Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Nó Không Phải Là Rắn, Nhưng Coi Chừng Vết Cắn Có Độc

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 4/7/20.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Nó Không Phải Là Rắn, Nhưng Coi Chừng Vết Cắn Có Độc
    Những con ếch giun có thể thuộc số động vật có xương sống đầu tiên đưa nọc độc vào vết cắn của mình
    Katherine J. Wu – The New York Times

    [​IMG]
    Ếch giun vòng (ringed caecilian) Siphonops annulatus. Ảnh Carlos Jared.

    Nếu một con nửa trùn nửa rắn mà lại có nhớt, ôm ấp con tha thiết, thì nó có thể là một con ếch giun (caecilians): sinh vật không chân vốn không phải trùn cũng chẳng phải rắn, mà là loài lưỡng cư chui rúc trong đất được phát hiện ở các vùng nhiệt đới trên toàn cầu.

    Sống hầu như cả đời bên dưới nền rừng, ếch giun hiếm và ít được biết đến. Đấy là lý do Carlos Jared, một nhà sinh học tại Butantan Institute ở São Paulo, Brazil, đã bỏ nhiều thời gian trong ba thập kỷ gần đây theo dấu chúng.

    Việc bắt một con ếch giun, ông nói, thường mất nhiều giờ đào bới cực nhọc, làm cẩn thận bởi một nhát xẻng nhắm kém có thể làm nó đứt đôi. Khi một con được phát hiện, “bạn phải nhảy xổ vào nó”, Dr, Jared nói, và rồi chộp lấy con lưỡng cư đang ngoe nguẩy – vốn có thể dài từ vài inch đến năm feet tùy loài – bỏ vào bao. Nhiều con ếch giun thoát khỏi cú chộp của Dr. Jared vào phút cuối, nhờ được bôi trơn bởi lớp nhớt mà da chúng tiết ra.

    Nhưng Dr. Jared nói sinh học thú vị và đôi khi nan giải của chúng khiến cuộc săn lùng là xứng đáng. Phát hiện mới nhất của nhóm ông, được đăng trên tờ iScience, cho thấy miệng của ếch giun có thể được viền bởi răng chóp-nọc (venom-tipped teeth), chẳng khác một số loài rắn.

    Phát hiện đánh dấu lần đầu tuyến nọc được phát hiện ở miệng của một loài lưỡng cư – điều mà lịch sử tiến hóa của nó lần ngược về sự xuất hiện của loài rắn hơn 100 triệu năm trước. Nó có thể khiến loài ếch giun ít biết thuộc số những loài có nọc cổ xưa nhất trên Trái Đất.

    Như hầu hết các loài lưỡng cư khác, ếch giun từng được cho là chỉ tạo ra chất độc (poisons), vốn khác với nọc (venoms), không chủ động truyền sang sinh vật khác. Vì vậy Pedro Luiz Mailho-Fontana, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ làm việc với Dr. Jared, bối rối khi anh phát hiện một chuỗi ống dẫn (ducts) đầy-dịch nối vào răng của một cá thể ếch giun vòng (ringed) trong phòng thí nghiệm. “Đây là điều rất khác biệt”, anh nhớ lại. Sau khi nghiên cứu miệng của những con ếch giun mới nở, Dr. Mailho-Fontana khẳng định rằng các tuyến chân-răng (tooth-cradling glands) phát triển từ cùng những mô vốn mọc thành răng.

    Mô răng cũng là nơi bắt nguồn của tuyến nọc ở rắn, vốn có thể giúp giải thích mục đích của các ống mới phát hiện, Dr. Jared nói. Vốn không có tay và chân để tự vệ trước những kẻ săn mồi, những sinh vật như rắn và ếch giun phải phụ thuộc hẳn vào đầu của mình.

    [​IMG]
    Hình đầu [ếch giun] được loại bỏ một phần da cho thấy các tuyến nối với răng quanh môi. Ảnh Carlos Jared.

    Ếch giun, như một số loài rắn, được trang bị những cái răng ấn tượng và có thể tung ra những nhát cắn “đích đáng”. Emma Sherratt, một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Adelaide, người vốn không tham gia vào nghiên cứu, nói.

    Nếu ếch giun cũng có một nhát cắn mang nọc, chúng có thể ngả theo một chiến thuật độc lập vốn mang lại kết quả tốt cho nhiều loài rắn. Việc đó sẽ “thực sự thú vị và đáng chú ý”, Shab Mohammadi, một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Nebraska-Lincoln, người vốn không tham gia vào nghiên cứu, nói. Có lẽ việc không có chi là một động lực quan trọng cho sự tiến hóa của độc tố chân-răng (tooth-borne toxins).

    Nhưng Dr. Mohammadi cũng nhấn mạnh rằng hiện vẫn chưa rõ nọc độc hại thế nào, hay tác động ra sao đến côn trùng và trùn mà ếch giun săn lùng. Dr. Jared và nhóm của ông vẫn chưa thực hiện một phân tích hóa học sâu sắc về dịch nọc (glandular goop) của ếch giun, dù các thử nghiệm trước đó cho thấy nó toàn protein vốn cũng hiện diện ở côn trùng và rắn. Miệng của ếch giun vốn đầy nhớt vào bữa ăn, nhưng dịch tiết chứng tỏ dính chắc và khó gỡ, Dr. Mailho-Fontana nói.

    Các nhà nghiên cứu cũng không chắc mức độ phổ biến của tuyến nọc trong số các loài ếch giun, mà số lượng hiện tại đến hơn 200 (nhiều loài nữa chưa được mô tả). Nếu các ống được phát hiện ở phả hệ tổ tiên, điều đó cho thấy rằng ếch giun thuộc số động vật có xương sống đầu tiên lên-mặt đất đưa nọc độc vào vết cắn của mình.

    Nhóm của Dr. Jared lập kế hoạch bắt thêm vài cá thể nữa, nhưng cho dù họ cố tình bắt chúng, cũng chẳng dễ dàng gì.

    Vài năm trước, trong chuyến viếng thăng một phòng thí nghiệm của đối tác ở London, Marta Maria Antoniazzi, một đồng tác giả của cuộc nghiên cứu ở Butantan Institute, bắt một con ếch giun bé xíu mà nó nhanh chóng cắn ngập răng vào tay cô.

    “Rất đau đớn”, cô nói.

    Và vết thương mất một thời gian dài đáng ngạc nhiên để lành miệng. Hiện nay, Dr. Antoniazzi tự hỏi cô có phải là một nạn nhân không được chứng kiến của nọc này.

    “Thời điểm ấy, chúng ta thậm chí còn chẳng thể tưởng tượng ra điều đó”, cô nói.


    ========================================

    Ghi chú

    *Ếch giun thường bị nhận lầm là rắn độc, gọi là “rắn trun” (đọc trại từ chữ “trùn”). Sọc vàng dọc thân và đuôi lớn như thể có hai đầu là những đặc điểm khiến người ta hoảng sợ. Vì thiếu hiểu biết, mọi người thường giết nó ngay khi phát hiện. Trước đây, cảnh tượng này không phải là hiếm ở Sài Gòn, bà con thường nói “rắn này cắn hết thuốc chữa”. Trong khi khoa học đang tuyên truyền đây là loài lưỡng cư không chân, hiền lành để tránh lạm sát, bảo tồn loài quý hiếm thì nghiên cứu mới nhất lại chứng tỏ nhiều loài có thể mang nọc độc (venoms), vết cắn gây đau đớn và lâu lành nhưng không chết người.

    *Các loài ếch giun ở được ghi nhận đến nay ở Việt Nam gồm:

    Ếch giun+ Ichthyophis glutinosus (nhiều nơi)

    Ếch giun Bản Nạp++ Ichthyophis bannanicus Yang, 1984 (miền Bắc)

    Ếch giun Nguyễn++ Ichthyophis nguyenorum Nishikawa, Matsui & Orlov, 2012 (Kontum)

    Ếch giun Cha Lo+++ Ichthyophis chaloensis Geissler et al., 2014 (Cha Lo, Quảng Bình)

    Ếch giun Cát Lộc+++ Ichthyophis catlocensis Geissler et al., 2014 (Cát Lộc, Lâm Đồng)

    (+theo vi.wikipedia.org, ++theo vov.vn, +++theo trithuc.itrithuc.vn)

    *Rắn trun thực sự (red-tailed pipe snake) Cylindrophis ruffus với màu đỏ đặc trưng ở đuôi trông rất đáng sợ+. Kết quả, nó cũng bị bà con đập chết hoài dẫu không độc++. (+ theo vi.wikipedia.org, ++ theo thailandsnakes.com)
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/7/22

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội