Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Betta sp. Mahachai III

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 8/1/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Betta sp. Mahachai III
    Nonn Pantivong - http://www.siamensis.org

    “Xếp, em xin nghỉ làm thứ hai tới”.

    “Sao vậy?” Câu hỏi ngắn gọn và đề cập trực tiếp vào vấn đề.

    “Hmmm… những người bạn từ Anh, Mỹ và Malaysia đến thăm, em đưa họ đi Mahachai”.

    “Mahachai? Mọi người định làm gì ở Mahachai vậy?”.

    “Errrr…đi bắt cá….”

    Đoạn đối thoại trên đây xảy ra vào hôm thứ sáu thượng tuần tháng 10. Đó là thời khắc dũng cảm nhất trong cuộc đời tôi. Đến hôm nay, tôi vẫn không thể tin rằng mình làm được. Đã hứa là phải làm. Tôi đã hứa với những người bạn – những người tôi chưa hề gặp bao giờ – rằng tôi sẽ đưa họ tới Mahachai để săn lùng loài cá nổi tiếng Betta sp. Mahachai, và tôi phải giữ lời.

    Tối chủ nhật, cuối cùng tôi cũng gặp mặt họ sau một quá trình trao đổi rất lâu qua e-mail. Hai chiến hữu chơi cá khác của tôi cũng được mời tham dự. Chúng tôi đã đọc các bài viết của Tony Pinto và David Armitage. Cá nhân tôi cảm thấy rằng mình hiểu họ rất rõ. Với tôi, hai người này là một trong những nhân vật thú vị nhất trong thế giới họ cá rô (Anabantoid) và họ đang ở ngay đây. Làm sao mà tôi có thể để họ thất vọng cho được? Được gặp họ cũng giống như được gặp gỡ với những tác giả yêu thích, những người hùng của tôi. Sau rốt, họ đã rất tử tế vì đem tặng tôi rất nhiều cá. Cá họ tặng, đổ đầy hai cái hồ cá và hoàn tất bản danh sách tìm kiếm của tôi. Tôi bảo họ, tôi không muốn thêm cá nữa. Người thứ ba, Dennis Young từ Malaysia, là người rất lịch thiệp. Anh là hướng dẫn viên du lịch về chim chuyên nghiệp với hiểu biết sâu rộng về tự nhiên. Trên tất cả, ba người này tạo thành một đội tuyệt vời.

    Cuộc gặp mặt của chúng tôi tại sảnh khách sạn diễn ra rất suôn sẻ, hòa nhã và vui vẻ. Dù có chút rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi nói chuyện như thể đã quen biết nhau nhiều năm trời. Khi người ta cùng chia sẻ điều gì đó thì sẽ rất dễ trở thành bạn thân. Đó là điều mà tôi đã học được.

    Tôi thức dậy vào 6:30 sáng thứ hai. Trời không chỉ mưa to mà còn mưa như thác đổ. Tôi lại ngả lưng xuống chiếc giường ấm áp và dễ chịu. Quên đi, tôi không muốn đi bắt con cá nhỏ xíu trong điều kiện thời tiết như thế này. Tôi không điên đến mức đó! Mười lăm phút sau, tôi giật mình tỉnh giấc, hoảng hồn không biết mình có bị trễ giờ hay không. Những điều kế tiếp mà tôi có thể nhớ lại rằng tôi lái xe đến khách sạn nơi bộ ba đang nghỉ. Rất may, họ đặt phòng ở khách sạn rất gần nhà tôi – và chợ Jatujak, có lẽ là chợ cá cảnh lớn nhất trên thế giới.

    Mưa vẫn rơi tầm tã.

    Lúc 7:15 sáng, chúng tôi ra đến đường cao tốc đi Mahachai. “Các bạn thật điên khi lái xe đi bắt cá trong đầm lầy vào thời tiết như thế này” tôi lẩm bẩm trong lúc đang lái xe. Mưa càng nặng hạt khiến tôi chỉ có thể nhìn xa hơn về phía trước vài mét. Có người nói “Được rồi, đằng nào cũng ướt. Allan Brown có lẽ cũng ra đó bắt cá”. Chúng tôi thôi không bàn về thời tiết; nó bị gạt qua một bên và không còn là vấn đề nữa. Vấn đề bây giờ là làm cách nào để bắt cá trong đầm lầy. Tôi kể với họ về cái ngày đáng buồn khi tôi đến Mahachai mà chỉ bắt được có mỗi một con cá cái sau cả ngày săn lùng. Tôi kể về môi trường tự nhiên bị xuống cấp một cách nhanh chóng như thế nào. Thú nhực, tôi không dám đảm bảo rằng hôm nay chúng tôi sẽ bắt được con cá nào ở đó. Tôi bảo họ “Loài cá này đang dị đe dọa nghiêm trọng”.

    Kẹt xe trên đường cao tốc, đây là một đặc điểm của Bangkok. Tất cả người dân dường như đã quen với việc này nên không ai than phiền, cũng không ai coi đó là điều nghiêm trọng. Người Thái nhìn chung nhẹ nhàng và hướng thiện. Lối sống của chúng tôi rất đơn giản và không mấy ai phải vật lộn vì sinh kế. Như người xưa thường nói “Có cá dưới nước và lúa gạo ngoài đồng”. Vương quốc rất giàu có nên bạn không phải làm lụng cực nhọc vì sinh kế. Nhưng rồi “chủ nghĩa tư bản” xuất hiện và đẩy mọi người đến cảnh bần cùng. Cuộc sống trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Nông dân trồng lúa ở vùng sâu, vùng xa bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi, điều mà họ không thể hiểu hết, không lường trước được. Tôi thường tự hỏi rằng không biết sinh ra ở vùng nông thôn có sướng hơn không, nơi bạn không phải đối mặt với những vấn đề của cuộc sống như kẹt xe và ô nhiễm. Có tốt hơn không nếu bạn không hề biết gì về chính trị, cổ phiếu và những cuộc chiến tranh trên thế giới? Thêm nữa, tôi bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi và không thể làm quen hay tiêu hóa nó. Cuộc sống ngày càng trở nên phức tạp. Quá phức tạp.

    Trời vẫn mưa khi chúng tôi đến đầm lầy tuy không nặng hạt lắm. Chúng tôi đỗ xe trên bãi đất san ủi bên cạnh đầm lầy. Tôi được một người bạn chơi cá chỉ cho chỗ này trước đây. Tôi từng tới đây và đó là cái ngày mà tôi chỉ bắt được mỗi một con cá và chứng kiến vỏn vẹn hai tổ bọt. Đó là một ngày đầy thất vọng. Đầm nước lợ này nằm chính giữa khu công nghiệp. Một mặt là đường cái, bên kia đường là một nhà máy chế biến hải sản, hai bên là hai mảnh đất được san lấp và mặt bên kia là một nhà máy đồ gỗ khổng lồ. Tôi tự hỏi cái đầm này còn tồn tại được bao lâu. Trời vẫn mưa, không quá to nhưng đủ để cầm chân chúng tôi trong tiệm mì lợp tre gần đầm lầy.

    Sau khoảng 1 giờ, mưa bớt nặng hạt một chút nhưng chúng tôi vẫn muốn ngồi đợi trong tiệm mì.

    [​IMG]
    Mảnh đất san ủi nơi chúng tôi đậu xe. Hàng cây dừa nước Nypa fluticans phía sau là khu đầm lầy.

    [​IMG]
    Nhà máy đồ gỗ lớn bên cạch đầm lầy.

    [​IMG]
    Vì nước mưa, đám cỏ ven bờ đầm lầy bị ngập. Chúng tôi bắt được rất nhiều cá betta non ở đấy.

    [​IMG]
    Ven đầm lầy nơi chúng tôi bắt được rất nhiều cá non.

    Tôi nói với ba người “Chúng ta phải tìm tổ bọt, người địa phương bắt cá bên dưới các tổ bọt. Chúng nằm giữa các bẹ dừa nước nếu chúng ta may mắn tìm thấy chúng. Lần trước tôi chỉ bắt được một con cá cái. Tôi chưa từng bắt cá betta ở vùng cỏ mọc”. Nói thực lòng, tôi không nghĩ rằng còn nhiều cá ở đó. Chủ tiệm mì nói rằng ngày nào cũng có người đến đầm này để bắt cá. Nhu cầu về loài này rất cao sau khi chúng được giới thiệu ra thị trường cá cảnh nhiệt đới thế giới. Tôi cho là vậy. Tôi không biết đó có là hành động đúng đắn hay không nữa. Tôi rất nản vì không thấy bất kỳ hành động nào từ phía chính quyền để bảo tồn vùng sinh thái này. Tôi không biết làm thế nào để thuyết phục người dân địa phương không xả rác và tệ hơn nữa, bỏ cá betta thuần dưỡng Betta splendens – mà tôi thích gọi là Betta domestica hơn – vào đầm lầy. Tôi nghĩ, ít ra nếu tôi quảng bá loài này cho giới chơi cá để mọi người đều biết về sự quý hiếm và những nguy cơ mà chúng phải đối diện, thì mọi người sẽ quý trọng và lai tạo chúng. Ít ra nếu ba người này bắt được chúng ngày hôm nay, tôi đoan chắc rằng chúng sẽ được an toàn trong môi trường nuôi dưỡng. Ở đây chúng ta đang nói về ba nhà lai tạo họ cá rô Anabantoid tầm cỡ thế giới đến từ 3 châu lục.

    Chỉ sau cú vớt thứ hai; tôi đoán, Dennis đã bắt được con cá đực đầu tiên!!! Mưa làm mực nước đầm dâng lên; làm ngập một số bờ cỏ trên mảnh đất san nền. Cá betta thích “nước mới” và chúng bơi đến ven đầm. Trong một giờ hay hơn, nhiều cá Betta sp. Mahachai đã được bắt, chủ yếu là cá non và bán trưởng thành, nhiều hơn những gì mà tôi hy vọng. Tôi cũng chủ động tìm tổ bọt. Một cái tổ bọt nhỏ gọn bên trong bẹ dừa nước. Bộ ba quan sát một cách thích thú. Trước đó, dám chắc họ nghĩ tôi nói dóc. Chúng tôi bắt được rất nhiều cá trong thời gian ngắn, cá không quá hiếm theo bất kỳ tiêu chí nào. Điều mà chúng tôi phát hiện được ngày hôm nay, đó là cá sinh sản rất nhiều trong đầm. Chừng nào mà đầm lầy còn tồn tại thì chúng vẫn còn ở đấy. Một kẻ nói dối, vâng… tôi là một kẻ nói dối hạnh phúc.

    Sau khoảng 2 giờ, chúng tôi đã bắt đủ Betta sp. Mahachai để đảm bảo rằng chúng sẽ tiếp tục tồn tại, ít ra là trong môi trường nuôi dưỡng. Tôi hạnh phúc. Chúng tôi hạnh phúc. Còn rất nhiều cá trong đầm và rất nhiều cá trong chai lọ của chúng tôi. Những con cá khác mà chúng tôi bắt được trong đầm ngày hôm đó bao gồm cá lóc đen (Channa striata), lươn (Monopterus albus), cá lìm kìm (Dermogenys pusillus), cá bã trầu (Trichopsis vitatus) và cá sặc bướm (Trichogaster trichopterus).

    [​IMG]
    David Armitage chuẩn bị bước vào đầm.

    [​IMG]
    David Armitage và Tony Pinto trong đầm lầy.

    [​IMG]
    Cá lìm kìm (Dermogenys pusillus) trong cùng địa bàn sinh thái với Betta sp. Mahachai.

    [​IMG]
    Cá bạc đầu Aplocheilus panchax, biến thể vây màu cam với viền đen của loài killi này chỉ có thể tìm thấy ở đây.

    [​IMG]
    Tổ của Betta sp. Mahachai.

    [​IMG]
    Một con Betta sp. Mahachai lớn ở nhà một người địa phương, ông bảo rằng cá được bắt ở đầm lầy.

    Sau nơi này, chúng tôi đến một đầm khác. Đây là cái đầm mà tôi và các bạn đã viếng thăm trong chuyến khảo sát đầu tiên đến vùng này. Chúng tôi đã bắt được khoảng 10 con cá trong chuyến khảo sát đầu tiên, nhưng đến lần thứ hai, đầm bị che phủ bởi một lớp bèo hoa dâu Azolla sp. dày. Chúng tôi đã không bắt được cá và thậm chí còn không muốn thử. Tôi hy vọng điều kiện môi trường được cải thiện và chúng tôi có thể bắt được một số cá ở đây để cải thiện nguồn gen. Cá betta bị phân lập thành nhiều nhóm cư dân nhỏ ở mỗi đầm bởi đường xá và công trình xây dựng. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ bắt một số cá ở đây để lai tạo với cá ở đầm lầy mà chúng tôi vừa tham quan. Chúng tôi lo ngại đến một ngày nào đó vấn đề lai cận huyết sẽ trở nên nghiêm trọng. Tệ thiệt, môi trường không hề được cải thiện. Bề mặt đầm vẫn phủ đầy bèo hoa dâu. Thật buồn khi rời nơi đó mà không bắt được con cá nào.

    Để giết thời gian, chúng tôi viếng thăm một địa điểm khác, gần về phía biển nơi nước mặn hơn. Chúng tôi bắt được một số cá bạc đầu Aplocheilus panchax, cá sóc Oryzias filamentosus và một số loài khác. Đấy là con rạch nhỏ bên đường. Các loài cá nội địa vẫn ở đó, bám trụ trước sự xâm lấn của loài cá bảy màu ngoại lai – Poecilia reticulata – mà số lượng của chúng dường như vẫn gia tăng. Chúng tôi lo lắng về tương lai của những loài này nhưng không thể làm được gì nhiều. Tôi đã viết hàng loạt bài về các loài cá ngoại lai ở Thái Lan và gây được sự chú ý về vấn đề này. Tuy nhiên, chỉ viết thôi chắc chắn là chưa đủ. Tôi nghĩ việc thảo luận, trình bày hình ảnh và hiện trạng với những nhân vật có trách nhiệm là phương thức tốt nhất. Chúng tôi chụp một số hình ảnh và quyết định quay về.

    Đấy là một chuyến săn cá thành công và chúng tôi trở về Bangkok với nụ cười mãn nguyện. Cuộc chiến bảo tồn loài Betta sp. Mahachai chỉ mới bắt đầu và chúng ta đang có một khởi đầu thuận lợi.

    [​IMG]
    Quả của cây cà ba thùy (Solanum trilobatum) được dùng như một vị thuốc cổ truyền. Nó chữa được bệnh ho.

    [​IMG]
    Cây ô rô (Acanthus ebracteatus) - một vị thuốc cổ truyền khác. Nó được dùng để chữa trị các loại bệnh nổi mụn.

    [​IMG]
    Loài bướm hiếm Parantica agleoides mà chúng tôi phát hiện ở ven đầm lầy.

    [​IMG]
    Dennis kiểm tra chiến lợi phẩm thu thập được trong ngày.


    ===============================


    Ghi chú

    Betta sp. Mahachai I (Nonn Pantivong)
    Betta sp. Mahachai II (Arthit Prasartkul)
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/6/17
  2. raymond

    raymond Active Member

    [​IMG]
    Loạic cá bạc đầu này Raymond về Cà Mau thấy nhiều lắm. Trên đỉnh đầu nó có 1 chấm trắng phản quang, lúc chúng bơi dưới nước nhìn như những mặt trăng di động trông ngộ nghĩnh. Đuôi cũng khá đẹp, hình như màu xanh viền trắng. Dặn mấy đứa đệ tử lúc nào về thấy bắt cho một bao. Nhưng khi về thì ai cũng xĩn quắc cần câu rồi nên không đứa nào nhớ hết.
    Hình như nó giống con này:
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/1/09
  3. acmalata

    acmalata Active Member

    Tôi ở Cà Mau nè,cá bạc đầu nhóc luôn,mà tụi nó sống nước mặn,cứ nổi trên mặt nước,coi chúng đá nhau vui vui.Còn nhìu em đẹp hơn trên nhiều ai có nhu cầu pm nha:)
     
  4. Converse

    Converse Active Member

    Sao lại sống nước mặn??? Hình như loài này sống trong ruộng hoặc đầm lấy mà??? Nếu sống nước mặn thì sao mà nuôi bây giờ??? Hix nhìn em này đẹp quá. Nếu cho lai với betta thì sao nhỉ? Nó có phải họ betta ko???
     
  5. thai345677

    thai345677 Active Member

    Mình cũng ở CM nè bạn acmalata liathia đồng mà sống nước mặn hả bạn? Mới nghe đó :)
     
  6. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    chắc là nc lợ, chứ gì
     
  7. htdtcbkn99

    htdtcbkn99 New Member

    Bạn ở đâu vậy? Mình ở TPHCM, mình đang tìm hiểu về loài cá này, nếu bạn có thì cho mình xin 1 ít,số điện thọai của mình là 0937391518, Tuấn.Cám ơn bạn trước nha.
     
  8. thuctoan

    thuctoan Active Member

    mình thấy nếu tình trạng nguy hiểm thì ko có cách nào cứu ngoài thay đổi ý thức
     
  9. thuctoan

    thuctoan Active Member

    Bạn đó nói cá bạ đầu mà,nhưng cá bạc đầu mình nghĩ cũng sống ở nước ngọt,lợ thôi chứ ko mặn
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội