Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cách tỉa móng, cựa và mỏ gà

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 4/6/11.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cách tỉa móng, cựa và mỏ gà
    David Rogers - http://onagadori.wordpress.com

    Một số gà đuôi dài cũng có móng, cựa và mỏ mọc dài rất nhanh. Những bộ phận cấu tạo bằng chất sừng này không được để quá dài. Móng quá dài có thể ảnh hưởng đến việc đi đứng. Cựa dài có thể đâm phải gà mái khi giao phối. Gà mái cựa quá dài có thể đâm hư trứng khi ấp. Mỏ trên quá dài cũng cản trở việc ăn uống.

    Tất cả các vấn đề nêu trên đều có thể giải quyết được. Chỉ cần lưu ý các tĩnh mạch dẫn đến phần gốc những bộ phận này. Tĩnh mạch nổi rõ ở gà có màu nhạt. Với gà màu sẫm, có thể dùng đèn pin để xác định vị trí của nó.

    [​IMG]
    Hướng dẫn sơ lược

    [​IMG] [​IMG]
    (Bên trái) Móng và mỏ gà có thể được bấm bằng dụng cụ tỉa móng dành cho chó. Loại kéo cắt tỉa có thể cắt không đều. Dụng cụ tỉa cắt nhẹ nhàng và đều hơn. Như lưu ý ở trên, cần thao tác hơi nhanh. (Bên phải) Tỉa chóp mỏ. Gà phải ở trạng thái thoải mái, sẵn sàng cho việc tỉa chóp mỏ.

    Cách tỉa chóp mỏ ở đây khác với quy trình “cắt mỏ” ở gà công nghiệp. Tỉa mỏ mà không phạm phải mô tăng trưởng cho phép mỏ phát triển bình thường. Chóp mỏ trên mọc dài liên tục là điều rất bình thường. Nó rất giống với răng của loài gặm nhấm. Nếu không bị mòn tự nhiên thì phải tỉa. Có thể đánh bằng giấy nhám để làm mỏ nhẵn nhụi sau khi cắt.

    Tỉa cựa được thực hiện theo cách khác. Trong khi giữ phần chân gần gốc cựa thật chặt bằng một tay, tay kia dùng kềm, nhẹ nhàng kẹp và xoay ngược chiều kim đồng hồ. Đừng chuyển động giựt cục, do dự hay xoay theo hướng khác trong khi giữ kềm song song với chân gà.

    Cựa được ghép bởi nhiều lớp sừng hình nón giống như chồng phễu. Vặn lớp ngoài để nó gãy rời khỏi lớp bên trong. Khi lớp ngoài được lột bỏ, cựa sẽ ngắn đi. Có thể rỉ ít máu, nếu nó không tự cầm thì có thể dịt thuốc cầm máu (chẳng hạn tiêu cayenne – ND: xứ mình thường dùng lông cu li).

    Tần suất cắt tỉa tùy thuộc vào từng con gà và mùa trong năm. Điều quan trọng là quan sát sự phát triển của những phần trên và không phải theo kiểu hai-tháng-một-lần, bởi vì lớp sừng biến đổi rất nhiều tùy vào từng giai đoạn phát triển.

    [​IMG]
    Ôm gà bằng một tay trong khi tay kia giữ chân, cựa được xoắn ngược chiều kim đồng hồ bằng kềm. Vỏ ngoài của cựa sẽ bị rời ra. Thuốc cầm máu có thể được dịt vào chóp cựa.

    [​IMG]
    Gà sau khi tỉa cựa thường co một chân cho bớt khó chịu. Vì vậy, mỗi lần tôi chỉ tỉa một cựa. Vài ngày sau khi cựa lành hẳn, tôi mới tỉa cựa còn lại.

    ----------------------------------------------

    Ghi chú (vnrd)
    *Có nhiều cách tỉa cựa trên thực tế.

    Tách lớp vỏ sừng bên ngoài



    Tỉa bớt đầu cứng
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/5/16
  2. carom

    carom Active Member

    Cách xoay cựa giống clip1 & clip2 chỉ áp dụng đc cho gà kiểng hay hay gà nuôi nhốt (do thiếu chất nên cựa đóng kg chặt), còn đối với gà đá (hay gà đất) thì cựa rất cứng, xoay kiểu đó dễ chảy máu nhiều hoặc gà bị thốn chân.
    • Đối với gà kiểng, do nếu cắt cựa sát gốc sẽ làm giảm thẩm mỹ của con gà nên đa phần sd cách xoay cựa, có 1 cách để mọi người tham khảo là: Sd 1 củ khoai tây hay củ(quả) gì giữ độ nóng dai, luộc lên thật nóng sau đó ghim ngập cựa vào củ (quả) đang nóng đó(để khoảng 5-7s). Nhiệt độ cao sẽ làm lớp tế bào bao quanh tủy cựa bị chết, do đó cựa khi xoay lớp sừng bên ngoài sẽ bong ra dễ dàng hơn và sẽ kg bị chảy máu (nhớ quấn vải xung quanh chân gà phòng ngừa gà bị phỏng).
    • Đối với gà đá, cựa dài sẽ ảnh hưởng đến việc chồng thêm cựa sắt hoặc cản mái, do đó thường người ta cắt sát gốc cựa (còn chừa khoảng 0.5 ~ 1cm), cắt sát gốc thì có nhiều cách, cách đơn giản nhất là sd cưa. Tỳ cựa gà lên thanh gỗ, 1 người ôm gà giữ chân, 1 người dùng cưa cưa thật nhanh và dứt khoát, sau khi cưa xong lấy 1 con dao hơ nóng rồi áp vào phần gốc cựa mới vừa cưa xong (làm chết lớp tế bào của gốc cựa) làm cho cựa ngưng chảy máu & lâu mọc cựa tiếp. Nếu sau khi đó vẫn còn chảy máu thì dùng lớp bột của cựa vừa cưa ra đắp lên chổ bị chảy máu (giống clip cuối cùng của a VNRDV) đảm bảo sẽ kg chảy máu nữa.
    Vài hình minh hoạ:
    • Chưa cắt cựa:
      [​IMG]

    • Mới cắt cựa:
      [​IMG]

    • Đã cắt, mọc lại theo thời gian:
      [​IMG]

    Đây là 1 cách cắt cựa khác:
    Nguồn: http://www.aquabird.com.vn/forum/showthread.php?t=80171


    Vài dòng chia sẽ với mọi người^^
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/7/11
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Thanks Thắng. Trong cái video cuối cùng mình thấy người ta dùng dao bào gốc cựa cho mỏng, như vậy dù cắt hay vặn cũng sẽ nhẹ nhàng hơn, gà đỡ thốn chân. Còn cầm máu thì có lẽ dùng lông cu li cũng được. Thứ này trên Đà Lạt bán nhiều lắm.
     
  4. nhocchip_vt

    nhocchip_vt Active Member

    cho mình góp ý chút
    cái vặn lớp sừng cựa gà thì chỉ những con gà tre kiểng mới dám làm còn gà cựa(lông) hay gà đòn(nòi) thì bó tay.và cũng không nên vặn bỏ lớp đó,cứ dùng dấy nhám mịn mà chà,vừa đẹp vừa an toàn,không để lại dấu vết gì hết sau 1 tuần thả vườn
    còn về cưa cựa gà thì hơ thật nóng con dao rồi khứa mạnh 1 nhát là xong,nhanh gọn lẹ lại không chảy máu,đảm bảo cựa không mọc lại luôn
     
  5. Nhật Phong

    Nhật Phong New Member

    Cho hỏi một chút, nhà mình có con gà sau xổ bị gãy cựa, để lại lõm trên chân, mất cả gốc cựa. Vậy có mọc lại không bạn ?
     
  6. gachincua

    gachincua New Member

    quá hay và quá tỉ mỉ.
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội