Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cựa nhân tạo (S. H. Lewer)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 21/9/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cựa nhân tạo
    S. H. Lewer – Trích “Wright’s Book of Poultry” (1912)

    **************************************************************************
    Sách gốc của Lewis Wright xuất bản lần đầu vào năm 1872. Phần nói về gà chọi Anh và cựa gà nhiều khả năng do tác giả khác (S. H. Lewer) bổ sung sau này; bởi Lewis Wright mất năm 1905 nhưng phần này lại đề cập đến một sự kiện vào năm 1910. Các hình vẽ được minh họa bởi J. W. Ludlow.
    **************************************************************************

    Cũng từ nguồn tương tự, chúng ta có thể đưa ra một vài minh họa đặc trưng và thú vị về loại cựa nhân tạo dùng trong chọi gà. Không rõ thời cổ người ta đã dùng những loại cựa như thế này chưa, nhưng trong hàng trăm năm qua, những vũ khí có tính sát thương cao hơn so với cựa tự nhiên được sử dụng ở Anh và phương Đông, dẫu loại cựa phương Đông và phương Tây hoàn toàn khác nhau. Ở phương Đông, người ta dùng loại cựa dao hai lưỡi; trong khi cựa Anh chỉ có mũi nhọn, cạnh dẹp bị cấm. Hình dạng mỗi thời đều có sự khác biệt một cách đáng kể, như ở hình 112, vốn được vẽ từ các cựa mẫu và lấy từ một bản in cũ. Cựa bên trái có hình dạng chuẩn, và như đã thấy gốc cựa xuất phát từ bên dưới cựa xương và do đó, nâng “gót chân” (heel) của gà. Nhưng đôi khi nó được nâng cao hơn nữa như mẫu cựa ở giữa, gọi là “cựa toàn võng” (full-drop socket) hoặc như mẫu cựa bên phải, gọi là “cựa bán võng”, mà chúng được hạ thấp xuống gần chạm với bàn chân. Tuy nhiên, những dạng cựa cực thấp như thế này bị coi là không công bằng, và trong điều kiện thông thường, gà phải được đá bằng loại cựa chuẩn làm bằng bạc hay chất liệu khác. Minh họa cũng cho thấy đai da được khâu xung quanh đế kim loại, những đai da này được quấn xung quanh cẳng chân của gà và tất cả trông như một cục băng tròn.

    [​IMG]

    Cả thép và bạc, hay bất kỳ loại hợp kim mới nào sau này, đều được dùng để làm cựa bởi gà chọi đá cực mạnh nên chỉ những kim loại cứng và bền hơn bạc mới chịu nổi. Có nhiều nghiên cứu để tìm ra những hợp kim như vậy, và người cung cấp những thông tin ở đây nói với chúng tôi rằng, vào thời mình, ông biết có người trả đến 10 bảng để mua công thức, và chi đến 40 bảng để thử nghiệm nhưng rồi thất bại trong việc tái tạo loại hợp kim cũ. Do đó, loại cựa bạc cũ rất có giá trị trong giới những tay đá gà bí mật [đá gà bị cấm ở Anh ở nửa cuối của thế kỷ 19]; và chúng tôi nhớ như in rằng, sau một cuộc đột kích của cảnh sát ở Aintree vào những năm bảy mươi, nguyên nhân chính gây nên sự chán nản ở nhiều người mà chúng tôi quen biết, là một số cựa cũ bị bắt giữ và tịch thu; “tổn thất là không thể bù đắp”. Sản xuất cựa là một ngành kinh doanh đặc thù, đặc biệt tập trung ở phố Cockspur (phố Cựa gà), nhờ đó mà con đường có tên như vậy, nhưng không phải tất cả đều tập trung ở đấy. Các nhà sản xuất cựa bạc tốt nhất là Clay (cha và con), Gregory, Smith, Gatesfield, Green, Toulmin, và Vincent, người sau cùng thuê mướn hàng chục nhân công tại thời điểm ông qua đời vào năm 1797.

    Ở hình 113, chúng tôi trình bày ba loại cựa bạc với kích thước và hình dạng khác nhau. Loại A được làm bởi Toulmin, loại B được làm bởi T. Smith và loại C được làm bởi Clay cha. Loại cựa sau cùng có ý nghĩa về mặt lịch sử, Một cặp cựa này được Nell Gwyn dâng lên vua Charles II. Giá phổ biến của một cặp cựa bạc là hai hay ba guinea, và danh tiếng trong ngành này là cực kỳ giá trị, như nội dung mà chúng tôi trích nguyên văn từ nhãn quảng cáo dán bên trong một hộp đựng cựa của Toulmin, người kế thừa từ Gatesfield, rồi ông này lại kế thừa từ Smith:

    SAMUEL TOULMIN

    Nhà chế tạo cựa bạc, kế thừa từ Smith và Gatesfield, tại Dial và Crown, gần chợ Hungerford ở Strand, London. Ghi chú – Ngài Gatesfield là bạn và truyền nhân của ngài Smith quá cố, người được nhắc đến trong bài thơ của Hallam mang tựa đề SƯ KÊ (COCKER), trang 58.

    Người tâm huyết kỹ năng khác thường,
    Mỗi loại cựa độ cứng khác nhau,
    Mũi bị cong vì cựa quá mềm,
    Rồi có loại gọng cựa siêu cứng;
    Vượt lên trên đám cựa tào lao,
    Vung trên không một ánh hào hùng,
    Làm các nài hoảng hốt thất kinh,
    Và vinh danh riêng nghệ nhân Smith.​


    Loại cựa thép, vốn được bán với giá 50 đến 60 xu mỗi chục cặp, cũng có những nhà chế tạo riêng. Độ cứng của những cái được Singleton ở Dublin chế tạo, được ví như những chiếc lưỡi câu hiệu Limerick của O’Shaughnessy, cựa của Kendrick ở Redditch và Ross ở Bloxwich cũng rất có giá trị. Sheffield có rất nhiều nhà làm cựa giỏi, và ở miền Tây, nhà sản xuất J. Watling ở Exeter được ưa chuộng nhất. Phần lớn sự quan tâm được dồn vào độ cong sát thương của cựa, và vào loại cựa không chỉ đâm mà còn cắt khi rút ra. Về loại cựa thép như trong hình 114, loại D là của Watling ở Exeter; loại E của Singleton ở Dublin, và loại F của Ross ở Bloxwich; và về những loại cựa được liệt kê ở trên, cái nào cũng được hâm mộ vào những ngày xa xưa đó. Cựa thép cũng được mạ bạc và bởi vì ngày xưa người ta mạ bằng cơ khí chứ không dùng điện phân, nên chúng hoàn toàn khác với loại cựa bạc cùng kích thước.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/9/13

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội