Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá trê nuôi kiểng

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 7/5/14.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cá trê nuôi kiểng
    Nathan Hill - http://www.practicalfishkeeping.co.uk

    [​IMG]

    Chúng bất ngờ thay đổi và ăn sạch toàn bộ thức ăn của bạn. Rồi sau khi đã xơi hết mọi thứ, chúng sẽ cắn lộn hay nhảy khỏi hồ để tìm đến nơi nào tốt hơn.

    Cá trê là cái đồ cứng đầu, và từ quan điểm cá cảnh, có lẽ là một trong những loài cá giỏi chịu đựng nhất.

    Chúng cũng mập mạp nữa, đấy là lý do chúng phổ biến trong lãnh vực thủy sản [cá thịt]. Chúng nhanh lớn, nuốt mọi thứ mà bạn cho – và cả cả đống những thứ mà bạn không cho – và, rất mau chóng, chúng mập ú và sẵn sàng để lên đĩa.

    [​IMG]

    Thậm chí cá trê trắng Clarias batrachus, loài “quen thuộc trong hồ cảnh” mà thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy, về mặt lý thuyết sẽ dài đến 1 m. Nghe nói rằng có ngư phủ bắt được một con nặng đến 66 kg.

    Cả thế giới chán ngán đám cá trê hoang. Ở Bắc Mỹ, một số thoát ra ngoài tự nhiên hồi những năm 1960 và chúng bám rễ từ đó. Về nguồn gốc, chúng đến từ địa bàn tự nhiên ở Đông Nam Á, và ngày nay bạn thấy chúng ở hầu hết mọi nơi. Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện, Singapore, đảo Java và còn nhiều nơi khác đều có sự hiện diện của cá trê.

    Chúng bị cấm đoán trên bình diện quốc tế với lý do đúng đắn, sau khi chứng kiến mức độ tàn phá mà chúng có thể làm. May thay, ở Anh nguồn nước quá lạnh nên chúng chẳng trụ nổi qua mùa đông, nhưng bất cứ ai nuôi cá trê làm cảnh đều có thể kiểm chứng mức độ phàm ăn của chúng.

    Cá trê hoang thích côn trùng và cá, nhưng chẳng quan tâm còn sống hay đã chết. Dường như chúng chẳng thể cảm nhận được sự khác biệt. Đồ tươi hay thối rữa, chúng xơi tất. [đoạn này mâu thuẫn với nội dung ở dưới cho rằng cá trê có vị giác phát triển; trên thực tế chúng cảm nhận được mùi vị và thích đồ… ươn, thối; điều này thì dân câu cá rất rành]

    Dường như cá trê non thích ăn côn trùng hơn, trong khi cá trưởng thành chuộng cá mồi và trứng.

    Một vấn đề là làm sao giữ chúng ở yên một chỗ. Cá trê thường được gọi là “walking catfish” (cá nheo bò), dẫu việc gán tên đó cho hành vi uốn éo vụng về của chúng có lẽ hơi quá. Chúng không “bò” bằng vây ngực, mà sử dụng ngạnh (side appendages) đó để bám vào đất và để giữ thân không trượt khi chúng trườn trên nền.

    Người nuôi cá do đó gặp rắc rối. Cá trê là chuyên gia đào thoát đại tài. Chúng không chỉ tìm kiếm và phát hiện bất kỳ kẽ hở nào trên nắp hồ, mà chúng còn vượt qua khoảng cách khá xa giữa mặt nước với hồ.

    Cá trê có thể sống khá lâu ngoài môi trường nước. Cặp mang thích nghi nghĩa là chúng có thể hít thở không khí như là bạn và tôi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng có thể sống lâu đến 31 giờ ngoài môi trường nước nếu được giữ ẩm.

    Tự điều đó cũng đủ mang lại lợi thế cho cá trê, chúng vùi mình trong bùn vào mùa khô hạn. Chúng thực nằm trong đất cho đến khi nước về.

    Cá trê có nồng độ hồng cầu (haemoglobin) trong máu cao, bên cạnh những đặc điểm thích nghi độc đáo khác.

    Không giống như những loài cá khác, mang của chúng và lối ghì cong thân (archway) khiến chúng rất khó bị trượt khi di chuyển. Theo tính toán, loài cá lấy 60% lượng ô-xy từ không khí. Trong nước, nếu không có ô-xy, chúng có thể chịu đựng trong nhiều ngày cho đến khi xuất hiện triệu chứng.

    Chúng cũng thở qua da nữa. Trong toàn bộ lượng ô-xy mà chúng tiêu thụ khi ở trong nước, khoảng 17% là qua da.

    Thời tiết tốt hạn chế việc đào thoát. Khi trời nắng và khô, cá ở yên một chỗ, nhưng khi trời mưa thì đấy là lúc giương vây và chuẩn bị “đi dạo”.

    [​IMG]

    Hầu như không mấy ai cưỡng lại được cá non. Chúng rất dễ thương, lanh lợi và nếu bạn có dịp trông thấy đám cẩm thạch (mottled) được bày bán đâu đó thì chúng cũng cực kỳ ấn tượng.

    Mức độ hoạt động gây bối rối và căng thẳng cho những loài cùng hồ. Chúng bơi không ngừng nghỉ; dọc theo mặt trước, bên trên, bên dưới, xung quanh bầy cá, dọc theo ống nước và cố xuyên qua bầy cá nữa!

    Chẳng rõ chúng là những tay dũng cảm hay siêu ngốc nghếch nữa, dẫu có vẻ là loại sau. Trong trận chiến, chúng sẽ không lùi bước. Cichlid kích thước lớn chỉ là ghẻ ngứa, còn những con cá nheo (catfish) hung hãn khác chỉ là trò đùa. Chúng sẽ đánh và luôn chiến thắng.

    Cá trê có ngạnh độc. Ở phía trước của vây lưng và dọc theo rìa vây ngực có gai nhọn mà cá sẽ hân hạnh phục vụ địch thủ - kể cả việc chống lại bất kỳ tay bắt cá nào.

    Khi bị đâm bởi cá trê trắng C. batrachus, bạn chỉ có nước khóc thét và đôi khi cảm thấy giống như là ong chích, nhưng một số loài khác có thể mạnh hơn. Cá trê phi được biết là đã đưa nhiều người vô bệnh viện.

    Tương tự như nhiều loài cá nheo khác, cá trê có khứu giác tuyệt vời. Các gai khứu giác (taste bud) nằm ở môi và râu, như bạn có thể đoán, nhưng còn có một số lượng đáng kinh ngạc nằm ở vây lưng nữa.

    Một đặc điểm khác thường nữa nằm ở đôi mắt nhỏ xíu. Nếu cá trê bị mù mắt, chúng dường như chẳng bị ảnh hưởng gì, nhưng việc tìm hiểu võng mạc (cones) cung cấp một giả thuyết mong manh rằng, giống như chúng ta, chúng phân biệt được màu sắc. Với loài cá vốn hầu như sống trong bùn, vùng nước tối, sự phát triển về thị giác thật đáng ngạc nhiên.

    Bạn có thể nuôi loài cá này? Cá trê rất to, dẫu vậy hiếm khi nào có cá thể dài hơn 45 cm trong hồ cảnh.

    Dựa trên quy tắc nhân sáu, về mặt lý thuyết bạn cần hồ dài 6 m để nuôi cá trưởng thành – nhưng, trên thực tế, hồ càng to càng tốt.

    Cá trê rất rẻ – và rẻ và dễ thương là một kết hợp chết người. Tôi gần như thọc tay vào túi mỗi lần thấy một con trê non…

    Với mức hoạt động và màu sắc hấp dẫn đó mà giá dưới £5 là cực kỳ hấp dẫn.

    Dẫu bạn cảm thấy thế nào, tôi không bao giờ mua một con và khuyên bạn cũng đừng làm vậy. Dẫu hấp dẫn, nhưng vì chóng lớn và rẻ, chúng chỉ phù hợp với một thủy cung.

    [​IMG]

    Cách nuôi cá trê?

    Trang trí, cá nuôi chung và chất lượng nước dành cho cá trê là điều dễ nhất trên đời.

    Chất lượng nước ra sao cũng được. Độ cứng và độ pH dường như chẳng quan trọng, miễn đừng quá cực đoan là được. Tầm pH từ 6.0 đến 8.0 thường được cá chấp nhận mà không gặp vấn đề gì.

    Cá trê thậm chí được phát hiện ở vùng nước có độ mặn lên đến 18 ppt mà không hề hấn gì.

    Nhiệt độ vùng nhiệt đới từ 24-26 độ C là ổn, nhưng chúng cũng chấp nhận cao hơn hoặc thấp hơn nhiều.

    Phông nền là tối thiểu bởi ngoài tự nhiên, chúng sống trong bùn ở đầm, sông, ao, hồ, đồng lúa và bất kỳ nơi nào khác [kể cả các cống rãnh ở vùng ngoại ô thành phố].

    Trang trí hầu như chẳng cần thiết. Có thể bố trí hang hay không, nhưng thường cá trê sẽ dùng nó. Tránh lớp nền có thể quậy tung lên, nhưng thậm chí cả sỏi cũng bị đẩy đi.

    Đảm bảo nắp hồ phải cố định và chắc chắn. Nếu có khe hở, cá trê sẽ tận dụng và nhảy ra ngoài. Đôi khi, nếu mèo của bạn không xơi mất con cá, thì chẳng có thiệt hại nào xảy ra và cá có thể được thả về hồ.

    Tuy nhiên, thảm có thể nhanh chóng hút sạch nước từ mình cá và ngôi nhà hiện đại với hệ thống sưởi trung tâm, khô ráo lại cách xa vùng đất ẩm ướt.

    Nên tránh nuôi cá khác chung hồ, kể cả các loài cá trê khác. Rắc rối có thể nhanh chóng bùng phát và gây căng thẳng cho bất kỳ con nào vốn khôn hơn cá trê.

    Cá trê có bị bệnh không?

    Cá trê hoang mắc đủ thứ bệnh, cả nội lẫn ngoại. Giun, sán và nguyên sinh bào đầy rẫy, và chúng dường như tăng thêm một khi có cơ hội.

    Trong hồ nuôi, vấn đề dường như ở bệnh ngoài da. Bạn chả bao giờ thấy chúng phải khổ sở, nhưng vì bộ da trơn tự nhiên, những con được bày bán dễ bị nhiễm các loại ký sinh Gyrodactylus và Trichodina hơn những loài khác.

    Dấu hiệu đầu tiên thường là nhiễm khuẩn cơ hội. Những đốm đỏ, đôi khi kết hợp với lở loét. Thường là dấu hiệu cá đang bị ký sinh – hay đang phải chống chọi.

    Nếu cá trê của bạn có da ửng đỏ, hãy lấy mẫu và soi dưới kính hiển vi để xác định nguồn bệnh.


    ===================================================


    Ghi chú

    *Chi cá trê Clarias thuộc họ cá trê Claridae, bộ cá nheo Siluriformes (hay còn gọi là bộ cá da trơn). Theo thống kê, các loài cá trê nội địa Việt Nam bao gồm: cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê trắng (Clarias batrachus), cá trê đen (Clarias fuscus), cá trê đuôi vẹo niêu Clarias nieuhofii (cao nguyên, giáp Lào) và Clarias meladerma (không rõ phân bố, có khả năng giáp Campuchia), cá trê suối Clarias gracilentus (Phú Quốc). Cá trê phi Clarias gariepinus là loài ngoại lai và trên thực tế, có rất nhiều cá thể lai giữa cá trê phi với cá trê nội địa được nuôi thịt trước đây. Bởi vì cá trê là loài nội địa nên rất phù hợp để nuôi cảnh mà không ngại ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt chúng là loài phàm ăn, thích đồ ươn thối nên phù hợp với vai trò cá “vệ sinh” trong các bể cộng đồng.

    *Tham khảo loạt bài viết và hình ảnh rất đẹp về cá trê trắng (đột biến trắng leucistic và cẩm thạch)
    http://www.scotcat.com/articles/article67.htm
    http://www.scotcat.com/articles/article83.htm
    http://www.scotcat.com/articles/article96.htm

    *Một con cá trê bạch tạng tuyệt đẹp của thành viên diễn đàn cá cảnh (rất tiếc vì không nhìn thấy nắp mang nên không đoán ra loài nào, nhiều khả năng là cá trê vàng)
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/16
    nlkhanh thích bài này.
  2. minhtan12345

    minhtan12345 New Member

    vnreddevil thích bài này.
  3. Q.HƯƠNG

    Q.HƯƠNG New Member

    E nhìn con trê màu đen mà thấy giống nồi cá trê kho. mấy con này to quá nuôi trong nhà chắc nước rất tanh. Trong bể nhà e cũng có nuôi 2 con chuột bạch tạng bé xíu cỡ ngón tay út nhìn rất ngộ nghĩnh. Vậy mà bi giờ chúng cũng lớn nhanh ghê, cỡ ngón tay áp út rồi. chắc nữa nó lớn thả nó ra sông quá.
     
  4. thamgia4f

    thamgia4f New Member


    cá trê vàng và lương vàng chắc mua chịu không nổi,....
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội