Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Ghép (Tan Bark)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 29/9/11.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]

    Ghép
    Tan Bark - http://en.wordpress.com/tag/gamefowl-care


    (trích Game Chickens and How to Breed Them)


    Nếu bạn sống đủ lâu thì cũng sẽ đến lúc bạn phải ghép máu mới vào dòng gà cận huyết của mình. Bạn chẳng thể nuôi gà trong điều kiện không tưởng và không ai dám khẳng định rằng mình có thể cận huyết dòng gà mãi mãi mà vẫn tạo ra chiến kê đá trường. Nói chung, đa số mọi người đều phải ghép máu mới sau mỗi mười lăm hay hai chục năm.

    Điều này khiến tôi liên tưởng đến những tranh cãi về gà thuần khi có người tuyên bố lai cận huyết gà trong vòng từ sáu chục đến bảy chục năm, và rồi đăng quảng cáo bán những chiến kê kinh thiên động địa thuộc các dòng này. Tôi không tin rằng mẹ tự nhiên gác lại những quy luật của mình để ban ơn cho một vài cá nhân nhất định, và như bạn đã biết, thật khôi hài và kinh tởm khi thấy những quảng cáo phóng đại về một số dòng gà nổi danh, vốn đã biến mất từ một phần tư thế kỷ nay.

    Tất cả những trường hợp kiểu này mà tôi từng biết đều “tào lao”, đơn giản là vậy. Tôi có thư từ của vài trong số những nhà bảo tồn tự-xưng (self-styled) này viết rằng họ chạy đôn chạy đáo khắp nơi theo đuổi đủ kiểu pha ghép. Thay vì quảng cáo các dòng gà xưa như Whitehorse hay Warhackle, họ sẽ gây ấn tượng hơn với tôi nếu nói mình lai tạo một trio gà của Gilkerson hay George Stone từ năm 1858; họ nên quảng cáo như sau “gà mang phần lớn huyết thống của dòng này và dòng nọ, gần giống với chúng về hình lông và chất lượng đá trường. Chúng chỉ được ghép những máu sau đây .v.v.” Thì tôi sẽ có chút niềm tin vào những thứ mà mình mua và cảm thấy mình đang giao dịch với một người trung thực. Nếu đám gà thuần tồn tại, mà vốn không phải vậy, thì chúng chỉ thích hợp với viện bảo tàng chứ không phải cho trường đấu.

    Bởi vậy, khi đến lúc phải pha, bạn phải có đủ kinh nghiệm về lai tạo gà chọi để không ngại thử nghiệm. Không ai có thể đoán trước được kết quả của bầy pha – nó hoàn toàn may rủi. Tôi từng thấy hai dòng cận huyết xuất sắc được đem pha và cho ra đám gà không hạ nổi một con sẻ. Điều quá đỗi bình thường khi bầy pha hoàn toàn khác với mong đợi. Tất cả những gì mà bạn có thể làm là dự đoán và hy vọng vào điều tốt nhất, và nếu thất bại thì làm lại.

    Khi pha, hãy tuyển chọn một dòng đã cận huyết trong nhiều năm trời, càng gần với lối đá và đặc điểm của dòng gà của bạn càng tốt. Lối đá và đặc điểm của dòng dự định đem pha quan trọng hơn nhiều so với màu lông. Màu sắc tự nó chẳng có ý nghĩa gì, nhưng bạn thường có xu hướng kiếm gà với màu sắc tương tự như gà của mình. Hầu hết gà điều nhạt (light red) ở trong nước đều là hậu duệ hoặc ít nhiều có máu Derby và những dòng gà thân cận xưa, và đá ít nhiều giống nhau. Nhìn chung, gà điều sẫm (dark red) đá lùa (rush), đâm thân. Tất cả gà cú (dom) là hậu duệ của dòng Minton và O’Neil và tất cả những con mà tôi thấy đều là gà nạp lùa (shuffler). Gà bướm (pyle) là hậu duệ của dòng Genet và Newbold và là gà dội bom (sparring), dĩ nhiên trừ những con được ghép máu White Dominic.

    Bởi vậy nếu mọi thứ đều như nhau, bạn có xu hướng chọn những dòng có màu sắc tương tự như dòng gà của mình. Hãy tìm kiếm cá thể tốt nhất của dòng trong khả năng cho phép. Bình thường sẽ tốt hơn khi chọn gà trống bởi bạn có thể thấy chúng đá trường, như vậy là phù hợp và rất hiếm khi bạn có thể mua một mái đã kiểm chứng. Hãy cản con trống mới với những mái xuất sắc nhất mà bạn có. Khi gà đủ lớn, hãy thử nghiệm mức độ gan lỳ ở một số trống tơ. Nếu chúng kém cỏi thì bạn nên phát hiện càng sớm càng tốt. Nếu đạt yêu cầu, hãy cản con trống mới với các mái con của nó và cản ngược một trống con về các mái. Rồi đến mùa đông năm sau, bầy pha đầu tiên sẽ được hai tuổi. Bạn hãy đem một loạt đi đá, kèm thêm một mớ gà cũ để so sánh với chúng.

    Trừ phi bầy pha tốt gần bằng dòng cũ của bạn, bằng không bạn không nên tiến xa hơn với chúng, bởi nếu làm như vậy thì bạn sẽ bị tụt hậu.

    Nhiều khả năng bạn sẽ bị đánh lừa bởi chất lượng của bầy pha đầu tiên. Đôi khi bầy pha giữa hai dòng cận huyết tạm thời hợp gien (niche) và tạo ra đám gà tốt hơn dòng dõi hai nhà, “hạ lưu chảy xiết hơn thượng nguồn”, vấn đề là như vậy, nhưng bầy hợp gien không thể “lai tiếp” (breed on) khi cản về mỗi bên dòng gốc. Bầy pha đầu tiên hay nửa máu có lẽ là “quý nương” duy nhất của hai nhà còn gọi là hay ho. Vậy đừng tự khen mình cho đến khi bạn đá gà với 3/4 máu dòng nhà và 1/4 máu mới.

    Nếu chúng đá hay như gà của chính bạn thì bạn đang đi đúng hướng. Như đã nói ở trên, nếu gà mái của bạn cực kỳ gan lỳ, thì trống con của nó dù lai đoản [tức pha] có thể vẫn gan lỳ, bởi vậy bạn không thể chắc chắn về mức độ gan lỳ của bầy pha cho đến khi bạn thử nghiệm bầy trống pha cản về mái mẹ. Tương tự, hãy thử nghiệm một số trống con của bầy trống mới cản với mái con của nó. Nếu chúng vượt qua cuộc thử nghiệm, bầy pha của bạn mới đạt yêu cầu về gan lỳ.

    Sau khi bạn giảm tỷ lệ máu mới xuống còn 1/8, 1/16 hay 1/32, bạn có ưu thế lai và gà trông giống và hay như dòng gà của chính bạn, cùng với tất cả những tính trạng mà bạn đã tích hợp vào gà của mình.

    Nếu bầy pha thực sự thành công, hãy cất riêng một vài con mái mang 3/4 máu mới. Khi chúng đạt 7 hay 8 tuổi, bạn có thể tái sử dụng chúng như là “máu mới” cho dòng nhà mà không cần phải phỏng đoán và thử nghiệm như với một kết hợp hoàn toàn mới.

    Nếu bạn từng pha ghép máu mới, hãy đủ dũng khí để công nhận điều đó. Đừng gia nhập cái đám “to mồm” [phoney old dodos] khi tuyên bố rằng mẹ tự nhiên ban phước lành cho mình và lai tạo gà chọi cũng như cụ Noah nhốt chúng trên thuyền mà thôi.
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội