườn, tiểu cảnh…..

    Kết cấu túi rồng thoáng khí, không gây chai cứng lớp đất mặt. Màu đỏ hông tự nhiên tạo cảm giác nhẹ nhàng. Do có chứa một số khoáng chất nên có thể cung cấp dinh dưỡng cho lớp đất mặt.

    • Dùng xử lý nước hồ nuôi trồng thủy hải sản với các công dụng sau:Điều hòa môi trường nước. Hạn chế nấm hại, vi sinh gây bệnh. Khử mùi, hấp thu chất thải của sinh vật nước (tôm, cá…). Ổn định pH. Hấp thu kim loại nặng, chất phóng xạ.

    • Thành phần hoàn toàn tự nhiên không chứa độc tố và chất phụ gia công nghiệp. Không làm thay đổi môi trường sống của thủy sản. Khi thấm nước, đá Scoria không tan, không bị vỡ vụn và không thay đổi ích thước hạt. Là môi trường trú ngụ của vi sinh vật có lợi.

    • Sử dụng: Sử dụng làm vật liệu lọc trong các bể tuần hoàn xử lý nước hồ nuôi trồng thủy sản. Tốc độ lọc khoảng 5-10m3/giờ. Sau một thời gian sử dụng, khi chất bẩn bám đầy bề mặt đá, chỉ cần rửa sạch để tiếp tục sử dụng lại. Lọc nước hồ thủy sinh, giá thể nuôi trồng thủy thực vật: Với kết cấu có những khoang rổng, Scoria giúp tăng khả năng lọc nước gấp 10 lần so với những vật liệu khác, đồng thời còn là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật có lợi trú ngụ.

    • Thành phần hoá học: có chứa một số khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng:

    - Hàm lượng sắt: 10.9%

    - Hàm lượng kẽm: 0.02%

    - Hàm lượng đồng: 0.01%

    - Hàm lượng mangan: 0.20%

    - Hàm lượng molybden: 0.01%

    - Hàm lượng bo: 0.1%

    - Kali tổng: 0.082%

    - Manhê tổng: 2.67%

    - Lân tổng số: 0.44%

    Nguồn http://quangcaosanpham.com/main_product_detail.php?com_pro_id=140335
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/7/09
  4. chepchep

    chepchep Active Member

    Bảo dưỡng đáy nền.

    Một đáy nền tốt cần một ít bảo dưỡng, sẽ bảo đảm sự ổn định và kéo dài tuổi thọ cho hồ thủy sinh. Một khi hồ thủy sinh được thiết kế hoàn chỉnh và cá và cây đều tươi tốt, chớ nên thay đáy nền. Vì vậy, vấn đề quang trọng là phải chọn đáy nền đúng và thích hợp ngay từ lúc mới bắt đầu.

    Theo thời gian, chất thải hữu cơ và chất cặn sẽ lắng xuống đáy nền, làm đáy nền nén chặt lại hơn và tạo điều kiện yếm khí .Trong một hố thủy sinh có cây trồng tươi tốt, đa số chất cặn hữu cơ bị phá vỡ bỡi các vi khuẩn và biến thành dưỡng chất cho rễ cây hấp thụ , rồi đến lược rễ cây phóng thích ra một lượng nhỏ oxy vào đáy nền và giúp ngăn chặn làm nghẹt rễ. Vì thế, đáy nền trong một hồ thủy sinh có cây trồng hoàn hảo có thể thực sự dùng lâu hơn đáy nền ít có trồng cây. Tuy nhiên, một sự tạo nên chất thải hữu cơ lên lớp nền bên trên, không dể bị vỡ nhanh và rễ cây không hiện diện đủ số lượng tại khu vực này để giữ cho đáy nền oxy hóa. Khuấy nhẹ đều đặn hoặc hút lớp bên trên sẽ giúp loại bỏ chất cặn và giữ cho đáy hồ sạch và lành mạnh. Chỉ có lớp bên trên nên thường xuyên được khuấy động, đáy nền có độ sâu hơn mang rễ cây dầy đặc sẽ không làm tăng sự rối loạn.

    Nếu đáy nền chính, hoặc các đáy nền rất tốt – vào khoảng 2mm – chúng sẽ nén chặt lại theo thời gian, làm giảm nước chãy qua. Điều này đến lượt làm phát sinh khí độc (sinh ra từ sự vỡ ra của các chất hữu cơ phát sinh ra). Các khí này sẽ làm hại rễ cây, rễ không thể phóng thích oxy và các khu vực yếm khí của đáy hồ được tạo ra. Nhưng một vài đáy nền yếm khí không nhất thiết là điều tệ hại. Với những đáy nền loại tốt, hãy kiểm tra sự đậm đặc vài tháng một lần, bằng cách ấn một ngón tay sâu vào đáy nền, điều này có thể gặp sự dội lại nhẹ. Nếu việc thực hiện này trở nên khó khăn, hãy khuấy động nhẹ và làm nhão đáy nền sâu hơn.

    Các thành phần chứa dưỡng chất của một đáy nền sẽ tan dần theo thời gian và cần đươc thay thế. Hầu hết các đáy nền tốt, giàu dưõng chất sẽ kéo dài thời gian sử dụng vào khoảng 3 năm trước khi chúng bắt đầu cạn kiệt và trở thành không còn tác dụng. Tuy nhiên điều này thay đổi tùy theo một số yếu tố như số lượng và loại cây trồng, vấn đề bón phân thêm. số lượng và chất thải của cá, điều kiện nước,.v.v...Khi đáy nền cần phải được thay thế, cây trồng cần được loại bỏ và cho trồng lai. Chu trình này có thể gây ảnh hưởng hại cho một vài loại cây, và bạn nên chú ý cẩn thận,


    ĐIỀU KIỆN YẾM KHÍ – TỐT HAY XẤU?

    Một đáy nền giàu chất hữu cơ (chất thải và đáy nền giàu dưỡng chất) sẽ tự nhiên chứa một số lớn vi khuẩn phá vỡ những chất hữu cơ này thành dưỡng chất dùng được. Đại đa số các vi khuẩn này nhanh chóng dùng hết oxy, đưa đến kết quả là đáy nền trở nên yếm khí. Trong điều kiện yếm khí, nhiều loại vi khuẩn khác nhau sinh ra, chúng không cần dùng số lượng lớn oxy hoặc có thể tạo ra oxy cho chúng dùng. Những vi khuẩn yếm khí nầy có thể thải re khí độc, đáng ngại nhất là hyd-ro sul-phit, có thể gây rễ cây bị thối, gây hại sức khõe cá và khuyến khích rêu nẩy nở.

    Tuy nhiên, điều kiện yếm khí cũng cho phép dưỡng chất trở thành sẵn có nhiều đối với cây ,bằng cách ngăn cản sự làm rắn lại của dưỡng chất với các phân tử oxy, Khi vi khuẩn dùng hết nitrat, nitro được thải ra, chất này cũng là một dưỡng chất quan trọng cho cây.

    Một sự phối hợp các vùng đáy nền hiếu khí và yếm khí có thể cung cấp các lợi ích cho cả hai. Khi đáy nền không quá mịn và rắn lại hoặc dòng chảy đối lưu do nhiệt được dùng, sự phối hợp dòng chảy chậm và sư thải ra oxy bởi rễ cây sẽ ngăn cản đa số đáy nền trở thành yếm khí. Nhiều mãng vi khuẩn yếm khí khi đó sẽ xuất hiện tại nhiều khu vực của đáy nền không có rễ cây nhiều (Oxy được cây thải ra bởi rễ, giữ đáy nền chung quanh rễ hiếu khí). Vì những mãng yếm khí nầy nhỏ, chúng sẽ chưa phát sinh một số lượng lớn khí độc, mà còn tạo dưỡng chất cho cây (Vi khuẩn trong vùng yếm khí phá vỡ sự liên kết dưỡng chất, cho phép cây dễ tiêu hóa các dưỡng chất này hơn). Vì thế, một đáy nền oxy thấp thường là tốt nhất, nơi đó các điều kiện yếm khí được phép phát triển tại một vài chỗ trong hồ.

    (Trích tài liêu)
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/7/09
  5. HHHH

    HHHH Active Member

    Bài viết rất giá trị, Xin châ chân thành cám ơn.
     
  6. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Lúc này anh Chepchep cho ra toàn những bài nóng hổi không há!

    Cám ơn rất nhiều về những kiến thức anh phổ biến cho anh em, mong anh tiếp tục cho ra dài dài những bài chất lượng như vậy để mọi người thu thập kinh nghiệm

    Để bài trông gần gũi và hấp dẫn hơn xin anh cho mỗi bài một vài tấm hình minh họa (cái này chắc quá dễ với tay nghề Design của anh mà! hehe)
     
  7. sangsaigon

    sangsaigon Active Member

    những ai đã từng chơi TS lâu năm thì đọc xong thì nói hay còn em đọc xong rồi muốn bị tẩu hỏa........luôn luôn lắng nghe rất lâu mới hiểu......hihihihi
     
  8. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Thủy sinh bây giờ không khó lắm đâu ! Tự tin để Setup chiếc hồ của mình cho thật đẹp và cây trồng thật tốt nhé

    Chúc em có chiếc hồ đẹp
     
  9. sangsaigon

    sangsaigon Active Member

    em cũng đang cố gắng từng bước 1 ,hồ thì e đã làm nền và cho nước vào rồi a.hùng ơi,chỉ còn bộ lọc chưa ưng ý lắm (trong lọc gồm 2 miếng bông lọc và 1k sũi lọc) có phải lọc còn thiếu cái ji đó phải kô a.hùng nói riêng và mọi người nói chung ,e đang cần tư vấn nhiều.......
     
  10. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Cho thêm 1 ít nham thạch và 1 cái bông lọc cũ vô hộp lọc cho lọc chạy khoảng 24 giờ là có thể yên tâm cắm cây rồi em
     
  11. thuctoan

    thuctoan Active Member

    hình như đá bọt nổi mà nhỉ
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội