Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Luật đá cá (Precha)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi vnreddevil, 4/10/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Luật đá cá
    Precha Jintasaerewonge - http://www.plakatthai.com/fightingfishregulation.html

    Giới thiệu
    Trong quá khứ, không hề có bộ luật chuẩn mực (standard regulation) nào được áp dụng ngoài trường đấu. Người chơi cần biết luật trước khi dự trường. Vấn đề của trò đá cá là, ai sẽ là kẻ bại trận nếu cả hai đấu ngư đều không chịu bỏ cuộc hay chạy. Trong trường hợp này một người trung gian hay trọng tài có vai trò để thực thi. Tuy nhiên, tự thân trọng tài về mặt con người có nhiều vấn đề. Có nhiều thành kiến từ người chơi đối với phán xét mà trọng tài thực hiện. Tiêu chuẩn (criteria) được áp dụng bởi trọng tài có thể thay đổi từ trường này đến trường nọ. Các trường cá ở Thái Lan đã học hỏi vấn đề và phát triển luật mới vốn thỏa mãn tay chơi hai phía. Luật đá cá được phát triển và áp dụng trong hơn 2 năm, từ khi áp dụng luật mới, có ít vấn đề giữa các tay chơi. Luật này đã được chấp nhận như là bộ luật chuẩn mực được sử dụng trong các trường đấu lớn ở Thái Lan. Trường cá ở các nước khác được hết sức khuyến khích vận dụng luật này cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các bạn.

    Dụng cụ cần thiết:
    Hũ chọi (fighting jar)
    Đồng hồ điện tử
    Cảnh ngư (Cảnh ngư vốn thể hiện sự hung dữ và hăng hái đá cá được kiểm tra).
    Cá kè (Cảnh ngư vốn luôn thể hiện sự hung dữ với hũ bên cạnh)
    ● Tấm bìa giở hay chèn theo thời gian cài đặt.
    Vợt gáo (scoop)
    ● Một hũ kiểm tra châm nửa nước.

    Luật

    Thời gian mở và đóng trường:

    ● Mở trường 8:30 am và đóng trường 5:30 pm
    ● Đá trước 12:0 am thì kết trận lúc 3:30 pm
    ● Đá sau 12:0 am thì kết trận lúc 5:30 pm

    Luật chung trong trường đấu:
    ● Bất kỳ ai mở nắp hũ chọi đồng nghĩa với chịu thua.
    ● Mỗi bên có một cơ hội thay hũ chọi bằng nước mới trong vòng 10 phút sau khi đá [khai cuộc].
    ● Việc thay đổi vị trí hũ chọi là quyền của trọng tài.
    ● Sau khi thả đấu ngư vào hũ chọi, người chơi không được chạm vào hũ nữa.
    Thắng và thua:
    ● Chủ của đấu ngư chấp nhận thua bằng cách mở nắp hũ chọi.
    ● Một đấu ngư bỏ chạy và chủ cá chịu thua.
    ● Kiểm tra bằng cảnh ngư (police fish) và trọng tài công bố kết quả kiểm tra.
    ● Nếu cả hai đấu ngư đều chạy, việc kè cảnh ngư được áp dụng.

    Thắng và thua qua kiểm tra bằng cảnh ngư:
    ● Kiểm tra đơn (single examination)
    Kè cảnh ngư/Kiểm tra đơn
    ● Kiểm tra chạy (run away examination)

    Tình thế hòa:
    ● Khi hai bên đồng ý hòa vào mọi giai đoạn của cuộc đấu.
    ● Khi hai bên cho kè với cảnh ngư (attachment) hai lần và lần nào cả hai đấu ngư cũng phùng mang.
    ● Khi hai bên dùng cảnh ngư để kiểm tra (examine) hai lần và lần nào cả hai đấu ngư cũng phùng mang.
    ● Khi cả hai đấu ngư đá đến hết giờ và cả hai đấu ngư đều phùng mang về phía cảnh ngư lúc kiểm tra.

    Tiêu chuẩn vượt qua bài kiểm tra bằng cảnh ngư:
    ● Đấu ngư phải phùng hết cỡ 2 bên mang về phía cảnh ngư. Phùng mang nửa vời, phùng một bên mang hay không hướng thẳng về phía cảnh ngư đều không được coi là vượt qua bài kiểm tra.

    Tình huống mà người chơi có thể kêu gọi trọng tài kiểm tra đấu ngư:
    ● Cả hai bên có quyền bình đẳng trong việc kêu gọi trọng tài cho kè cảnh ngư.
    ● Một bên có thể kêu gọi trọng tài xem xét (watch) đấu ngư của mình cho dù cá anh ta có thể tuyên bố một cuộc kiểm tra đơn trên địch thủ hay không.
    ● Một bên có thể kêu gọi trọng tài kiểm tra (check) đấu ngư của mình cho dù cá anh ta có thể tuyên bố một cuộc kiểm tra đơn trên địch thủ hay không.

    Kiểm tra đơn:
    Để tuyên bố một cuộc kiểm tra đơn, đấu ngư của người gọi phải phùng mang hết cỡ về phía địch thủ [nhưng cá địch không phản ứng lại].

    ● Khung thời gian mà trọng tài kiểm tra một đấu ngư là 1 phút.
    ● Nếu cá địch thể hiện hành động chịu đá. Thì tuyên bố (claim) của bên gọi là vô hiệu.
    ● Nếu đấu ngư bên gọi (caller) phùng mang hướng về cá địch mà không có phản ứng đá lại [đứng im], thì trọng tài bắt cá địch đi kiểm tra đơn với cảnh ngư.
    ● Một bên có thể kêu gọi trọng tài kiểm tra cá địch hai lần liên tiếp. Nếu anh ta thất bại, khoảng ngắt 5 phút cho lần gọi kế tiếp của anh. Nhưng điều này không áp dụng cho người kia.
    ● Mỗi bên có 2 cơ hội để gọi kiểm tra đơn. Nếu địch thủ vẫn phùng mang hết cỡ về phía cảnh ngư sau năm cú đá, thì cả hai đấu ngư đá lại trong hũ mới.

    Các bước kiểm tra đơn:
    Trọng tài vớt một đấu ngư vào hũ kiểm tra.
    ● Vớt một cảnh ngư thả vào hũ kiểm tra.
    Trọng tài chỉ quan sát từ phía trên.
    ● Cảnh ngư đá đấu ngư 5 lần.
    ● Nếu đấu ngư không phùng mang hết cỡ về phía cảnh ngư trong vòng 5 cú đá của hắn thì nó bị coi là thua trận.
    ● Nếu đấu ngư phùng mang hết cỡ về phía cảnh ngư trong vòng 5 cú đá thì nó vượt qua bài kiểm tra.
    ● Cả hai đấu ngư đá lại trong hũ mới một khi nó vượt qua cuộc kiểm tra.
    ● Mỗi bên đều có quyền kêu gọi trọng tài kiểm tra đơn 2 lần.

    Kè cảnh ngư:
    Cả hai đều có quyền kêu gọi trọng tài cho kè cảnh ngư. Một bên có thể kêu gọi trọng tài sử dụng cảnh ngư để kiểm tra cả hai đấu ngư, tạo ra đường tắt thắng trận. Khi cả hai đấu ngư hoàn toàn ngưng đá và nằm yên, trọng tài sẽ quan sát trong 1 hay 2 giây, nếu cả hai đấu ngư đều không đá lẫn nhau thì anh sẽ bắt đấu ngư cho kè với cảnh ngư.

    Kiểm tra đấu ngư bằng phương pháp kè cảnh ngư:
    ● Trọng tài chèn hũ đấu ngư giữa hai hũ cảnh ngư với tấm ngăn.
    ● Trọng tài điều chỉnh 3 hũ cùng mực nước.
    ● Cài đặt đồng hồ điện tử 2 phút hay 120 giây.
    ● Giở tấm ngăn hai bên cùng lúc.
    ● Trọng tài chỉ quan sát cá phùng mang từ bên trên.
    ● Nếu một đấu ngư phùng mang và hướng về cảnh ngư thì trọng tài tuyên bố “phùng mang” rồi dời đấu ngư này sang hũ khác và kiểm tra đấu ngư kia.
    ● Nếu đấu ngư kia không phùng mang và hướng về phía cảnh ngư, trọng tài vớt nó để kiểm tra đơn.

    Số lần kè cảnh ngư:
    Mỗi bên có thể kêu gọi kè cảnh ngư 2 lần. Nếu các đấu ngư phùng mang và hướng về phía cảnh ngư cả hai lần kè thì bên đó hết quyền yêu cầu. Nhưng quyền vẫn bảo lưu cho bên chưa gọi hết.

    Hành động sau khi kè cảnh ngư:
    ● Nếu cả hai đều không phùng mang thì tiếp tục trận đấu trong hũ cũ.
    ● Nếu cả hai đều phùng mang hướng về phía cảnh ngư thì cho tiếp tục đá trong hũ mới (nước mới).

    Kiểm tra chạy:
    Một bên có thể kêu gọi trọng tài kiểm tra một địch thủ vốn bỏ chạy. Nếu trọng tài thấy một đấu ngư bỏ chạy, anh sẽ bắt đấu ngư để kiểm tra đơn. Nếu đấu ngư thể hiện mong muốn thi đấu với cảnh ngư thì trận đấu là hòa.
    Xử phạt:
    ● Bên gọi cảnh ngư chịu phạt với địch thủ của mình khi anh ta không thắng trận.
    ● Khoản phạt áp dụng cho bên để đấu ngư bị chết.
    Phải làm gì khi đấu ngư đá đến hết trận:
    Nếu cả hai đấu ngư vẫn đá đến hết giờ, trọng tài sẽ bắt từng con để kiểm tra với cảnh ngư bằng hình thức kiểm tra đơn.

    ● Con phùng mang = thắng
    ● Cả hai phùng mang = hòa
    ● Cả hai không phùng mang = hòa

    Đặc điểm mong đợi của một trọng tài:
    Trọng tài là nhân vật chủ chốt ngoài trường. Yếu tố chính để điều hành trường đấu một cách thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự công bằng của trọng tài. Vì vậy một trọng tài trường đấu phải:

    ● Không được đá cá ngoài trường.
    ● Không được cá cược trực tiếp [trong sổ] hay gián tiếp [hàng xáo] ngoài trường.
    ● Phải công bằng và không được thiên vị bất kỳ bên nào ngoài trường.
    ● Không được thể hiện quan điểm cá nhân trong khi làm nhiệm vụ.


    ===================================

    Tổng quan về cá chọi Xiêm hay Plakat Thái

    ===================================
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/3/19
  2. JackyPro

    JackyPro Active Member

    Bài này em đọc rồi mà cũng nhiều cái khó hiểu thiệt .
     
  3. dthong

    dthong Moderator

    Mình hỏi ông Precha các phần in đỏ này thì được trả lời như sau :
    Đó là khi có tranh cãi như cá kia bỏ chạy ỡm ờ, vừa chạy vừa trửng mái . Mình cũng thắc mắc lại là trửng mái cũng có trường hợp cá trên cơ thấy con kia nhạt màu giống cá mái nên trửng mái và trường hợp cá muốn bỏ chạy giả bộ trửng mái để chạy thì có áp dụng luật thử cá cảnh sát đối với trường hợp cá trên cơ không thì chưa thấy trả lời .

    Cái này mình không hỏi nhưng chắc là yêu cầu như vậy là thiệt cho đối phương nên phán đoán sai phải bị phạt .

    Hỏi nhưng không thấy trả lời, mình cũng đoán lý do là 1 cuộc đá cá xem như là 1 ván cờ, nếu nhắm thấy thua phải lo đầu hàng, còn cố chấp thì sau thua thật phải bị phạt nặng hơn .


    3)
    Tùy vào trường đá, thường thì cũng giống VN, phải cắn qua lại nhưng có trường thả cá vào là tính ngay .
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/10/10
  4. Bug4tti_v3yron

    Bug4tti_v3yron New Member

    Theo như bài viết, thì e thấy a dthong có khá nhiều kinh nghiệm và được tiếp xúc với nhiều loại luật đá cá khác nhau, trong nước cũng như ngoài nước, và anh cũng là người việt nam, vậy e thiết nghĩ sao a ko soạn lại 1 luật cá đá mới, phù hợp với người dân việt nam mình hơn, để a e cùng nhau tham khảo, nếu thấy hợp lý biết đâu sao này đá cá với nhau, mình ko cần phải cãi cọ nhiều. Cứ lấy luật đá cá dthong ra mà áp dụng là xong.... a thấy sao về ý tưởng của e nè. Mà sẵn tiện hôm nay a lên post bày, e cũng muốn bày tỏ lời cảm ơn của e đối với a, vì e mới chơi cá trở lại đây, và e thấy những bài viết của a trên diễn đàn rất thực tế và hay, nó thật sự đem lại cho e rất nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình chơi và luyện cá.
     
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Để mình bổ sung lên trên. Cám ơn dthong.
     
  6. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Còn đoạn này nữa:
    Không lẽ cá đang đá, chủ cá cảm thấy nước ko ổn (chẳng hạn bị thuốc) nên có quyền đề nghị thay lọ nước mới?
     
  7. dthong

    dthong Moderator

    Cái này dthong không có hỏi vì thấy để rõ là "trong vòng 10 phút sau khi bắt đầu đá ." Có những trận 2 chú cá đá không có sinh khí . Có thể người ta yêu cầu thay nước trong trường hợp này .
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội