Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Phát hiện loài cỏ nguy hiểm trong lúa mì nhập khẩu vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi vnreddevil, 11/10/18.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    *Theo Wikipedia, cỏ kế đồng (field thistle Cirsium arvense) là loài thực vật có hoa lưu niên (perennial) thuộc họ cúc Asteraceae, loài bản địa ở châu Âu và Bắc Á, và được giới thiệu đi khắp nơi. Tên tiếng Anh chuẩn mực ở vùng bản địa của nó là cỏ kế trườn (creeping thistle). Một số tên gọi khác nhau được sử dụng ở những nơi khác hay từng được sử dụng trong quá khứ, bao gồm: Canada thistle, Canadian thistle, lettuce from hell thistle, California thistle, corn thistle, cursed thistle, field thistle, green thistle, hard thistle, perennial thistle, prickly thistle, small-flowered thistle, way thistle và stinger-needles. Hai tên đầu được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, dẫu là cách mô tả lệch lạc (loài không bắt nguồn từ Canada) và tên cuối được sử dụng rộng rãi ở Newfoundland, Canada.

    *Theo Wikipedia, cấu trúc ngầm dưới đất của cỏ kế đồng bao gồm bốn loại, 1) rễ (root) ngang, dày, dài, 2) rễ dọc, dày, dài, 3) chồi (shoot) nhỏ, ngắn, và 4) cuống (stem) ngầm, dọc. Dẫu vài tài liệu nói khác, cỏ kế đồng không có củ (rhizomes). Các nụ rễ (root buds) hình thành một cách ngẫu nhiên trên rễ già của cây kế đồng, và phát triển thành những chồi mới. Chồi cũng có thể mọc thành các nụ ngang ở phần ngầm dưới đất của nó, nhất là chồi bị đứt hay khi các đoạn cuống (stem segments) mới được chôn.

    *Khi tìm hiểu vùng phân bố được ghi nhận của loài này trên GBIF (https://www.gbif.org/species/3113414) nó dường như chuộng vùng khí hậu ôn đới; từ đó nếu việc xâm hại xảy ra, thì những khu vực phía Bắc và vùng cao như Đà Lạt, Lâm Đồng có nguy cơ cao hơn.

    *Cây kế đồng xuất hiện trên một văn bản của Cục Bảo Vệ Thực Vật vào 2014: Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Quy Trình Giám Định Cây Kế Đồng [Cirsium arvense (l.) Scop.] Là Dịch Hại Kiểm Dịch Thực Vật Của Việt Nam, nhấn mạnh đến bộ rễ cực kỳ phát triển, lấn át các loại cây trồng hiện hữu. Các loại cây theo liệt kê bao gồm: ngô [bắp], đậu Hà Lan, đậu tương [đậu nành], bông, lanh, kê, lúa miến, đại mạch, mạch ba góc, yến mạch, kiều mạch, lúa mạch đen, lúa mỳ, đậu, khoai tây, cà rốt...

    Thông tin này tái bùng phát trên báo mạng trong mấy ngày qua. Theo vnexpress.net "Cây này hiện chưa phân bố và cũng chưa có nghiên cứu chi tiết về tác hại của chúng trên ruộng đồng Việt Nam".

    Theo một bài viết trên thethaovanhoa.vn, văn bản cấm được Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I (Cục Bảo vệ thực vật) thực hiện theo chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT). Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội lương thực, thực phẩm TPHCM “Các anh nói việc này ảnh hưởng môi trường, trong khi mấy chục năm nay vẫn nhập khẩu. Rất nhiều con tàu đang trên đường chuẩn bị cập cảng thì vẫn phải tái xuất, mà đây là lệnh của Cục chứ không phải của Bộ trưởng. Từ nửa tháng nay, các đàm phán quốc tế về bột mì đều dừng lại”. Về kiến nghị này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trước hết đặt vấn đề về thẩm quyền ban hành văn bản: “Chắc chắn sai thẩm quyền, Cục không có thẩm quyền ban hành văn bản như vậy. Thứ hai, chưa xét đúng sai, nhưng khi ban hành văn bản như vậy tác động rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, ông nhấn mạnh “Xét về tính pháp lý thì hoàn toàn không đúng thẩm quyền, Cục không đúng, Chi cục càng không đúng”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/10/18

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội