Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Phần 2 – Bồ câu đá: tổ tiên của bồ câu cảnh

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - chim' bắt đầu bởi vnreddevil, 9/6/11.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Phần 2 – Bồ câu đá: tổ tiên của bồ câu cảnh
    Hein van Grouw – http://www.aviculture-europe.nl

    Bồ câu đá – Columba livia
    Hà Lan: Rotsduif
    Pháp: Pigeon biset
    Đức: Felsentaube

    Tên khoa học bắt nguồn từ tiếng Latin “liveus” có nghĩa là xám xanh. Đấy chính là màu sắc chung của loài bồ câu này. Cũng theo tiếng Latin, “columba” nghĩa là “bồ câu”.

    Đặc điểm chung
    Loài bồ câu đá (rock pigeon) điển hình có kích thước của một con bồ câu đua cỡ nhỏ. Màu nền xám xanh, với hai vạch đen rất rõ trên mặt cánh; bất kỳ màu hay hoa văn nào khác xuất hiện trên mặt cánh ngoại trừ hai vạch đen đều là dấu hiệu lai tạp với bồ câu nhà (domestic) hay bồ câu phố (feral). Lông cổ màu ánh kim: tùy ánh sáng phản chiếu mà có tông lục hay tím. Lông bao đuôi trên màu trắng, tương tự viền cánh ngoài cũng màu trắng. Mắt màu cam đến đỏ và mỏ màu đen với gốc mỏ màu phấn trắng mịn.

    [​IMG]
    Ở Pháp, người ta thường nhốt bồ câu trong những tháp đặc biệt. Bồ câu được nuôi để lấy phân bón cây nho và dĩ nhiên, thịt bồ câu cũng rất ngon. Những tháp này vẫn còn tồn tại nhưng hầu hết đều bị bít kín.

    [​IMG]
    Địa điểm thuộc vùng Lot, gần ngôi làng xinh đẹp Puy-L'Evêque, Pháp: bạn có thể thấy những bầy bồ câu phố lớn với đủ mọi màu sắc, chúng hiển nhiên là con cháu của những con bồ câu được nhốt trong “tháp đá” nhưng cũng lẫn máu của bồ câu đá và những con bồ câu đua bị thất lạc.

    [​IMG]
    Bồ câu nhà với đủ mọi màu sắc.

    Địa bàn phân bố
    Địa bàn phân bố tự nhiên là các vách đá ven biển ở Ireland, Scotland và các đảo, dọc bờ biển châu Âu thuộc Địa Trung Hải, Đông Âu và thậm chí đến nhiều vùng ở châu Á và Trung Đông, và sau cùng ở Bắc Phi, bắc bán cầu. Trong vùng này, có rất nhiều phân loài vốn khác nhau ít nhiều ở màu sắc và kích thước.

    Bồ câu đá là tổ tiên hoang dã của tất cả bồ câu cảnh và bồ câu đua thuần dưỡng. Bồ câu vô chủ/bồ câu phố (feral/urban) là con cháu của bồ câu nhà xổng ra và lai với bồ câu hoang. Về mặt khoa học, bồ câu đá và bồ câu phố đều thuộc về một loài. Bồ câu phố có mặt ở hầu hết các đô thị và vùng lân cận trên thế giới, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

    Địa bàn tự nhiên của bồ câu đá đa phần là các núi đá cao và vách đá. Chúng làm tổ trên các gờ vách đá, trong các lỗ và kẽ đá.

    Để bay lượn chúng cần không gian thoáng đãng với những bụi cây thấp. Bồ câu thường bay rất xa để kiếm ăn. Chúng có khả năng tìm đường về nhà rất tốt và dù đi xa tổ đến đâu, chúng vẫn có thể tìm về. Trong quá khứ, “khả năng tìm đường” và sốt sắng về nhà được khai thác để truyền tin. Việc lựa chọn khắt khe “khả năng tìm đường” được nâng cấp thành loại bồ câu đua ngày nay.

    Bồ câu phố thay vách đá bằng các cao ốc. Ở đấy chúng cũng tìm thấy địa điểm làm tổ. Giống như bồ câu đá, hầu hết bồ câu phố bay rất xa khỏi thành phố để kiếm ăn, ngoài ngoại ô hay các vùng nông thôn.

    Chăm sóc
    Bồ câu đá là một trong số vài loài bồ câu sống thành bầy quanh năm. Đó là lý do có thể nuôi nhiều cặp trong một chuồng, thậm chí vào cả thời kỳ sinh sản. Ngoài tự nhiên, bồ câu đá chỉ chiếm một lãnh thổ rất giới hạn, cỡ tờ giấy trên gờ đá. Đấy là nơi trú ngụ thường xuyên của chúng, nơi chúng sinh sản và nuôi dưỡng chim con. Địa điểm làm tổ được bảo vệ một cách quyết liệt. Phần không gian còn lại dành cho những con bồ câu khác trong bầy. Đấy là lý do tại sao trong chuồng hay lồng chim (loft/aviary), chúng ta cần tính toán số lượng địa điểm làm tổ. Bồ câu phải có đủ không gian để sinh hoạt bằng không chúng sẽ tranh giành liên tục và không nghỉ ngơi.

    Sẽ không hay nếu thả những loài bồ câu hoang dã khác vào bầy bồ câu đá, bởi hành vi làm tổ của chúng quá khác biệt. Các cá thể bồ câu nhà Colomba livia thường không gây ra rắc rối nào, bởi vì chúng có cùng hành vi làm tổ. Nhờ khả năng bay xa, chúng cần nhiều không gian hơn so với bồ câu nhà. Bằng không, bạn có thể để chúng bay tự do. Bồ câu đá rất trung thành với nơi ở cũng như những mối quan hệ vốn có. Để giúp chúng quen với đời sống tự do, tốt nhất hãy bắt đầu với bồ câu non vốn được ấp và nuôi trong lồng, thậm chí được nuôi chung với bồ câu đua. Hầu như không thể huấn luyện chim trưởng thành.

    Bồ câu đá có khả năng chống chọi tuyệt vời với mùa đông ở Hà Lan. Loại cám và hạt hỗn hợp dành cho bồ câu cảnh cỡ nhỏ có thể dùng cho bồ câu đá. Điều quan trọng là phải bổ sung đủ lượng đậu, với một ít viên protein trong thời kỳ làm tổ. Nếu bạn không thể thả chim tự do mà nhốt trong lồng thì phải cung cấp thêm một ít rau tươi nữa.

    Lai tạo
    Một cái tổ, cỡ dùng cho bồ câu đua là đủ. Giống như bồ câu đua, có thể nhốt chúng trong chuồng lưới. Vật liệu làm tổ: cành cỡ điếu thuốc và cành nhỏ.

    Thời gian ấp trứng là 17 ngày và sau 4 tuần, chim non rời tổ. Chim trống vẫn tiếp tục nuôi con thêm vài ngày nữa.

    Kích thước vòng: 7 mm

    Lưu ý: ở Hà Lan, bồ câu đá được bảo vệ theo luật Bảo tồn Động-Thực vật. Điều đó có nghĩa, bồ câu phải được đeo khoen với mã số được duyệt bởi ông bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp. Những cái khoen này có thể mua từ các Hội chơi chim. Nuôi bồ câu đá mà không xin phép là phạm luật.

    [​IMG]
    Bồ câu đá và bồ câu phố thường sống cùng nhau.

    ---------------------------------------------------

    Phần 1 - Sơ lược về bồ câu và cu
    Phần 3 - Cu vòng cổ
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội