Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Có nên lai cận huyết các loài cá cảnh nhiệt đới?

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 3/10/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Có nên lai cận huyết các loài cá cảnh nhiệt đới?
    Bill Forrest - www.thecichlidgallery.com

    Một số nhà nuôi cá cảnh cho rằng lai cận huyết (inbreeding) là điều hết sức tệ hại trong khi một số khác lại xem đó là điều bình thường, không tốt cũng chẳng xấu. Với tôi, điều này còn tuỳ thuộc vào lý do và mục đích của việc lai tạo; chẳng hạn như lai chọn lọc (line breeding), một hình thức lai cận huyết chấp nhận được. Nhìn chung, ý tưởng của việc lai chọn lọc là tái tạo dòng thuần bằng việc duy trì các đặc điểm di truyền mong đợi và loại bỏ các đặc điểm không mong đợi. Cũng bằng việc cho cá lai cận huyết, các đặc điểm di truyền còn tiềm ẩn có thể xuất hiện nơi bầy cá con. Nhiều trong số những đặc điểm này được các nhà nuôi cá cảnh chấp nhận và duy trì. Hình thức lai chọn lọc này được áp dụng để nhân giống các loài cá cảnh nhiệt đới bởi vì người ta hy vọng tạo ra được các dòng cá với những đặc điểm đặc biệt. Thường thì những đặc điểm này được tạo ra bởi các đột biến gen nhân tạo hay là gen lặn mà chúng tác động lên kích thước, màu sắc và dạng vây của loài.

    [​IMG]
    Hầu hết cá đĩa ngoài thị trường ngày nay đều là các sản phẩm lai chọn lọc.

    Kích thước là một đặc điểm mà các nhà lai tạo thường cố gắng chọn lọc cho dòng cá. Xu hướng thông thường là tuyển chọn cá có kích thước lớn, nhưng nếu cá cha mẹ không được lựa chọn một cách cẩn thận thì kết quả ngược lại có thể xảy ra. Một số nhà lai tạo ghi nhận rằng lai chọn lọc có thể dẫn đến kết quả là kích thước loài bị teo dần đi.

    Màu sắc của cá được xác định bởi sự hiện diện hay vắng mặt của các tế bào sắc tố da. Các tế bào sắc tố được phân loại thành: melanophores tức tế bào sắc tố đen-nâu; erythrophores tức tế bào sắc tố đỏ; leucophores tức tế bào sắc tố trắng; xanthophores tức tế bào sắc tố vàng; và irridophores tức tế bào phản xạ ánh sáng. Do đó, đột biến về màu sắc có thể xảy ra thông qua sự hiện diện, vắng mặt hay kết hợp giữa những tế bào sắc tố này. Một ví dụ về đột biến màu sắc thông qua việc lai tạo chọn lọc là các cá thể convict cichlid (gấu trúc) màu tím. Chúng thiếu các tế bào hắc tố gốc như ở các cá thể convict được bắt ngoài tự nhiên. Convict cichlid lai tạo có các đặc điểm màu sắc như vậy gọi là dạng sắc tố trắng (leucomorphism). Một dạng đột biến mong đợi khác là bạch tạng (albinism), nghĩa là không có màu sắc. Dạng bạch tạng hiếm khi xuất hiện ngoài tự nhiên hoặc nếu có thì cá cũng không thể sống lâu. Trong trường hợp này các tế bào sắc tố không hiện diện.

    Đột biến vây cũng là đặc điểm được chọn lai tạo. Cá cha mẹ cần được lựa chọn một cách cẩn thận với các gen mang đặc điểm di truyền mong đợi. Dù vậy, cùng với những đặc điểm di truyền mong đợi, nhà lai tạo cần lưu ý rằng, những đặc điểm không tốt cũng xuất hiện trong hệ gen của loài. Những gen không tốt này thể gây nên sự suy giảm thể chất, các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở cá chẳng hạn như các tật vẹo xương sống và thiếu vây. Những trường hợp này thường xảy ra do thiếu kinh nghiệm lai tạo hay tuyển chọn cá cha mẹ kém chất lượng. Nếu không tuyển chọn kỹ mà lại đem lai chọn lọc các cá thể không phù hợp, những đặc điểm không mong đợi sẽ xuất hiện một cách thường xuyên nơi bầy cá con từ đó làm thoái hoá một cách nghiêm trọng những thế hệ về sau. Điều này được coi như là pha (cross breeding) cùng loài. Pha là khi nhiều dòng cá được kết hợp với nhau để tạo ra sự khác biệt lớn hơn về gen. Dù vậy, việc lai tạo giữa các dòng khác biệt cũng có thể phát sinh vấn đề về gen mà các nhà lai tạo nên lưu tâm đến. Với tất cả các dạng lai tạo, nhà lai tạo cần phải hết sức cân nhắc khi lựa chọn cá cha mẹ. Điểm khó khăn ở đây là làm sao kiếm được các dòng cá có liên hệ gần gũi.

    Ngay cả với các dòng thuần chủng thích hợp của loài mà chúng không thể hiện sự khiếm khuyết gen, tôi vẫn đặt nghi vấn liệu các dòng lai tạo có mang lại lợi ích cho loài không? Tôi cũng tự hỏi có khả năng xảy ra đột biến một cách tự nhiên bên trong cộng đồng một loài hay không? Cho dù điều này có xảy ra, cũng chỉ một số ít cá thể có khả năng sống sót mà thôi. Có một vài cá thể đột biến gen tự nhiên được người ta tìm thấy. Tôi may mắn được chứng kiến một con cá voi sát thủ bạch tạng tại Sealand, Victoria vào năm 1969. Các con khác mà tôi thấy gần đây được bắt và trưng bày tại Sydney Aquarium ở Úc. Chúng gồm có một con cá mập ở cảng Jackson và hàng loạt cá chình vây dài màu vàng. Các nhà ngư loại học làm việc tại đấy ngạc nhiên là làm thế nào mà những con cá có màu sắc nổi bật này có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt và đầy cạnh tranh. Dù sao đi nữa, các sự kiện như trên là rất hiếm.

    Hầu hết các đột biến gen xảy ra có liên quan đến sự chọn lọc các gen lặn. Nơi các dòng thuần dưỡng, các đặc điểm tiềm ẩn có thể được hình thành nhưng trong tự nhiên chúng rất hiếm khi xuất hiện. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là những cá thể mang gen lặn có khả năng sống sót khi được thả ra môi trường tự nhiên hay không? Tôi tin rằng khả năng sinh tồn trong tự nhiên là rất hạn chế đối với các dòng cá do con người lai tạo ra. Dù vậy, nếu sống sót chúng cũng phải tự biến đổi trở lại dạng hoang dã như là những thành viên mới của cùng một loài.

    Điều này dẫn tôi đến với thuyết về sự chọn lọc tự nhiên của Darwin lý giải về những sự đột biến di truyền diễn ra bên trong một loài. Quá trình chọn lọc tự nhiên tuyển chọn ra các cá thể mang các đặc điểm di truyền có ích giúp chúng sinh tồn trong môi trường thiên nhiên, đồng thời làm triệt tiêu các cá thể mang các đặc điểm kém ích lợi hơn. Dần dà, qua nhiều thế hệ, tất cả các cá thể của loài sẽ được di truyền lại các gen có ích. Theo thuyết tiến hoá của Darwin, sự chọn lọc tự nhiên diễn ra một cách không ngừng để xác định các đặc điểm gen phù hợp với loài, giúp chúng tiếp tục sinh tồn.

    [​IMG]
    Loài Aulonocara "ruby red" là loài cichlid phổ biến được tạo ra qua quá trình lai tuyển chọn.

    Mặc dù lai chọn lọc có một số vấn đề, việc cận huyết không làm lai tạp bộ gien của loài vì không tạo ra loài mới nào cả. Pha giữa các dòng cùng loài cũng không làm lai tạp bộ gen vì xảy ra bên trong một loài. Tạp gien xảy ra khi lai giữa hai loài khác biệt với nhau (hybriding). Lai tạp không được khuyến khích bởi vì những gen lạ sẽ kết hợp vào bộ gen thuần chủng của mỗi loài một cách không mong đợi. Dù vậy, có một số nghiên cứu và lý thuyết cho rằng Mẹ Thiên Nhiên (Mother Nature) hình thành dựa trên sự lai tạp tự nhiên. Nhưng một khi điều này xảy ra một cách tự nhiên, con người hãy để cho “Mẹ Thiên Nhiên” hoàn tất việc này.

    Để kết luận, tôi sẽ trình bày với các bạn ý kiến của riêng tôi về chủ đề này. Trước tiên, tôi tin rằng các nhà nuôi cá cảnh nên có trách nhiệm lai tạo các loài càng gần với dạng hoang dã của chúng càng tốt. Do vậy, tôi không đồng ý việc lai chọn lọc ở hầu hết các loài. Nhưng nếu phải lai chọn lọc một dòng, tôi sẽ cố cản về tương tự như dạng thuần chủng trước khi tiếp tục lai cận huyết. Tôi tin việc lựa chọn cá cha mẹ thích hợp là rất quan trọng và kể cả việc tuyển chọn cá con. Tôi không tán thành việc lai tạp giữa các loài khác biệt bởi vì nếu các cá thể lai được hình thành và tồn tại, chúng có nhiều khả năng thoát ra ngoài thiên nhiên [và kết hợp với cá thể thuần chủng; loài thuần chủng ở đó có nguy cơ bị biến mất; đó là sự mất mát khi quan sát dưới khía cạnh khoa học và môi trường]. Tóm lại, cá bảy màu nên là cá bảy màu, dù có vây dài hay bị bạch tạng đi nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/20

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội