Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Kiểm soát ký sinh bằng thảo dược (Susan Burek)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 21/9/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Kiểm soát ký sinh bằng thảo dược (Susan Burek)
    Susan Burek (Moonlight Mile Herb Farm) – http://www.facebook.com/groups/herbalpoultrycare

    Côn trùng là một phần tự nhiên của môi trường và, trên thực tế, cũng là thức ăn của gia cầm. Nhưng khi gia cầm của chúng ta trở thành thức ăn của chúng, chúng ta phải lưu tâm đến sự mất cân bằng về môi trường và hậu quả của nó. Rận, mạt, ve và bọ chét là những côn trùng ký sinh phổ biến trên gia cầm, nhưng ruồi, bọ và mò đỏ (chigger) cũng có thể tấn công chúng. Mục đích của bài viết này là đề ra cách điều trị một số loại ký sinh phổ biến. Những côn trùng này có thể làm suy yếu sức khỏe của gia cầm trưởng thành và tạo điều kiện cho các bệnh nghiêm trọng khác xâm nhập. Chúng có thể độc hại hơn đối với gia cầm non vốn yếu hơn những con trưởng thành. Việc lây nhiễm là dấu hiệu của hệ thống miễn dịch kém và mật độ nuôi quá đông đúc. Một kế hoạch phòng chống toàn diện là giải pháp hiệu quả nhất. Việc này sẽ giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ và giảm tối đa tác động lên những côn trùng và thực vật bản địa có ích theo cách thức chọn lọc thông qua việc điều trị gia cầm và môi trường nuôi nhốt chúng. Chúng ta phải cân nhắc đến tác động lên môi trường khi sử dụng thuốc sát trùng hóa học (Carbayrl) hay tự nhiên (DE, Pyrethrins) bởi chúng có thể gây ra nhiều rắc rối hơn so với việc không làm gì cả. Thuốc trừ sâu (pesticides) không phân biệt mà giết cả côn trùng có hại lẫn có lợi và hậu quả là ký sinh còn lây nhiễm mạnh hơn trong tương lai. Cân nhắc điều này, việc phòng tránh côn trùng bằng thảo dược có thể rất có ích không chỉ đối với gia cầm mà còn cả môi trường nữa. Thay vì cố duy trì một môi trường phi tự nhiên và không có côn trùng, cần tiến hành một chiến lược khéo léo hơn để tránh làm tổn hại đến môi trường và khiến gia cầm dễ mắc bệnh.

    Côn trùng có hại là gì?

    Côn trùng có hại (pest) là những loài không được mong đợi, và đối với gia cầm, thì đó là những con có hại cho sức khỏe của gia cầm. Trước hết, cần nhận diện chính xác đâu là côn trùng có hại bởi bạn càng hiểu biết về chúng, chẳng hạn như vòng đời, cách thức lây nhiễm và hành vi đối với gia cầm, thì bạn càng dễ khống chế chúng.

    Rận (lice)

    Có nhiều loài rận và chúng hầu như ăn da và lông của gà, dẫu chúng cũng hút máu nếu gặp vết thương hở. Vòng đời của chúng từ 3 đến 4 tuần và ký sinh trên cơ thể gà. Một con rận cái đẻ từ 30 đến 350 trứng. Lây nhiễm có thể được xác định bằng sự hiện diện của các búi trứng trên đầu, xung quanh hậu môn, ức và hông, và mặc dù chỉ khiến cho gà khó chịu, chúng có thể khiến gà yếu đi nếu bị lây nhiễm nặng. Rận thường lây nhiễm qua đường tiếp xúc giữa gà với gà. Việc tiêu diệt rận bằng cách bôi thảo dược lên cơ thể tỏ ra có hiệu quả.

    [​IMG]
    Nếu bạn thấy chân gà bị mốc trắng thì có lẽ nó bị nhiễm sùng. Chân và ngón cần được bôi rửa bằng dầu thảo dược.

    Mạt (mite)

    Mạt không chỉ ăn lớp da của gà như rận mà còn hút máu. Mạt chân và mạt da được xếp vào cùng một nhóm, chúng ta có thể đã quen thuộc với một loại mạt được gọi là sùng chân. Loại mạt này thường xuất hiện trên gà già, bởi vậy những ai loại bỏ hết gà già thường không thấy nó xuất hiện. Vòng đời con sùng kéo dài từ 1-2 tuần, chúng ký sinh dưới các vảy ở chân và ngón. Chúng lây nhiễm qua đường tiếp xúc giữa gà với gà và với mặt đất. Mạt bắc (nothern mites) phổ biến ở các vùng lạnh với vòng đời từ 2-3 tuần hoàn toàn trên cơ thể gà. Loài mạt thường thấy nữa là bét đỏ (red mite Dermanyssus gallinae) tấn công gà vào ban đêm từ khắp nơi trong chuồng. Nơi trú ẩn của chúng gồm các ngách và khe hở trong chuồng gà bao gồm cả ổ đẻ và sàn, chúng bị hấp dẫn bởi các vật thể phát nhiệt. Vòng đời của bét đỏ chỉ kéo dài 7 ngày và mỗi con cái đẻ đến 32 trứng trong đời. Điều trị riêng rẽ chỉ có tác dụng đối với loại mạt bắc, bằng không thì phải điều trị cả gà lẫn chuồng trại.

    Ve (tick)

    Ve thích hút máu và sống ký sinh trên cơ thể gà, vòng đời kéo dài 30 ngày, đẻ trứng lên chuồng thay vì trên người gà. Ve có khả năng đẻ tới cả ngàn trứng trong một vòng đời. Điều quan trọng cần lưu ý đó là ve không chuộng khí hậu ẩm ướt hay lạnh lẽo, nhưng chúng có thể chịu đựng được khí hậu tương đối lạnh, và cũng là loài côn trùng mạnh mẽ, con trưởng thành có thể sống ký sinh nhiều năm trời trên cơ thể gà. Gia cầm có thể xơi ve, đặc biệt là gà sao (guinea fowl), nhưng nếu bệnh lây lan quá mạnh thì gà sao cũng diệt không xuể. Cần phải điều trị cả chuồng lẫn gà để khắc phục bệnh này, và phải thực hiện hàng tháng nếu bệnh xuất hiện.

    Bọ chét (flea)

    Bọ chét đẻ trứng trên da gà, một khi trứng nở, chúng sống tiếp 2 tuần trong đất. Những côn trùng này cũng ký sinh trên cơ thể các loài động vật khác, và cả con người nữa. Chúng lây lan qua đất và lớp trải nền. Việc điều trị cần áp dụng cho chuồng gà, đặc biệt là lớp trải nền nơi ấu trùng ăn các mùn bã hữu cơ.

    Phòng bệnh

    Như các bạn đều thấy, vòng đời của những côn trùng này đều khá ngắn và chúng đẻ rất sai. Nhiều loài trong số này có thể sống hàng tuần, tháng hay thậm chí hàng năm bên ngoài cơ thể “vật chủ”. Với khả năng sinh sản ghê gớm của chúng, đây là cả một cuộc chiến, vì vậy việc phòng ngừa cần được đưa vào chương trình quản lý chuồng trại. Hầu hết bệnh ký sinh côn trùng đều lan truyền qua tiếp xúc giữa gà với gà, và một số loài mạt, ve và bọ nhảy lây nhiễm qua nền và lớp lót sàn. Hàng năm, chúng thường xuất hiện nhiều vào những tháng mùa thu và mùa đông ngoại trừ ve, loài mà dân số giảm đi vào mùa đông ở các vùng khí hậu lạnh lẽo. Chúng gây ra hậu quả gì? Sức khỏe của bầy gia cầm có thể bị ảnh hưởng thể hiện qua việc sút cân cũng như giảm sản lượng trứng ở gà mái đẻ. Ngoài ra, gia cầm có thể bị thiếu máu, lở loét, nhiễm khuẩn thứ phát, và sức khỏe bị giảm sút dẫn tới tử vong. Một chiến lược phòng bệnh hiệu quả là cách bảo vệ tốt nhất.

    [​IMG]
    Sau khi vệ sinh chuồng trại, thanh hao (sweet annie) được rải lên sàn và ổ đẻ và được thay thường xuyên. Các loại bột xua đuổi côn trùng từ thảo dược cũng có tác dụng.

    Các thảo dược có tác dụng xua đuổi và diệt côn trùng

    Có nhiều loại thảo dược thông dụng có thể dùng vào việc xua đuổi và tiêu diệt côn trùng ký sinh trên gia cầm. Một số được trồng hay mọc hoang trong sân vườn và khu vực lân cận nhà bạn. Có nhiều loại thảo dược có tác dụng xua đuổi côn trùng đáng chú ý như tỏi, vuốt mèo (catnip), ớt cayenne, oải hương (lavender), xô thơm (sage), oregano, hương thảo (rosemary), húng quế (basil), bạc hà hăng (pennyroyal), ngải (wormwood, Artemisia sp.) và cỏ thi (yarrow). Những dược thảo có khả năng tiêu diệt ký sinh một cách trực tiếp bao gồm: tỏi, cúc liên chi dại (feverfew), cúc ngải (fleabane), hoa phổi (mullein), cúc trắng (oxeye daisy) hay cúc trắng lai (shasta daisy). Tất cả những cây này đều toát mùi hương. Dẫu côn trùng không mẫn cảm với mùi, những thảo dược có mùi nồng này khiến nhiều loài côn trùng khó chịu và vì vậy có tác dụng xua đuổi (repellant). Chúng có thể dùng cho gia cầm dưới dạng tươi hay khô, hay chiết tách bằng dung môi. Tôi khuyên bạn hãy cẩn thận khi dùng loại dầu hương liệu thương mại. Dầu hương liệu (essential oil) được chiết tách từ dầu thảo dược với nồng độc cực cao. Dầu hương liệu không được dùng để uống, và khi sử dụng cũng hết sức cẩn trọng. Chúng nên được hòa loãng bằng trong dung dịch pha (cồn, dầu hay nước) để tránh gây dị ứng da và cẩn thận nếu gà có vết thương hở. Người mới nên tránh dùng hai loại hương liệu Pennyroyal và Eucalyptus. Những thảo dược này gây phản ứng phụ, một trong số đó có thể làm các loài thú bị xảy thai. Mặc dù gia cầm không phải là thú, những hương liệu này vẫn có thể quá mạnh đối với trọng lượng cơ thể chúng trừ phi được dùng đúng liều lượng, mà điều này lại cần đến kinh nghiệm. Nên chuẩn bị chất xua đuổi và tiêu diệt côn trùng bằng thảo dược nguyên cây, đây là nguyên tắc hàng đầu khi áp dụng cho gia cầm.

    Hệ miễn nhiễm

    Cách phòng vệ tốt nhất là một bầy gà với hệ miễn nhiễm mạnh khỏe. Côn trùng bám lên da và hút máu sẽ làm gà dễ nhiễm khuẩn và phát bệnh. Việc hút máu lâu dài cũng làm gà bị thiếu máu, khiến chúng sút cân và suy yếu. Thậm chí việc bị đeo bám và quấy rối thường xuyên cũng khiến gà bị căng thẳng kinh niên. Một hệ miễn nhiếm khỏe mạnh sẽ giúp gà chống chọi với vi khuẩn gây bệnh trong khi chờ điều trị ký sinh ngoài da.

    Cũng tốt khi tập cho gà của bạn ăn tỏi tươi, hãy khởi sự khi chúng còn nhỏ và bắt đầu ăn thức ăn cứng. Hòa tỏi vào nước uống theo tỷ lệ 1-4 nhánh mỗi gallon là một cách đơn giản khác. Liều tối thiểu 1 nhánh mỗi gallon dùng để phòng ngừa, trong khi liều cao được áp dụng khi gà đã nhiễm bệnh. Tinh dầu tỏi rất giàu lưu huỳnh – mà nó phân hủy thành sulfide nặng mùi. Mặc dù mùi sulfite khó ngửi, nhưng cũng giống như các loại tinh dầu thảo dược khác, nó là chất xua đuổi côn trùng rất hiệu quả. Nó thực sự là loại thảo dược không thể thay thế, có thể điều trị cả nội lẫn ngoại thương.

    [​IMG]
    Chế độ quản lý gia cầm tốt phải bao gồm việc cung cấp hố tắm cát cho gia cầm của bạn. Chúng ta có thể không cần quan tâm nhiều nếu gia cầm được thả rông và tự tìm địa điểm ưa thích. Nhưng chúng có thể bị nhốt chuồng do điều kiện thời tiết hay mùa đông làm đất đóng băng thì chúng ta phải làm điều gì đó cho chúng.

    [​IMG]
    Lớp rơm dày trải ngoài trời là cách đơn giản để cung cấp hố tắm cát vào mùa đông ở các vùng khí hậu lạnh. Lớp rơm tự biến thành “cát” khi nát ra.

    Tắm cát là cần thiết

    Một phương pháp khống chế ký sinh ngoài da ở gà là tắm cát (dust bathing). Trên thực tế, đây là một hành vi bản năng, chứng tỏ ký sinh ngoài da là kẻ thù từ ngàn xưa của gà. Tắm cát không chỉ giúp gà rũ bỏ ký sinh ngoài da mà còn giúp bộ lông mạnh khỏe. Điều này thực sự khó khăn vào mùa đông ở những vùng khí hậu lạnh khi mà mặt đất bị đóng băng kéo dài. Tôi có một chuồng gà đặt ngoài trời với mái che và phủ kín bằng vải bạt. Vào mùa đông, tôi che kín chuồng bằng tấm plastic dày 4 li và bắt vít bằng nẹp gỗ cũ. Nó không chỉ ngăn tuyết để bầy gà chạy nhảy và thư giãn, mà nền rơm còn là nơi để gà tắm cát. Đó là cách của tôi và còn nhiều cách khác nữa, như đặt hộp cát chẳng hạn. Tôi rắc tro bếp kèm chút bột thảo dược vào hố cát. Tôi thường xuyên vệ sinh hố tắm vào mùa đông với tro và thảo dược.

    [​IMG]
    Mặt trời có thể giúp chuyển hóa thảo dược thành dầu và tạo ra một chất sát trùng ngoài da tuyệt vời cho gia cầm. Loại dầu thảo dược ở đây là hỗn hợp giữa tỏi và hoa phổi (mullein).

    Dầu thảo dược dùng cho gà

    Chất sát trùng thảo dược ngoài da dùng cho gà rất dễ làm. Toàn bộ thảo dược chứa tinh dầu được chiết xuất trong dầu ăn hay cồn. Nước không phải là dung môi tốt đối với tinh dầu, như chúng ta biết, tinh dầu không hòa tan hết trong nước! Dầu ô-liu hay bất kỳ loại dầu ăn nào khác đều được. Chiết tách bằng dầu ăn là cách hiệu quả để “lấy” tinh dầu thảo dược vốn chỉ chuyển hóa thành dung dịch khi được gia nhiệt. Để chiết tách, cần gia nhiệt thấp và kéo dài bằng cách phơi nắng hay chưng cất trong nồi hay lò điều chỉnh nhiệt độ thấp.

    Trước khi phơi nắng, nhồi thảo dược băm nhỏ vào lọ, đổ đầy dầu ăn. Lưu ý không để có bọt và thảo dược nổi trên dầu bởi thảo dược sẽ bị iu thối trước khi chiết tách. Dùng muỗng sạch đè thảo dược xuống để bọt trồi lên hết. Rồi đậy nắp và phơi nắng trong vòng một hay hai tháng. Tách và đổ bớt dầu ăn ra. Đừng châm nước bởi nó sẽ đọng dưới đáy lọ, đặc biệt khi bạn dùng thảo dược tươi. Dầu của bạn có thể trữ trong nhiều tháng trời nếu bạn để nơi râm mát. Đổ bỏ nếu nó chuyển mùi hay bị mốc.

    Nếu muốn chiết tách nhanh hơn, sử dụng nồi chưng cất để gia nhiệt. Để tham khảo, áp dụng tỷ lệ 7:1 (dầu ăn:thảo dược khô) hay 7:2 (dầu ăn:thảo dược tươi) và chiết tách bằng nhiệt độ thấp trong tối thiểu vài giờ. Đừng để lửa nóng quá kẻo tinh dầu bị phân hủy hết. Điều này sẽ khiến dầu thảo dược thành ra vô dụng. Khi dùng, bôi lên da và vảy gà và tái điều trị khi cần tùy theo vòng đời của ký sinh.

    [​IMG]
    Rượu thuốc diệt côn trùng từ nhựa lá thông trắng (white pine Pinus strobus) ngâm trong cồn y tế. Nó dùng để xịt những bề mặt và kẽ hở ẩn khuất bên trong chuồng gà.

    Rượu thuốc và thảo dược tại gia

    Rượu thuốc (liniment) là chiết xuất thảo dược ngâm trong cồn y tế (Isopropyl), mà tôi dùng để vệ sinh chuồng trại thay vì bôi lên cơ thể gà bởi vì nó làm da bị khô và có thể gây dị ứng. Rượu thuốc sát trùng làm từ lá và hoa thông trắng rất tốt, và có sẵn quanh năm. Tuy nhiên, dùng những loại thảo dược xua đuổi côn trùng khác cũng tốt. Để so sánh, áp dụng tỷ lệ 5:1 (cồn:thảo dược khô) hay 5:2 (cồn:thảo dược tươi). Bỏ thảo dược vào hũ và đổ ngập cồn. Đậy nắp và lắc hàng ngày trong hai tuần. Lọc và đổ vào bình xịt để sử dụng. Mỗi lần làm tôi đều sử dụng hết thay vì đem trữ. Nếu muốn trữ, hãy dán nhãn “không được uống” bởi hậu quả sẽ khốc liệt nếu cho uống.

    Trước khi xịt rượu thuốc, tốt nhất nên vệ sinh tổng quát. Loại bỏ hết lớp trải nền và vệ sinh khay nước, máng ăn và đèn sưởi. Dĩ nhiên, nên thực hiện vào ngày nắng đẹp bởi bạn không chỉ thả gà ra ngoài cho rộng chỗ mà còn tận dụng ánh nắng và gió để giúp lồng thông thoáng. Khi sử dụng bất kỳ chất gì có mùi, bạn cần đảm bảo có nhiều chỗ thoát khí khi xịt. Thay vì xịt khắp nơi, bạn nên xịt rượu thuốc lên chạc, góc ngách và kẽ nứt, những nơi mà côn trùng có thể đẻ trứng và khó làm vệ sinh. Mùa hạ và mùa xuân là thời gian thích hợp để dùng rượu thuốc xịt lồng, tuy nhiên việc áp dụng hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ lây nhiễm, môi trường và khí hậu.

    Trong ứng dụng hàng ngày, thảo dược có thể được trộn trực tiếp vào lớp trải nền và ổ đẻ. Về khía cạnh này, tôi thấy lá thảo dược khô tách bỏ cành dễ sử dụng hơn cho một khu vực lớn, trong khi những không gian nhỏ như ổ đẻ nên dùng thảo dược tươi. Nhưng bạn có thể thử nghiệm xem cách nào phù hợp với mình. Tôi dựa vào yếu tố “mùi” để biết khi nào nên thay thảo dược.

    Một trong những lợi ích lớn lao mà tôi phát hiện khi dùng hương liệu để khống chế ký sinh, đó là chúng rất thơm và đem lại cảm giác dễ chịu, không chỉ cho đám gia cầm, mà còn cả chính tôi nữa! Sử dụng dược thảo có mùi hương không chỉ phòng ký sinh và đem lại sức khỏe cho đàn gia cầm, mà còn tiện lợi và cải thiện mùi hương nữa!
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội