Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tứ linh

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 26/12/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Tứ linh
    Tác giả Cecil Lee - nguồn www.geomancy.net

    [​IMG]

    Nghe nói rằng mỗi địa điểm hay ngôi nhà đều được bao bọc bởi linh khí của tứ linh hay tứ thần súc ở bốn hướng (như ở hình dưới). Một cách lý tưởng, bốn hướng này đều phải hài hoà với nhau. Cần cân nhắc sao cho mỗi địa điểm hay ngôi nhà đều có độ dốc và thông thuỷ tốt.

    [​IMG]

    Mặt sau nhà nên tựa vào sườn núi hay trồng cây để bảo vệ. Phân tích kỹ lưỡng hình thế đất đai tượng trưng cho dương khí của Thanh Long và âm khí của Bạch hổ. Tìm kiếm địa điểm nơi Thanh long và Bạch hổ gặp nhau. Đấy phải là nơi thượng Thanh long hội với hạ Bạch hổ.

    Thanh long thường là đặc điểm then chốt của một vùng đất. Trong thành phố, Thanh long có thể là đường chính, trong phòng, nó có thể là cánh cửa hay bức tường được trang trí. Hãy kiểm tra những tác động vô hình (cả tốt lẫn xấu) lên ngôi nhà.

    [​IMG]

    Như đã nói, người Trung Hoa tin tưởng vào sự tồn tại của những thế lực tuy đối lập nhưng cân bằng – Âm và Dương. Chúng duy trì sự cân bằng và giúp thế giới tồn tại. Âm và Dương tồn tại trong mọi thứ thậm chí trong cả vật chất như đất. Khi con người chuyển đến sống hay khai phá một vùng đất, họ phải hoà nhập với những thế lực sẵn có ở đó, tức những quyền năng tự nhiên đang chi phối vùng đất đó.

    Ở những vùng phong thuỷ xấu, bảo tháp được dựng lên để bổ cứu. Số tầng của bảo tháp thường là số lẻ như 5, 7, 9…

    [​IMG]

    Làm khác đi sẽ phá vỡ sự cân bằng, đảo lộn Âm-Dương và hoàn toàn có thể gây ra thiệt hại cho những người vi phạm phong thuỷ.

    Do vậy, nghệ thuật hay khoa học đoán định địa thế là vô cùng quan trọng và được gọi là Phong Thuỷ (tức gió và nước, hai biểu tượng tương ứng với âm và dương trong bói toán).

    Người Trung Hoa cổ thường chọn nơi đất cao để chôn cất và xây dựng các hầm mộ bên cạnh chân núi. Tất cả các lăng mộ của vua, hoàng hậu và thê thiếp đều được gọi là sơn lăng và được xây dựng dưới chân núi.

    Địa điểm mai táng được lựa chọn sau khi khảo sát một cách kỹ lưỡng về hình thế và cảnh quan. Đấy là lý do mà ngày nay, tất cả các lăng mộ vua chúa đều là những thắng cảnh hoàn hảo được bảo bọc bởi núi cao và thung lũng.

    Các nguyên tắc ứng dụng liên quan đến Tứ linh

    Tứ linh có thể được ứng dụng để phân tích thế đất, nhà cửa, văn phòng và phòng ngủ.

    Lưu ý sơ đồ như sau:
    [​IMG]

    Nguyên tắc 1: Huyền vũ hay mặt sau nhà nên có lá chắn “bảo vệ”.
    Lưu ý rằng trong bất cứ vùng đất hay nhà cửa nào, Huyền vũ luôn nằm ở phía sau. Huyền vũ bảo vệ tốt mặt sau và tạo ra một lá chắn “bảo vệ”. Đấy là lý do tại sao thầy phong thuỷ thường khuyên không nên để nước chẳng hạn như kênh đào hay sông rạch nằm ở phía sau nhà. Nước thường khó lường và trong kinh Dịch, nó tượng trưng cho sự khó khăn.

    Nguyên tắc 2: bố trí một khoảng trống ở cửa chính.
    Ví dụ, phía trước nhà không nên quá gần với nhà khác hay tầm nhìn bị toà nhà khác che chắn. Hướng này có Chu tước hay Phượng hoàng bay lượn là vị trí tốt cho ngôi nhà hay vùng đất.

    Nguyên tắc 3: thật tuyệt vời nếu vùng đất có nhà cao tầng nằm ở bên trái hay hướng Đông vì nó tượng trưng cho thượng Thanh long, và ở bên phải là hạ Bạch hổ.

    Lưu ý rằng tại mỗi vị trí đều có Thanh long bên trái (Đông) và Bạch hổ bên phải (Tây).

    Nguyên tắc ở trên có thể áp dụng cho từng vị trí bên trong ngôi nhà. Ví dụ, hãy đặt giường ngủ của bạn sát tường. Đừng để giường ngủ của bạn sát cửa sổ vì nó không được “hộ vệ” thích hợp.

    Nếu có thể đáp ứng được cả 3 nguyên tắc trên thì vùng đất hay ngôi nhà đó có thể được coi là TUYỆT VỜI”

    Bạch hổ là gì?
    1. Với người Trung Hoa, Bạch hổ là con vật đặc biệt xui xẻo và sẽ không may khi nhìn thấy nó, đặc biệt với những người cờ bạc.

    Theo một truyền thuyết, sau 500 năm, da hổ sẽ biến thành màu trắng. Đấy là lý do chúng ta gọi hướng Tây của một vùng đất hay ngôi nhà là “Bạch hổ”. Nếu bạn từng thấy tranh vẽ về tứ linh, bạn có thể thấy rằng hướng Đông là “Thanh long”.

    2. Cả hướng Đông (Thanh long) và Tây (Bạch hổ) thường được các thầy phong thuỷ liên hệ với khí trường trong các bổ cứu về phong thuỷ.

    Hướng Đông (Thanh long): về logic, hướng Đông là hướng mặt trời mọc và do đó có thuộc tính Dương. Thanh Long là con vật chí Dương trong tất cả các con vật trong phong thuỷ. Cây cối nên trồng ở hướng này.

    Hướng Tây (Bạch hổ): Bạch hổ là con vật chí Âm trong tất cả các con vật trong phong thuỷ. Nó là con vật can đảm và cao quí. Một số thầy phong thuỷ còn coi nó là con vật hung dữ và quyết đoán.

    3. Theo phái Phong thuỷ Hình thế, bạn sẽ luôn nghe nói rằng hướng Đông (Thanh long) của toà nhà nên cao hơn hướng Tây (Bạch hổ) và cả hai nên “nương tựa” lẫn nhau.

    Theo “hình thế tự nhiên” này, hướng Thanh long nên cao hơn hướng Bạch hổ, có nghĩa là toà nhà phía bên trái nên cao hơn toà nhà phía bên phải của nhà bạn. Điều này được cho là đem lại nhiều may mắn cho gia chủ.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu trật tự trên bị đảo ngược, nghĩa là hướng Bạch hổ cao hơn hướng Thanh long? Chủ nhân của ngôi nhà ở chính giữa sẽ bị “tiếm quyền”. Chẳng hạn, nếu ông ta có con trai thì người con trai sẽ tiếm quyền chủ ngôi nhà hay nếu ông ta có vợ bé, thì vợ bé sẽ tiếm quyền, bà ta sẽ có nhiều may mắn hơn chủ nhân ngôi nhà.

    Câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu Huyền vũ không ở hướng Bắc, Chu tước không ở hướng Nam (cũng vậy đối với Thanh long và Bạch hổ)? Hay Tứ linh có ĐỘNG (thay vì TĨNH) như Phong thuỷ Phi tinh hay không?

    Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này rất nhiều trước khi khẳng định rằng hướng Nam và hướng Bắc có thể đảo ngược được. Điều này, theo tôi, khiến cho phong thuỷ trở nên linh hoạt và dễ vận dụng hơn. Để tôi giải thích lý do tại sao.

    Lý do thứ nhất: để hạn chế nhầm lẫn, nhất là đối với người mới tìm hiểu về phong thuỷ. Tại sao Huyền vũ và Chu tước lại có thể đổi chỗ lẫn nhau? Nếu người mới có suy nghĩ rằng hướng Bắc cố định với Huyền Vũ và nằm ở sau lưng, còn hướng Nam là Chu tước tức vùng trống thì hoàn toàn sai dựa trên các ứng dụng về phong thuỷ. Sự thực là phía trước nhà không nên có vách cao!

    Nếu bạn để ý, hầu hết nhà cửa ở miền Bắc Trung Hoa có cửa chính hướng Nam và hướng Bắc là núi, đồi… Nhiều nhà thậm chí còn không có cửa sổ về hướng Bắc. Nhiều thầy phong thuỷ ở Nam bán cầu sẽ đồng ý với việc này bởi vì hướng đó ngược với hướng “nghiêng xuống”.

    Lý do thứ hai: trong hầu hết trường hợp bổ cứu phong thuỷ, cần phải biết Thanh long (Đông) và Bạch hổ (Tây) nằm ở đâu. Tôi từng liên hệ Bạch hổ hung dữ với Ngũ hành và có người đặt hai con lân (hành Kim) để “tấn công” Bạch hổ, kết quả là, chúng còn làm Bạch hổ mạnh hơn lên.

    Việc bổ cứu phong thuỷ cho mặt chính và mặt lưng luôn theo quy tắc chung đó là mặt lưng không được có nước… Bổ cứu cho hướng Bắc và hướng Nam hoàn toàn theo quy tắc tương tự như hướng Đông. Hướng Đông Thanh Long cũng rất tốt. Kế tiếp, một khi chúng ta đã biết rằng mặt lưng là Huyền vũ và phía trước là khoảng trống thì chúng ta có thể an tâm áp dụng chúng cho một vùng đất, toà nhà, văn phòng và phòng ngủ. Vậy theo kết luận của tôi, một khi hiểu được khái niệm “Huyền vũ” và “Chu tước – vùng trống” thì việc áp dụng thật dễ dàng mà không cần quan tâm đâu là hướng Bắc hay hướng Nam. Với các hướng Đông và Tây, chúng luôn “gắn liền” với quan hệ chuyển đổi Bắc/Nam.
     
    tâm lê thích bài này.

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội