Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Giả thiết về nguồn gốc gà cựa miền Nam (dthong)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi dthong, 20/12/13.

  1. dthong

    dthong Moderator

    gà cựa miền Nam có bộ đuôi độc đáo là xệ xuống tạo thành 1 đường thẳng với lưng và các sợi lông đuôi chạy song song xòa ra thay vì túm lại .

    [​IMG]hình vẽ gà cựa trong Phong Lưu Cũ Mới . Thời điểm trước 1970 .
    [​IMG]

    Nhìn quanh thế giới các loại gà có đuôi giống vậy là Sumatra và Cubalaya. Gà Sumatra được người châu Âu và Mỹ đem về gây giống bảo tồn vào giữa thế kỷ 19. Ngày nay gà Sumatra đã tuyệt chủng trên chính quê hương của nó. Người Indo phải nhập gà Sumatra từ nước ngoài về . Gà Sumatra ở Âu Mỹ không còn là gà đá nữa mà chỉ là gà kiểng. Gà Cubalaya là gà đá của Cuba vào thế kỷ 19. Người ta cho là nguồn gốc từ Philippines. Ngày nay gà Cubalaya cũng chỉ là gà kiểng. Ngoài ra còn có các loại gà khác được xếp vào dạng gà Sumatroid do có đuôi rũ như Yokohama, Chinese Game... nhưng nhìn kỹ thì bọn này đuôi cũng hơi nhỏng, nó rũ chắc vì nó nặng chứ không phải do cấu trúc như đuôi gà cựa. Có 1 tranh vẽ của 1 họa sĩ người Hoa ở Mã lai vẽ con gà đá Mã Lai vào năm 1890 có đuôi giống gà cựa lắm. Tạm suy đoán loại gà đuôi xệ này ngày xưa phổ biến trong vùng Đông Nam Á và về sau tuyệt chủng do thị hiếu, hình thức đá gà thay đổi. Trong các loại gà thuộc dạng Sumatroid chỉ còn gà cựa miền Nam còn được sử dụng là gà đá. Đây là điều đáng quí nên được bảo tồn .

    [​IMG] Gà Cubalaya
    [​IMG] Gà Sumatra
    [​IMG] Gà Sumatra
    [​IMG] Gà Mã Lai cuối thế kỷ 19 do họa sĩ người Hoa vẽ .

    Cái đuôi xệ của gà cựa từ đâu ra? Các loại gà lai giữa các giống như gà đòn x gà lông bankiva cũng được thực hiện nhiều như Asil x gà Mỹ nhưng bộ đuôi ít và túm chứ không xòa đều như gà cựa miền Nam. Lần mò trên Internet thì thấy ở Indo, quê hương của gà Sumatra người ta thường lai tạo gà rừng xanh bản địa với gà nhà để tạo ra loại gà lai Bekisar có giọng gáy ngân dài. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa thì loại gà lai này được người xưa đem nuôi trên thuyền để bắt liên lạc với các thuyền khác giữa biển khơi. Gà Bekisar thường vô sinh nhưng cũng có vài trường hợp sinh sản thành công khi trống Besikar phối tiếp vào gà nhà. Các loại gà lai này có nhiều con có bộ đuôi rũ, xòa giống như gà cựa. Có thể chính những con gà này được lai tạo với gà đá dạng gà đòn (Malayoid) để tạo ra các giống gà đá đuôi rũ. Loại gà đá này được phân tán trong các nước Đông Nam Á nhờ giao dịch hoặc chiến tranh. Java đã có thời gian xâm chiếm Cambuchia trong suốt vài trăm năm. Chuyến khảo sát của ông Wilem cho thấy gà ở Campuchia chủ yếu là loại gà giống như gà cựa Việt Nam. http://www.aviculture-europe.nl/nummers/10E04A03.pdf

    Trong quá khứ, ngoài loại gà của người Khmer để lại có thể cũng có sư kê tự lai tạo các loại gà dòng gà cựa riêng từ gà đòn x gà tre, cựa x tre, cựa x rừng, cựa x đòn.... vì thế nào cũng có người ưa mày mò làm theo ý mình. Số lượng các loại gà này có thể không nhiều và dần dà cũng hòa lẫn vào dòng gà cựa cổ điển và tạo ra sự khác biệt giữa các loại gà ở các địa phương khác nhau như Cao lãnh, Kế Sách, Gò Công... đã được ông Vương Hồng Sển đề cập trong cuốn Phong Lưu Cũ Mới. Ông Vương Hồng Sển cũng có nhắc tới gà gân và gà lông để phân biệt với các con gà cựa khác. Gà gân là gà vóc mình giữa gà đòn và gà lông. Gà lông là gà có pha xíu máu rừng bay nhảy giỏi nhưng kém bền.

    [​IMG] Gà rừng xanh
    [​IMG] Gà bekisar lai
    [​IMG] Gà lai nhiều đời
    [​IMG] Một con gà lai có đuôi giống gà cựa

    Các đề tài về gà Việt vs. gà Mỹ luôn sôi nổi và không bên nào nhường bên nào. Các cuộc tranh luận làm mọi người bị cuốn vào dòng xoáy tự ái dân tộc. Nhìn và thực tế gà Mỹ phải chấp ký gà Việt thì có thể kết luận không cần đắn đo là gà Mỹ hơn gà Việt. Nhưng điều đó có gì xấu hổ và ảnh hưởng đến sự bảo tồn gà Việt không ? Theo tôi nghĩ là không. Lý do: Gà Mỹ được lai tạo cho cựa sắt từ nhiều trăm năm. Các dòng gà được chọn lọc để chịu ăn cựa sắt , gan lì... Trong khi đó gà Việt là gà đá cựa chốt và chỉ mới chuyển sang đá cựa sắt gần đây. Sự chọn lọc dòng giống gà Mỹ không chỉ bắt đầu từ khi Mỹ lập quốc mà từ khi những con gà này còn ở châu Âu. Về cách quản lý con giống người phương Tây đi trước người Á Đông rất xa. Đó là 1 thực tế cần nhìn nhận không có gì phải xấu hổ. Chỉ cần nhìn vào các phân loại gia súc, gia cầm là đủ thấy. Nhưng đó chưa phải là lý do chính gà Mỹ hơn gà Việt trong môn cựa sắt . Lý do quan trọng là ở bổn gà Mỹ chủ yếu là máu gà lông bankiva xương nhẹ một lợi thế về tốc độ. Còn gà Việt có máu Malayoid thể hiện qua mào dâu, mặt to, xương nặng thiên về sức mạnh hơn vốn phù hợp với cựa xương hơn cựa sắt. Giả sử gà Việt được lai tạo cẩn thận theo phương pháp của Mỹ thì có hy vọng đá ngang gà Mỹ trong cựa sắt hay không ? Để tìm câu trả lời có thể nhìn vào gà Asil được lai tạo lâu đời ở Mỹ . Ngoài ông Bobby Boles ra, dường như gà Asil không áp đảo được gà lông Bankiva. Đặc điểm xương nặng, chậm chạp là đặc điểm sinh học của gà mang máu Malayoid. Đã là đặc điểm sinh học thì rất khó cải thiện bằng cách chọn lọc từng thế hệ.

    Nếu bổn gà Việt thua sút gà Mỹ thì bảo tồn giống để làm gì? Thua nhưng không phải là dở. Trong cái dở có cái hay. Dở nhưng có chỗ dùng. Gà Asil rặt khó lòng đá lại gà Mỹ cổ điển. Nhưng người ta vẫn duy trì các dòng Asil rặt thay vì bỏ đi hay lai biệt. Gà Asil được giữ rặt giống để pha vào các dòng gà Mỹ 1/4, 1/8 máu để lấy các ưu điểm của Asil như khôn ngoan, chính xác, đá mạnh, bền sức trong các trận kéo dài. Nếu Asil bị lai biệt đi thì khi cần gà rặt để tạo ra gà 1/4, 1/8 máu sẽ không có mà xài. Bên Phi có người sử dụng gà bản địa Parawakan để pha với gà Mỹ thay vì dùng Asil .

    [​IMG]
    Có dòng gà Mitra ở Phi rất nổi tiếng do pha máu giữa gà Mỹ và gà Parawakan .

    Gà Việt cũng được nhiều người cho biết có các đặc điểm tốt như khôn, mạnh . Nếu các con gà hay gốc Việt được lai tạo giữ dòng kiểu Mỹ thì nó sẽ có chỗ đứng trong thời đại mới với vị trí tương đương Asil trong thế giới gà Mỹ. Và chính lai tạo giữ dòng kiểu Mỹ sè giúp con gà Việt không bị tuyệt chủng . Với tình trạng hiện nay, dù có muốn duy trì gà Việt bằng cách dùng gà Việt x gà Việt cũng khó lòng bảo tồn được vì làm sao bảo đảm được con gà Việt đó là Việt rặt hay lai kín. Và càng ngày càng ít Việt rặt thì có ngày nó sẽ bị tuyệt chủng.

    [​IMG] một con Parawakan xám mã lại
     
    Last edited by a moderator: 7/1/14
  2. ChienBinhTan

    ChienBinhTan Active Member

    Mới đọc xong bên ganoi..... nhưng xem lại vẫn thấy hay...... Thank chủ pic.....
     
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Dưới đây là một số hình ảnh và tài liệu xưa về gà qué mà mình sưu tầm được. Xin đăng ở đây để mọi người coi cho vui trong khi chờ đợi dthong viết tiếp phần sau.

    Hình gà trên trống đồng Hoàng Hạ. Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thì đấy là “gà trên mái nhà sàn”, trông có vẻ như hai con đang so mỏ, chuẩn bị đá.
    [​IMG]

    Trống đồng có niên đại khoảng 500 năm trước công nguyên, vào thời các vua Hùng.

    Hình gà trên thạp đồng Hợp Minh. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Quang, con vật ở bên trên "trông như con gà trống ở vị thế đứng" với cặp lông phụng rất to và dài.
    [​IMG]

    Tượng gà trống bằng đồng, văn hóa Đông Sơn. Niên đại 700-100 trước công nguyên. (nguồn ở đây)
    [​IMG]

    Tranh dân gian Đông Hồ

    Tranh Đông Hồ phát triển thịnh vượng vào thế kỷ 17 và 18, nghề khắc ván xuất hiện vào thế kỷ 11 hoặc 12, trong khi người Việt làm ra giấy từ thế kỷ thứ 3; có tác giả còn cho rằng giấy và tranh Đông Hồ xuất hiện sớm hơn, từ thời Hùng Vương. Hy vọng những bức tranh gà ở đây còn lưu chút dấu vết của gà chọi Việt xưa:

    Con đàn cháu đống
    Vinh hoa (đối với Phú quý)
    Đại cát (đối với Nghinh xuân)
    Dạ xướng ngũ canh hòa (đối với Nhật minh tam tác thụy)
    Tam dương khai thái

    Chọi gà là một trong những thú chơi dân gian ngày Tết. Hình vẽ xưa nhất về trò chọi gà ở Việt Nam dưới con mắt người phương Tây (hình phóng to ở đây). Trích A Description of the Kingdom of Tonqueen (Một mô tả về Vương quốc Đàng ngoài), Samuel Baron, 1685. (Nguồn ở đây, xem thêm ở đây). Chú thích số 5 cho hình chọi gà" "Đặt cược chọi gà bằng các thỏi vàng và bạc" (Laying wagers of bars of gold and silver upon cockfighting)
    [​IMG]

    Tục mê tín gà trắng. Tranh vẽ xưa của người phương Tây về Việt Nam. (nguồn ở đây)
    [​IMG]

    Cối giã gạo. Tranh vẽ xưa của người phương Tây về Việt Nam. Thấp thoáng hình con gà đòn.
    [​IMG]

    Vài hình ảnh trích từ một bộ phim ngắn về chọi gà ở Chợ Lớn, 1901 (nguồn ở đây)
    [​IMG]

    "Đấu kê” 鬥雞 (chọi gà). Tranh khắc của Henri Oger (1908).
    [​IMG]

    "Hoạn gà”. Tranh khắc của Henri Oger (1908).
    [​IMG]

    "Bắc Kỳ - Hải Phòng - Xay lúa" (Tonkin - Haiphong - Décortication du riz). Có con gà mái lạc vô khung hình.
    [​IMG]

    "Chợ gà" (Annam - Hue - Le marché aux poulets). Hình ảnh chợ Đông Ba (Huế) xưa. Theo nguồn tin trên mạng, đây là tác phẩm của nhiếp ảnh gia tiên phong Đặng Huy Trứ chụp vào năm 1914.
    [​IMG]

    "Bắc Kỳ - Chợ gà Sơn Tây 1931" (Tonkin - Marche vollaile à Sontay 1931)
    [​IMG]

    "Bắc Kỳ - Một góc chợ lớn ở Hà Nội" (Tonkin - Un coin du grand marché à Hanoï) (toàn bội nhốt gà)
    [​IMG]

    Một người nuôi gà chọi, Hà Nội, tháng 5-6/1916” (Jeune éleveur de coqs de combat, environs de Hanoï, mai-juin 1916). Tác giả Léon Busy. Trích sách ảnh Villages et villageois au Tonkin 1915-1920, nhà xuất bản Conseil general des Hauts-de-Seine (1986). Bộ sưu tập của viện bảo tàng Albert Kahn, Paris.
    [​IMG]

    "Cậu bé với con gà chọi". Léon Busy.
    [​IMG]

    "1929 Hãng Air Asia: Con Báo 198 trên sông Sài Gòn" (Thủy phi cơ chuyên chở thư tín 1929). Hình vẽ thấp thoáng con gà trống thịt mồng lá.
    [​IMG]

    "Quan chức Pháp và người Việt xem chọi gà; giải thưởng lớn đặt trên bàn". Ảnh này được rao bán trên ebay. Nguồn "Quoc-Gia Viet Nam Photo Service, 1951"
    [​IMG]

    "Đi mua gà làm cỗ giao thừa". Ảnh sưu tầm trên mạng về Tết Hà Nội xưa, có lẽ từ những năm 1950. Có lẽ toàn gà thịt, tức gà Tam Hoàng, chứ chẳng phải mái đòn loại ra bán chợ.
    [​IMG]

    Anh lính và con gà. Hình của hãng UPI, 1962. Theo chú thích của hãng ảnh thì anh lính mang theo con gà này để bồi dưỡng trên đường hành quân. Lẽ thường người ta sẽ kho mặn hoặc làm chà bông chứ chẳng ai mang con gà đi ngời ngời như vậy. Có thể đó là con mái bổn kiếm được đâu đó, anh tính mang về để đổ chăng?
    [​IMG]

    Ảnh chụp tại Quy Nhơn. Tác giả Louis Galanos, 1966. Đích thị gà đòn miền Trung!
    [​IMG]

    Ảnh chụp tại quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Tác giả HG Waite, 1967. Hai anh này đang vội đi đâu vậy ta? :)
    [​IMG]

    "Hai bà bán vịt đang ăn trưa trong lúc trông hàng ở chợ Mỹ Tho (tỉnh Định Tường, lưu vực sông Mê Kông) (ảnh scan lại)". Tác giả Lance Nix, 1969. Tự nhiên ở giữa hai bà có một con gà nòi nằm chình ình. Trông có vẻ ít lông như gà đòn. Hồi đó bà con còn đá cựa xương hoặc cựa tháp (postiza).
    [​IMG]

    "Một góc phố ở phía đông chợ Mỹ Tho, tỉnh Định Tường". Tác giả Lance Nix, 1969. Toàn gà mái, gà trống đâu hết rồi?
    [​IMG]

    Ảnh của hãng thông tấn AP, minh họa cho một bài viết về chọi gà vào 22/8/1969 tựa đề "Angkor-Saigon: APN story on the more war change..." Phần trên là phù điêu ở đền Angkor Wat, Campuchia.
    [​IMG]

    Ảnh của Jack Lyndon Thomas chụp tại làng Hiệp Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa (nay không còn, đã bị phân về các tỉnh khác) trong thời gian 1969-1970.
    [​IMG]
    [​IMG]

    "Đá gà" (nguồn Getty Images). Ảnh của John Downing chụp năm 1973 ở miền nam Việt Nam (tức bao gồm cả "miền Trung và miền Nam" ngày nay).
    [​IMG]

    "Trẻ em chơi đá gà tre giữa dải phân cách trên đường Hàm Nghi, Quận 1, Sài Gòn". Bức hình không rõ tác giả, không rõ thời điểm chụp (trước năm 1975). Sau đây là ghi chú của người sưu tầm "Phía bên kia là toà nhà "Giao Thông Ngân Hàng", nay vẫn còn y nguyên, với các cơ quan đóng trong đó như Seaprodex TP HCM, Trung Tâm 3 Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng... Phía bên nầy ngày trước là chợ bán chim, chó, mèo... ngay lề đường. Phía trong là trường trung học kỷ thuật Cao Thắng. Nay chợ chim này đã dời đi nơi khác. Xa xa toà nhà màu trắng trước là trụ sở chánh của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín, nay là Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Vietincombank (Ngân hàng Công thương Vietnam)"
    [​IMG]

    Một góc chợ đông đúc. Ảnh Lee Baker.
    [​IMG]

    Ba anh lính xem chọi gà (nguồn ở đây)
    [​IMG]

    Tướng Nguyễn Cao Kỳ xem chọi gà (hình sưu tầm trên mạng, không rõ nguồn, thời gian và địa điểm). Có đủ mọi đồn đoán về việc tướng Kỳ mê gà, từng lái trực thăng đi sưu tầm và đá gà, nhưng chủ yếu qua truyền khẩu. Đây là bằng chứng cụ thể nhất. Nhìn khuôn viên bề thế và xe hơi, có thể đoán đây là tư dinh của ông ở đâu đó.
    [​IMG]

    Phía trước Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975.
    [​IMG]

    Gà chín cựa và truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh

    Theo Việt Điện U Linh Tập:
    Theo Lĩnh Nam Chích Quái:
    Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:
    Theo Việt Sử Tiêu Án:
    Theo Việt Nam Sử Lược:
    Không sách nào nói rằng lễ vật phải bao gồm “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Thậm chí Việt Điện U Linh Tập còn nói rõ hai chàng đem dâng các sản vật trân quí của riêng địa phương mình. Dường như đoạn thêm thắt này chỉ xuất phát từ truyện cổ tích, đây là nội dung mà chúng tôi sưu tầm được trên mạng:
    Bình loạn: Sính lễ toàn là các sản vật của núi rừng, Thủy Tinh biết đào đâu ra? Trong khi “voi chín ngà” và “ngựa chín hồng mao” đều là các sản phẩm tưởng tượng, thì “gà chín cựa” lại có thật (tính cả hai chân). Thật ra vua nghe đồn Sơn Tinh có con gà linh chín cựa nên vua bảo đem dâng thì sẽ gả Mỵ Nương cho. Vụ này Thủy Tinh bị thua ngay từ đầu. Từ ngày cầm con gà linh, ngài mải mê làm độ đến nỗi bị Thục Vương đánh úp, lấy mất nước, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết “ Hùng Vương bỏ không sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Quân Thục kéo sát đến nơi, hãy còn say mềm chưa tỉnh, rồi thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính quay giáo đầu hàng Thục Vương”. Phong độ ăn chơi của ngài không ai bì kịp, xứng đáng là bậc tổ sư làng gà. Con cháu đời sau sợ phạm húy ngài nên chỉ dám chơi đến gà sáu cựa thôi, đọc chệch thành “lục đinh”.

    Nhạn ma kê và sự tích thành Cổ Loa

    Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:
    Theo Việt Sử Tiêu Án:
    Đây là con gà đầu tiên được ghi nhận trong sử sách vậy!

    Trào Kê

    Sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã dẫn lời sách Hoàn Vũ ký mà cho biết rằng:
    Con Trào Kê này "gáy" khi triều lên, ngược lại với con gà nước ròng tức "gáy" khi triều xuống trong sách của cụ Vương Hồng Sển!

    Việc cấm cản trò chọi gà

    Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thời Trần Anh Tông (1300), Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có đoạn:
    Thời Lê Huyền Tông (1665):
    Theo Đại Việt Thông Sử, năm Canh Tuất (1430), hoàng đế Lê Thái Tổ ban chiếu rằng:
    Trò chọi gà lần đầu được ghi nhận trong Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo. Ngài nói "cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc". Không lẽ hồi đó người ta vẫn đá cựa? Nếu vậy thì đá đòn bắt đầu từ khi nào?

    Các tài liệu xưa

    Kê kinh diễn nghĩa (1902)
    Kê kinh diễn nghĩa (bản chỉnh lý)
    Sách gà chép tay - 1960
    Đạo Kê Diễn Nghĩa
    Đá gà (TH) - 1950
    Thú chơi gà chọi (Lê Huy Oanh) -1961
    Thú chọi gà (Vương Hồng Sển) -1970
    Chọi gà (Toan Ánh)

    (còn tiếp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/5/19
  4. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Chùm ảnh đặc biệt về chủ đề "cậu bé với con gà chọi" được phóng viên Bill Eppridge của tạp chí LIFE chụp tại Lộc Điền, Huế 1965. Vì không quen đứng trước ống kính nên vẻ mặt cậu bé trông hơi lo lắng. Nếu sống sót qua nửa thế kỷ đầy biến động thì cậu bé ngày xưa nay đã trở thành lão sư kê độ lục tuần.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  5. dthong

    dthong Moderator

    cái này khó biết qua câu nói của ngài. Có thể ngài Trần Hưng Đạo không chuyên đá gà nên không rõ có bịt cựa hay thả cựa .
    Mấy tranh dân gian cổ Tàu, Nhật họ thường vẽ con gà đá là loại gà mồng lá trong khi thực tế thì người ta vẫn đá loại gà mồng dâu mồng trích từ xa xưa . Lúc trước có 1 member người Pháp post 1 hình chụp tấm đá khắc hình 2 con gà đang đá, mồng nhỏ, trụi cổ từ trong một mộ thời Hán . Có thể hình thức hớt lông gà có từ bên Tàu rồi lan qua Việt Nam sau đó lại phát triển ở VN còn ở Tàu lại mai một . Trong các hình gà đá ở Trung Quốc có các con gà đòn Việt nhưng qua đó họ hớt lông còn nhiều hơn nữa, trụi luôn phần ngực, bụng .

    [​IMG]hình gà ở bia đá thời Hán
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/1/14
  6. dthong

    dthong Moderator

    Kỳ trước tôi có nói tới từ gà Malay và Bankiva, nay xin viết thêm phần này cho rõ ràng. Các nhà nghiên cứu gà phân các loại gà ra 3 loại: Bankiva, Malay, và Sumatra.

    Có khi họ viết là Bankivoid, Malayoid, Sumatroid có nghĩa là gà mang dạng Bankiva, Malay, Sumatra.

    1) Bankiva - hình dáng tương tự gà rừng, mào lá , tầm vóc nhỏ tới trung bình, xương nhỏ, lông nhiều hợp thích hợp với bay nhảy. Các dòng gà châu Âu đều thuộc loại này. Loại gà này có tên gọi Bankiva là vì ngày trước các nhà nghiên cứu về gà cho là gà này bắt nguồn từ gà rừng đỏ Gallus gallus bankiva ở Java. Ngày nay kết quả nghiên cứu gene cho thấy gà nhà đến từ gà rừng Đông Nam Á như Việt Nam hoặc Thái Lan không phải từ loại G. gallus bankiva tuy nhiên tên gọi Bankiva đã chết tên. Gà từ Đông Nam Á có thể được đưa đến châu Âu nhờ người Phoenician đưa tới. Người Phoenician là 1 giống người chuyên về buôn bán qua đường biển cách đây vài ngàn năm. Sau khi nền văn minh của người Phoenician lụi tàn không có sự giao thương đáng kể nào giữa châu Á-châu Âu cho tới khi người châu Âu đi tìm thuộc địa vào thế kỷ 15. Trong suốt thời gian đó chủng gà Bankiva phát triển độc lập ở châu Âu. Do đó gà Bankiva có khi còn được gọi là gà châu Âu, gà phương Tây, gà của người da trắng. Trong khi đó ở châu Á lại phát triển một loại gà khác đó là gà Malay.

    2) Malay: Mào dâu hoặc mào trích, mặt dầy, mắt lõm. Sở dĩ có tên gọi Malay là vì người châu Âu thấy ở Ấn độ một loại gà to lớn có hình dạng khác hẳn gà châu Âu, được người Ấn gọi là gà Malay và nói là nó có nguồn gốc từ Malay. Về sau các loại gà có đặc điểm tương tự đều được xếp vào nhóm gà dạng Malay (Malayoid). Loại gà dạng Malay phổ biến khắp châu Á do đó còn được gọi là gà Á đông, gà phương Đông. Ví dụ điển hình: các loại gà đá ở châu Á như gà Thái, gà đòn Việt, gà Shamo ...

    [​IMG] gà Malay

    3) Gà Sumatra: Lông đuôi dài, thường rũ. Tên gọi dựa theo giống gà Sumatra. Gà cựa VN được xếp vào loại này. Gà Sumatra cũng có máu Malayoid trong đó thể hiện ở mào dâu, mắt thụt.

    Nguồn gốc loại gà Malay từ đâu ra là một bí ẩn. Có lẽ nó được phát triển ở châu Á sau khi giao thương Á Âu bị gián đoạn thời cổ đại.

    Hình dáng của các loại gà Malay to lớn, nặng nề, ít lông làm người ta liên tưởng tới các loại chim có cuộc sống ở mặt đất như đà điểu. Khi người châu Âu thấy gà Malay một số nhà học giả đã có 1 giả thiết về 1 tổ tiên khác hẳn với gà rừng đỏ do hình dáng và tập tính sinh sống quá khác biệt so với loại gà Bankiva. Họ cho chúng là hậu duệ của một loại gà rừng trên đảo hoang thiên về cuộc sống ở mặt đất và đi bộ hơn là loài có thể bay như gà rừng đỏ. Các loài chim sống ở đảo hoang không có thú dữ thường tiến hóa tới một cuộc sống đi bộ, mất khả năng bay và kích cỡ lớn hơn. Mặc dù ngày nay các nghiên cứu về gene chỉ ra tổ tiên của gà nhà là từ gà rừng Đông Nam Á nhưng do các loại gà được nghiên cứu chỉ vài chục giống và các nghiên cứu khoa học không bao giờ hoàn hảo nên cho đến nay thuyết gà dạng Malay có tổ tiên là một loại gà rừng khổng lồ tuyệt chủng vẫn còn sức thuyết phục và nhiều người vẫn tin tưởng. Thuyết gà Malay từ gà khổng lồ tuyệt chủng Gallus giganteus do ông Temminck đưa ra vào thế kỷ 19. Theo đó gà khổng lồ Gallus giganteus là một loại gà bị cô lập trên đảo hoang một thời gian dài. Môi trường là đồng cỏ, bụi rậm thay vì là cây cao do đó loại gà đảo này dần dần tiến hóa thành một loại gà thích nghi với cuộc sống ở mặt đất. Con người đem gà này về thuần hóa thành các loại gà dạng Malay.

    Ông Finsterbusch tác giả của cuốn sách Cockfighting all over the world (1928) sau đó đưa ra các quan sát để cũng cố thuyết gà Malay do 1 tổ tiên khác với gà Bankiva rất thuyết phục dựa trên các đặc điểm cơ thể và tập tính sinh sống.

    [​IMG] hình vẽ gà giganteus giả tưởng tình cờ lại rất giống gà đòn Việt (from Cockfighting all over the world - Finsterbusch).

    Sau đây là các điểm khác biệt mà ông Finsterbusch nêu ra:

    *Gà Bankivoid và Malayoid khác nhau rất nhiều về tinh thần và thể chất.

    *Gà dạng Malay to xác, lông thưa thớt, chân dài và cơ bắp. Cánh ngắn.

    *Cổ của gà Malay to và dài, rút vào vươn ra ra dễ dàng. Đầu to kết hợp với cổ dài như 1 dụng cụ sục sạo tiện lợi trong cỏ tìm thức ăn. Bắp thịt khô và nhiều thớ hơn trong khi thớ thịt gà Bankiva dẻo và nhiều nước hơn. Do đó gà dạng Malay ít bị mệt do thiếu nước trong các trận đấu kéo dài. Gà dạng Malay cũng có khả năng lành các vết thương rất nặng nhanh chóng trong khi các vết thương tương tự ở gà Bankiva sẽ gây tử vong.

    *Thân của chủng Malay ngắn, hông rộng và hẹp phần giữa vai. Ngực bè và rộng, thiếu độ sâu như loại chuyên bay (Bankiva) và cơ ngực mạnh. Cánh rất ngắn và không thích hợp để nâng cơ thể nặng nề. Đôi chân phần gắn đùi và hông có nhiều cơ bắp và cực mạnh. Xương ở những chổ này phát triển để tăng diện tích cho cơ bám vào bằng các rìa và mấu lồi mà ở gà Bankiva rặt xương trơn láng và nhẹ. Xương của gà Malay nhất là xương chân rất rắn chắc và chứa toàn là tủy được củng cố bởi cấu trúc xốp. Xương sọ cũng to và cứng. Mắt thụt sâu, da mặt dầy, mặt gà Malay được phủ bởi các lông cứng, tích và tai nhỏ và chắc do đó để chống cây cỏ đâm xước, vướng víu. Mỏ rộng ở gốc, hàm rộng để nuốt đồ lớn. Da hầu lớn. Đôi chân hợp với việc chạy hoặc bươi cào hơn cho việc đậu trên cành cây. Trong khi xương sọ của chủng Bankiva lại dài, mắt lồi, da mặt mỏng.

    *Mào gà rừng Bankiva to và có răng cưa sẽ bị vướng vào cỏ và bụi rậm. Lông vũ dài và mềm như của gà Bankiva sẽ làm cản trở trong vùng rừng cỏ cao như nơi ở của gà Malay.

    *Gà Bankiva bươi nhẹ, sức bươi yếu chỉ đủ cào lật lá cây lên hoặc lỗ cạn, gà Malay ưa bươi lỗ sâu. Gà Malay ăn nhiều động vật hơn như cua, ếch nhái, thằn lằn, côn trùng, có khi cả rắn. Bầu diều nhỏ ngắn và đường ruột ngắn nhưng khỏe là biểu hiện của tập tính ăn thịt.

    *Cựa gà Malay mọc ở vị trí thấp, gốc cựa lớn, mọc thẳng hoặc chỉ địa. Cựa mọc ở vị trí cao và quớt lên như ở gà Bankiva sẽ làm gà bị vướng vào cỏ trong khi cựa chỉ địa sẽ lướt qua cỏ dễ dàng.

    [​IMG] cựa chỉ địa

    *Gà Malay thích sống một vợ 1 chồng. Bankiva thích đa thê. Nuôi nhốt chuồng, chủng Malay thường thiên vị 1 cô gà mái và khi con này ấp thì nó mới cặp với con khác.

    *Khi ngủ, gà Malay thích ngủ đất trong bụi cây còn loại gà Bankiva thích đậu trên cao để ngủ.

    *Gà Bankiva có thị lực tốt ban ngày nhưng thính giác không tốt. Gà Malay thường đi ngủ trễ hơn, thấy rõ lúc trời chạng vạng nhưng thị lực ban ngày không tốt lắm. Bù lại chúng có thính lực tốt và có thể định hướng bằng tai do tầm nhìn ở mặt đất bị giới hạn bởi cây cỏ. Gà Bankiva thường nhạy cảm và căng thẳng hơn, gà Malay tính đằm hơn.

    Sự biến thiên và tiến hóa là điều có thể xảy ra trong các giới hạn của một chủng loại qua chọn lọc nhân tạo ví dụ như kích thước, thay đổi màu sắc, thích nghi khí hậu nhưng không vượt quá giới hạn định sẵn của giống loài. Trong khi từ loại Bankiva nếu mà qua chọn lọc nhân tạo để biến thành một loại gà lớn hơn gấp 5 lần với hình thể giải phẫu học hoàn toàn khác hẳn là điều khó tin. Bộ xương và nội tạng sẽ không thay đổi tới mức khác biệt rõ ràng như giữa giống Bankiva và Malay. Hầu hết các giống gà châu Âu lại tổ trở về giống gà Bankiva gốc và điều này là bằng chứng nó đến từ nguồn đó. Trong khi các loài lai với giống Malay thường lại tổ về loại gốc của nó với khuynh hướng rõ rệt mà đó là bằng chứng thuyết phục về nguồn gốc của loại gà Malay. Gà Đông phương, và ngay cả loại lai không bao giờ lại tổ trở lại loại Bankiva.

    Giữa các loại gà từ gốc Bankiva ở châu Âu sau vài ngàn năm thuần hóa cũng có sự khác biệt giữa các giống gà như hình dáng, kích thước ... nhưng sự khác biệt không lớn lao như khi so sánh sự khác biệt giữa Bankiva và Malay.

    [​IMG] nhờ vào vóc dáng cơ bắp, trụi lông, xương cổ to, gà đòn Việt Nam được những người tin vào giả thiết gà giganteus cho là một hậu duệ tiêu biểu của loại gà rừng khổng lồ đã tuyệt chủng này. Hình con gà trên được xuất hiện trên các diễn đàn thảo luận về loại gà giganteus. Hình như đây là gà của bác TuXuong.
     
    Last edited by a moderator: 29/1/14
  7. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cám ơn dthong đã có một bài viết súc tích qua đó mọi người có thể hiểu được sự khác nhau giữa các kiểu hình ở gà. Người phương Tây quả là có tinh thần học hỏi cao độ, rất đáng khâm phục. Những tài liệu rất chi tiết về gà phương đông đã có từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
     
  8. bsdinhhuong

    bsdinhhuong Active Member

    Anh Hồng viết hay quá.
     
  9. lieunguyenphat

    lieunguyenphat Active Member

    gà đòn VN vẫn là ngầu nhất ! chiệu đựng giỏi nhất !
     
  10. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Ba anh lính xem chọi gà - 1971 (Dthong sưu tầm)
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/5/19
  11. dthong

    dthong Moderator

    77389 (1024×682).jpg
    trẻ em đá gà khu Mã Lạng năm 1968 . Có lẽ là gà tre
     
    Last edited by a moderator: 18/11/20
    vnreddevil thích bài này.
  12. dthong

    dthong Moderator

    [​IMG]

    Vintage Vietnam War Black and White Photo - Street cock fighting in Tan Son Nhut. Photo measures 4" x 2"This photo was acquired from an estate sale of a USAF soldier


    một tấm hình rao bán trên ebay
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội