Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Bệnh sùng chân

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi vnreddevil, 5/9/11.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Bệnh sùng chân
    Monique de Vrijer - www.aviculture-europe.nl

    Nếu gà của bạn có đôi chân xù xì, phồng rộp với lớp ngoài khô như phấn, mà nó gây ngứa ngáy và khó chịu, thì chắc chắn đấy là bệnh “sùng chân” (scaly leg).

    Bệnh này gây ra bởi con ghẻ rất nhỏ mà mắt người không thể nhìn thấy. Con ghẻ này là thành viên thuộc họ Sarcoptidae bao gồm cả những con ghẻ gây bệnh ở người. Con ghẻ Knemidocoptes mutans đào qua lớp biểu bì chân để hút máu và ăn mô liên kết. Chúng đào những đường hầm, nơi mà vô số ghẻ cha, ghẻ con cư trú nhung nhúc. Điều này làm cho lớp biểu bì viêm và rộp lên; vảy bị xộc xệch và kế tiếp trở nên xù xì.

    [​IMG]
    Con ghẻ nhìn từ kính hiển vi. Nó có màu xám nhạt, thân tròn dẹp, đường kính từ 0.3 đến 0.5 mm và có 8 chân ngắn.

    Chất thải của con ghẻ làm thành một lớp sừng dày màu nâu giữa các lớp vảy. Nếu không chữa trị, gà sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng ở chân khiến chúng đi lại khó khăn. Hơn nữa, thậm chí các ngón cũng bị hoại tử. Con ghẻ hoàn thành chu kỳ sống trên một vật chủ và có lẽ tiếp tục sống và sinh sản trên vật chủ đó cho đến khi nó chết đi.

    Bệnh lây truyền qua đất, lớp trải nhiễm ghẻ hay từ những con gà bị bệnh sùng chân.

    [​IMG]
    Người ta thường không nhận ra sự khó chịu mà bệnh này gây ra cho gà. Những ngứa ngáy và đau đớn thường trực sẽ khiến gà tơ luôn mổ vào chân chúng, gây ra tổn thương cho lớp vảy.

    Điều trị
    Bệnh ghẻ cần đựơc điều trị càng sớm càng tốt. Người ta luôn nói về cách làm thế nào để điều trị bệnh này và nhiều người nuôi gà “kinh nghiệm” có những phương pháp riêng để xử lý chúng. Tuy nhiên, những phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả như lời đồn. Một số rất hiệu quả nhưng không “lành mạnh” hay thậm chí là độc hại!

    Việc điều trị bao gồm 2 bước; tiêu diệt con ghẻ và làm mềm lớp vảy để cạo bỏ chúng. Sau khi loại toàn bộ vảy cũ thì vảy mới sẽ mọc ra trừ phi tổn thương quá nặng không thể phục hồi được.

    Làm ghẻ ngạt bằng dầu và mỡ
    Có hai cách để diệt ghẻ; bạn có thể dùng thứ gì đó làm ngạt hoặc đầu độc chúng.

    Keo, thuốc mỡ và dầu, chẳng hạn như vaseline, mỡ động vật, xạ hươu (mùi kinh khủng!), xà-bông dẻo là những thứ có thể dùng để điều trị ghẻ. Kiểu điều trị này sẽ làm ngạt con ghẻ bởi vì ô-xy không thể thẩm thấu qua lớp chất dầu. Bên cạnh đó, nó cũng làm mềm lớp sừng và phục hồi da. Khi lớp sừng mềm đi, bạn có thể cạo bỏ bằng một bàn chải đánh răng cũ.
    Đừng bao giờ nhổ hay kéo lớp sừng trước khi chúng mềm đi bởi vì chân sẽ bị chảy máu và bạn chỉ tạo thêm chấn thương mà thôi.

    Ưu điểm của lối chữa trị này: hầu như dựa trên những chất tự nhiên và không độc hại, vì vậy sản lượng trứng sẽ không giảm, và không kém phần quan trọng, chúng rất rẻ tiền.

    Nhược điểm ở chỗ bạn không thể chữa trị một lần là xong được. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, bạn phải bôi dầu nhiều lần mỗi ngày; một lần là chưa đủ. Vì vậy bạn cần phải tốn nhiều thời gian và công sức cho nó.

    [​IMG]
    Ở giai đoạn này, chân có thể được chữa trị rất tốt. Để dự phòng, bạn có thể điều trị tất cả gà trong chuồng và thay mới lớp trải nền.

    Đây là một số phương pháp có thể mang lại hiệu quả tốt:

    Một phương pháp cũ dành cho gà không mọc lông chân, trước hết bôi chân bằng lớp mỡ động vật hay vaseline dày. Kế đó bạn quấn chân bằng sợi vải, bắt đầu từ cao xuống thấp, giữa các ngón rồi lại ngược lên cao và sau cùng thắt nút ở phần trên của chân. Rồi lại bôi mỡ bên ngoài lớp vải. Để yên từ 1 đến 3 ngày, lớp sừng sẽ rụng ra và con ghẻ chết hết.

    Hay thử cách này: quấn chân bằng sợi vải hay gạc băng và nhúng chân mỗi ngày vào dung dịch “Superol” (viên thuốc màu vàng, có bán ở các tiệm hóa chất). Sau một tuần, chân sẽ phục hồi hoàn toàn. Đặc biệt giới thiệu cho những giống gà chân vàng!

    Một phương pháp nữa: mua một lọ vaseline và một ít bột lưu huỳnh tại tiệm thuốc. Bột lưu huỳnh không hề đắt tiền. Bạn cần một cái muỗng. Trộn bột với dầu vaseline và đắp một lớp dày lên chân gà (tốt nhất bạn mang găng tay để bảo vệ da). Lặp lại sau vài ngày và trong vòng 10 ngày bệnh ghẻ sẽ hết.

    Thay vì vaseline, bạn có thể dùng dầu ô-liu trộn với 5% bột lưu huỳnh (thuốc này cũng được dùng để điều trị bệnh sốt bùn - mud fever ở ngựa). Tôi chưa thử cách này bao giờ nhưng nghe những người đã từng thử rồi thì cách này rất hiệu quả.

    [​IMG]
    Trường hợp bệnh sùng chân rất nặng. Nhưng vẫn chữa được dẫu mất nhiều thời gian hơn để lớp sừng mềm ra rồi cạo bỏ chúng.

    Phương pháp đầu độc
    Bên cạnh dầu và mỡ, bạn có thể chọn những chất diệt ghẻ mua từ các tiệm thuốc thú y. Điểm thuận lợi ở chỗ con ghẻ có thể bị diệt một cách nhanh chóng, nhưng bất lợi ở chỗ - đặc biệt là khi lớp sừng đã dày sẵn - những chất này không làm mềm vảy, vì vậy bạn vẫn phải bôi dầu để cạo vảy chân.

    Đa số đều điều trị con ghẻ bằng sản phẩm Ivermectin®. Công dụng đặc biệt ở chỗ thuốc này cũng diệt luôn ký sinh ngoài da (chẳng hạn như rận) và ký sinh nội (giun). Trên thực tế, thuốc này chỉ dùng để tiêm và với gà nó không hiệu quả như mọi người thường nghĩ; có lần tôi dùng để cho gà uống và sau đó, khi giải phẫu, giun vẫn còn rất nhiều.

    Tuy nhiên, Ivermectin khá độc hại. Nghiên cứu trên những giống chó nhất định như Collie và Sheltie cho thấy chúng rất nhạy cảm với Ivermectin và thậm chí chó con có thể chết nếu nó lên tới não. Vì vậy, hiển nhiên việc điều trị này không thể được áp dụng một cách hấp tấp và một khi dùng mỡ có tác dụng tốt thì tại sao chúng ta lại phải dùng Ivermectin?

    Điều trị bằng Ivermectin được áp dụng theo lối khác, bằng đường tiêm (rất đau đớn), cũng như bôi (nhỏ vài giọt lên da) và uống. Nếu bạn chọn một loại để điều trị bệnh sùng chân, thì phương pháp bôi thích hợp hơn; dễ áp dụng mà lại hiệu quả. Tiêm không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả mong muốn trong trường hợp ghẻ chân.

    Điểm bất lợi của Ivermectin ở chỗ, nó chắc chắn sẽ ngấm qua trứng, thậm chí dù chỉ “bôi” bên ngoài. Ivermectin thẩm thấu vào mỡ, nên nó dễ dàng thâm nhập vào lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào xác định nồng độ dư lượng ở trứng và thời gian đào thải chính xác. Loại thuốc điều trị này không thích hợp và không nên áp dụng cho gia cầm. Nếu bác sĩ thú y kê đơn thuốc này thì ông ta phải khuyên bạn đừng ăn trứng và thịt gà.

    Điều nữa cần lưu ý là việc kháng thuốc. Điều trị bằng Ivermectin là dạng điều trị duy nhất vẫn còn được chấp nhận. Ở Mỹ, đã có những báo cáo về việc kháng thuốc, và ở châu Âu cũng vậy. Mọi điều trị hấp tấp hay liều dùng bất cẩn sẽ góp phần làm cho ký sinh trở nên kháng thuốc!

    Nhắc lại lần nữa, những điều trị kiểu này sẽ tiêu diệt ghẻ chân, nhưng không giúp chân phục hồi. Vì vậy, việc bôi bổ sung toàn bộ chân bằng dầu vaseline chẳng hạn sẽ giúp vảy mọc lại bình thường.

    Cũng lưu ý rằng khi điều trị bệnh sùng chân bằng một loạt hóa chất bôi ngoài da khác có thể gây xót nếu da bị tổn thương. Vì vậy, hãy nhẹ nhàng khi điều trị bằng những chất này.

    [​IMG]
    Với những giống gà có lông ở chân, tốt hơn hãy dùng dầu thay vì mỡ động vật, dùng với bàn chải đánh răng cũ là tốt nhất. Con gà mái giống Brahma này rất tò mò xem người ta đang làm gì chân của nó!

    Kết luận
    Để kết thúc câu chuyện về bệnh sùng chân, tôi xin kể thêm điều này: gà mái ấp không nên bị ghẻ chân! Bởi có nhiều khả năng nó sẽ ngưng ấp vì khó chịu! Nhưng nghiêm trọng hơn, nó sẽ lây ghẻ cho gà con ngay sau khi nở! Nếu bạn có một con gà mái ấp bị ghẻ chân thì đừng điều trị ngay. Hóa chất có thể làm hại trứng đã thụ tinh và khiến nó bị dính. Hãy chờ cho đến khi trứng nở rồi mới điều trị cùng gà con để tránh chúng không bị nhiễm bệnh sau này.

    Lưu ý sau cùng: điều trị toàn bộ chuồng gà cũng quan trọng tương đương, bởi con ghẻ có thể trú ngụ trong đất và lớp trải nền. Thay lớp trải nền và phun thuốc diệt ghẻ lên nền, lồng và lồng ấp. Nếu có thể, hãy đốt cháy lớp cát hay đất bên trên của sân gà; cách này rất hiệu quả!
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/11/17
  2. carom

    carom Active Member

    bệnh này dân gian gọi là "sùng" chân, 1 cách đơn giản & rẻ tiền để trị là dùng bàn chải đánh răng bôi nhớt xe máy(loại sd rồi càng tốt) lên lớp "sùng" của chân gà 2-3 lần 1 ngày, khi nào thấy lớp ghẻ (sùng) tự rụng là gà đã hết bệnh, lúc đó 2 chân gà sẽ trụi lũi giống như gà kg vảy^^
    @ to a VNRDV: theo e a nên tập hợp các bài viết về bệnh gà vào 1 topic & update liên tục ở bài đầu tiên cho ae dễ theo dõi. Hix....e mới chết 1 con gà lai mexico do bệnh E.coli mà kg biết, đến khi mổ ra thì thấy tim bị bao bọc bởi 1 lớp màng trắng đục & thêm vài biểu hiện lúc gà bệnh mới biết bị E.coli, hì...lúc đó gà đã tiêu diêu nơi miền cực nhọc mất rồi^^
     
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cám ơn em, anh đã sửa lại "bệnh sùng chân" cho đúng thuật ngữ. Anh cũng đang tìm những bài về bệnh gà để post lên diễn đàn.. tất nhiên là mất thời gian nhưng tìm mãi rồi cũng đến lúc tàm tạm... Đấy là bệnh thông thường, còn các bệnh quá nguy hiểm thì phải tiêm chủng thôi.
     
  4. khanhboy2007

    khanhboy2007 Active Member

    hay quá a, đó h toàn dùng nhớt ko, h biết thêm vài chiêu mới. ai có kinh nghiệm cho mình hỏi cách trị con mạt(rận) cho gà mái ấp với,thank ae nhìu lắm.
     
  5. carom

    carom Active Member

    gà ấp thì lấy lá sả lót ổ thay rơm sẽ kg có mạt.
     
  6. khanhboy2007

    khanhboy2007 Active Member

    thanks a, cách này e có làm rồi, chắc bỏ ít xả quá nên vẫn bị, để e rút kinh nghiệm.
     
  7. thanh_o2

    thanh_o2 New Member

    bôi nhớt xe máy đã sử dụng rồi. khoảng 1 tuần là hết :)
     
  8. Anhdocthan38

    Anhdocthan38 Active Member

    Da^u` du*a` co ' the^? Chu*a~ binh.sung` cha^n

    Mo^~i ngay` nhung' hai cha^n ga` vao` lo. da^u` du*a` lo*p sung` se~ troc' he^t' ra . Da^u` du*a ` la` loai. khang' sinh cu*c. manh. kho^ng nhu*ng~ va^y. da^u` du*a` co' the^? chu*a~ hang` tram thu*'binh. Nêu' bi. tao' bon' chi? ca^n` uo^ng' mo^t. muo^ng~ canh da^u` du*a` se~ khoi? ngay. NêU' bi. du*t' tay cha^n la^y' da^u` du*a tha^m' bong gon` ro^i` bang bo ve^t' thu*o*ng se~ mau lanh` va` kho^ng bi. theo..........
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/12/11
  9. carom

    carom Active Member

    hic...ngôn ngữ xì tin quá đọc xong muốn tẩu hỏa nhập ma^^, thực ra thì dầu dừa hay nhớt xe máy thì cũng đều dựa trên nguyên tắc là làm cho con "cái ghẻ" bị ngộp thở mà chết nhưng mình sd nhớt xe máy đã qua sd vì mình nghĩ nhớt xe sau khi sd sẽ độc hại hơn do đó góp phần làm con "cái ghẻ" dễ chết hơn. Rất vui vì bạn đã chia sẽ kinh nghiệm của mình, hy vọng sau này box gà của ddcc sẽ ngày càng mạnh hơn^^
     
  10. dkhanh_01

    dkhanh_01 Active Member

    chài, mình thì dùng oxy già rửa cho lớp sùng mềm đi và dùng thuốc tím thấm vào bông gòn bôi lên chỗ sùng, làm khoản 5 ngày là sẽ rớt từ từ hết lớp sùng đó
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội