Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Tản mạn về bạch tạng và màu trắng

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 7/4/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Tản mạn về bạch tạng và màu trắng

    Hầu hết những thắc mắc và tranh luận về hội chứng “bạch tạng” đều diễn ra xung quanh vấn đề “màu trắng” và “mắt đỏ”. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khảo sát về bản chất của hội chứng bạch tạng và những gì liên quan đến các vấn đề nêu trên.

    Bạch tạng là gì?
    Bạch tạng (albinism) là một trong những đột biến phổ biến nhất ở động vật. Hiện tượng này đôi khi xảy ra ngoài tự nhiên và xuất hiện thường xuyên hơn ở những dòng thuần dưỡng. Thuật ngữ “albino”, bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “trắng”, được dùng để mô tả bất kỳ cá thể khiếm khuyết hắc tố (melanin) nào.

    Ở người và thú, bạch tạng đồng nghĩa với “màu trắng” bởi vì một khi hắc tố không hiện diện ở biểu bì (epidermis) thì màu mà chúng ta thấy là màu trắng của hạ bì (dermis). Lông và tóc cũng bị ảnh hưởng và có màu trắng.

    Có hai cấp độ khiếm khuyết sắc tố là khiếm khuyết cục bộ (hypomelanism) và khiếm khuyết toàn phần (amelanism). Các dạng khiếm khuyết cục bộ đặc biệt là khiếm khuyết ở mắt hay mắt đỏ “ocular albino” và khiếm khuyết toàn thân “cutaneous albino”.

    Hội chứng bạch tạng ở cá
    Khác với thú, cá có nhiều lớp màu ở biểu bì vì vậy một khi sắc tố không hiện diện thì chúng ta sẽ nhìn thấy các lớp màu ở bên dưới như đỏ và vàng. Như vậy, hầu hết những loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ (đỏ, cam và vàng) đều là cá bạch tạng, ngoại trừ một số ngoại lệ mà lớp màu đỏ nằm bên ngoài lớp màu đen.

    Cá trắng có phải là cá bạch tạng? Đúng, nhưng để nhìn thấy màu trắng của hạ bì, không chỉ sắc tố mà tất cả các lớp màu khác đều không hiện diện. Hiện tượng này được gọi là khiếm khuyết toàn sắc (hypopigmentation).

    Cá trắng thường bị “nhiễm” hồng hay tím bởi vì các mạch máu phân bố gần mặt da, nhất là ở nắp mang. Ở cá betta, vì lớp hạ bì trong suốt nên màu mà chúng ta thấy là màu ngà của thịt cùng với các gân máu đỏ.

    [​IMG]

    [​IMG]
    So sánh các dạng bạch tạng: 1- khiếm khuyết cục bộ (các đốm lột), 2- khiếm khuyết toàn thân (trừ mắt), 3- khiếm khuyết toàn phần (kể cả mắt), 4- khiếm khuyết toàn sắc (có màu trắng tinh).

    Màu trắng leucistic
    Đột biến nữa cũng khiến cá có màu trắng (và dễ nhầm với khiếm khuyết toàn sắc) là leucistic. Theo định nghĩa, đây là hiện tượng khiếm khuyết tế bào sắc tố. Vì không có tế bào sắc tố nên không có lớp sắc tố nào tồn tại. Kết quả cũng tương tự như khiếm khuyết toàn sắc, màu mà chúng ta thấy là màu trắng của hạ bì!

    Khác biệt dễ nhận biết nhất đó là đột biến này không tác động lên mắt, vì vậy, màu của tròng mắt và con ngươi vẫn bình thường. Màu trắng ở leucistic cũng "sạch" hơn so với khiếm khuyết toàn sắc (vốn thường dính màu ở chóp vây và đầu).

    [​IMG]
    1- Bạch long, 2- Sấu hỏa tiễn trắng, 3- Cá chẽm trắng, 4- Khủng long trắng.

    Màu trắng ánh kim
    Các lớp màu ngoài cùng ở cá thường là ánh kim xanh, ánh kim vàng hoặc ánh kim trắng. Một ví dụ phổ biến về màu ánh kim trắng là phần bụng trắng tinh của cá. Sự tăng sinh và lan rộng của lớp màu này cũng khiến cá có màu trắng.

    [​IMG]
    1- Bạch điệp (white butterfly), 2- Quá bối bạch kim (platinum), 3- Betta rồng đen, 4- La hán Thaisilk.

    Cá ngân long là một ngoại lệ khi lớp màu ánh kim trắng bao phủ toàn thân một cách tự nhiên.

    Bàn về “mắt đỏ”
    Khi hội chứng bạch tạng tác động lên mắt thì hắc tố sẽ không được tạo ra và màu mà chúng ta nhìn thấy là màu đỏ của các mạch máu ở bên dưới. Bởi vì một số loài cichlid như cá dĩa và la hán có tròng mắt đỏ một cách tự nhiên cho nên phải căn cứ vào con ngươi để xác định tình trạng khiếm khuyết hắc tố ở mắt.

    Giới chơi cá cảnh, nhất là cá dĩa và bảy màu, thường đồng nhất hiện tượng “mắt đỏ” với bạch tạng. Thậm chí, các triển lãm cá dĩa ở Singapore và Malaysia còn lập riêng các thể loại dành cho cá dĩa albino mà tiêu chuẩn tham gia là phải có “mắt đỏ”. Tuy nhiên, đột biến này ở cá dĩa ảnh hưởng lên cả thân chứ không chỉ ở mắt, hay nói cách khác đó là dạng đột biến toàn phần (amelanism). Cá dĩa bạch tạng rất sạch, không dính "muối tiêu" nhưng màu đỏ kém tươi vì mất lớp đen bên dưới.

    Quan sát màu mắt là cách đơn giản và chắc chắn để xác định tình trạng bạch tạng ở cá dĩa. Nếu dựa vào sự hiện diện của màu đỏ thì có thể nhầm lẫn vì một số dòng cá dĩa rơi vào trường hợp ngoại lệ về lớp màu. Chẳng hạn, cá dĩa đỏ nền nâu (brown) có lớp đỏ nằm bên ngoài lớp nâu (melanin). Tuy nhiên, những dòng cá dĩa như golden và bạch ngọc (snow white) về bản chất cũng là cá bạch tạng nhưng khiếm khuyết chỉ giới hạn ở phần thân.

    [​IMG]
    1 & 2: alenquer red đậm màu nhờ lớp nền nâu bên dưới, bạch tạng nhạt màu nhưng "sạch" hơn, 3 & 4: snow white bạch tạng và snow white chỉ khác nhau ở con ngươi màu đỏ.

    Hiên tượng bạch tạng xảy ra khá phổ biến ở cá betta, tất cả những con nền nhạt (light base) đều là cá bạch tạng cục bộ (xem Hạng mục triển lãm). Trường hợp “mắt đỏ” (tức bạch tạng toàn phần) cực kỳ hiếm bởi vì gen “mắt đỏ” cũng đồng thời làm cho cá betta gần như bị mù.

    [​IMG]

    Đề xuất tên gọi mới
    Cách đặt tên như hiện tại cũng nảy sinh một số vấn đề. Thứ nhất, thuật ngữ “bạch tạng” (albino) có nghĩa gốc là “màu trắng” không thể hiện hết sự đa dạng của hiện tượng khiếm khuyết hắc tố ở cá. Thứ hai, về cơ chế di truyền, những cá thể đột biến bao gồm ít nhất hai gien, một gien khống chế hắc tố ở mắt và gien kia khống chế hắc tố ở thân. Bởi vì các gien hoạt động độc lập nên có khả năng xảy ra trường hợp cá mắt đỏ nhưng màu thân lại đen-nâu như bình thường. Sẽ rất khó để hình dung chúng như là cá “bạch tạng” dẫu điều này đúng về bản chất.

    Vì vậy, một số người sử dụng tên gọi mới để phân biệt các dạng bạch tạng như sau:

    - Trắng = albino = bạch tạng
    - Đỏ = rubino (erythic) = hồng tạng
    - Vàng = lutino (xantho, xanthic) = hoàng tạng
    - Đen = melanino = hắc tạng
    - Nâu = phaeo-melanino = thổ tạng
    - Ánh kim xanh = thanh kim
    - Ánh kim trắng = bạch kim
    - Ánh kim vàng = hoàng kim

    [​IMG]
    Các loại "tạng" ở cá đẻ con (livebearer): 1- cá kiếm hồng tạng (rubino), 2- cá kiếm bạch tạng (albino), 3- cá molly hoàng tạng (lutino), 4- cá bảy màu thanh tạng.

    [​IMG]
    Các loại "tạng" ở cá dĩa: 1- hoàng tạng (albino yellow white), 2- hồng tạng (albino red white), 3- thanh kim (albino blue diamond), 4- bạch kim (albino white butterfly).

    [​IMG]
    "Hoàng kim" tuy hiếm nhưng vẫn tồn tại: 1- kim long bạch tạng, 2- ông tiên bạch tạng, 3- gold betta (đây là dạng bạch tạng toàn thân “cutaneous albino”, mắt vẫn đen).
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/2/20
  2. hoaminh010

    hoaminh010 New Member

    em thích cái con cá La hán Bạch tạng nhìn đẹp vật vã:lee:
     
  3. BaBjDeVil

    BaBjDeVil Active Member

    có con cá rồng bạch tạng nhìn đẹp wa! hình như Vn chưa có loại này thì phải
     
  4. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Sưu tầm một số dạng cá vàng (lutino) của thành viên diễn đàn:

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/14

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội