Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Gà Chọi Madagascar và Gà Nòi (Dr. Charles R. H. Everett)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 28/7/15.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Gà Chọi Madagascar và Gà Nòi
    Dr. Charles R. H. Everett – http://www.ultimatefowl.com

    Thư Ký Hội Bảo Tồn Gia Cầm Hiếm (Society for the Preservation of Poultry Antiquities - SPPA)


    Tôi chắc bài viết này sẽ gây ra một làn sóng phản đối với kết luận của tôi về Gà Chọi Madagascar hay Malgache và Gà Nòi; tuy nhiên trước đây tôi chưa bao giờ tránh né việc tranh luận. Do đó tôi chẳng hề e ngại việc châm dầu vào lửa. Theo quan điểm của tôi, thì hai giống gà này thực sự là một. Trong bài viết ở đây tôi dự định chứng minh luận điểm này, cũng như nêu lên một số vấn đề về việc lai tạo và bảo tồn gà Madagascar. Những con gà này cũng mang lại những thử thách độc đáo cho các nhà bảo tồn Mỹ/Canada. Nhiều nhà bảo tồn sẽ đặt những con gà này vào cả thể loại xưa lẫn hiếm. Trong điều kiện chúng nhất định là cùng một giống gà, thì độ hiếm của chúng chẳng qua là vấn đề chủng tộc của nhà bảo tồn. Nếu bạn là người Mỹ/Canada gốc Việt, thì thì những con gà này chẳng hề hiếm. Mặt khác, nếu bạn thuộc về bất kỳ chủng tộc nào khác, thì việc kiếm được gà này hầu như là không thể. Nguồn gốc của Gà Nòi còn nhiều bí ẩn như gà Malay mà chúng vốn bắt nguồn từ đó. Điều mà chúng ta biết đó là dạng gà Malayoid từng tồn tại ở Đông Nam Á hàng thiên niên kỷ. Cùng thời điểm, dường như đột biến Malayoid bán trụi (semi-naked) xuất hiện ở Bán Đảo Đông Dương. Từ quan điểm lịch sử, chúng ta biết rằng có hoạt động thương mại rộng rãi giữa Bán Đảo Đông Dương, Đảo Madagascar và Reunion. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại, Madagascar dù nằm ở ngoài khơi châu Phi, dường như được người Đông Nam Á đến định cư trong khoảng từ 100 đến 500 năm sau công nguyên. Do đó có mối quan hệ trực tiếp giữa Bán Đảo Đông Dương và Madagascar. Có khả năng Gà Nòi và Gà Chọi Madagascar là cùng một giống gà xét theo những tiêu chí sau đây:

    (1) Quan hệ lịch sử giữa hai vùng này như đề cập ở trên.
    (2) Cả hai đều là dạng gà Malayoid. Điều này được nhấn mạnh ở chiều cao và kiểu mồng: mồng trích và mồng dâu. Không hề có cá thể mồng lá.
    (3) Cả hai điều sở hữu cùng kiểu dáng cơ bản. Chẳng hạn, cả hai đều có ba đường cong của gà Malay.
    (4) Cả hai đều có những vùng trụi lông giống nhau: cổ, mặt trong của đùi và vài chỗ ở ngực.
    (5) Cả hai đều có nọng.
    (6) Cả hai giống đều tạo ra gà vốn có hay không có tích.
    (7) Cả hai đều sở hữu phẩm chất gan lỳ (continued existence) trong trường đấu.

    Các tác giả gia cầm cả cổ lẫn kim đều công nhận mối liên quan giữ hai giống gà này, bao gồm cả nghi chú của tác giả Carlos Finsterbusch trong cuốn Cock Fighting All Over The World và Horst Schmudde trong cuốn Oriental Gamefowl. Horst Schmudde thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng những con Madagascar hay nhất được tìm thấy tại Việt Nam! (Schmudde 2005, trang 34) Việc này hiển nhiên ám chỉ đến Gà Nòi. Lần gặp gỡ đầu tiên của tôi với những con gà này xảy ra khi tôi viếng thăm Campuchia vào năm 2000. Trong chuyến đi này, tôi để ý thấy loại gà Malayoid trụi cổ được sử dụng trong mọi khía cạnh của trò chọi gà. Những con gà trụi cổ được cáp đá với nhau bằng cựa xương; nghĩa là sư kê không gắn bất kỳ loại cựa thép nào lên gà của mình. Những chiến kê cao lớn, nở nang này thật nhanh nhẹn bất kể trọng lượng của chúng, vốn thường vượt quá 10 lb [4.5 kg]. Gà chọi trước hết giao nạp trên không, cựa thấp thoáng bởi mỗi cú đá dường như đều nhắm vào đầu. Về sau, khi tôi thực sự bồng con trống trưởng thành đầu tiên của mình, tôi mới hiểu rằng tại sao chúng là “những kẻ săn đầu”. Cơ ngực cực khủng là một tấm giáp hầu như không thể xuyên thủng. Từ tiếp xúc ban đầu này, tôi tin rằng mình phải sở hữu một trong những chiến kê cổ sơ này. Để mở mang kiến thức và ước vọng của mình về loại gà Malayoid trụi cổ, Craig Russell viết một bài hấp dẫn mang tựa đề “Gà Chọi Madagascar” trên SPPA Bulletin 2003, 8(1):4. Vào mùa thu 2005, tôi đi từ nhà mình ở South Carolina đến Richmond, Virginia để gặp Craig Russell. Anh sốt sắng đồng ý đưa tôi gà Cubalaya từ dòng của John Castignetti và Gà Chọi Madagascar. Bộ tam (trio) Madagascar đầu tiên bao gồm một trống điều, một mái xám và một mái ô. Từ ban đầu khiêm tốn này, tôi phát triển thành một bầy gà nhỏ. Tình cờ, vào mùa thu năm 2006, Craig bị một con thú săn mồi tấn công bầy gà của anh và mất hầu hết số gà Madagascar còn lại. Vì vậy, trong Triển Lãm Indianapolis, tôi đã hoàn trả số gà gốc cho anh. Việc này tự nó cho chúng ta mọi động lực để chia sẻ gà của mình với người khác. Không ai trong chúng ta biết được khi nào mà chúng ta bị tấn công bởi bệnh tật, thú săn mồi hay thảm họa tự nhiên khiến chúng ta mất hết số gà của mình. Bằng việc chia sẻ với người khác, chúng ta có một nơi nữa để tìm về nếu có gì đó xảy ra với giống gà xưa và hiếm của mình. Về bộ tam gà gốc mà tôi nhận được từ Craig, trống có mồng trích (strawberry) trong khi mái có mồng dâu. Anh và tôi nói chuyện không biết bao nhiêu lần về một Tiêu Chuẩn khả dĩ. Sau cùng, tôi quyết định rằng mình phải viết ra một dạng Tiêu Chuẩn nào đó mà tôi dự định cản gà mình theo (Tiêu Chuẩn này được liệt kê ở cuối bài viết). Bởi vì giống gà thuộc dạng Malayoid, tôi tin rằng mồng trích được chuộng hơn. Khi kiểm tra bầy con vốn là kết quả lai tạo từ gà của Craig, và hình ảnh trên mạng, đặc biệt là ganoi.com, tôi quyết định rằng mình cần cản gà cao hơn. Vì vậy, vào năm 2007, tôi cản gà Madagascar anh em cùng bầy với nhau, và tôi cũng cản trống Madagascar điều với mái Malay vàng nhạt. Từ hai bầy lai này tôi chọn ra những trống và mái tơ lớn nhất vốn thể hiện mức độ trụi lông nhiều nhất. Về mặt cá nhân, tôi không mấy quan tâm đến “cái nơ” [râu] ở cổ. Tuy nhiên, tôi thực sự thích những con trụi lông từ mỏ, kéo dài xuống đến tận đít, kể cả trụi lủi ở mặt trong đùi nữa! Để phân biệt gà Madagascar với một con Malay cổ trụi bình thường, tôi cũng luôn lựa chọn những con giống thể hiện nọng cổ và tích phát triển. Việc chọn pha với gà Malay chuẩn đơn giản là vì: thể loại (type), kích thước và những vấn đề liên quan. Thứ mà tôi nhận được là ưu thế lai! Các mái Madagascar không đẻ tốt cho lắm. Khi theo dõi sản lượng trứng của các mái thuần của mình, tôi phát hiện rằng mình có thể thu được từ 25 đến 40 trứng mỗi năm. Hiện nay, con số đó chẳng to tát gì theo tiêu chuẩn của bất kỳ ai! Gà Malay của tôi, mặt khác, lại đẻ rất tốt, bất kể tiếng tăm [đẻ ít] của chúng. Nhìn chung, chúng đẻ từ 60 đến 100 trứng mỗi năm. Với sự kết hợp của cả hai, ở một con trông rất giống gà Madagascar, tôi gia tăng sản lượng trứng của mái Madagascar lên gần 70 trứng mỗi năm. Điều này sẽ có ích trong việc tạo ra nhiều gà con, nhờ đó tôi có thể thanh lọc gắt gao với hy vọng tạo ra gà tốt hơn. Công nhận, ưu thế lai này có thể dễ dàng mất đi. Tuy nhiên, bằng việc duy trì hai phân dòng, một cái là gà Madagascar thuần, cái kia là gà pha Madagascar/Malay, tôi có thể duy trì sức sống (vigor) ở mức độ chấp nhận được. Trong khi duy trì hai phân dòng, tôi dự định lai tạo như sau. Phân dòng thuần sẽ được giữ thuần, luôn chọn con giống cao, mạnh khỏe, mồng trích và trụi lông ở những vùng đúng chỗ. Ở phân dòng pha, tôi dự định chỉ dùng các mái cản về một trống khác từ phân dòng thuần; lựa chọn mái như đã làm với phân dòng thuần. Sau hàng loạt thế hệ (có lẽ năm), tôi lai chéo hai phân dòng, với trống từ phân dòng pha và các mái từ phân dòng thuần; rồi tôi lai cận huyết [trống mái cùng bầy] phân dòng pha như đã làm trước đó với phân dòng thuần. Lối lai chéo và cận huyết này từng được các sư kê áp dụng trong nhiều thế kỷ, và nó rất hiệu quả trong việc tạo ra gà Tiêu Chuẩn.

    Hiện tại, Gà Chọi Madagascar chưa được chuẩn hóa ở Mỹ và Canada. Việc dùng nó như là gà cảnh bị giới hạn bởi cả số lượng người nuôi thấp lẫn việc không có khả năng đoạt giải. Cũng bởi vì đá gà hiện bị cấm ở tất cả các bang. Do hai lý do chính để gìn giữ loại gà không có lợi về mặt kinh tế, đều nằm ngoài tầm với, Gà Chọi Madagascar có công dụng gì? Nhất định! Gà Chọi Madagascar rất phát triển, tôi dám nói là rất to, hay ngực nở gấp đôi. Nó không cao như gà Malay tiêu chuẩn của chúng ta, và dường như không gặp vấn đề gì ở chân như thường thấy ở gà Malay. Ở sáu tháng tuổi, một trống non Madagascar phải nặng đến 8 lb [3.6 kg]. Khi gần trưởng thành, một trống phải nặng không dưới 12 lb [5.4 kg]. Ngược lại, trống Malay non chỉ nặng khoảng 5.5 lb [2.5 kg] ở sáu tháng tuổi. Một trống Malay trưởng thành sẽ nặng 9-10 lb [4.1 – 4.5 kg]. Vì vậy, Gà Chọi Madagascar tăng trọng nhanh hơn so với gà Malay, mà không gặp vấn đề gì về chân cẳng. Nhiều năm trước đây, tôi bắt đầu ghi nhận sự tăng trọng của các giống gà hiếm mà tôi giữ. Tự nhiên, tôi để ý thấy các giống gà xưa và hiếm có xu hướng lớn chậm hơn các họ hàng hiện đại hơn của chúng. Trong số những giống gà xưa và hiếm mà tôi giữ, tôi phát hiện thấy Maran Pháp có độ tăng trọng nhanh nhất, theo sát là Sussex Anh. Vào mùa xuân 2007, tôi cản một trống Gà Chọi Madagascar với một loạt mái Maran lớn con. Bầy pha này được thực hiện chỉ đơn giản để tạo ra gà thịt. Nên nhớ tôi không định tạo ra một giống gà thịt (broiler). Gà thịt hiện đại là kết quả nghiên cứu di truyền được thực hiện trong hơn 50 năm qua. Tôi không quá ngây thơ hay kiêu hãnh để tin rằng mình có phép màu ở trại nhà vốn có thể bỏ qua nghiên cứu và thực hành gian khó. Tôi đơn giản muốn áp dụng các nguyên tắc cơ bản của ưu thế lai, cùng với con giống thuần của mình, để tạo ra gà thịt mà không gặp vấn đề chân cẳng, rằng tôi có thể tự mình ấp nở. Bầy pha tạo ra gà với ngực rộng hơn gà Maran nhưng không rộng bằng gà Madagascar. Gà lớn nhanh hơn nhiều so với gà Madagascar và chỉ hơi chậm hơn so với gà Maran thuần. Nhìn chung, tôi hài lòng với kết quả. Gà được giết thịt ở 16 tuần tuổi, và cân nặng từ 4.5 đến 6.5 lb [2 – 2.9 kg]. Sự khác biệt về cân nặng ở gà, phản ánh sự khác biệt giữa mái và trống. Những con gà này được nuôi bằng cám gà con 18% (chick starter) và tự kiếm ăn. Có thể đạt độ tăng trọng tốt hơn với khẩu phần giàu protein hơn, nhưng tôi không có sẵn, hoặc tôi sẽ gặp vấn đề về chân và tim, vốn thường là kết quả của khẩu phần quá giàu protein. Thịt có kết cấu mịn (finely textured) với hương vị tuyệt vời.

    Gà Chọi Madagascar ít nhất cũng là họ hàng gần với Gà Nòi Đòn Việt Nam. Về mọi khía cạnh thực tế, nó là cùng một giống, vốn được lai tạo với ít áp lực về tuyển chọn hơn Gà Nòi, hay nó được lai tạo theo một xu hướng hơi khác về tuyển chọn. Dẫu khan hiếm trong số các nhà chăn nuôi ở Mỹ và Canada, giống gà rất dồi dào trong số người gốc Việt ở Mỹ. Vốn không có tiêu chuẩn, giống gà không xuất hiện ở bất kỳ cuộc triển lãm quốc gia hay địa phương nào. Một ứng dụng tuyệt vời của gà Madagascar là sản xuất ra gà thịt khi được pha với giống gà song nhiệm (dual purpose) xưa và hiếm khác. Gà Madagascar mang lại bộ ngực nở nang hơn so với các giống gà song nhiệm khác. Với hầu hết chúng ta, những người lớn lên cùng đám gà thịt với nguyên tắc hàng đầu, bộ ngực nở nang hơn này hợp nhãn và hợp khẩu vị. Ưu thế lai được tạo ra nhờ việc pha gà Madagascar với giống gà song nhiệm truyền thống là một lợi thế về mặt kinh tế mà không phải phụ thuộc vào việc mua giống gà thịt hiện đại.

    Việc theo dõi đường lan truyền của các giống gà xưa và hiếm, có thể là một hành trình thú vị, nếu bạn không ngại mất thời gian tìm hiểu từng cá thể thông qua các cuộc điện thoại và gửi email. Đường lan truyền của Gà Chọi Madagascar là rất nhỏ bé trong công cuộc nghiên cứu gia cầm ở Mỹ. Craig Russell kiếm được những con Gà Chọi Madagascar gốc từ một nguồn vô danh ở Georgia. Gần như chắc chắn, nguồn đó là một sư kê, người biết rằng có thể chia sẻ con giống cho Russell mà không lo chúng xuất hiện ngoài trường đấu chống lại chính gà mình trong tương lai. Đến lượt mình, Craig Russell gửi một số gà Madagascar cho Biên Tập Viên [SPPA Bulletin], Ed Hart. Sau vài năm, Ed chia sẻ gà của mình với một thành viên SPPA khác, Orrin Jones ở Kansas City. Ngay sau đó, Orrin gửi gà cho trại ấp Ideal Hatchery, để họ sử dụng làm con giống. Kết quả, nếu bạn mua Gà Chọi Madagascar từ Ideal Hatchery, bạn sẽ nhận được cùng nguồn gien với những con mà tôi dùng làm cơ sở cho bài viết này.

    [​IMG]
    Gà Madagascar Malay trụi cổ [Hình vẽ trích từ cuốn Cock Fighting All Over The World của Carlos Finsterbusch, 1929].

    [​IMG]

    Tiêu Chuẩn Dự Thảo Gà Chọi Madagascar/Malgache

    Dr. Charles Everett “Tiêu chuẩn này chỉ thể hiện những đặc điểm cơ bản của thể loại gà ở Madagascar. Nó cũng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả”.

    Cân nặng:
    Trống 12 lb [5.4 kg]. Mái 8 lb [3.6 kg]

    Chiều cao:
    Trống 28-30 inches [71-76 cm]

    Thể loại:
    Malayoid; ba đường cong tiêu chuẩn của gà Malay.

    Vùng trụi lông:
    Đầu ngoại trừ đỉnh đầu
    Cổ (râu được chấp nhận)
    Diều
    Mặt trong đùi
    Toàn bộ ngực và mặt dưới nên trụi lông (một tính trạng mong muốn)
    Vùng da hở phải Đỏ (bởi vẫn có da Chì).

    Đầu:
    Dẫu không đạt ở tất cả các giống gà khác, gà Madagascar có Đầu Quạ (Crow Headed).

    Mồng:
    Ở Madagascar, mồng dâu và trích có tồn tại. Tôi từng cản theo mồng trích.

    Tích:
    Rõ và lớn

    Nọng:
    Nổi và lớn

    Cánh:
    Cao và đè lên lông mã

    Đuôi:
    Hơi thấp hơn chiều ngang cho đến sụp (cúp).

    Lưu ý về màu lông:
    Màu lông dường như dựa trên cả màu điều và vàng nhạt (wheaten).

    Màu chân:
    Vàng lem chì
    Chì (gray)
    Xanh lục (willow)


    ================================================== =========================


    Gà Nòi Việt Nam (Hội Gà Nòi Việt Nam)
    Lai dòng (Dr. Charles Everett & Craig Russell)
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội