Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Lắp cựa (H. Flock)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 6/9/13.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Lắp cựa
    H. Flock – Trích “Rivised Breeders’ and Cockers’s Guide” (1924)

    Về việc lắp cựa, mũi cựa trái phải chệch ra [về thới], sao cho thẳng hàng với mép ngoài của gối.

    Chân trái là chân đâm của gà. Nó đá chân trái mạnh tương đương (theo tỷ lệ kích thước) với tay phải của người. Chân trái đâm thân khi lắp cựa ngay (heel out).

    Cựa bên phải được lắp sao cho mũi cựa hướng vào chính giữa chân nếu lắp đúng cách. Không bao giờ mũi cựa phải được lắp chệch ra ngoài.

    Cựa bên phải được lắp như trên sẽ đâm vào đầu và cổ, và chốt hạ gà nằm. Nếu lắp chệch ra ngoài thì nó sẽ không đâm thẳng được mà xiên góc.

    Độ dài của cựa được tính như sau:

    Gà 4 pound (1.81 kg) không nên lắp cựa quá 2 inch (5 cm).

    Gà 4-8 (2 kg) pound chỉ nên lắp cựa nhỉnh hơn 2 inch một chút, độ 2 ⅛ inch (5.4 cm).

    Gà 5 (2.27) đến 5-12 pound (2.61 kg) có thể lắp cựa 2 ¼ inch (5.7 cm).

    Gà trên 5-12 pound (2.61 kg) có thể lắp cựa 2 ½ inch (6.4 cm).

    Cựa dài hơn 2 ½ inch (6.4 cm) trở nên vướng víu sau đợt đá khai trận. Khi xuống sức hoặc bị thương, nó hết đâm đo đó không thể hạ thủ được.

    Gà có thể đá nghiệt hơn với cựa 2 inch (5 cm) so với cựa 3 inch (7.6 cm). Nếu mọi yếu tố khác là như nhau.

    Cựa 2 ¼ inch (5.7 cm) có thể dùng cho bất kỳ con nào.

    Khi lắp cựa. Chỉ đệm vừa đủ (da dê tơ cắt từ găng tay) trên gốc cựa xương để tròng cựa sắt vào mà không phải dùng sức, nếu dùng sức, gà bạn sẽ bị tổn thương, nó sẽ có xu hướng bỏ đâm; mỗi khi nhấc chân lên, nó sẽ không cảm thấy thoải mái, và trong một trận đấu kéo dài vỏ sừng sẽ bong ra khi gỡ cựa.

    Việc lắp cựa gà không có gì bí mật, ai cũng có thể làm được; gà vẫn đâm như vậy dẫu được thực hiện bởi dân tay mơ hay chuyên nghiệp.

    Cựa phải được chế tạo, để khi mép đế được đẩy sát vào chân, mũi cựa sẽ hướng đến vị trí phù hợp.

    Bạn không nên dụng lực khi cột cựa – chỉ nên cột vừa phải.

    Gà bị thương thường bị đơ khi trận đấu kéo dài. Đấy là do tang hay kiệt sức, không phải vì cột cựa quá chặt.

    Đừng lo gà không đâm khi bạn lắp cựa. Khi cựa bắt chéo, trái qua phải và phải qua trái, nó có cơ sở để thắng trận. Một khi bị tang nặng, gà sẽ đâm nghiệt hơn khi được lắp theo lối này nếu làm đúng cách.

    Gà thường xuyên tự đâm vào đầu; điều này có khi bắt nguồn từ việc lắp cựa quá gai; có khi do gà bị thương; có khi chỉ là không may; có khi do gà bị tang nặng và kiệt sức trường hợp lắp cựa ngay. Nó có thể xảy ra trong trận đấu bất kể bạn lắp theo cách nào. Chỉ có duy nhất một cách lắp cựa, dẫu thể loại cựa ngắn hay cựa dài: một vô [gai] và một ra [ngay].

    Cựa ngắn không cần chỉnh gì nhiều. Bạn chỉnh cựa bên phải chính giữa chân (mũi cựa); cựa bên trái hơi chệch ra một chút, không nhiều.

    Chỉ có duy nhất một cách lắp cựa phù hợp: trái ra [ngay] và phải vô [gai]; bạn cứ theo đó mà làm.


    ==========================


    *McIntyre viết trong cuốn “The Game Fowl, Its Origin and History” (1906) như sau “Henry Flock, Tom O’Neal và Roland Minton là bộ tam cao thủ mang lại danh tiếng cho dòng gà Kentucky Dominiques (gà cú). Henry Flock, không nghi ngờ gì, là tay biệt dưỡng gà thành công nhất trong một vùng từ Rockies cho đến Alleghenies. Ông có dòng Minton Dominiques và một số Patton White Tails (đuôi lau), dòng gà Texas danh tiếng nổi như cồn trong vòng một năm đá cựa dài. Phải nói rằng Flock chẳng kém cạnh bất kỳ sư kê đương thời nào trong thể loại cựa dài. Ông cũng là một tác giả lưu loát và có phong cách riêng trong số những người thỉnh thoảng rời trường đấu và cầm bút để chia sẻ kiến thức của mình”.

    *Bảng tham khảo cân nặng – chiều dài cựa tối đa (tính từ mũi cho đến mép trên của đế) dựa theo quy tắc của H. P. Clarke (tính cho gà nòi Việt):
    2.4 kg (5.3) - (2.65) 6.7 cm
    2.5 kg (5.5) - (2.75) 7.0 cm
    2.6 kg (5.7) - (2.85) 7.2 cm
    2.7 kg (6.0) - (3) 7.6 cm
    2.8 kg (6.2) - (3.1) 7.9 cm
    2.9 kg (6.4) - (3.2) 8.2 cm
    3.0 kg (6.6) - (3.3) 8.4 cm
    3.1 kg (6.8) - (3.4) 8.6 cm
    3.2 kg (7.0) - (3.5) 8.9 cm

    (Sau khi đăng bài, bạn liathianambo đã góp ý với chúng tôi về cách tính chiều dài cựa. Theo anh, vì cấu tạo khác nhau nên bảng tham khảo chiều dài cựa của tiến sĩ Clarke không thể áp dụng nguyên xi cho cựa Việt. Anh gợi ý nên tăng thêm khoảng 1 cm nữa cho độ dày đế ống tuy không hoàn toàn chính xác về mặt hình học).
     
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Trị tang cho gà
    H. Flock – Trích “Rivised Breeders’ and Cockers’s Guide” (1924)

    Gà bị tang sau trận đấu kéo dài khi nó rất kiệt sức, đầu dính đầy máu và bị khò (rattling):

    Đầu phải được rửa bằng nước và cồn, và nhỏ một chút vào cổ họng; rồi thả vào lồng và không quấy rầy trong nhiều giờ. Bầu diều của gà bị tang ở trong tình trạng rất tệ sau trận đấu kéo dài; nó tệ nhất vào ngày thứ ba; sốt và sưng tấy xuất hiện vào ngày thứ hai; nó không thể tiêu hóa bất kỳ loại thức ăn nào, và sẽ bị chua trong diều; nên nếu cho ăn thì gà sẽ chết. Hệ thống tiêu hóa của nó không hoạt động, thức ăn không được lưu chuyển.

    Cho uống một muỗng canh dầu ô-liu ấm, hai lần mỗi ngày và vào ngày thứ hai và thứ ba, cho uống một vài muỗng canh sữa ấm kèm với dầu ô-liu. Sau ngày thứ ba, nếu nó hồi phục cho ăn bánh mì và sữa (hâm nóng) trong nhiều ngày, rồi lần hồi cho ăn hạt.

    Chiến kê bị tang nên cho uống dầu ô-liu ấm trong ba ngày, hai đến ba lần mỗi ngày, và sau ngày thứ ba cũng cho uống sữa. Đừng bồng bế quá mức cần thiết sau ngày thứ ba. Nó sẽ phục hồi nhanh nếu qua khỏi ngày thứ ba. Dẫu phục hồi nhanh, đừng cho đồ ăn cứng cho đến khi nó hoàn toàn khỏe mạnh. Nó có thể sống bằng dầu ô-liu và sữa ngọt.

    Nếu gà bị sưng tấy trong điều kiện này, đừng cố gắng chữa trị cho nó cho đến khi nó phục hồi, bởi với tình trạng này việc chữa trị là vô ích.

    Khi nó đang phục hồi, hãy cho nó ăn nhưng phải là thứ gì đó mềm để nó có thể tiêu hóa cho đến khi mạnh khỏe hoàn toàn. Rồi mỗi lần cho nó ăn một chút.

    Gà bị tang nặng

    Gà bị tang nặng sau trận đấu kéo dài không nên cho ăn trong nhiều ngày; đặc biệt là những con bị khò.

    Gà bị tang nặng nên được cho nửa muỗng canh dầu ô-liu ấm, hai lần mỗi ngày. Có thể cho chúng vài muỗng canh sữa ấm vào ban ngày. Sau ngày thứ ba, cho ăn bánh mì và sữa trong vài ngày. Chế độ này được áp dụng cho gà bị tang nặng. Không nên cho đồ ăn cứng. Gà không tiêu hóa nổi. Nó nằm trong diều và đổ chua – gà sẽ bị chết.

    Không cho uống nước. Cho uống sữa nấu, hâm nóng. Gà đang bị tang cần được bồng bế một cách nhẹ nhàng. Cho ăn thoải mái khi nó bắt đầu ăn, nhưng chỉ đồ ăn mềm. Tình trạng tệ hại nhất rơi vào ngày thứ ba. Không cho ăn gì cho đến hết ngày thứ ba. Nó sống bằng dầu ô-liu và sữa và việc này là có lợi. Sau ngày thứ ba nó bắt đầu tìm thức ăn, rồi cho ăn bánh mì và sữa thoải mái trong vài ngày. Nó sẽ khỏe mạnh lên nhờ thức ăn; rồi lần hồi cho nó thức ăn bình thường.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/6/14

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội