Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Kỹ thuật lai tạo kim long quá bối trong hồ xi măng

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá rồng' bắt đầu bởi vnreddevil, 29/12/08.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Kỹ thuật lai tạo kim long quá bối trong hồ xi măng
    Mohamad Zaini Suleiman – www.aquarticles.com

    [​IMG]

    Kim long quá bối
    Kim long quá bối là loài cá cảnh bản địa phổ biến và đắt tiền nhất ở Malaysia. Dòng kim long chất lượng nhất với vảy vàng phủ lưng là kim long quá bối Malaysia. Dòng này phân bố ở hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia. Ngoài môi trường tự nhiên, mùa sinh sản diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vào thời gian này, dân làng sống quanh hồ thường đi vớt những con cá bột quý giá vào ban đêm.

    Có hai dòng cá rồng phân bố ở Malaysia là kim long quá bối và thanh long. Thanh long rẻ tiền và phổ biến hơn so với kim long quá bối. Kim long quá bối thường xuất hiện ở sông Kerian và các nhánh của nó ở bang Perak. Ngoài môi trường tự nhiên, cá thích hợp với nguồn nước trong, hơi a-xít và không bị ô nhiễm, đặc biệt là những con sông cạn và chảy xiết, bờ có cây cối rậm rạp.

    Vì dòng cá có giá trị, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản - FFRC (trụ sở đặt tại Batu Berendam, bang Melaka) bắt một vài cá thể hoang dã để làm giống. Cá hoang được thu thập từ những người đánh bắt cá ở hồ Bukit Merah vào năm 1990. Năm 1996, FFRC đã may mắn lai tạo thành công kim long quá bối trong hồ xi măng ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên.

    Chăm sóc cá giống
    Tám con kim long quá bối được nuôi trong hồ xi măng kích thước 5 x 5 m, mực nước sâu 0.5 m với hàng rào nhựa cao 0.75 m để ngăn cá khỏi nhảy ra ngoài. Một gian đẻ được dựng lên ở một góc của hồ xi măng và một vài mẩu lũa được thêm vào để tạo môi trường sống tự nhiên cho cá. Những vật trang trí khác như đá cuội và đá tảng đều tránh vì chúng có thể làm cá bị thương hay vô tình bị cá nuốt phải trong khi ăn. Hồ nuôi được che mát một phần, tránh ánh nắng trực tiếp và bố trí ở nơi yên tĩnh. Cá giống được nuôi ở đấy cho đến khi trưởng thành.

    Kiểm soát chất lượng nước
    Mặc dù cá rồng giỏi thích nghi, nước trong hồ nuôi nên có cùng độ pH với môi trường tự nhiên. Độ pH trong hồ nuôi nên từ 6.8 đến 7.5, nhiệt độ từ 27 đến 29 độ C. Mỗi lần thay từ 30 đến 35% tổng thể tích nước và châm đầy bằng nước máy đã khử clor. Độ sâu nên duy trì từ 0.5 đến 0.75 m.

    Thức ăn
    Cá giống được cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Chế độ dinh dưỡng cân bằng rất quan trọng trong việc giúp cá trưởng thành và sinh sản. Khẩu phần hàng ngày nên được chia nhỏ và giàu dưỡng chất. Hàng ngày, cá được cho ăn thức ăn tươi giàu chất đạm chẳng hạn như cá bảy màu, tép (Macrobrachium lanchestrii), cá chép mồi và thịt cá băm. Thịt đông lạnh có hàm lượng 32% đạm thô cũng được dùng như là nguồn thức ăn bổ sung. Thức ăn cung cấp mỗi ngày đạt khoảng 2% trọng lượng cơ thể cá.

    Trưởng thành
    Cá trưởng thành khi đạt khoảng 4 tuổi với kích thước từ 45 đến 60 cm. Cá sinh sản quanh năm với đỉnh điểm kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12. Ngoài môi trường tự nhiên, cá đực ấp trứng đã thụ tinh trong miệng cho đến khi cá con bắt đầu tự bơi được sau khoảng 2 tháng.

    Cá cái có một buồng trứng chứa từ 20 đến 30 trứng có đường kính khoảng 1.9 cm. Các quan sát của chúng tôi rút ra từ việc giải phẫu xác cá rồng nuôi trong hồ đất khẳng định rằng cá rồng chỉ có một buồng trứng. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện khoảng 50-60 trứng ở những cấp độ thành thục khác nhau. Cá đực trưởng thành cũng có một ống dẫn tinh giống như sợi chỉ.

    Phân biệt giới tính
    Cá non không hề có dấu hiệu phân biệt giới tính rõ ràng. Chúng chỉ trở nên rõ ràng khi cá trưởng thành và đạt từ 3 đến 4 năm tuổi. Việc xác định giới tính dựa trên hình dáng cơ thể và kích thước của họng. Cá đực thuôn và hẹp hơn, miệng rộng hơn và màu sắc tươi hơn cá cái. Miệng rộng và hàm dưới sệ ở cá đực là để phục vụ cho việc ấp trứng. Đầu cá đực tương đối to hơn. Cá đực cũng thường hung dữ hơn và luôn dẫn đầu trong việc tranh giành thức ăn.

    Hành vi sinh sản
    Cá rồng có hành vi bắt cặp rất độc đáo. Việc bắt cặp diễn ra từ vài tuần đến nhiều tháng trước khi giao phối. Quá trình bắt cặp thường diễn ra vào ban đêm khi mà cá có xu hướng bơi gần mặt nước. Cá đực đuổi theo cá cái khắp hồ và đôi khi cả hai quấn ngược đầu với nhau. Khoảng 1-2 tuần trước khi đẻ trứng, cặp cá bơi vai kề vai, chạm thân vào nhau. Sau đó cá cái đẻ ra một búi trứng màu vàng-đỏ.

    Cá đực thụ tinh cho trứng, rồi ngậm trứng vào miệng nơi chúng được ấp ở đó cho đến khi cá con có thể bơi và sống tự lập được. Trứng có đường kính 8-10 mm chứa đầy noãn hoàng và nở sau khi thụ tinh một tuần. Sau khi nở, noãn bắt đầu sống trong miệng cá cha thêm 7-8 tuần nữa cho đến khi tiêu thụ hết noãn hoàng. Cá con rời miệng cá cha và sống độc lập khi đạt khoảng 45-50 mm.

    Phát hiện cá đực đang ấp trứng
    Sau khi sinh sản, cá đực đang ấp trứng được phát hiện qua nắp mang phồng to và dáng bơi của chúng. Chúng dường như bỏ ăn và trông lặng lẽ hơn bình thường. Cá đực đang ấp trứng cũng có thể được nhận biết dựa vào cái nọng bên dưới miệng.

    Thu hoạch cá con
    Thời gian ấp (từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cá con bơi được) vào khoảng 8 tuần. Để rút ngắn thời gian này, trứng đã thụ tinh có thể được lấy bằng tay ra khỏi miệng cá đực sau khi đẻ 30 ngày. Cá đực đang ấp trứng được bắt nhẹ nhàng bằng lưới mịn và được bao bằng khăn lông ẩm để tránh làm cá trầy xước hay giãy dụa. Hàm dưới của cá được kéo xuống và nhẹ nhàng lắc để đổ noãn bán phát triển từ miệng cá ra. Noãn được bỏ vào bịch nhựa và đem ấp trong hồ kiếng. Số lượng trứng thụ tinh mỗi lứa vào khoảng từ 20 đến 35 noãn.

    [​IMG]
    Các noãn được lấy ra từ miệng cá đực.

    Kỹ thuật ấp
    Một khi được lấy khỏi miệng cá đực, noãn bán phát triển được đem ấp trong hồ kiếng có kích thước 90x45x45 cm. Nhiệt độ nước được duy trì từ 27-29 độ C bằng một cây sưởi và nồng độ ô xy hòa tan được giữ ổn định ở khoảng 5 ppm (mg/l) bằng ống sục khí. Chúng tôi thường hòa thêm 2 ppm dung dịch Acriflavine vào nước để phòng chống viêm nhiễm từ các vết trầy xước của noãn trong quá trình thu hoạch. Khi áp dụng kỹ thuật ấp trứng này, tỷ lệ sống cho đến khi cá con bơi được thường đạt từ 90 đến 100%.

    Trong vài tuần đầu tiên khi mà noãn hoàng hãy còn lớn, các noãn có xu hướng nằm yên dưới đáy hồ trong phần lớn thời gian. Cá con bắt đầu bơi lên một cách thường xuyên khi noãn hoàng nhỏ đi. Ở tuần thứ 8, noãn hoàng gần như được tiêu thụ hết và cá con bắt đầu bơi ngang. Vào giai đoạn này, cá con nên được nuôi bằng thức ăn tươi sống. Khi đạt khoảng 8.5 cm thì noãn hoàng triệt tiêu hoàn toàn và cá bắt đầu bơi được.

    Chăm sóc cá con
    Trong giai đoạn ấp, cá con không cần cho ăn. Cá con bắt đầu bơi tự do vào tuần thứ 7. Thức ăn tươi sống như cá bảy màu hay trùng đỏ có thể được bổ sung từ rất sớm để tránh cá con tấn công lẫn nhau. Cá con rất háu ăn và nên được cho ăn thật nhiều. Chúng tôi đề nghị thay 30% tổng dung tích nước sau mỗi 2-3 ngày để duy trì chất lượng nước.

    Cá con kích thước lớn 10-12 cm có thể được cho ăn tép hay thịt băm để kích thích tăng trưởng. Ở 4 tháng tuổi, chúng tôi nuôi những con cá non trong hồ riêng có kích thước 75x45x45 cm để tránh bị thương vì cắn nhau với cá cùng bầy. Để cải thiện màu sắc và kích thích sự hình thành tế bào sắc tố, chúng tôi đề nghị chiếu sáng tối thiểu 10-12 giờ mỗi ngày. Sau 6-7 tháng, cá non đạt kích thước 20-25 cm và có thể bán ra thị trường.

    Những vấn đề khi chăm sóc
    Chúng tôi phát hiện thấy một số vấn đề khi chăm sóc cá giống. Tất cả cá đều khỏe mạnh nhưng những bệnh như thối vây, mắt kéo màng và giun móc (Lernaea) vẫn xuất hiện, nhất là sau khi dời cá để làm vệ sinh toàn bộ hồ.

    Chúng tôi điều trị cá bị bệnh thối vây bằng cách tắm muối (nồng độ 1%) hay sử dụng thuốc có bán ngoài thị trường. Một số cá bị bệnh mắt kéo màng bởi vì nước bị ô nhiễm kéo dài. Để điều trị bệnh này, cần phải thay 1/3 dung tích hồ sau mỗi 2-3 ngày cho đến khi cá phục hồi hoàn toàn. Thêm muối (1%) sau mỗi lần thay nước cho đến khi tình trạng được cải thiện. Bệnh giun móc Lernaea ký sinh khiến cá cọ quẹt thân vào thành hồ và bỏ ăn. Ký sinh có thể được bắt bằng tay và cá nhiễm bệnh được điều trị bằng Diptrex® với liều lượng 0.5 ppm (mg/l).

    Kết luận
    Lai tạo cá rồng trong hồ đất thường được áp dụng trong các trại cá cảnh ở Malaysia. Để khởi sự kinh doanh, việc lai tạo đòi hỏi rất nhiều tiền để mua con giống và xây dựng cơ sở hạ tầng.

    FFRC đã phát triển một kỹ thuật lai tạo cá rồng chỉ giới hạn trong hồ xi măng. Để khởi sự, việc lai tạo chỉ tốn khoảng 100.000 – 150.000 RM (5 đến 8 trăm triệu đồng Việt Nam). Số tiền này nằm trong khả năng của nhiều người Malaysia và có thể thực hiện như là công việc phụ để kiếm thêm tiền. Thử nghiệm của FFRC cho thấy rằng kỹ thuật cũng phù hợp với ngành công nghiệp “sân sau” và quy mô nhỏ.

    Kỹ thuật được giới thiệu với những trại cá quan tâm đến vấn đề này ở Malaysia thông qua chương trình chuyển giao kỹ thuật và phản hồi từ các trại là rất hứa hẹn với việc thu hoạch những lứa cá đầu tiên sau hai năm vận hành. Điều này cho thấy rằng việc lai tạo cá rồng trong hồ xi măng là thực tế và có khả năng thực hiện được.


    -------------------------------------------------------------------------


    Phụ lục hình ảnh

    Lai tạo kim long quá bối trong hồ xi-măng

    Cho cá ăn:


    Kim long quá bối sinh sản trong hồ xi măng:


    Thu hoạch:



    -------------------------------------------------------------------------


    [​IMG]
    Kim long quá bối đực đang ấp trứng với họng phình to (nhìn từ trên xuống). (www.arowanaclub.com)

    [​IMG]
    Kim long quá bối đực đang ấp trứng với cái nọng to dưới miệng (nhìn ngang).

    [​IMG]
    [​IMG]
    Thao tác banh miệng cá đực để lấy trứng.

    [​IMG]
    Các noãn trong hồ ấp. Các bồn ấp tròn có lẽ để giả lập môi trường tương tự... khoang miệng của cá đực. (www.arofanatics.com)

    Quá trình phát triển noãn của kim long quá bối
    http://diendancacanh.com/threads/473

    Video cá rồng đẻ trong bể kiếng
    Phần I:


    Phần II:


    Video cá rồng đực chăm con


    Kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng thí nghiệm Temasek với tập đoàn Qian Hu công bố vào cuối năm 2008:

    * Người ta xác định huyết thống của cá rồng bằng cách quan sát các dấu vết di truyền (genetic fingerprint) dưới kính hiển vi. Cá rồng bắt cặp theo hai kiểu: đơn giao (monogamous) với một cặp cá sống chung cả đời và tạp giao (promiscuous) với một nhóm bốn con đực hoặc bốn con cái. Điều thú vị là không phải mọi con đực đều chăm sóc trứng của mình, một số ngậm và ấp trứng của cá khác. Không có lý do nào biện hộ cho hành động này ngoại trừ việc tập sự ấp trứng hoặc gây ấn tượng với con cái.

    * Cá rồng chỉ sinh sản ở một vài vĩ độ xung quanh đường xích đạo. Dường như đột biến từ trường ảnh hưởng mạnh đến sự sinh sản của chúng; những con không sinh sản ở nơi khác nhưng khi đem về đây liền lập tức sinh sản.

    * Những cá thể tham gia sinh sản được xác định và nhờ vậy, người ta tối ưu được số lượng cá giống thả trong ao (trước đây phải thả rất nhiều và tốn kém). Người ta cũng có thể chủ động lai tạo cá rồng theo dòng giống hoặc đặc điểm mong muốn như đuôi to, màu sáng và dạng đầu muỗng.

    * Kiểm tra DNA cho thấy huyết long và thanh long tách ra từ một tổ tiên chung cách nay 30.000 năm khi đảo Borneo tách khỏi mảng lục địa Đông Nam Á.

    * Cá rồng thành thục sinh sản sau 3 năm và đẻ tới 80 trứng mỗi năm. Việc thụ tinh nhân tạo, với tinh trùng đông lạnh và trứng lấy từ cá cái, có thể đem lại sản lượng cao.

    * Cá rồng sinh sản liên tục trong 30 năm, tức gần như cả đời.

    * Cá trống rất hung dữ, ấp trứng trong miệng trong khoảng 45 ngày cho đến khi cá con có thể tự bơi được. Chúng nhịn ăn trong thời gian này.

    * Thức ăn của chúng bao gồm lưỡng cư, cá và côn trùng. Phòng thí nghiệm và Qian Hu dự định tối ưu hóa thuốc và thức ăn để gia tăng mức độ sinh sản của loài cá quý này.

    * Cá huyết long đạt 15 cm ở 5 tháng tuổi, những con xuất sắc nhất có giá đến 2.500 đô. Những cá thể lớn nhất sống đến 40 tuổi và dài 1 m.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/4/17
  2. vnlahan

    vnlahan New Member

    đúng là đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn, thks bác
     
  3. banhbaotrungcut

    banhbaotrungcut Active Member

    bài hay thật ... có cả hình ảnh kèm theo để xem nữa. thank anh vnreddevil nhiều.
     
  4. hoangphuc190

    hoangphuc190 New Member

    anh tìm đâu ra bài này vậy, cảm ơn anh nha nhưng em ko bít phân biệt trống,mái
     
  5. heoquay

    heoquay Active Member

    cá rồng mình nghe nói hình như bắt đầu đến tuổi sinh sàn thì râu cá mái khi gặp cá trống sẻ thẳng lên.ko biết có đúng ko.hihi.các cao thủ vào chỉ giáo nào.
     
  6. genta

    genta To be or not to be !

    cá trống và cá mái nuôi trong môi trường nước tốt thì râu sẽ thẳng thôi bạn ạ. :p pó tay. cá bắt đầu bắt cặp và chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh sản lúc khoảng 4 năm tuổi
     
  7. hoangphuc190

    hoangphuc190 New Member

    làm sao bít được cá trống mái vậy các bạn
     
  8. lvlths

    lvlths New Member

    bai hay wa, ro rang va day du chi tiet. thank you
     
  9. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cá kim long sinh sản trong hồ kiếng ở Hàn Quốc năm 2011

     
  10. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

  11. arotai

    arotai Active Member

    Bài hay qúa.Thank
     
  12. minhluan007

    minhluan007 New Member

    nhìn phê thật ae ơi!
     
  13. superoversize

    superoversize Active Member

    ma nuoi chug so luong lớn nó mới bắt cặp đc hì
     
  14. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Trại Rafflesia (Nhật) vừa cản 1 cặp kim long quá bối (con mái bạch tạng)



    Hiện chỉ còn lại 3 noãn sống sót:
    [​IMG]
     
  15. sancarong

    sancarong Active Member

    Làm sao bít cá mái mấy huynh
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/13
  16. lntckdd3986

    lntckdd3986 Active Member

    wow bài viết hay và sinh động quá, con mái bạch tạng đẹp ghê
     
  17. đứcanh

    đứcanh New Member

    bài viết rất bổ ích cảm ơn mod :))
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội