Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Về lối đá

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 18/10/13.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Về lối đá
    blackhatch - http://sabungero.trimp-media.com

    1. Gà bám đất, đá dữ (hung hăng) và lao thẳng vào đối phương, ray trực diện vào thân. (vị trí ngồi trực diện) [tức đầu thẳng, trông như con gà đang ngồi, phân biệt với đầu ngửa sau]

    2. Gà bám đất, đá dữ (hung hăng) và lao thẳng vào đối phương, đá chân rời vào đầu (bay trên gà địch), nếu đá hụt mục tiêu, lập tức quay lại đá bồi chân khác kèm nắm lông.

    3. Gà bay tầm trung bình, tốc độ, đá dữ (hung hăng), luôn bay trên đối thủ dẫu đá chân rời hay chân ray (như đạp máy khâu) còn gọi là đá lối ninja, tấn công như vũ bão và gấp gáp.

    4. Gà bay, đá dữ (hung hăng) và lao thẳng vào đối phương (đá chân rời liên hoàn 1-2-3 cú vào thân) và khi tiếp đất, đâm theo lối “jumping jack” (đầu ngửa sau, chân duỗi sâu, chân chót hay cuối đợt).

    5. Cảnh giác (điềm tĩnh) đá chòi dọc, bay cùng độ cao hoặc hơi cao hơn (tùy lực cánh) so với đối thủ (nhắm vào đầu hay thân khi tiếp đất), chân khỏe (nhảy nhanh và đá mạnh), đá chân rời hay ray. Cũng là loại đá “jumping jack” hay nhảy nhót (see-saw).

    6. Gà tốc độ, không ngừng nghỉ (điềm tĩnh) lượn xung quanh đối thủ và tìm sơ hở bên hông hoặc sau lưng, đá rình rập và thắng mà không bị tang (tận dụng sơ hở của đối phương), lối đá khôn ngoan.

    7. Cẩu chiến (dogfight), đá dữ (hung hăng) đá nhập nội, thường nắm lông và nạp liên tục như súng máy, đá kiểu nhện vồ mồi, hoặc thắng hoặc thua tại trận.

    8. Dạt

    9. Bay lùi (trả đòn trong khi nhảy lùi)

    10. Mắt đối mắt, mặt đối mặt, tấn công trực diện và đá khi có cơ hội. [canh nạp]

    11. Bò húc (bullrun), tấn công và đâm thân chớp nhoáng, nắm lông và kết liễu ngay lập tức.

    12. Sói bay (airwolf), bay cao trên không và nhanh chóng đảo hướng 180 độ hạ trên lưng địch thủ và nạp.

    13. Vũ điệu tử thần (dance of the death), nhấp (zigzag) và lượn trước khi đá.

    14. Đá lông bay, nắm lông trên không, ray cho đến khi chạm đất.

    15. Sanh thế (stylish) (có thể thực hiện bất kỳ kiểu nào được mô tả ở trên và không thể đoán trước lối đá cố định là gì).


    =========================================


    *Trích "Quản lý chiến kê" (2002) của nhóm tác giả mà đại diện là Dr. Andrew Bunan:

    Lối đá: Hầu hết các sư kê đều yêu cầu xổ để đánh giá tiềm năng của chiến kê. Dưới đây là những điều cần lưu ý trong những trận đấu như vậy:

    1. “Angat sarado” – đến nay, đây là đặc điểm được săn lùng nhiều nhất. Khi cả hai chiến kê giao nhau trên không, con hơi cao hơn chiếm lợi thế vị trí. Từ vị trí này nó ra đòn dễ hơn. Một số chiến kê sở hữu khả năng siêu việt này để ghim đối thủ trên không vào khoảnh khắc sinh tử. “Sarado” theo thổ ngữ Tagalog nghĩa là “luôn luôn”. Vì vậy “angat sarado” nghĩa là “luôn ở bên trên”, luôn chiếm thế thượng phong.

    2. Đầu ra sau, chân ra trước - Ngược với những chiến kê luôn cố nắm lông trước, những con đá mà không cần nắm lông với đầu ngả ra sau, dễ thắng hơn. Trên thực tế, những con chăm chăm đá lông (bill-hold) đều bị loại. Khi đá thực sự ngoài trường, chúng lao đầu về phía đối thủ và đấy là điều không được phép trong các trận đấu ngày nay khi mà việc di chuyển sai sẽ dẫn đến thất bại. Cũng để ý chân đá của chúng. Hãy chọn những con đá chân sâu chạm vào người đối thủ.

    3. Đá bồi 1-2 phát - Đặc điểm này phần nào bổ sung cho “angat sarado”. Sau khi nạp cú đầu, ngay khi vừa chạm đất, chiến kê liền nạp bồi 1-2 cú nữa. Đấy là những đòn sát thương mà đối phương hầu như không cách nào tránh khỏi.


    =========================================


    *McIntyre (1906) bàn về lối đá như sau: “Cần hết sức quan tâm về lối đá. Một số chiến kê bỏ đá sau một vài chân để hụp và cố bảo vệ đầu. Nếu gà địch có kích thước tương đương thì điều này là không ổn, và có lẽ nằm ở bản năng tự nhiên của nó, và trường hợp nào cũng đều vô dụng, hoặc nó có thể từng bị nhốt chung với đám gà tây. Một chiến kê “giơ đầu chịu báng” như vậy không phù hợp để đá trường. Nên nhớ rằng không chỉ riêng mình bạn đặt cược vào nó ngoài trường đấu. Niềm tin và tiền bạc của các chiến hữu có thể bị uổng phí. Một con “đá hụp” (ducker) chánh hiệu thì vô dụng trong mọi trường hợp, nhưng một chiến kê hàng đỉnh sẽ đá theo lối đó nếu phải đương đầu với đám gà tây. Chúng cũng “giơ đầu chịu báng” khi không thể thoát khỏi cú nắm lông (bill hold) của gà địch để “trả đòn”.

    “chạy xe” (wheeler) là con mà khi xuống sức bỏ chạy ra xa như thể gà rót, nhưng sẽ quay lại đá nếu địch thủ chùng xuống. Chúng thường làm tiêu hao sức lực gà địch và giành chiến thắng; mặc dù một trong những trọng tài giỏi nhất nước nói với tôi rằng ông chưa từng thấy con nào thua độ, nhưng tôi vẫn không cản gà có máu chạy xe. Đừng quên rằng khi vừa thắng trận chúng vẫn chạy xe theo thói quen. Đây là cách nghi binh (ruse de guerre) có chủ đích: một con Redhorse nhỏ quyết định một cuộc đụng độ (main) ở Philadelphia vào mùa đông năm 1899 bằng lối đá chạy xe trước một con gà bướm to khỏe. Nó làm con gà bướm mất sức và hạ sát. Những người Tây Ban Nha thường xuyên tham dự các trường đấu ở New Orleans vào năm 1885, tạo ra đám gà được huấn luyện lối đá chạy xe. Họ đá những con chạng nhỏ 3-8 (1.59 kg) bằng cựa xương với gà gắn cựa sắt bất kể chạng nào. Đám gà nhỏ chết tiệt chạy nhanh hơn và cứ dập dình mãi cho đến khi những con gà to xác hoàn toàn kiệt sức rồi mới quay trở lại và hạ thủ chúng.

    nạp lùa (shuffler) là con ra chân ồ ạt với mục đích đâm vào thân đối thủ. Gà nạp lùa đá liên tục nhờ vỗ cánh dữ dội. Những con này cực kỳ nguy hiểm trong khi khai trận (mix-up) với cựa dài, nhưng nếu đá cựa ngắn chúng sẽ nắm đến 75% nguy cơ bại trận nếu mọi yếu tố khác là như nhau, bởi vì với cựa ngắn, gà cần đá cao chân và đả thương vào đầu và cổ. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu nói rằng thể loại cựa ngắn không cần đâm vào thân. Ở cựa ngắn, một chiến kê xuất sắc sẵn sàng đá một cú chí mạng vào bất cứ đâu. Chẳng hạn, cú đâm lưng là đặc biệt nguy hiểm, và tôi từng thấy tang khò (rattle) nặng gây ra bởi cựa 1 ¼ inch, trong khi tang nằm (couple) là thường xuyên. Do đó gà nạp lùa đơn thuần chỉ có thể thắng trận trong thể loại cựa dài.

    dội bom (sparrer) là con bay cao và không màng đến việc nắm lông trong nhiều lượt đá. Chúng thường hạ gà chạy xe trong sự ngạc nhiên và thắng bằng đòn “móc” (hooking) vào địch thủ. Sau một vài lượt đá, chúng không còn lợi thế về lối đá này nữa, bởi chúng luôn dịu xuống rồi đá lối bình thường.

    đá lông (buckler) là chiến kê tao nhã với mọi thể loại cựa. Những con này đá với đôi mắt mở to [rình rập] và thường tiếp cận đủ gần để nắm lông rồi từ đó mới tung ra một loạt cú đá dữ dội. Chúng là loại kết hợp với nạp lùadội bom [tức khai cuộc đá lùa hoặc dội bom, hậu cuộc chuyển sang đá lông].

    cận chiến (infighter), với đôi chân nhanh nhạy và linh hoạt, vốn là lối đá hay nhất theo các tay cựu trào. Nó dứt khoát trong mọi chuyển động, khéo léo và không thể ngăn cản. Nó sẽ lấn lướt gà nạp lùa, cũng như đè bẹp gà dội bom và làm gỏi luôn. Không cách chi có thể chống cự lại nó. Loại gà này rất hiếm nhưng tôi chưa hề thấy con nào bị trầy xước dù ở thể loại cựa ngắn lẫn cựa dài, và các trận đấu luôn ngắn ngủi. Tất cả những con mà tôi thấy đều là gà dáng trung bình. Chúng đáng giá bằng cả gia tài của bạn. Trong nỗ lực mô tả loại gà này, chúng được gọi bằng những cái tên như “lưỡi cưa” (jig saw), “đĩa cưa” (buzz saw) và “lốc xoáy) (cyclone) nhưng không cái nào diễn tả hết ý nghĩa ngoại trừ chính bản thân con gà. Chúng kết hợp mọi tinh túy của các lối nạp lùa, dội bom và đá lông nhưng với nội lực và sự mạnh bạo phi thường.

    Dẫu gà bạn đá hay cỡ nào, nó có thể phản bội đẳng cấp của mình trong trường hợp cần chứng tỏ điều gì khác ngoài lối đá – nó phải là một “chiến binh” không ngừng nghỉ. Đó là khi cả hai bên đều xuống sức và bị tang thảm hại, hai mắt mù và trận đấu đã kéo dài đến hai giờ, mà gà bạn vẫn luôn “nắm quyền đếm”; tức nó phải là con đá chân cuối. Các trường đấu ở New York là những nơi thích hợp để kiểm chứng phẩm chất mô tả ở trên. Luật New York rất khắc nghiệt. Cựa lớn và cùn, và nài không được phép sửa, túc hay làm bất kỳ điều gì để khiến gà chịu mổ. Đếm cũng tương đối nhanh và nếu gà bạn không nỗ lực liên tục thì nó hầu như sẽ thua. Một chiến kê trong điều kiện khó khăn hầu như luôn chiến thắng gà phở trong điều kiện tối ưu. Tôi từng thấy những con chiến thắng sau khi cả hai mắt bị mù trong một giờ, đá dữ dội theo hướng âm thanh phát ra từ bước chân trên lớp vỏ dà (tan). Một lần, tôi thấy con trống tơ Redhorse mù hai mắt bay ngang qua sới khi phát hiện âm thanh của nài địch [nguyên văn “opposite pitter’s voice”: con này nghe được tiếng người, rồi lại nhận biết được tiếng nài địch trong vô vàn âm thanh hàng xáo, rồi nó đá gà chớ không đá người, vậy nên nó là “linh kê”]. Không thứ gì trên trái đất có thể hạ nổi loại gà này trong luật Philadelphia trừ phi phải ra sức đâm chém. Chiến kê có thể vẫn duy trì phong độ mà không cần phẩm chất này trong thể loại đá cựa dài, nhưng bạn không thể thắng mà thiếu nó trong thể loại cựa ngắn.”


    =========================================


    *Sách của bác sĩ Cooper (1869) đã trở thành tài liệu kinh điển cho nhiều thế hệ sư kê trong hơn một thế kỷ chọi gà, cho đến tận ngày nay! Đây là phần mô tả của ông về liên quan đến hình lông và lối đá:

    “Nhiều sư kê có kinh nghiệm đều công nhận rằng dù gà bạn có gan lỳ đến đâu thì khi bị cựa vào tinh hoàn hoặc ống dẫn tinh nó sẽ không chịu nổi. Người mà chúng tôi hết sức tin cậy, trong một trận ở Wilmington, Delaware, có con gà trúng cựa và bỏ chạy. Ông được một sư kê người Anh có mặt ở đó nói cho nguyên nhân, và sau đó ông mang gà về nhà, giết và mổ xác, phát hiện ra một đống máu bầm trong ống dẫn tinh, và vết đâm của cựa. Ông sau đó đem toàn bộ anh em cùng bầy với con này đi đá và tất cả đều gan lỳ cho đến chết. Khỏi cần phải nói giờ ông tin tưởng điều này đến mức nào. Nài trong trường đấu cũng hành động dựa trên kiến thức này, đôi khi chơi đểu bằng cách bấm gà, không đến mức lộ liễu, nhưng bấm đủ đau vào tinh hoàn để làm chúng bị rót.

    Gà có lối đá riêng và đôi khi được phát trển thành một dòng hay phân dòng. Điều này không phải lúc nào cũng đúng nhưng trên thực tế, một số dòng được đặt tên theo lối đá của chúng.

    Gà NẠP LÙA (shuffler) được đặt tên như vậy bởi vì khi đá chúng luôn nạp, lùa và đá theo cách thức gấp gáp, ồ ạt. Chúng thường đá thấp, nhắm vào thân và hiếm khi đá lên đến đầu của địch thủ. Gà loại này nên luôn đá với thể loại cựa dài, đại loại hai hay thậm chí hai inch rưỡi (5 – 6.4 cm) tùy trọng lượng; lý do là vì khi gà chỉ đâm thân, cựa phải đủ dài để đâm sâu và gây ra vết thương chí mạng. Khi bạn buộc phải đá thể loại cựa ngắn, hãy chọn những con đá cao chân và giỏi tránh né. Những con này khi đá cựa ngắn sẽ chiếm ưu thế so với gà nạp lùa; nhưng khi đá cựa dài thì lợi thế không còn nữa, mà nếu có thì sẽ nghiêng về phía gà nạp lùa.

    Một số con có thói quen hụp đầu khi gà địch đá, và ngay khi gà địch đá trượt và bay qua đầu, nó bèn xoay lại và đá liền trước khi địch thủ kịp lấy lại thăng bằng. Những con như vậy rất nguy hiểm và một số người chuộng.

    Gà CHẠY XE (wheeler) được gọi theo lối đá của chúng – Một số con phát triển thành tật hay thói quen tự nhiên, mà theo đó chúng chạy xe sau ba hay bốn cú đá. Dẫu lối đá này không được chuộng, chúng thường thắng phần lớn trận đấu nhờ lối đá này.

    Những con khác đá đá tương đối chân phương, trực diện – không bao giờ lưỡng lự, nhùng nhằng. Chúng đá ngay lập tức, và đá nạp hoặc đá lông. Chúng gan lỳ đến tận xương tủy, và một khi nắm lông, chúng sẽ đá cho đến khi mất đà hoặc bị đối phương ngăn cản, và sau đó chúng nhanh chóng đá lại như thể trả đũa cho sự cố này, hoặc để ngăn cản đối phương chiếm ưu thế. Đây là loại chiến kê được ưa chuộng hàng đầu, không chỉ vì lối đá hay, mà còn vì những chiến kê như thế này thường hạ thủ tốt, và bởi vì chúng dường như trả lời trực tiếp cho điều mà ai cũng mong đợi: sự gan lỳ.

    Có những khác biệt về hình dạng (shape) và dáng (station), một số dòng và phân dòng cẳng dài, lêu nghêu, trong khi số khác lại thấp bé, phục phịch. Gà cẳng dài, không phải lúc nào cũng vững chãi, nhưng nhiều con vẫn làm được, và khi đặc điểm này xuất hiện, nó không chỉ có giá trị đấm đá, mà còn góp phần vào vẻ đẹp của gà – bên cạnh bộ lông, rậm rạp và xum xuê, kết hợp với vóc dáng.

    Thông thường, gà cẳng ngắn đứng vững chãi, và nâng đỡ cơ thể ở vị trí phù hợp. Qua một thời gian dài đá trường, chúng tôi nhận thấy đa số đều chuộng gà dáng đẹp với cẳng dài và mạnh mẽ - chúng tôi nhấn mạnh cẳng dài đá trường, chứ không phải gà kiểng. Nhiều người tin rằng gà cẳng dài, cổ cao có nhiều lợi thế rướn, và đứng đầu trong số những chiến kê đá hay và mạnh nhất, và như vậy, chúng cũng có lợi thế khi đá lông (billing).

    Thật sai lầm khi cho rằng gà dáng cao, cẳng dài luôn chiếm ưu thế so với gà dáng thấp. Chúng ta thường thấy rằng gà dáng cao đá không chính xác, lối đá do dự và thận trọng kể cả với đối thủ nhỏ hơn nhiều; thỉnh thoảng bạn cũng thấy có con đá lông kém, và khi hai điều này cùng kết hợp thì những con như vậy không nên đem đá trường, dẫu dòng giống của chúng là gì đi nữa.

    Chúng ta thường thấy gà dáng thấp, khi đá trường, tự vươn thẳng đến độ cao bất thường, nâng dáng trong sự phấn khích khi đối địch – Những con như thế này thường rất cảnh giác, mạnh mẽ và xuất sắc trong đá trường.

    Không hề có công thức nào về dáng, màu sắc, hay hình dạng áp dụng cho việc tuyển chọn một chiến kê xuất sắc. Chắc chắn rằng không gì có thể mô tả một cách tường tận. Đa số mọi người đều dựa vào cảm tính cá nhân, chứ không dựa vào việc nghiên cứu một cách cẩn trọng các đặc điểm của gà chọi.

    Mọi sư kê đều phải thường xuyên thử nghiệm gà bằng cách xổ chúng với gà mồi. Đánh giá dựa trên cách chúng đá nạp và đá lông.

    Gà đá lông dữ dằn được chuộng bất kể kích thước ra sao, bởi nó hầu như có xu hướng đá đều đặn, tận dụng được thời gian quý giá lúc cận chiến và đá bồi nhanh chóng.

    Gà dáng cao, mau đá lông, đôi khi ỷ lại quá nhiều vào lối này mà bỏ qua không chịu đá. Việc xổ và huấn luyện thường xuyên thường sửa được lỗi tật tệ hại này, đặc biệt là khi xổ với con lớn hơn và đá hay hơn nó trước, rồi mới chuyển qua con nhỏ hơn và đá kém hơn. Nó sẽ nhanh chóng nhận ra lỗi tật của mình quá bất lợi và thay đổi khi đá trường vốn dựa trên những gì đã học, luôn là điều có lợi.

    Khi bạn muốn mua gà hay mà không có cơ hội được lựa tận tay, bạn nên chọn những con thuộc về dòng hay phân dòng đã nổi danh; và nếu bạn thích một lối đá nhất định, tên gọi của nhiều dòng gà sẽ giúp bạn lựa chọn một cách khôn ngoan.

    Gà chọi nên được mua từ nhà phân phối (dealer) mà bạn tin tưởng nhất, hay là nơi mà bạn có thể thẩm tra.

    Một số dòng hay phân dòng luôn được ghi nhận về năng lực đá trường – nhưng một số con lại làm hại danh tiếng này. Ở những dòng hay phân dòng khác, sự đảo chiều đôi khi là có thực, và loại bỏ chúng càng nhanh chóng thì sẽ càng có lợi về nhiều mặt. Sẽ tốn tiền vô ích khi mua phải những con như vậy – sẽ mất thời gian vô ích khi lai tạo chúng – và nếu đem đá trường thì bạn sẽ lãnh đủ.

    Sư kê thường hoàn toàn thất vọng với hiện tượng mà họ gọi là “luồng xui xẻo”, trong khi nếu nghiên cứu cẩn trọng về các đặc điểm và dòng gà đem đá, bạn sẽ tìm thấy lý do chính đáng cho sự xui xẻo của mình.

    Khi một sư kê thua độ với con gà đá hay, mạnh, bạn thường cam chịu, vì biết rằng bạn sẽ chấp nhận mọi rủi ro thông thường của trận đấu, và như thành lệ, bạn không cảm thấy bực bội khi chung tiền. Không có niềm tin nào bị suy chuyển và quan điểm về bản thân cũng như gà qué vẫn như trước. Chỉ trong những trận đấu như thế này mà “xui xẻo” mới có cơ hội xảy ra.

    “May độ” chiếm một phần đáng kể, đặc biệt trong suy nghĩ và mục đích của người chơi thiếu kinh nghiệm. Không nhất thiết khi tham gia bộ môn mà luôn phải đồng hành với sự khinh xuất, hay quá nhiều rủi ro. “May độ” không bao giờ được đưa vào sự tính toán, bởi niềm vui chiến thắng mà nó mang lại không bằng một nửa so với việc nghiên cứu cẩn trọng các đặc điểm của chiến kê, huấn luyện chúng và nhận thức rằng chiến thắng giành được hoàn toàn nhờ vào công sức của chính bạn.

    Người mới chơi nên tìm hiểu kỹ lưỡng về lối đá của dòng gà mà bạn sở hữu, hay bất cứ con gà nào mà mình kỳ vọng; bởi vì đây là điều đem lại rất nhiều niềm vui cho các bạn. Lời khuyên này không cần thiết với các cựu sư kê, bởi không ai thành công mà lại bỏ qua điều quan trọng này, và phải luôn thực hành một cách liên tục. Đây thực sự là niềm vui chủ yếu, vì với nhiều người trong số họ, điều-đúng-đắn trên cuộc đời này, là tham dự trận đấu chỉ nhằm để kiểm tra đánh giá của chính mình.”
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/7/20
    xaluanchien thích bài này.
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Đấu pháp: đòn chòi dọc
    Rey Bajenting - http://rbsugbo.wix.com/gamevitz-club

    Hãy xem con gà chuối hạ thủ một cách hoàn hảo bằng đòn chòi dọc (vertical climb). Thoạt trông có vẻ như hai con đá ngang nhau nhưng con gà chuối đã nỗ lực tuyệt vời để vượt trên đối thủ và tung ra một đòn chí tử.

    Đòn chòi dọc là một trong những đấu pháp sát thủ nhất ở gà chọi. Đòn này tung ra lúc giao nạp, khi hai con đụng nhau trên không. Một con gác trên nhờ rướn cao hơn đối thủ một chút.

    Tại sao đòn này lại chí tử?

    Trước hết bởi vì nó thường xảy ra lúc khai trận khi các chiến kê vẫn còn tươi tỉnh và mạnh khỏe và cựa dao vẫn còn rất sắc sảo.

    Và bởi vì hai con giao nạp trên không, mỗi con đều có lực phóng riêng, do đó đây thực sự là sự va chạm giữa hai lực trái chiều. Tác động của cú đá được nhân đôi dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho một trong hai hoặc cả hai con một khi bị trúng đòn.

    Sau cùng, bởi vì sự cố xảy ra ở trên cao so với mặt đất, các đấu sĩ đang bay và đập cánh tạo ra sơ hở rất nhạy cảm bên dưới cánh [nách].

    Có thể phát triển lối đá này?

    Vâng đòn chòi dọc có thể được cải thiện bằng bài xổ kéo (sampi) và xổ tay (với gà mồi). Và cũng bằng cách thường xuyên cho xổ với những con bay cao.

    Đòn này thường thấy ở các dòng Lemon, Roundhead, Kelso, Claret và gà Peruvian Navajeros.

     
    Chỉnh sửa cuối: 27/3/15
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Đấu pháp: đòn tạt ngang
    Rey Bajenting - http://rbsugbo.wix.com/gamevitz-club

    Trận đấu trong video không phải là một cuộc thi nhảy nhót. Trong đoạn video này, bên wala đá trước trong khi meron vẫn còn trên mặt đất. Rồi meron theo quán tính cũng bật lên không. Thế rồi wala hạ thủ bằng đòn tạt ngang (horizontal intercept) và trận đấu kết thúc.

    Đòn tạt ngang là đấu pháp theo đó chiến kê đứng trên mặt đất trong khi địch thủ đang bay hay sắp sửa đáp xuống sau cú đá trên không.

    Tốt nhất nó nên được tung ra ngay tại thời điểm địch thủ sắp hay vừa mới chạm đất. Trong cả hai trường hợp, địch thủ đều chưa kịp phòng bị, phản đòn hay né tránh.

    Đây là đấu pháp sát thủ nhất nếu được thực hiện bởi chiến kê đâm giỏi như con trong đoạn video.

    Tại sao đòn này lại chí tử?

    Bởi vì như đã nói, địch thủ không ở tư thế có thể phản đòn hay né tránh vì nó chưa hay vừa mới tiếp đất. Trong trường hợp đầu tiên, địch thủ còn chưa tiếp đất nên chẳng thể di chuyển được. Trong trường hợp thứ hai, địch thủ vừa mới tiếp đất, và còn đang lấy lại tư thế chiến đấu. Trong cả hai trường hợp, nó chẳng thể làm được gì.

    Hơn nữa, đôi cánh của nó còn dang rộng sau khi vỗ đập và cũng đang lấy lại thăng bằng, do đó hai bên lườn bị hở.

    Có thể phát triển lối đá này?

    Vâng, bằng cách xổ tay thích hợp mô phỏng tình thế tương tự.

    Dòng gà nào có tính trạng này?

    Một số dòng gà khôn ngoan như Lemon và Roundhead có tính trạng này. Một số con Sweater và Hatch cũng có thể đá đòn tạt ngang. Tuy nhiên, những con phù hợp nhất cho đòn đá này là gà tốc độ và đâm tốt, có lẽ như Black [ô], Kelso và Claret. Dòng RB Sugbo Blakliz cũng đá tốt lối này. Những dòng gà chậm hơn như Regular Grey và đa số Hatch có lẽ quá chậm để đá lối này.

     
    Chỉnh sửa cuối: 2/5/15
    xaluanchien thích bài này.

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội