Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cáp Cá - Phương Pháp Cân Điện Tử

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi dthong, 2/5/08.

  1. dthong

    dthong Moderator

    Khi cáp cá, mắt thường khó có thể thấy sự khác biệt của 2 con cá. Có khi 2 con trông bằng nhau ở ngoài, khi bỏ vào lọ 1 con bằng cha, 1 con bằng con. Đó là chưa kể các mánh lới chai hũ để cho con cá mình nhìn nhỏ đi khi cáp để được phần lợi. Hiện nay tại Hoa Kỳ và 1 số nơi ở vùng Đông Nam Á đã sử dụng cân điện tử để cáp cá cho công bằng: http://geocities.com/redhillbetta/pagec.html

    Cáp Cá - Phương Pháp Cân Điện Tử
    Hình và chú thích của BanTang - http://geocities.com/redhillbetta/pagec.html

    [​IMG]
    Cáp cá (sizing) ở Singapore được thực hiện bằng cách quan sát. Cá đá được đặt cạnh nhau và so sánh, chủ cá sẽ quyết định có đá hay không. Cá lớn hơn thường mạnh hơn, do đó so sánh kích thước rất quan trọng trước khi cho đá. Cá có nhiều hình dạng khác nhau, một số con thân rộng trong khi một số thân lại dày (nhìn từ phía trên) và một điểm không kém phần quan trọng đó là tỷ lệ kích thước đầu so với thân cũng khác nhau. Tất cả những điều này khiến cho việc cáp cá trở nên rất phức tạp. Việc dùng cân điện tử để đo trọng lượng cá được áp dụng ở một số vùng tại Mỹ. Tất cả hình ảnh và chú thích dưới đây được thực hiện bởi anh bạn Mỹ của tôi tên là BanTang, người chứng thực cho tính công bằng và khả thi của phương pháp này. Tuy vậy phương pháp mới này có tiến bộ hơn cách quan sát bằng mắt hay không còn tùy vào suy nghĩ và quyết định của mỗi người.

    [​IMG]
    Hình chụp các thiết bị cần thiết để đo trọng lượng cá một cách chính xác. Chúng bao gồm cân điện tử, 2 ly xốp, khăn giấy và vợt vớt cá.

    [​IMG]
    Bật cân điện tử lên và chỉnh nó ở tầm đơn vị gram. Số hiển thị ban đầu phải là 0.00. Sau đó đặt ly xốp có nước lên cân.

    [​IMG]
    Cân hiển thị trọng lượng của ly xốp và phần nước bên trong. Chỉ số này không quan trọng! Bây giờ bấm nút xóa.

    [​IMG]
    Ly xốp và nước bây giờ chỉ số 0.

    [​IMG]
    Vớt cá bằng vợt.

    [​IMG]
    Lau khô cá và vợt bằng khăn giấy. Lau càng khô càng tốt. Việc này mất từ 2 đến 5 giây.

    [​IMG]
    Cẩn thận thả cá vào ly xốp sao cho vợt không đụng vào ly. Cần thực hiện thật cẩn thận để tránh cá nhảy ra khỏi vợt khi thả vào ly xốp.

    [​IMG]
    Bây giờ đọc chỉ số trên cân. Sau đó, trọng lượng của mỗi con được ghi trên ly xốp chứa chúng và trưng bày công khai để đảm bảo sự minh bạch và công bằng.
     
    Last edited by a moderator: 28/3/19
  2. Son²GoKu

    Son²GoKu Active Member

    anh VNRD đưa ra cách cáp cá rất là công bằng ,nhưng khi cáp như vậy sợ con cá nó bị nhát do đem ra đem vào ,rồi nảy sinh.................nhiều vấn đề lắm :(
     
  3. N2D

    N2D Active Member

    Cá đá có thể cầm nó liệng ra giữa sân xong đem vô đá típ :D
     
  4. Son²GoKu

    Son²GoKu Active Member

    cái vụ này nghe nói ngoài Bắc thôi,còn trong nam mà làm vậy chắc người ta bóp cổ mình quá
    hehe,người ta thua tiền,tiếc thì kiếm cớ nào chả đc. anh?:p
     
  5. N2D

    N2D Active Member

    Ý anh là có vật con cá đá cỡ đó nó cũng ko nhát, cân có chút xíu mà em sợ nó nhát :D:D
     
  6. QSy

    QSy Moderator

    Đọc bài này xong thấy cáp cá sao mà khó quá nhỉ?
    Chẳng lẽ mún đá cá phải mua 1 cái cân điện tử à?
    Ở VN mình k bít sao nhỉ?
     
  7. dthong

    dthong Moderator

    vụ cân cá chỉ dành cho ai chơi máu me thôi, chứ đá giao hữu giải trí thì cần gì phải làm vậy . Sở dĩ người ta phải cân vì khi cáp cá thiên hạ hay kỳ kèo, cãi vã khó thành độ cho nên sau khi có luật cân cá thì bớt tranh cãi hơn nhiều . Mọi người vui vẻ cả làng .
     
  8. FILLIP

    FILLIP New Member

    Cáp cá thông thường là so đầu, cổ và chiều dài thân
    - Đo bề ngang (nhìn từ trên xuống)phần ngang bụng cá, đoạn có mang bơi. Cá bằng nhau ở đoạn này thì mới tiến hành cáp tiếp
    - Nếu cá có phần cổ dầy hơn đối phương thì phải cho đối phương dài đòn hơn.
    - So cá ở các trường cá ở VN thì cho vào hủ yogurt hoặc ly nhựa loại dùng 1 lần rồi bỏ, nhìn từ trên xuống để so mà cáp cá

    Đã nghỉ chơi lâu rồi nhưng vẫn còn ngứa nghề.

    Công Phúc
    bettasfighter@yahoo.com (đã ngưng sử dụng)

    email mới: phucacc@vnn.vn
     
  9. Son²GoKu

    Son²GoKu Active Member

    qua,có cao thủ ẩn danh nay tái xuất giang hồ kìa bà con :p,chào mừng anh :D
     
  10. eobinicu

    eobinicu Active Member

    mình ko sợ cá họ bự hơn đau
     
  11. Alicuti-CaBeo

    Alicuti-CaBeo Active Member

    HỒI EM CÒN NHỎ.ĐI ĐÁNH CÁ. NẾU TRẬN ĐÁNH BẤT PHÂN THẮNG BẠI THÌ ĐỔ CẢ HAI CHÚ CÁ RA 1 Ô GẠCH ĐÁ hOA VUÔNG.THẰNG NÀO NHẨY RA TRƯƠC THÌ THẮNG(HOẶC THUA) TÙY VÀO THỎA THUẬN CỦA HAI CHỦ CÁ.(NGÀY ĐÓ CHỈ CHƠI ĐÁ CÁ ĂN CÁ THÔI).
    CÁC BÁC THẤY DÂN HÀ NỘI VUI KHÔNG?
     
  12. picasso

    picasso New Member

    Tôi ở Bắc cũng có một thời chơi cá đá.Nói chung là đá cá ko phụ thuộc vào kích thước có con nhỏ mà vẫn thắng con to hơn.Quan trọng là độ lỳ và những cú đánh trúng đích. Không biết ở Nam đá cá có soáy hay đập lọ ko chứ cá đá ngoài này mà không làm thế có lẽ chúng đánh nhau đến chết luôn.Theo kinh nghiệm của bon tôi ngày sưa là chọn cá phải tìm con " Lưng Gù Mõm Vêu) Đuôi quả nhót khi chiến đấu đuôi thường kụp lại vì như vậy sẽ ko bị đối phương cắn rách vây.Nhưng đấy là cá trọi của ta thôi chứ cá betta mà đem đấu thì tiếc bộ vây lắm
     
  13. nhoc1289

    nhoc1289 Banned

    9 ...........
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/10
  14. nhoc1289

    nhoc1289 Banned

    .................
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/11/10
  15. nhoc1289

    nhoc1289 Banned

    ũa mấyan h ơi làm cái chữ kí của mình sao vậy chĩ em với !!!thanks
     
  16. Bug4tti_v3yron

    Bug4tti_v3yron New Member

    Mình đồng ý với cách cân này nhưng có chút ý kiến để tạo sự công bằng hơn.

    + Thứ 1 : Ghi nhận trọng lượng nước và ly nhựa với giá trị là X. Sau đó lấy trọng lượng ly + nước + cá = Y. Lấy Y- X = Trọng lượng cá (Giải thích là để người chủ cá tự chọn ly và nước cho chính cá mình)
    + Thứ 2 : là ko cân phải lau khô cá và vợt vì sự hơn nhau về trọng lượng của 1 vài giọt nước là ko quan trọng. (Người chủ cá tự bắt cá bỏ vào ly) Không nên để trọng tài chạm vào cá, để hạn chế sự gian lận từ phía trọng tài, vì chỉ cần 1 động tác ấn nhẹ vào bụng hoặc mang cá trong quá trình lau cá từ giấy sẽ làm cho cá bị nội thương ngay, điều này sẽ thể hiện rõ, khi cá đá sau 1 h. Và hơn nữa cá khoẻ mạnh là luôn nhờ có 1 lớp nhớt bên ngoài để bảo vệ vẩy cá. Tránh tình trạng cá bị mất nước. Nên việc lau khô cá là 1 vấn đề hạ sách. Lau sạch lớp nhớt bảo vệ rồi bỏ cá vào 1 ly nước mới (nếu là nước máy chưa hả clo, hoặc 1 ly nước có độ mặn quá mức bình thường 1 chút thì đó chính là cách các bạn đang tự làm yếu con cá của mình trước trận đấu.
     
    Last edited by a moderator: 16/12/11
  17. vhlit2003

    vhlit2003 Active Member

    ý kiến chút :
    bạn nói vậy chắc là bạn chưa cân cá rồi !

    thứ 1: cái cân điện tử là nó tự trả về ko khi ra nhấn nút, khi lọ cân cá có nước trong đó, tức là khi lọ có nước đồng hồ hiển thị là =0.lúc đó ta bỏ con cá vào thì cân điện tử mới nhảy số,thì khi đó chính là trọng lượng con cá

    thứ 2 : khi cân cá là do mình cân, còn ko, thì nhờ người nào mà ta quen bít ( cái này thì ít khi) hầu như là tự cân, rồi trọng tài khi số trọng lượng trên hũ con cá = băng keo giấy, chứ làm gì có vụ ăn gian như bạn nói
     
  18. X.O

    X.O Banned

    Rõ ràng tay này không rành nhưng rất thích ...tưỡng tượng!!!
    Thực tế chuyện cân mánh lới ngoài trường cá là khi đã làm cá khô =giấy hoặc khăn xong đến khi thã cá vào hũ đã về số không như Vllit nói thì người cân mánh sẽ dùng tay bắt cá bõ vào hũ và thật nhanh tay nhúng luôn vào nước đễ lấy bớt nước trong hũ làm cho con cá nhẹ hơn trọng lượng thực.Cân cá mà vài giot nuoc ko quan trong !!!
    Chuyện cân cá ấn vô bụng lại mắc cười hơn.Cân cá ỡ trường cá thường tự cân có sự chứng kiến cũa trọng tài,hoặc nếu có nhờ trọng tài cân ,người đó thường phãi rất uy tín ,như anh Say trường Hoá Bình hay cân cho các con cá đến đá.Chẵng có Chũ trường uy tín nào làm chuyện hạ cấp thế.Lỡ tay ấn bụng cá phoot vớ vẫn có mà dẹp trường à !!!
    Lại còn chuyện nước nhiều clo,nhiều muối ...chẵng ai điên đi lấy nước không rõ nguồn gốc mà sài cho cá mình.Thậm chí người chơi kĩ lưỡng còn bõ cá cũa mình vào loại nước riêng cho cá nghĩ ngơi sau khi cân nữa kia !!
    Roi còn nói lau sạch lớp nhớt bão vệ nữa kia !!

    Trời đất ơi chắc chết !!!
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/10
  19. Bug4tti_v3yron

    Bug4tti_v3yron New Member

    Thanks anh XO đã chỉ dạy có lẽ e đã tưởng tượng quá nhiều :wallbash:
     
    Trituc thích bài này.
  20. dthong

    dthong Moderator

    bài mình post cách đây đã lâu, nay người ta không còn thấm nước cái vợt nữa mà còn lau con cá trực tiếp trên giấy, thấm kỹ lắm . Sau khoảng 1/2 tiếng nghỉ ngơi thấy cá đá vẫn bình thường . Nhiều người cân cá rất giỏi, bỏ vô thấy còn lớn hơn cá kia . Chỉ 1 xíu nước cũng gây lệch cân . Ví dụ cá bạn trọng lượng thật là 1.75g, lau không kỹ thành 1.8 . Cá người khác 1.82g, lau kỹ cọng với độ nhạy cân không bao giờ hoàn hảo, nó cũng ra 1.8g . Vậy là cá bạn đụng với cá lớn hơn gần cả chấm rồi . Đó là đối với cân có độ chính xác 0.01g, còn nơi nào dùng cân có độ chính xác 0.1g thì mức chênh lệch còn lớn hơn nữa . Có các tay mánh họ dùng hũ xốp đựng cá to bành và đổ nhiều nước, không rõ có phải làm cho cân bớt chính xác đi không . Nếu bạn lập giải đá nên qui định rõ hũ cân cá và mức nước để giảm thiểu sự chênh lệch . Cái gì dính tới tiền sẽ xảy ra nhiều chuyện phức tạp không ngờ .
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội