Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá vàng oranda

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 27/4/08.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Trên thị trường cá cảnh, cá vàng oranda thường được gọi là “cá vàng đầu lân”. Cách gọi này thiếu chính xác vì đầu lân (lionhead) là dạng đầu có bướu nổi trên đầu, mặt và nắp mang trong khi hầu hết “cá vàng đầu lân” chỉ có bướu nổi trên đỉnh đầu mà thôi (tuy cũng có con bướu nổi đủ và đều nhưng rất ít). Dạng đầu như vậy gọi là đầu mũ. Dạng đầu lân chính hiệu là cá “lan thọ” (hay cá “ông thọ” theo cách gọi của cụ Vương Hồng Sển).

    Cá vàng oranda
    Peter J. Ponzio – Hội cá vàng Mỹ (GFSA)

    Oranda có lẽ là dòng cá vàng phổ biến nhẩt trên thế giới nhờ sự kết hợp của nhiều đặc điểm như kích thước lớn, đầu mũ, bộ vây và màu sắc.

    Oranda vốn được cho là dòng cá lai giữa ranchu hay lan thọ với cá vàng đuôi quạt hay lưu kim nhật. Tiến sĩ Matsui đã lai tạo hàng loạt bầy như vậy, đặc biệt là giữa ranchu/lan thọ với lưu kim nhật để cố gắng tạo ra dạng cá vàng oranda. Ngay sau đó Matsui kết luận rằng cá vàng oranda là một đột biến tự nhiên từ dòng lưu kim nhật hay đuôi quạt khiến bướu nổi trên đầu như chúng ta thấy ở cá vàng oranda ngày nay (chứ không phải là cá lai như giả thiết).

    Các bầy lai ranchu/lan thọ với lưu kim nhật của Matsui cho ra cá có thân ngắn cũn cỡn và đầu nhiều bướu trông như cá lan thọ nhưng lại có vây lưng. Đặc biệt lưu ý rằng vây lưng cá lai lùi về phía sau rất xa và trông không được cân xứng. Đây là hình một con cá lai, nó không phải là dạng cá vàng oranda đạt chuẩn.

    [​IMG]
    Lan thọ có vây lưng – sách Cá vàng ở Hồng Kông.

    Dưới đây là hướng dẫn phân loại của GFSA đối với cá vàng oranda.

    [​IMG]

    Mô tả: cá vàng oranda có thân tròn, với đuôi kép và bướu trên đỉnh đầu. Độ rộng thân phải hơn 2/3 chiều dài thân. Đuôi phải là dạng đuôi kép, dài từ 3/4 đến 3/2 chiều dài thân và các phần đuôi tách biệt trên 90%. Các thùy đuôi phải hơi nhọn. Kích thước vây lưng khoảng từ 1/3 đến 5/8 độ rộng thân. Vây ngực và vây bụng phải có kích thước trung bình, tròn và tương ứng với đuôi. Vây hậu môn có hai thùy, hình dạng tương ứng với đuôi, vây ngực và vây bụng. Điểm đặc trưng của dòng cá này đó là sự hiện diện của bướu; có ba loại bướu: “toàn đầu” bao gồm đỉnh đầu, mặt và nắp mang, “cao đầu” chỉ bao gồm đỉnh đầu và “thiếu đầu” gồm đỉnh đầu và mặt. Oranda có ba loại vảy là ánh kim, bán kim và phi kim. Vảy ánh kim gồm tất cả các thể loại đơn và nhị sắc hiện diện ở cá vàng. Vảy bán kim gồm nhị sắc, tam sắc, đỏ đơn sắc và vải hoa (có hay không có các đốm). Vảy phi kim gồm tím, nhị sắc và tam sắc.

    Cá vàng oranda giống như cá vàng mắt lồi, cũng có nhiều dạng thân và vây khác nhau. Nếu căn cứ vào những biến thể hình thái thì cá vàng oranda rất khó đánh giá. Có một điểm chung đó là tất cả cá vàng oranda đều rất to. Oranda đạt từ 20 đến 25 cm là điều bình thường với bộ vây dài gần mười cm. Có cả loại cá vàng oranda gọi là “jumbo” mà chúng to đến 45 cm. Loại oranda “jumbo” có thân tương đối dài. Sau đây là phần mô tả các dạng thân, vây và đầu ở cá vàng oranda.

    Dạng thân
    Có hai dạng thân chính. Dạng thứ nhất có thân hình tròn trĩnh, hình trái trứng như dưới đây.
    [​IMG]

    Dạng thứ hai thuôn hơn.
    [​IMG]

    Nhìn chung, dạng thứ nhất được ưa chuộng hơn dạng thứ hai bởi vì nó nâng đỡ các vây tốt hơn và cho phép cá giữ thăng bằng với phần mũ, mà nó vốn trở nên rất nặng một khi cá trưởng thành.

    Dạng vây
    Vây ở cá vàng oranda bao gồm từ dạng vây mỏng (còn gọi là đuôi ribbon, đuôi nĩa hay đuôi kép cơ bản) cho đến dạng vây xòe trông tương tự như đuôi voan. Cũng có những dạng vây oranda nằm giữa dạng đuôi ribbon và đuôi voan. Các hình dưới đây mô tả những dạng đuôi phổ biến ở oranda.

    Vây lưng dường như dính với đuôi. Dạng đuôi ribbon có vây lưng kém phát triển trong khi dạng đuôi voan có vây lưng cao và trương thẳng hơn.

    Dạng thân dường như có liên hệ với dạng vây. Nhìn chung, dạng thân tròn dường như có bộ vây phát triển hơn so với dạng thân thuôn. Dạng đuôi dài và tha thướt được ưa chuộng hơn và cũng được đánh giá cao hơn trong các cuộc triển lãm.

    [​IMG]
    Oranda đuôi ribbon.

    [​IMG]
    Oranda đuôi trung gian.

    [​IMG]
    Oranda đuôi xòe rộng gần giống như đuôi voan (ảnh Carolyn Weise).

    Dạng đầu
    Dạng đầu ở oranda rất đa dạng, có ba vùng mà bướu có thể xuất hiện. Vùng đầu tiên trên đỉnh đầu, vùng thứ hai ở mặt và vùng thứ ba trên nắp mang. Một cách lý tưởng, cá nên có bướu trên cả ba vùng. Cá vàng oranda thường chỉ có bướu trên một hay hai vùng, và bướu thường phát triển không đều giữa các vùng. Cá có bướu giữa các vùng phát triển không đều coi như không đạt. Dưới đây là hình mô tả các dạng đầu khác nhau ở cá vàng oranda.

    [​IMG]
    Cá vàng hạc đỉnh hồng có bướu phát triển mạnh trên vùng đỉnh đầu.

    [​IMG]
    Cá vàng oranda có bướu phát triển đầy đủ và đều (ảnh Carolyn Weise).

    Dạng màu
    Cá vàng oranda có đủ loại màu sắc thông thường ở cá vàng. Hàng loạt dạng màu đặc biệt được lai tạo ở cá vàng oranda bao gồm hạc đỉnh hồng tức cá màu trắng toàn thân nhưng đỉnh đầu lại có màu đỏ, và azumanishiki tức loại cá vàng oranda màu vải hoa. Azumanishiki được cho là loại cá lai giữa lưu kim nhật với một số loại cá vàng cao đầu và cả cá vàng mắt lồi để có đầu phát triển. Các hình dưới đây mô tả những con hạc đỉnh hồng và azumanishiki cực kỳ xuất sắc.

    [​IMG]
    Hạc đỉnh hồng, Giải thưởng lớn triển lãm Portland 2006, lai tạo bởi Valerie Burston (ảnh Dale Rohrer).

    [​IMG]
    “Bảo thạch” – azumanishiki, có lẽ là con cá vàng đẹp nhất cho đến nay, lai tạo bởi Valerie Burston.
     
    Last edited by a moderator: 4/3/16

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội