Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Những cách kiểm tra độ mặn bể thủy sinh

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về thủy sinh' bắt đầu bởi thinhphuvn, 4/1/21.

  1. thinhphuvn

    thinhphuvn New Member

    Độ mặn là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà người chơi bể thủy sinh nói chung và nuôi cá nước mặn nói riêng cần kiểm tra thường xuyên.

    Có nhiều phương pháp đo độ mặn trong thực tế, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn một vài cách đo độ mặn phổ biến

    Sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn

    Đây là thiết bị phổ biến nhất để đo độ mặn nước sông, độ mặn dung dịch có nồng độ muối cao. Thiết bị này sử dụng cơ chế đo quang học, tính toán góc khúc xạ giữa chất lỏng cần đo và ánh sáng mặt trời chiếu vào. Từ đó, khúc xạ kế sẽ tính toán được chỉ số độ mặn của dung dịch đó.
    [​IMG]

    Khúc xạ kế đo độ mặn có kích thước và trọng lượng nhẹ, cấu tạo đơn giản chỉ gồm 1 lăng kính, một thí kính để quan sát kết quả, tiêu cự để điều chỉnh tầm nhìn và thang đó nằm bên trong thân máy.

    Ưu điểm:

    • Đơn giản, dễ sử dụng và bảo hành.

    • Chi phí thấp, kết quả đo nhanh.

    Nhược điểm:

    • Chỉ đo được một vài loại dung dụng và nước phổ biến.

    Bút đo độ mặn điện tử

    Loại máy đo này thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm hay các trung tâm nguyên cứu thủy hải sản. Bút đo độ mặn được thiết kế hiện đại với màn hình LCD hiển thị nhiều thông số như kết quả, đơn vị độ mặn, nhiệt độ nước…
    [​IMG]

    Thời gian đo nhanh, có thể chuyển đổi sang nhiều đơn vị đo độ mặn khác nhau và hiệu chuẩn tự động hay thủ công.

    Ưu điểm:

    • Tự động bù nhiệt độ và hiệu chuẩn tự động.

    • Kết quả đo có độ chính xác cao.

    Nhược điểm:

    • Chi phí cao.

    Sử dụng tỷ trọng kế đo độ mặn

    Tỷ trọng kế có thể được sử dụng để xác định khối lượng riêng của chất lỏng bằng cách đo mức mà tỷ trọng kế nổi trong dung dịch đó.

    Chất lỏng càng đậm đặc thì lực nổi mà nó tác dụng càng lớn và tỷ trọng kế sẽ nổi trong chất lỏng càng cao.

    Vạch trên tỷ trọng kế ngang với bề mặt chất lỏng tương ứng với khối lượng riêng của nó. Khối lượng riêng là thước đo khối lượng (ví dụ, gam) có trong một thể tích nhất định (ví dụ, mililit).

    Ưu điểm:

    • Có thể đo độ mặn của tất cả các loại dung dịch.

    • Kết quả có độ chính xác tương đối.

    Nhược điểm:

    • Khó sử dụng.

    Kết luận: Tùy vào loại nước hay mẫu thử mà người dùng có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp đo độ mặn trong bài viết này nha.
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội