Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Một câu chuyện ngắn về cá chọi Philippines (Precha)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi thanh73, 24/3/14.

  1. thanh73

    thanh73 Active Member

    Một câu chuyện ngắn về cá chọi Philippines
    Precha Jintasaerewonge - http://www.plakatthai.com/filipinefighter.html

    Giới Thiệu
    Tôi viếng thăm Philippines vào 19 – 25, tháng Bảy, 2013; với mục đích tìm hiểu về cá chọi ở Philippines. Việc tìm hiểu về cá chọi ở Philippines có thể trả lời một câu hỏi quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Cộng đồng đá cá đã ra đời như thế nào ở đất nước vốn không có nền tảng lịch sử của môn này. Việc tìm hiểu cho thấy rằng, có nhiều yếu tố dự phần khiến mọi người trong thời đại ngày nay bắt đầu chơi cá chọi. Không giống nghiên cứu trước đây ở các nước khác, họ đã biết đá cá ngoài ruộng lúa và họ có sẵn chúng dưới mái lều tranh của mình trong nhiều thập kỷ. Điều mà tôi cố gắng làm là lần tìm phần lịch sử đã mất của nó. Nhưng Philippines là trường hợp khác, người chơi bị chia cách với đất liền do địa lý tự nhiên của nó và bị xóa sổ khỏi dòng xoáy văn hóa trong thời kỳ đế quốc. Thật thú vị khi tìm hiểu về họ cùng với câu chuyện đời sống của mình vốn sẽ trở thành lịch sử trong vài thập kỷ sắp tới. Điều thú vị nhất trong việc nghiên cứu cá chọi Philippines là, nó khắc họa một bức tranh rõ ràng về cộng đồng cá chọi hiện đại, vốn không có gốc gác lịch sử trước đây.

    Có hai giai đoạn trong câu chuyện về cá chọi ở Philippines. Giai đoạn thứ nhất là sự xuất hiện của cá chọi vào 1980, họ chủ yếu chơi cá đuôi dài. Giai đoạn kia chỉ xảy ra gần đây vào 2008 cùng với sự bùng nổ toàn cầu của cá chọi Xiêm ở cả cá cảnh (fancy) lẫn đấu ngư cản đá (game bred) được thúc đẩy bằng tốc độ khủng không giới hạn của mạng xã hội.

    Không giống những nước khác ở đất liền mà tôi từng viếng thăm như Lào, Việt Nam, Cambodia, Malaysia, Singapore và Indonesia. Những nước này có lịch sử chơi cá chọi thuần dưỡng của mình hơn 60 năm. Họ đã phát triển dòng cá chọi riêng của mình theo đặc điểm độc đáo của chúng. Nếu các nhà lai tạo ở mỗi nước không pha các dòng đấu ngư như họ đang làm ngày nay. Mười năm trước ở những nước này, không quá khó để phân biệt giữa nguồn đấu ngư này với nguồn đấu ngư kia, đơn giản nhìn vào các đặc điểm chủ chốt của nó. Một số chuyên gia có thể chỉ ra điều đó bằng trực giác của mình. Sự trao đổi con giống giữa các thành phố lớn hiếm khi xảy ra ở những nước này bởi vì chiến tranh Đông Dương và việc giao thương không thật thuận tiện như ngày nay. Vì thế việc trao đổi con giống được thực hiện bởi các nhà sưu tập và tay chơi địa phương tại cửa khẩu giữa các nước này.

    Nhờ thời đại máy tính và vận chuyển hiện đại khiến việc trao đổi cá chọi giống từ nguồn là khả dĩ trong vòng 2 – 3 ngày, tới Philippines đất nước bảy ngàn đảo.

    Nền Tảng Địa Lý Và Lịch Sử
    Philippines bao gồm hơn 7,000 hòn đảo ở rìa Đông Nam Á. Ví trí của nó nằm ở vĩ độ 13o 00 Bắc, kinh độ 122o 00 Đông. Đảo này chính xác được bao bọc bởi Thái Bình Dương và nhiều vùng biển nhỏ hơn. Khí hậu ở kinh độ và vĩ độ này của Philippines rất nóng và ẩm quanh năm. Lượng mưa hàng năm ở vùng này rất lớn nhưng biến động đáng kể. Tầm vĩ độ bao trùm miền trung Thái Lan đến bắc Malaysia và Indonesia. Vùng mưa ẩm ướt này phù hợp và tốt nhất cho việc lai tạo cá chọi quanh năm như những nước khác ở Đông Nam Á.

    Giả thuyết về nguồn gốc của Philippines vốn được chấp nhận rộng rãi, nói rằng Philippines từng là một phần của lục địa Á châu, nối với đất liền châu Á qua một dải đất đóng băng. Sau thế Pleistocene (2,588,000 đến 11,700 năm trước) khi nước vốn bao phủ cây cầu đất tan chảy, Philippines bị chia cắt với đại lục Á châu và bị đẩy xa hơn đến vị trí bây giờ theo thời gian.

    Nhiều sử gia và nhà khoa học tin rằng những cư dân đầu tiên của đảo Philippines xuất hiện vào thế Pleistocene. Họ tuyên bố rằng, người Philippines là hậu duệ của nhiều nhóm khác nhau vốn đến từ Đông Nam Á theo những làn sóng di cư thành công. Mỗi nhóm có văn hóa khác biệt, với phong tục và truyền thống riêng của mình. Bởi sự biến mất của cây cầu đất, dân di cư mới có kỹ năng đi biển cần thiết. Đây là người Indonesia và Malay, những người đến quần đảo sau này bằng thuyền. Họ tham gia vào việc làm nông và khai khoáng.

    Vì vậy dân bản xứ trước khi người Tây Ban Nha xâm lược là người từ đất liền Đông Nam Á, người Malay và Indonesia, nơi mà nền văn hóa nông nghiệp phương Đông cơ bản đã thiết lập. Đây là lý do tại sao trò đá cá nhanh chóng được chào đón cùng với gà chọi. (Sabong hay trò chọi gà là hợp pháp ở Philippines và cũng được kiểm soát. Nó được thông qua như là môn thể thao hợp pháp vào năm 1974. Hầu hết các đảo đều có trường gà hợp pháp hay đấu trường mở nơi đàn ông có thể đến vào cuối tuần để xem, cá cược hay đá gà chọi của mình).

    Chọi gà và đá cá luôn là sở thích chung ở Đông Nam Á, rất lâu kể từ thời xưa. Nhưng đá cá ở Philippines dường như bắt đầu muộn. Đấy là vì Philippines bị cách biệt về mặt địa lý bởi biển khơi và thiếu các loài Betta hoang dã. Một lý do nữa, cá chọi trước đây thuần túy là thú chơi nội địa mà cá lại có vòng đời rất ngắn và khó mang theo người, so với gà trống mà thủy thủ có thể lấy chúng làm thức ăn ngon lành. Gà có thể đồng hành cùng con người như là thú cưng và hậu duệ của chúng làm thức ăn. Cá chọi phụ thuộc rất nhiều vào thời gian vận chuyển vốn đảm bảo sinh mạng của đấu ngư. Người chơi Philippines có thể bắt kịp xu hướng đá cá trong đất liền bằng phương tiện mạng xã hội vốn gia tăng gần đây và các chuyến bay giá rẻ trong vùng trong vòng vài giờ.

    Một trong những điều thú vị nhất khi nghiên cứu cá chọi Philippines là, mặc dù Philippines là chủng Đông Nam Á, lối sống về cơ bản là đơn giản và thiên về nội tâm. Mặt khác, chủ nghĩa vật chất theo nền tảng giáo dục Tây hóa của họ và khuôn mẫu Thiên chúa giáo đã định hình họ theo logic của lối suy nghĩ thực tế. Do vậy chúng ta có hai tương phản rõ rệt trong một cơ thể, một mặt họ lưu giữ những giá trị xã hội ủng hộ việc đấu thú và mặt khác họ được giáo dục để từ chối sự lạm dụng thú vật như một trò chơi. Với tôi tương phản tồn tại song hành này là sự cộng sinh văn hóa đáng quan tâm.

    Khởi Đầu
    Khởi đầu của việc đá cá ở Philippines quay ngược về 1980 hay khoảng 30 năm trước. Loại cá chọi là cá đuôi dài vốn dễ kiếm và rẻ từ tiệm cá cảnh địa phương. Tò mò với việc dùng chúng để đá có lẽ xuất phát từ chính tên của nó “cá chọi Xiêm” vốn thách thức người chơi thử nó. Vào thời đó họ cũng dùng xoáy nước (Bungog) như Bắc Việt Nam và Cộng hòa Dominican đang làm. Đây là một trong những điều ngạc nhiên mà tôi nghe khi họ cho cùng câu trả lời khi tôi hỏi họ (Việt Nam, Cộng hòa Dominican và Philippines), tại sao họ áp dụng xoáy nước (swinging water) cho trò thi đấu và tại sao họ không để chúng đá đến cùng. Câu trả lời tương tự mà họ nói là, họ chán đợi chờ và muốn biết kết quả trận đấu nhanh chóng. Một lý do ẩn giấu nữa dựa trên việc chơi mánh lới, khi một người nhận thấy đấu ngư của mình bị tấn công tơi tả bởi cá kia thì anh ta yêu cầu xoáy nước. Bungog hay xoáy nước trở thành chiến thuật để ngăn đối thủ đá cá của anh và mở ra cơ hội ngốc nghếch cho đấu ngư của mình trả đòn hay bỏ chạy trong trường hợp xấu nhất hoặc ngược lại. Điều gì đó giống như xào bài để tìm cơ hội thắng trận khác.

    Ban đầu có hai thành phố chính tích cực đá bằng cá đuôi dài, Manila (Bắc) và Davao (Nam). Các tiệm cá cảnh nhập cá chọi từ Bangkok, Singapore và Jakarta. Một tay chơi ở Davao nói rằng họ lấy cá đuôi dài từ Indonesia, bởi vì đảo này gần hơn. Một số tay chơi có thể cản đấu ngư để dùng riêng và chia sẻ trong nhóm của mình. Họ bán cho tay chơi ở các thành phố lân cận nhưng không bán cho nhóm khác ở địa phương của mình. Họ nghĩ rằng đối thủ có thể tìm ra con giống hay hơn để chống lại họ bằng cách dùng đấu ngư của họ như là mẫu thử.

    2008 là năm các tay chơi Philippines sử dụng cá chọi đuôi ngắn tiêu chuẩn và áp dụng luật chuẩn ở câu lạc bộ cá chọi của mình. Thay đổi này có thể được lý giải bởi hai yếu tố. Các nhà kinh doanh cá cảnh nhập/xuất khẩu cá cảnh từ đất liền và giới thiệu hoạt động đá cá truyền thống đích thực từ đất liền cho khách hàng của mình. Việc giới thiệu cá chọi đến đúng thời điểm để thay thế chọi chó vốn bị cấm ở Philippines. Việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội nâng bước những tay chơi tiên phong trên con đường thành tựu của mình và liên hiệp trọn vẹn của cá chọi Đông Nam Á bắt đầu.

    Các Yếu Tố Góp Phần Vào Trò Chơi
    Từ khí hậu phù hợp và nền tảng lịch sử bản địa trình bày ở trên, Philippines là nơi thích hợp nhất cho việc lai tạo cá chọi Xiêm chất lượng. Đặc điểm xã hội của Philippines cũng phù hợp cho việc lai tạo cá chọi cả mục đích trưng bày lẫn thi đấu.

    Nền tảng
    Philippines có nền tảng rất mạnh trong việc áp dụng đấu thú vào cờ bạc. Chọi gà là thú chơi truyền thống rất phổ biến trên mọi hòn đảo ở Philippines, thậm chí trước cả khi người Tây Ban Nha đến quần đảo. Chọi gà được thừa nhận như là môn thể thao hợp pháp quốc gia vào 1970. Nhưng chọi chó bị cấm vào 2007. Vào thời hiện đại, dường như chọi gà khó duy trì. Người dân vội vã, không gian hạn chế, giá gà chọi và quản lý hạ tầng là gánh nặng trong nền kinh tế cứng nhắc và nỗi sợ cúm gia cầm nhất định là vấn đề mà người ta muốn tránh. Một trống già mười hai tháng tuổi giá 200$ có thể bị giết trong vòng vài giây bởi cựa dao trong sới gà. Bởi vậy chọi gà là dành cho người giàu và tay cờ bạc máu mặt chứ không cho mấy kẻ nghiệp dư tham gia. Đá cá là lựa chọn khác cho những ai thích cá cược nhẹ và nó không đòi hỏi nhiều không gian và thời gian. Nó cho phép người chơi ít thời gian tham gia vào ngày nghỉ cuối tuần.

    Sự trỗi dậy của mạng xã hội
    Một yếu tố quan trọng khác hỗ trợ người chơi cá chọi Philippines là sự trỗi dậy của Betta cảnh hiện đại cùng với mạng xã hội. Nhiều cuộc thi Betta được mở hàng năm tại mỗi câu lạc bộ Betta ở cả phương Tây lẫn châu Á. Đủ loại màu sắc diễm lệ của cá Betta lan tràn mạng xã hội, chia sẻ cho bạn bè và chào đón mọi khách viếng thăm. Vẻ đẹp diệu kỳ của màu sắc và bản năng hoang dã của đấu ngư thể hiện trên webpage đang kích thích một số người chơi chúng. Bảng giá đăng trên website đấu giá thu hút người hâm mộ từ kẻ ngắm nhìn sang nhà lai tạo nghiêm túc.

    Tập quán của các tay chơi Philippines
    Nếu bạn hỏi tôi đâu là tập quán của các tay chơi Philippines vào lúc rảnh rỗi thì tôi sẽ bảo bạn không do dự một giây. Tập quán của các tay chơi Philippines tương tự như các tay chơi Thái. Thoải mái trong thách cược, cảm giác hài hước, suy nghĩ tích cực, khiêm nhường và rất thân thiện với người mới đến, đồn đãi vui trong nhóm và đùa cợt, đây là tập quán chung giống nhau của các tay chơi Philippines và Thái. Thái độ lạc quan chung với người có cùng sở thích là sợi dây tinh thần gắn bó người mới vào câu lạc bộ. Không quen biết nhau qua bất kỳ hình thức giới thiệu nào, họ có thể phát triển quan hệ của mình để trở thành bạn bè thực sự. Họ có thể ngồi và tập trung xem đá cá, không than phiền về sự nhàm chán mà pha trò vui vẻ trong thời gian đá cá. Đối lập với điều này, tôi từng đưa vài người phương Tây và Nhật Bản viếng thăm trường cá và xem trận đấu thực sự. Thoạt đầu qua trao đổi email, họ tuyên bố thích việc đá cá. Tôi để ý thấy họ tập trung và kiên nhẫn xem một trận chỉ vài phút nhưng thể hiện dấu hiệu chán ngán sau đó. Trên thực tế, vài người trong số họ muốn bỏ về trước khi trận đấu kết thúc. Họ có thể chỉ thích thú bề ngoài nhưng không từ ấn tượng bên trong của mình.

    Với các tay chơi Philippines hầu hết họ đều bám trụ cho đến khi hết giờ. Họ vẫn chơi và hẹn nhau tuần sau. Họ ra về theo nhóm, trên đường về nhà họ trò chuyện về những điều mà mình không thể nói ở trường, nhưng chắc chắn không phải công việc sẽ làm vào ngày mai.

    Hoạt Động Lai Tạo
    Mặc dù người Philippines chơi cá chọi khoảng 30 năm trước (1980) nhưng đấu ngư hồi đó là cá đuôi dài mà các tay chơi lấy từ tiệm cá cảnh. Không có sự hướng dẫn của người biết trò đá cá, họ đơn giản để chúng đá trong chai tròn vài phút và xoáy lọ như tay chơi Hà Nội làm. Hoạt động này xếp xó nhiều khuynh hướng của nghệ thuật đá cá chẳng hạn như lối đá, vị trí tấn công, sự săn chắc của thịt và độ bền của tim (heart stamina). Đấy là những phẩm chất cần thiết của dòng dõi cha mẹ mà người chơi Philippines bỏ qua. Nó ám chỉ rằng vào thời đó họ chỉ mua để đá và bỏ qua một bên khi chán. Ấn tượng thực sự về trò chơi không xảy ra vào giai đoạn đó. Họ thiếu kiến thức về bản chất thực sự được tích tụ ở cá chọi Xiêm.

    Qua tương tác của mạng xã hội và việc đào bới kiến thức của nhà kinh doanh cá cảnh qua lại Đông Nam Á, họ học hỏi nghệ thuật đá cá thực sự. Vào 2008 việc lai tạo cá chọi đuôi ngắn đã định hình ở Manila và Davao. Cá giống được nhập từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Indonesia. Hầu hết cá trống được đá trong trường đấu khắc nghiệt trước khi được xếp làm con giống như đã từng được làm hàng trăm năm trước ở Thái Lan. Và bởi vì chiến thắng là mục tiêu, nhiều tay chơi tiếp tục nhập đấu ngư chất lượng hàng đỉnh trực tiếp từ nguồn của mình ở đất liền Đông Nam Á. Những đấu ngư chất lượng được chia sẻ trong nhóm nhà lai tạo và hậu duệ của nó cũng được kiểm tra và chia sẻ trong nhóm. Họ bán cá hay cho các tay chơi ở ngoài thành phố để tránh việc hàng nhà đá nhau như họ làm trước đây. Hiển nhiên với phương pháp tuyển chọn đấu ngư đích thực này, các nhà lai tạo Philippines đã thu được những con giống hàng đỉnh của mình để bắt đầu.

    Manila và Davao là những thành phố chính lai tạo cá chọi đuôi ngắn. Mỗi thành phố có khoảng 30 nhà lai tạo. Mỗi nhà lai tạo sở hữu 30 hồ để dùng riêng và chia sẻ với bạn bè trong nhóm hay bán cho các tay chơi ở thành phố khác.

    Hồ ép
    Nếu tủ đông là một biểu tượng đại diện cho lối sống Mỹ. Các nhà lai tạo Philippines cũng thể hiện điều đó. Hồ tủ đông tái chế 5 – 10 feet khối là hồ ép cá chọi ưa chuộng. Với dạng khối vuông và nhẹ cân của nó, nhà lai tạo có thể đặt hồ ở góc tường hay lên trên bất kỳ trụ đỡ nào. Lục bình được thả vào hồ như là tiêu chuẩn bố trí ép. Thoạt trông, có vẻ thông minh khi sử dụng tủ đông tái chế như là địa bàn lai tạo sẵn có. Nhưng nó cũng cho thấy nhà lai tạo không nghiêm túc trong việc lai tạo đấu ngư chất lượng. Họ phân loại đấu ngư như cá cảnh bình thường vốn có thể được nuôi trong bất kỳ bồn chứa nào miễn là nó có thể sản xuất cá con.

    Nếu chúng ta xem hồ là ngôi nhà để nuôi dưỡng cá chọi Xiêm thành đấu ngư tốt. Hồ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để chuẩn bị cho chúng thành đấu ngư săn chắc. Hồ nước mềm chỉ phục vụ cho cá bở (soft) và hồ nước cứng cũng phục vụ cho đấu ngư săn chắc. Nhưng đấu ngư không thể tồn tại trong môi trường hồ cực đoan hay quá khắc nghiệt. Bố trí hồ tốt nhất là cân bằng giữa cứng và mềm, mô phỏng càng gần càng tốt với địa bàn cá chọi thật sự và để đấu ngư thích nghi hay đấu tranh sinh tồn điều vốn bồi đắp chúng thành đấu ngư cứng cáp.

    Hai câu được hỏi. Tôi nghĩ câu trả lời đã nằm sẵn trong hồ tủ đông. Trên thực tế mọi vùng của Philippines đều rất thích hợp cho việc lai tạo đấu ngư săn chắc. Điều mà họ thiếu có lẽ là sự am hiểu về lối sống truyền thống của nông dân. Thời gian trong lịch sử có thể kéo suy nghĩ của mọi người ra khỏi nguồn gốc của mình. Các câu hỏi là: Tại sao một số đấu ngư trong hồ lớn quá nhanh và chúng có kích thước khác hẳn với bầy. Tại sao vảy của đấu ngư không săn chắc như cha mẹ chúng.

    Hồ kích thước 5 – 10 feet vuông được xem là quá nhỏ để nuôi một bầy đấu ngư. Khi nhà lai tạo cung cấp lăng quăng để nuôi đấu ngư và họ nghĩ rằng một lượng lăng quăng sẽ đủ cho số cá con trong hồ. Nhưng điều đang xảy ra trong hồ là, con khỏe nhất sẽ ăn nhiều nhất có thể và chừa phần lăng quăng thừa cho số còn lại. Chúng ta có thể thấy chỉ có 5 – 10 phần trăm số cá đặc biệt lớn nhưng hầu hết cá khác trong bầy là cá đẹt. Cả hai kích thước đấu ngư đều không hữu dụng trong trường đấu thực sự khắc nghiệt bởi vì độ tuổi đấu ngư cỡ lớn là quá non trong khi đấu ngư cỡ nhỏ bị biến dạng vì đói. Kích thước hồ nhất định ảnh hưởng đến việc cân bằng kích thước đấu ngư trong hồ. Nếu kích thước hồ quá lớn với số lượng cá nhỏ, kích thước đấu ngư sẽ phát triển rất nhanh. Nhưng nếu cá con quá đông trong một hồ nhỏ, nhà lai tạo phải chia đủ thức ăn khắp hồ để thậm chí con nhỏ nhất và yếu nhất cũng có thể dễ dàng tiếp cận thức ăn được thả ở góc của chúng.

    Tại sao vảy của đấu ngư không cứng bằng cha mẹ chúng?
    Hầu hết các hồ mà tôi thấy đều được đặt trên kệ hay dưới bóng cây lớn. Bố trí môi trường này dường như phù hợp để nuôi cá cảnh chứ không để đấu ngư săn chắc. Nắng gắt và nhiệt độ thay đổi giữa ngày và đêm là những yếu tố làm nên đấu ngư săn chắc, cả độ bền lẫn vảy. Cuộc sống khó khăn trong hồ kìm hãm sự phát triển thể chất nhưng làm săn chắc thịt và thói quen chịu đựng của đấu ngư. Thức ăn tươi sống là điều cần thiết để nuôi dưỡng đấu ngư hung dữ. Thức ăn viên hay thực phẩm nhân tạo thể hiện hàm lượng protein và khoáng chất cần thiết khác có thể thuyết phục nhà lai tạo áp dụng cho đấu ngư của mình. Nhưng bản chất hệ tiêu hóa của cá chọi không được thiết kế cho nó. Vì vậy giá trị dinh dưỡng là vô dụng. Động vật ăn thịt cần thịt tươi và kiếm bằng cách săn bắt để cắn và nhai.

    Có một nhà lai tạo nuôi đấu ngư trong ao đất nhỏ vốn có rất nhiều khả năng tạo ra đấu ngư chất lượng.

    Trường Đấu
    Trường đá cá Philippines phản ánh rõ nét nền tảng vững chắc của chọi gà. Họ có hệ thống cân tương tự trường đá cá ở các nước khác và bổ sung hoạt động chọi gà vào trường cá, ví dụ lọ cỡ lớn như sới gà cỡ lớn và giới thiệu đấu ngư để biết lẫn nhau vài phút trước trận đấu.

    Lọ đấu
    Không giống những nước khác vốn cung cấp lọ đá chuẩn. Thái Lan sử dụng lọ vuông trong khi Indonesia, Malaysia, Singapore, Hong KongCambodia sử dụng lọ tròn 4 - 5 lít. Nhưng ở Philippines không có lọ đá chuẩn. Kích thước lọ đá được đặt làm bởi chủ trường. Nó có thể từ 10 – 20 lít nước. Bể kính lớn nhất được dùng làm sới mà tôi thấy khoảng 10*12*16 inch. Nó được gọi là võ đài chết (dead ring) vì chủ trường dùng bể kính vuông thật lớn để đá. Nếu một đấu ngư không đủ gắt nó khó lòng sống sót. Và bởi vì sới lớn nên đấu ngư mất nhiều năng lượng để chạy vòng quanh. Phương pháp huấn luyện Jantur được áp dụng. Jantur là phương pháp huấn luyện đấu ngư để thể chất cứng cáp và bền bỉ. Cột Jantur rộng 3 inch và cao 60 inch. Người huấn luyện thả một đấu ngư vào cột Jantur 3 – 4 ngày để đấu ngư bơi lên bơi xuống. Đấu ngư bị mất sức vì ở trong một không gian dài hẹp. Nó phải vội vã lấy hơi từ mặt nước. Mục đích việc sắp đặt tình huống tập luyện này là để dạy đấu ngư có tim mạnh và kéo dài hơi thở. (Jantur là tên của một cậu bé dữ tợn trong truyện dân gian Indonesia. Mà cậu nhận được bài học từ tính xấu của mình. Cậu không còn đường nào để đi và lâm vào cuộc đời nghèo khó). Một số huấn luyện viên cực đoan sử dụng xoáy nước mạnh cùng với bài huấn luyện Jantur để làm đấu ngư của mình cứng cáp.

    Nước đấu
    Không giống các trường cá khác mà tôi từng thấy ở nhiều nước. Chủ trường chuẩn bị sẵn lọ, nhiều hơn số trận trong ngày hôm đó. Lọ được xếp trên mặt kệ. Người chơi đơn giản chọn lọ gần chỗ ngồi yêu thích của mình. Ở Thái Lan chủ trường sẽ rót từ bình nước uống nguyên niêm (sealed) vào lọ đá theo yêu cầu của trận đấu, điều này là để ngăn ngừa việc đổ thừa nước bị đầu độc.

    Trường đấu Philippines sử dụng cùng lọ nước cho nhiều trận trong ngày. Cá nhân tôi không đồng ý với việc tái sử dụng nước. Với tôi nước trong lọ đấu phải sử dụng một lần duy nhất. Vấn đề có thể gia tăng theo số lần tái sử dụng nước qua ba giả thiết.

    Nhiệt độ nước
    Nhiệt độ của nước mới khá gần với nhiệt độ nước mà người chơi đựng đấu ngư của mình. Khi nước trong lọ đấu được sử dụng từ sáng đến chiều thì nhiệt độ của nó sẽ tăng lên do sức nóng mặt trời. Vì vậy đấu ngư cáp vào buổi chiều có thể bị suy yếu do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Nhiệt độ nước cao hơn cũng ảnh hưởng đến lượng oxy trong nước mà trận trước đã tiêu thụ. Vết thương của cá sẽ vỡ và lan ra dễ dàng hơn trong nước nhiệt độ cao so với nước nhiệt độ thấp.

    Mùi cá tanh
    Sau trận đầu các đấu ngư sẽ để lại nhớt, vảy vụn và máu trong nước. Khi trận thứ hai đổ vào lọ đấu. Các đấu ngư có thể bị rối và cố tìm địch thủ qua mùi vốn lan ra toàn lọ đá. Điều mà tôi quan sát từ kinh nghiệm trực tiếp của mình là, mới đầu một hoặc hai đấu ngư bơi vòng quanh lọ bối rối dò xét thực thể lạ cho đến khi một đấu ngư tiến đến gần con kia với dáng vẻ hung dữ. Vì vậy đấu ngư mới nhận ra kẻ thù thực sự của mình. Có ít nhất một trận mà tôi thấy, một đấu ngư đơn giản bơi vòng quanh và không để ý đá cho dù địch thủ đến gần và khiêu chiến. Sau 10 phút cả hai đấu ngư đơn giản bơi vòng quanh lọ chẳng quan tâm đến nhau. Cả hai bị đánh lừa bởi mùi. Trận đấu bị hủy.

    Nước độc
    Đây là trường hợp xấu nhất vốn dễ dàng xảy ra khi nước được sử dụng hơn một lần. Khi một tay chơi sử dụng cùng lọ ở trận đấu thứ hai của mình. Vì vậy chất độc ở trận thứ nhất của anh ta vẫn đang nằm sẵn trong lọ. Nhưng đấu ngư ở trận thứ hai của anh ta đã quen hẳn với chất đó, bởi vì nó được nuôi trong loại nước đặc biệt đó ở nhà. Đây chỉ là suy nghĩ riêng của tôi mà không có bất kỳ bằng chứng nào.

    Tuy nhiên, cuộc chơi là công bằng nếu cả hai bên đồng ý với luật lệ đề ra của mình.

    Lọ đựng
    Tôi thích sử dụng lọ đựng cá chọi. Đó là lọ nhựa tròn nhỏ 200 cc giống như lọ nhựa các tay chơi Cambodia và Malaysia đang sử dụng. Lọ tròn này rất thích hợp để cáp ngang và cáp trên. Nó cũng tiết kiệm không gian nếu xếp chúng thành chồng thẳng đứng. Khi vận chuyển, tay chơi chỉ cần xếp lọ vào hộp kim loại và xách tay rất thuận tiện. Vì trận đấu dựa trên hệ thống cân nên không cần lọ cáp chuẩn như các tay chơi Thái làm.

    Cân
    Trường cá Philippines cũng sử dụng hệ thống cân được vận hành bởi người trung gian và chứng kiến bởi chủ cá như những nước khác, ngoại trừ trường cá Thái. Để tránh gió nhẹ thổi làm rối loại chén cân (weighting cup), cân điện tử được đặt vào hộp nhựa trong. Nắp nhựa được đóng lại một khi thả đấu ngư vào chén cân. Trọng lượng của đấu ngư được viết lên sticker dán một bên của lọ tròn nhỏ. Chủ cá đặt đấu ngư của mình với cân nặng lên kệ chờ thách đấu. Khi người thách đấu tìm ra một cân nặng phù hợp họ có thể so lại lần nữa theo cả cáp ngang lẫn cáp trên. Nếu người thách đấu nghi ngờ trọng lượng được ghi trên lọ anh ta có thể yêu cầu cân lại đấu ngư nếu chủ cá đồng ý.

    Kè đấu ngư
    Một điều thú vị mà tôi không thấy ở các trường cá khác là, các tay chơi Philippines kè đấu ngư vài phút trước khi họ thả chúng đá như họ làm với gà chọi. Các đấu ngư tạm thời được ngăn bởi một tấm trong suốt chia đôi lọ đấu. Chúng gấp rút thách thức lẫn nhau như một mũi tên bay ra khỏi cánh cung một khi người chơi thả đấu ngư của mình vào lọ. Cả hai phùng xòe trong vài phút để chắc chắn rằng chúng đã sẵn sàng thi đấu, rồi một tay chơi rút tấm ngăn ra và các đấu ngư lao mình vào chiến trận.

    Luật Thắng Thua
    Thời gian thi đấu định trước là 4 giờ như trường cá Malaysia. Chủ trường ghi thời gian vào sổ của mình khi trận đấu bắt đầu. Nếu thời gian thi đấu kết thúc mà không đấu ngư nào bỏ chạy. Mỗi đấu ngư sẽ được kiểm tra bởi cảnh ngư để tính điểm. Kẻ thắng cuộc được công bố là con có điểm số cao hơn nhưng nếu chúng cùng điểm thì hòa.

    Được 1 điểm nếu đấu ngư phùng mang hết cỡ hướng về phía cảnh ngư.
    Được 1 điểm nếu đấu ngư bị cắn bởi cảnh ngư và nó không bỏ chạy.
    Được 2 điểm nếu đấu ngư cắn cảnh ngư và nó không bỏ chạy.

    Từ kích cỡ của lọ đấu, thời gian thi đấu dài và điều kiện thắng theo điểm số, chúng ta có thể thấy rằng chỉ đấu ngư thực sự cứng cáp mới có thể trở thành kẻ chiến thắng. Đó là một ám chỉ về mục đích của phương pháp huấn luyện Jantur khiến đấu ngư đủ cứng cáp để chịu đựng cho đến cuối trận.

    Cá Cược Và Lệ Phí
    Tiền cược ban đầu được đặt trước trận đấu và cược tự do tùy thỏa thuận với người thách cược. Nó có thể được bổ sung vào bất kỳ lúc nào trong thời gian thi đấu. Chủ trường ghi mỗi khoản cược vào sổ mình, rồi thu cược và chi trả cho người thắng cuộc khi trận đấu kết thúc. Trọng tài hành động như một người trung gian là điều tốt; việc đó có thể ngăn cản một số tay chơi lừa đảo, gây mâu thuẫn nghiêm trọng hay một số tay chơi không theo luật. Mọi điều phiền phức như thế này đều có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong trò cá cược. Mười phần trăm mỗi bên cá cược sẽ được trừ vào phí trường [tiền xâu]. Trong một số dịp chủ trường có thể trả ơn các tay chơi bữa trưa buffet đơn giản ngon miệng.

    Lời Bình
    Câu chuyện về cá chọi Philippines là một hình mẫu tốt để phác họa một bức tranh về câu chuyện cá chọi bắt đầu như thế nào vào thời hiện đại, ở một nước vốn không có nền tảng đá cá Betta hoang dã trước đây. Những tay chơi tiên phong là người sống ở nội thành hoặc thậm chí khu vực trung tâm. Họ là những nhân viên văn phòng làm việc theo giờ giấc, thay vì lối sống ngoại thành hay nông dân như tôi từng mô tả ở những nước khác vốn có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Hơn 400 năm lịch sử Philippines là câu chuyện về việc đấu tranh giành độc lập khỏi ách thuộc địa phương Tây. Và hiển nhiên trong thời gian cai trị dài như vậy, văn hóa phương Tây chồng lấp nền văn hóa Đông Nam Á của Philippines mà về cơ bản là xã hội nông dân trồng lúa. Lối sống phương Tây chỉ là một chiếc áo thời trang choàng lên cơ thể và tâm trí Đông Nam Á đích thực. Như chúng ta có thể thấy qua cách ăn mặc của những nước khác như Trung Quốc, Châu Phi và Ấn Độ v.v. Nhưng tinh thần cốt lõi của con người vẫn ở đó, mặc dù bị xáo trộn đôi chút bởi lối sống và khuôn mẫu tư duy phương Tây. Việc giới thiệu cá chọi đến người chơi Philippines giống như gieo hạt giống cây bản địa lên mảnh đất quê hương màu mỡ của nó. Việc gia tăng về số lượng những nhà sưu tầm cá chọi cả nuôi cảnh (fancy) lẫn cản đá (game bred) là sự hồi tưởng văn hóa Đông Nam Á cơ bản.

    Ghi Nhận
    Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng và biết ơn của mình đến các anh em Mr. Glenn E. Chu và Mr. Garry E. Chu,, họ thật tử tế và hào phóng vì đã cho tôi ở nhà của họ và dẫn tôi quanh thành phố Davao, không có họ tôi không thể có bài viết này. Không kém đến Mr. Vincent C. Baclaan và Mr. Rhoderick Serra vì món hải sản Philippines ngon miệng vào buổi tối viếng thăm, đảm bảo với tôi rằng ẩm thực Philippines bảo tồn phong cách Đông Nam Á. Họ phục vụ cơm không giới hạn theo yêu cầu mà không tính thêm tiền!!! Cũng vậy, một thời gian ấn tượng với Mr. Christian Hao, chủ trường và thành viên câu lạc bộ cá chọi thân thiện mà chúng tôi chia sẻ niềm vui với bữa buffet ngon miệng và các trận đấu thú vị. Cảm ơn Mr. Gerald Prodon người chăm sóc tôi khi tôi ở Manila. Anh dẫn tôi đi quanh thành phố và Bảo Tàng Lịch Sử Philippines để giúp tôi hiểu biết hơn về con người Philippines. Sau cùng nhưng quan trọng nhất, cảm ơn các thành viên thuộc câu lạc bộ cá chọi ở Davao đã cho phép tôi viếng thăm trại cá của mình, thông tin của họ góp phần vào nền tảng vững chắc của bài viết này.


    ===================================

    Tổng quan về cá chọi Xiêm hay Plakat Thái

    ===================================
     
    Last edited by a moderator: 10/4/19
  2. dell

    dell Active Member

    Người viết nghiêm túc, người dịch công phu!

    Hay!

    2 ông tay to ở HN trong ảnh trông quen quá.

    Mà bác Precha này không có bài nào về cá Nghi tàm à, lạ thế.
     
  3. thanh73

    thanh73 Active Member

    Bác Precha có tuổi rồi he he. Thể hiện rõ tuổi tác trong bài viết là cán bộ triết lý nhiều hơn về lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục tập quán.... làm tay mơ, trình kém như em dịch đau hết cả đầu. Nếu có sai sót gia đình xin được lượng thứ và bổ sung khề khề.
     
  4. dthong

    dthong Moderator

    thanks anh thanh73 .
    Phi mới hội nhập nên còn non yếu trong việc lai tạo cá . Phong trào ở Phi phải đủ mạnh mới có thể xuất hiện nhiều nhà lai tạo tập trung thành làng nghề . Có làng nghề rồi thì mới nuôi chuyên nghiệp được . Mình nghĩ khoảng 20, 30 năm nữa khi họ đã đầu tư ao hồ chuyên nghiệp hơn, họ sẽ trở thành 1 quốc gia rất mạnh về lai tạo cá đá nhờ vào kiến thức lai tạo khác lạ với các nước Đông Nam Á khác do rút ra từ kinh nghiệm lai tạo gà đá .
     
  5. longyenbetta

    longyenbetta Active Member

    phi đang nổ lực và họ sẽ đạt đc chỏ đứng và vị thế trên thị trường và sàn đấu ở đông nam á
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội