Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Kinh nghiệm nuôi cá đĩa

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá Dĩa' bắt đầu bởi vnreddevil, 9/9/16.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator



    Rảnh ngồi viết lại cái bài hướng dẫn anh chị em chơi đĩa đã bị trôi đâu mất !

    Theo kinh nghiệm gần 2 năm chơi đĩa vào sinh ra tử cùng các em đĩa yêu quý thì mình cũng đúc kết ra được khơ khớ kinh nghiệm cụ thể :

    Có 3 công đoạn.
    1. Dưỡng cá mới về
    2. Cách chăm cá
    3. Cách điều trị bệnh cho cá

    Mục 4 chắc là cách nhận biết các loại đĩa.:v vá thanh lý cá !

    Mọi người nên nắm rõ đặc tính của cá địa như sống bày đàn, môi trường nước sạch, nhiệt độ từ 27-32 độ, độ PH từ 6-8 ( cái này khống chế rất khó nên bắt nó phải tự thích nghi), nước mềm cá sẽ đẻ từ size 10 trở lên.

    CHƯƠNG 1: CÁCH DƯỠNG CÁ ĐĨA MỚI VỀ

    Chơi đĩa cũng khá công phu cần phải có bể dưỡng và chữa cá kt 30x30x30 thì đẹp hoặc to hơn chút càng tốt. ( nhiều khi không có thì dùng thùng xốp cũng ok), một cái sủi nhỏ, một cái sưởi 100w dành riêng cho bể dưỡng và chữa cá.

    - Cá mới về nếu từ các tỉnh xa như tròng SG ra nên đổ nguyên cả nước trong túi vào bể dưỡng, cho thêm nước sạch vào bể, chú ý ngoài HN có mùa đông nên cần phải hòa nước ấm để tránh cá bị sốc nước. sốc nhiệt, tiếp đó cắm sủi, cắm sưởi để nhiệt tăng lên đạt 30-32 độ. Sau 2-3h bắt đầu thay dần nước sạch mới đến 90%, cho vài thìa cafe muối và ít tetra nhật hoặc 1v cephalexin/30l nước, vẫn duy trì sủi sưởi ngâm cá 24h sau thì lặp lại việc thay nước như trên, sau 24h có thể cho cá ăn nhẹ như chùn hoặc sâu đông lạnh ít một. Thời gian dưỡng cá từ 3-7 ngày tùy vào theo dõi cá. Nhưng kinh nghiệm là ship cá SG ra thì ít nhất cũng phải 5 ngày cá mới thực sự thích nghi với môi trường sống tại HN. Thứ nhất nhiệt độ ngoài bắc khắc nghiệt, PH cao toàn 8-8.5 trong khi SG chỉ 6.

    - Cá nếu mua lại của người chơi lâu rồi thì khi xách túi về ae có thể múc 1 ít nước trong bể đang chơi tại nhà cho vào túi, rồi thả cả cái túi nổi trên mặt nước bể cho nhiệt trong túi và trong bể bằng nhau sau 1 time, nhớ cho 1 cái vòi sủi vào túi để cá có oxy thở. Sau độ 30p-1h từ từ bắt cá lên tay rồi thả vào bể chính, không đổ cả nước trong túi vào bể vì khi vận chuyển cá, nhớt cá đã bị tuột, có nhiều khả năng nước trong túi có mầm bệnh sẽ lây sang cá trong bể chính.

    Lưu ý về nguồn nước sạch phải là nguồn nước đã khử sạch clor và kim loại nặng, như tôi đang chơi thì tôi đầu tư 1 bộ lọc RO rút gọn chỉ gồm 3 lõi thô và 1 lõi hạt cation làm mềm nước lắp trước nguồn nước bơm vào bể khi thay, giá trị cũng chỉ bằng 1 cái lọc df1300 nhưng yên tâm tuyệt đối không phải suy nghĩ gì về nguồn nước chơi đĩa.

    Ngày còn chơi thủy sinh cứ loay hoay không hiểu sao cá đĩa mình nuôi trong bể thủy sinh cứ ốm yếu bệnh tật mà không béo đẹp được và sau này mới biết nguồn nước thực sự quan trọng đến mức nào, cho dù lọc của bạn có tốt đến cỡ nào, vll có xin đến đâu cũng không bằng nguồn nước đầu vào của bể nên khuyên chân thành các ace dấn thân vào món này hãy cân nhắc đầu tiên về bộ lọc trên.

    CHƯƠNG 2: CÁCH CHĂM CÁ ĐĨA

    Nói về cách chăm cá đĩa thì cũng vô vàn gian khổ, nhưng khi đã biết cách thì lại nhàn tênh :V

    Cá đĩa tập tính sống bầy đàn, áp dụng chế độ thay nước, chế độ cho ăn, loại thức ăn ưa thích, vệ sinh bể định kỹ, duy trì nhiệt độ bể đảm bảo là chơi tẹt.
    A. Cách thay nước vệ sinh bể định kỳ:

    - Thường thì mùa hè nóng nên áp dụng thay nước hàng ngày khoảng 10-20% thể tích bể bằng nước sạch, vệ sinh lọc giặt bông hoặc thay bông định kỹ 10-15 ngày/ lần tùy vào số lượng cá nuôi trong bể. Với bể 90-1m2 thì nên nuôi từ 10-20 con size 9-10, nếu cá s12 trở lên thì chỉ nên nuôi 9-10c kết hợp với cảnh là ok. Bể từ 1m5 đến 2m5 thì tùy túi tiền anh em mà chơi, mình đang duy trì 35 em cho bể 2m ( có thời điểm ham hố quá lên đến gần 100 em :V)

    - Mùa đông thay nước thì phải hết sức cẩn thận yếu tố nhiệt độ. áp dụng chế độ thay nước 3-5 ngày 1 lần mỗi lần chỉ nên 10% và đồng nghĩa việc cho ăn ít đi để nước không bị bẩn nhanh. Cách thay của mình là cọ sạch thành bể, hút ra 10% nước và xả chậm nước lạnh 1 đầu bể phía đầu in của lọc chảy vào để hòa ấm nước mới( lý do mình táng thẳng nước lạnh vào vì thể tích bể mình 700l + 12 cái lọc chạy thì tổng cũng khoảng 800l, hút ra có 80l và bơm lại nó cũng không ảnh hưởng lắm, 3 cái sưởi nó hoạt động nước trong bể lúc nào cũng ở mức 31 độ).

    Với bể nhỏ ít lọc thì các bạn nên lấy nước sạch hòa nước ấm rồi hãy múc vào bể, nhà bạn nào có bình nóng lạnh có thể dòng vòi ra hòa vào xô nước sạch rồi xả nhẹ vào bể.

    Bác nào có điều kiện lắp 1 bộ bình nóng lạnh nhỏ trước bộ lọc ro và chế van hòa như vòi tắm nóng lạnh và dùng luôn thì mùa đông chỉ là vấn đề muỗi đốt inox :V ( hệ lọc nhà mình đang áp dụng như vậy :V)

    - Về nhiệt độ bể ae nên duy trì ở ngưỡng 30 là nhiệt độ lý tưởng của đĩa cả môi trường sống lẫn phòng bệnh cho cá. Nên sắm 1-2 cây sưởi tốt đề phòng sưởi đểu không ngắt rồi một ngày đi làm về thấy có mùi cá thơm thơm tưởng vợ hôm nay nấu canh cá thì hay :V !

    - Một yếu tố không thể thiếu nữa là sủi oxy trong bể, cá đĩa và các loại cá không thể thiếu oxy quá lâu, nếu mất điện 1 ngày cá có thể không chết nhưng nhiều khả năng cá sẽ bệnh, nên việc đầu tư 1 cái sủi acquy là không bao giờ thừa.

    - Nói về lọc bể cá thì vô cùng, có người ít đạn dùng lọc chế, lọc bình lavi, người nhiều đạn dùng DF, ehem....Với bể 90-1m2 thì nên duy trì 2 lọc công suất mạnh như DF1300 hoặc Atman 3338, Ef4 là những loại lọc ae hay dùng
    Bể 1m5-2m thì nên dùng 4-6 lọc lắp nối tiếp.

    - Vật liệu lọc hiện giờ thị trường có rất nhiều loại thượng vàng hạ cám, bèo thì dùng nham thạch, sứ lọc... xin tí thì dùng ehem subtrap pro, gốm bio, matrix, purigen... Với tôi dùng qua nhiều loại từ nham thạch, đến purigen thì sau 1 time tôi cũng thay dần các vll rẻ tiền như nham thạch sang 3 loại chủ yếu là ehem subtrap pro, matrix và purigen. Đắt nó sắt ra miếng, chỉ đến khi bể có đên gần 100 con đĩa mới thấy hệ thống lọc của mình hiệu quả :V. ACE chơi đĩa nên cố gẵng thay thế dần các loại vll rẻ tiền nâng cấp lên cho các em đĩa yêu quý có nệm gấm giường êm nhé. Trong 1 bộ lọc thì duy trì vll chính là subtrap pro nó làm nước rất trong, khoảng 4l tương đương 2 khay, khay còn lại để 1l matrix và 500ml purigen, hai loại vll này khử các độc tố trong nước như No3, No4...ae tìm hiểu thêm trên mạng nhé :v.

    Nên nhớ không bao giờ xách mấy cái khay vll này ra để xục rửa trừ khi tẩy trần toàn bộ vll do bể nhiễm nấm. Chỉ lấy cái bông đặt trên cùng ra giặt hoặc thay bông, vì sao lại vậy ? Vì hệ vi sinh đang sống và phát triển tại đó, nó tiêu hủy các chất hữu cơ do cá thải ra, tái tạo nước sạch...

    - Hệ vi sinh trong bể:
    Một bể mới làm chưa có vi sinh, sau khi lắp đặt xong chạy nước phải đổ vi sinh vào bể để vi sinh phát triển ( có nhiều loại vi sinh như Mai Việt, stabilyti, bio fish, mình chỉ dùng Stability của ehem là loại vi sinh đậm đặc nó phát triển nhanh và hiệu quả). Cần phải bổ sung vi sinh định kỳ ít nhất 1 tháng 1 lần theo liều lượng tùy từng loại kích thước bể. Vì khi ta thay nước cũng là loại bỏ bớt vi sinh, việc bổ sung vi sinh để tăng cường đề kháng cho cá, phân hủy nhanh hơn các chất thải của cá..

    - Một việc cuối cùng hàng ngày dành cho các bác chơi bể trơn là sau khi cho cá ăn thì cầm xô và ống hút đi hót phân cho chúng nó cho sạch bể nhá kakaka, tớ chơi bể có nền và có đội quân hùng hậu dọn dẹp hầu hạ các chân dài nên chả bao giờ phải nghĩ đến cái việc trên :V

    B. Chế độ ăn và thức ăn cá đĩa:

    - Mình đang áp dụng chế độ ăn ngày 2 lần, sáng đi làm cho ăn 1 lần, tối về cho ăn 1 lần, ace nào rảnh và chịu khó vệ sinh bể thì có thể cho ăn ngày 3 lần sáng trưa tối như mình ăn cơm.

    - Thức ăn của cá đĩa gồm tim bò, sâu đông lạnh, chùn chỉ, thức ăn khô, atemia.. món ưa thích nhất là tim bò ( ae có thể mua sẵn tim bò của Dương bắc, tim bò tự làm, tim bò do anh em tiểu thương làm bán...) Ai có thời gian thì nên tự làm sẽ chất lượng và tốt cho cá em cá đĩa của mình vì nó đủ dinh dưỡng.

    - Thức ăn cũng là 1 yếu tố làm cá bệnh, đặc biệt là bệnh sình bụng ở cá đĩa, rất khó chữa và dễ die do cá ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn nhiễm bẩn. Các bạn nên mua thức ăn tại các địa chỉ uy tín, đặc biệt là nguồn chùn chỉ, sâu tươi nếu không xử lý kỹ cá ăn sẽ bị sình bụng( động chạm đến vài tiểu thương nhưng cũng phải nói ra để ae biết còn đề phòng). Thực chất nguồn chùn chỉ, sâu tươi rất bổ và tốt cho cá đĩa, 90% các trại nuôi trong SG đều cho ăn chùn nên cũng đừng quá lo, nếu biết cách làm sạch thức ăn trước khi cho cá ăn.

    Như mình thi thoảng cũng mua chùn chỉ sâu tươi về và cho vào cái xô cho nước sạch, cho ít men tiêu hóa và cắm sủi rồi để vài h thay lại nc cho ít muối loãng ngâm tiếp mới cho ăn, thấy vô tư :V

    Mọi người nên test thử cho cá của mình ăn các thức ăn trên, hợp loại nào thì dùng loại đó, nhưng riêng tim bò thì nó như cơm rồi nên duy trì thường xuyên, các món khác dùng để cải thiện đổi bữa thôi nhé !

    CHƯƠNG 3: BỆNH VÀ CÁCH CHỮA BỆNH CHO CÁ ĐĨA ( kinh nghiệm bản thân tôi tự nhận thấy và học hỏi sau 2 năm chơi cá, cao thủ nào có nhiều kinh nghiệm hơn cứ tham gia chém gió nhé)

    I. Những loại bệnh thường gặp ở cá đĩa, chủ yếu 5 bệnh sau:

    1. Nấm thân
    2. Ghẻ lở, thối vây đuôi
    3. Sình bụng, đi phân trắng
    4. Đục mắt, mờ mắt
    5. Nấm mang

    II. Nguyên nhân

    1. Bệnh nấm thân có nhiều lí do cá bị nấm như môi trường nước bẩn, nhiễm độc, nhiệt độ thấp quá, thời tiết thay đổi, cách thay nước...

    2. Ghẻ lở, thối đuôi vây do nước nhiễm bẩn, lâu ngày không thay nước, nhiễm khuẩn nc

    3. Sình bụng, đi phân trắng do thức ăn bị ôi thiu, môi trường nước nhiễm bẩn do tích tụ lâu ngày không vệ sinh

    4. Đục mắt, mờ mắt nguyên nhân chính do nước bẩn, nguyên nhân khác do nhiễm sán mắt.

    5. Nấm mang nguyên nhân giống bệnh 1, thêm vào đó là do thay đổi môi trường sống, PH tại khu vực khác nhau.

    III. Cách chữa:

    1. Nấm thân: có nhiều cách chữa và loại thuốc khác nhau, cách của tôi hay dùng như sau: khi cá bị cụp vây, trên người xuất hiện màng trắng, cá hay cọ người vào lá cây, lũa đá như bị ngứa muốn gãi, cá màu xanh, beo, nâu người thâm đen, nổi can sọc là triệu chứng của nấm thân.

    Bắt cá ra bể dưỡng hoặc xô nhỏ tắm tím, rồi cho sang bể dưỡng chuẩn bị sẵn nước sạch, nhiệt độ 32, muối tỉ lệ 3g/l nước, 1v cephalexin/25l nước cắm sủi, sưởi. Cách tắm tím như sau: pha 1 gam thuốc tím vào 1 chai lavi 500ml lắc mạnh cho thuốc tím tan rồi đổ vào xô dùng tắm tim cho cá với tỉ lệ 10ml tím/lít nước, nếu xô tắm tím là 20l thì đổ non nửa chai thuốc tím vào khoaáy đều, cắm sủi mạnh rồi bắt cá ngâm 15 - 20p, khi thấy cá ngoi lên mặt nc ngáp là bắt sang bể dưỡng chuẩn bị sẵn. Ngâm cá 3 ngày, hàng ngày thay 90% nước bù thuốc như cũ, nếu có cái lọc bé hoặc lọc bông cho bể dưỡng thì càng tốt, như vậy nước sẽ đỡ bẩn, có thể 2 ngày thay nước cũng ok, cho cá ăn ít một để cá có sức hồi.

    Cách khác nếu cá bị cụp vây nhẹ chưa có màng trắng, người tuột nhớt thì có thể đánh 3-6v mycoginax vào trong bể luôn, thêm muối sẽ có hiệu quả ngay.

    2. Bệnh ghẻ lở thối vậy đuôi: Dùng mycogynax cạo thành bột rồi bắt cá lên vợt bôi trực tiếp thuốc vào chỗ loét hoặc thối vây đuôi, giữ cá trên vợt 30s rồi thả lại vào bể. Bôi ngày 2 lần độ 2-3 ngày là khỏi.

    3. Bệnh sình bụng, đi phân trắng: bắt cá ra bể dưỡng, ngâm cá với axotini 1v/40l nước và Ciprofloxacin nửa viên/40l nước, thêm vài thìa muối, sủi sưởi 30 độ, ngâm 3 ngày thay nước 90% và bù lại thuốc như vậy, ngày thứ 3 cho cá ăn ít xem phản ứng, nếu ok thì 5 ngày đến 1 tuần cá ăn trở lại là thả lại bể chính.

    4. Đục mắt, mờ mắt, lồi mắt : cũng tương tự bắt cá ra ngâm Clorphenicol 1v/50l nước, nhiều khi bệnh đục mắt là do nước bẩn nên chỉ cần thay nc đều và cho muối vào bể chính là cá tự khỏi không cần bắt riêng ngâm thuốc.

    5.Nấm mang : bệnh này nguy hiểm nhất, 1 ngày sau khi bị là tèo nếu không chữa nhanh. Cách chữa hiệu quả nhất là đánh tím như cách 1 và đưa ra ngâm thuốc dưỡng, có thể ngâm cephalexin hoặc tetra nhật để cá nhanh hồi.

    Khi bị bệnh này thì tỉ lệ cứu chữa 50/50 vì cá chết quá nhanh nên anh em hàng ngày cần theo dõi biểu hiện của cá, nhất là những ngày rét đậm của mùa đông.

    Chúc anh chị em có đàn cá đẹp để chơi và kiên trì chăm cá chữa cá, đừng nóng vội mà tiền mất tật mang, lên diễn đàn hỏi tùm lum về áp dụng chưa xong bài này đã dùng bài khác , các em đĩa yêu quý chỉ có ra đi nhanh hơn. Bản thân mình cũng đã từng trải qua những lần như thế và cũng tan nát cả đàn cá sau mùa đông đầu tiên. Dục tốc bất đạt, đừng nôn nóng, hãy bình tĩnh và áp dụng đúng cách đúng bài là sẽ có hiệu quả.

    Bài thuốc của tôi cũng là bài thuốc của trại cá tôi nhập hàng nên có thể nhiều trại khác cũng dùng hoặc không dùng nên nếu các bạn mua cá tại Siêu thị cá đĩa Hà Nội thì tỉ lệ chữa thành công cho cá đạt 95%, còn 5% rủi ro vẫn có nhé !

    Thanks mọi người đã chịu khó đọc hết bài này kkkk, có gì cứ pm qua mes FB của tôi, tôi sẽ hướng dẫn thêm !
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/16
  2. thuantien

    thuantien New Member

    Thanks, rất hay
     
  3. haonhandongthap

    haonhandongthap New Member

    tính nuôi cá dĩa mà nghe ông bạn nói vậy. phải suy nghỉ lại
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội