Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Thuỷ cung Đan Mạch

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 8/11/08.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Thuỷ cung Đan Mạch
    Theo Wyne - http://aquarticles.com

    Một trong những thủy cung trên thế giới mà tôi yêu thích là Thủy cung Đan Mạch, nằm cách thủ đô Copenhagen, Đan Mạch vài cây số. Đó là một trong những thủy cung lâu đời nhất châu Âu, thành lập từ những năm 1930. Theo cách đánh giá thông thường thì nó không quá lớn. Nó không có nhiều hồ, không có hồ cực lớn và cũng không có các loài động vật biển có vú; nhưng các hồ được bố trí và chăm sóc rất tốt, và trưng bày, với vài ngoại lệ, hầu như trung thực với bất kỳ quang cảnh tự nhiên nào (sẽ nói nhiều hơn về sau). Nhìn chung, có cảm giác thủy cung không quá đặt nặng việc kinh doanh. Nếu bạn muốn quang cảnh hào nhoáng, sự tiếp thị thông minh và vô số cách để khiến bạn bỏ tiền ra mua sắm thì đây không phải là nơi để đến - ở đó thậm chí không có cả tiệm bán đồ lưu niệm! Nếu bạn muốn tham quan thủy cung tầm cỡ thế giới, mặc dù nó nhỏ hơn thứ bạn muốn một chút, nhưng đấy là nơi để bạn đến. Tôi cũng lưu ý thủy cung nằm cạnh công viên lịch sử - Deerhavn – nơi có hàng trăm mẫu rừng với đường xá, hươu và thậm chí cả lâu đài. Do đó, nếu bạn dành buổi sáng tham quan thủy cung thì bạn có thể đi dạo công viên vào buổi chiều.

    Dưới đây là loạt hình mà tôi chụp vào mùa thu năm 2007 trong chuyến viếng thăm đến Thủy cung Đan Mạch. Tôi sẽ chú thích bên dưới mỗi tấm hình về tên của từng loài – kèm theo các ghi chú trong chuyến viếng thăm.

    [​IMG]
    Quang cảnh bãi đậu xe bên ngoài Thuỷ cung Đan Mạch.

    [​IMG]
    Một bức tranh tường lớn tô điểm mặt ngoài thuỷ cung.

    Tôi bắt đầu viếng thăm từ sáng sớm lúc 9:30, đúng giờ mở cửa. Có một đám đông nhỏ tụ tập trước cửa chính và vì vậy tôi vội đến đầu kia của thủy cung đối diện với cửa chính – nơi có bộ sưu tập cá cảnh nhiệt đới bao gồm cá mập san hô, ba ba và quang cảnh tự nhiên Nam Mỹ trưng bày – cá piranha, cá rồng và cá cichlid cỡ lớn… Xem các hình dưới:

    [​IMG]
    Một ngăn lộ thiên lớn trồng cây cỏ vùng nhiệt đới với quang cảnh tự nhiên Nam Mỹ (trái), cá mập và ba ba (giữa) và các loài ở rặng san hô (phải).

    [​IMG]
    Hồ nuôi cá piranha.

    [​IMG]
    Cá piranha - góc nhìn khác.

    [​IMG]
    Cá vùng Nam Mỹ: ngân long, pacu (chim trắng), cá cichlid hoàng đế, cá hồng vịt, cá vương miện Distichodus sexfasciatus và một số cichlid khác.

    Hãy cứ gọi tôi là người theo chủ nghĩa thuần khiết nhưng tôi thực sự mong muốn các thủy cung không trộn lẫn cá từ các vùng sinh thái khác nhau. Việc phát hiện loài cá châu Phi như cá vương miện D. sexifasciatus và một số cichlid Trung Mỹ bị ép nuôi chung với một bộ sưu tập cá từ vùng Nam Mỹ khiến tôi khó chịu. Tôi thấy không có lý do gì để trộn lẫn các hệ sinh thái với nhau, nếu không muốn giết cá. Tôi đoán đa số khách viếng thăm thủy cung không thể phân biệt sự khác nhau giữa cá bảy màu và cá mú, nhưng các hồ nuôi tốt nhất nên tuân thủ một cách trung thực với hệ sinh thái mà chúng mô phỏng.

    [​IMG]
    Cá pacu (chim trắng), ngân long và red devil.

    [​IMG]
    Cá cichlid hoàng đế Cichla ocellaris.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Ba ba và cá mập vây đen.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/14
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]
    Cá mập san hô và cá rô biển (damselfish).

    [​IMG]
    Một hồ cảnh biển nhiệt đới.

    [​IMG]
    Rùa nước ngọt.

    [​IMG]
    Rùa nước ngọt.

    [​IMG]
    Cá mang rỗ (cung thủ).

    [​IMG]
    Cá mang rỗ (cung thủ).

    [​IMG]
    Cichlid châu Phi.

    [​IMG]
    Hành lang phân chia hai khu vực chính của thuỷ cung.

    [​IMG]
    Hồ trưng bày cá vàng thường với gương soi, cách bố trí khác lạ nhưng phù hợp.

    [​IMG]
    Hồ cảnh ôn đới nuôi loài cá bản địa ở Đan Mạch.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/11/08
  3. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]
    Một hồ cảnh ôn đới khác nuôi các loài bản địa ở Đan Mạch - cá tầm và cá vền (bream).

    [​IMG]
    Một con cá da trơn (không rõ danh tính).

    [​IMG]
    Một con giông châu Á lớn (dài đến cả mét).

    [​IMG]
    Ếch móng châu Phi.

    [​IMG]
    Hồ thuỷ sinh thả các loài cá đẻ con - bảy màu, mún, cá kiếm...

    [​IMG]
    Hồ nuôi các loài cá đẻ con - góc nhìn khác.

    [​IMG]
    Một con rùa đớp (snapping turtle) với cái miệng há to.

    [​IMG]
    Một trong những hồ mà tôi thích nhất - Cá sơ khai - Cá sấu hoả tiễn, cá phổi Úc và châu Phi.

    [​IMG]
    cá phổi Úc.

    [​IMG]
    cá phổi Úc (bên trái) và cá phổi châu Phi (phía trước).
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/11/08
  4. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]
    Cá phổi Úc.

    [​IMG]
    Cá ngựa.

    [​IMG]
    Cá cichlid châu Phi.

    [​IMG]
    Cá cichlid châu Phi - một góc nhìn khác.

    [​IMG]
    Hồ nuôi các loài cá nhỏ không rõ danh tính, với cách kết hợp sáng tạo giữa những bó cây và cột.

    [​IMG]
    Cũng cái hồ trên: có phải cá chìa vôi (pipefish) không?

    [​IMG]
    Choi Aponogeton, cá tứ vân, cá ông tiên, hồng mi denisonii. Xin lặp lại lần nữa là tôi không thích trộn lẫn môi trường tự nhiên châu Á, châu Phi và Nam Mỹ với nhau.

    [​IMG]
    Một hồ nuôi cá ông tiên được trang trí cực kỳ bắt mắt.

    [​IMG]
    Cá sặc trân châu, sặc điệp và cá tetra congo.

    [​IMG]
    Hồ nuôi cá cầu vồng Úc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/11/08
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]
    Hồ nuôi cichlid Trung Mỹ - cá kim cương (green terror), acara và convict (gấu trúc).

    [​IMG]
    Một trong những hồ yêu thích của tôi ở thuỷ cung này - cá chạch lửa, cá đuối P. leopoldi, cá leporinus (con có sọc), cá ngân long và silver dollar.

    [​IMG]
    Cũng cái hồ ở trên.

    [​IMG]
    Cá ngân long bơi ngay bên trên cá chạch lửa (dài 60 cm).

    [​IMG]
    Cá chạch lửa và cá đuối P. leopoldi.

    [​IMG]
    Cá đuối P. leopoldi háu ăn luôn rà miệng dưới đáy để tìm thức ăn.

    [​IMG]
    P. leopoldi - một góc nhìn khác.

    [​IMG]
    Hồ thuỷ triều nhân tạo - tép và hải quỳ (anemones).

    [​IMG]
    Cận cảnh hồ thuỷ triều.

    [​IMG]
    Hồ nước mặn nhiệt đới.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/11/08
  6. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]
    Hồ nước mặn nhiệt đới.

    [​IMG]
    Hồ nuôi các loài cá ở Biển Bắc (north sea).

    [​IMG]
    Còn đây là một con bạch tuộc.

    [​IMG]
    Hồ nuôi cá phèn.

    [​IMG]
    Cá phèn - góc nhìn khác.

    [​IMG]
    Hồ nuôi tôm hùm.

    [​IMG]
    Hồ nuôi nhiều loài cá biển nhiệt đới.

    [​IMG]
    Những con cá mập non.

    [​IMG]
    Hồ nuôi cá mao tiên với một con cá vẹt già (?) ló đầu ra ở phía sau. Tôi thích hiệu ứng tạo ra khi sử dụng rong biển để trang trí.

    [​IMG]
    Một con cá vẹt già cả (?).
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/11/08
  7. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]
    Một con cá mao tiên bơi ngang qua.

    Có một nghi vấn khi tôi lưu ý về nguồn gốc của loài rong lục trồng trong hồ nuôi cá mao tiên. Tôi biết một vụ tai tiếng nhỏ xảy ra vài năm trước đây khi một thủy cung ở Marseilles, Pháp vô tình làm thất thoát loài rong biển đột biến (thường được trồng làm cảnh) vốn xuất xứ từ các vực sâu ở biển Carribe. Loài rong này trở thành kẻ phá hoại khủng khiếp ở Địa Trung Hải, chiếm chỗ các loài rong nội địa và làm xáo trộn hệ cân bằng sinh thái biển. Không lẽ loài rong lục dùng trang trí hồ nuôi cá mao tiên ở trên chính là loài này? Tôi sẽ rất biết ơn nếu bạn đọc nào có thể định danh loại rong này và cho tôi biết xem tôi đoán có đúng không nhé.

    [​IMG]
    Cá hề và hải quỳ.

    [​IMG]
    Hồ san hô tuyệt đẹp với cá đuôi gai và cá bàng chài (wrasse).

    [​IMG]
    Cá đuôi gai và cá bàng chài - một góc nhìn khác.

    [​IMG]
    Một con sò biển trong hồ trên.

    [​IMG]
    Sao biển.

    [​IMG]
    Quang cảnh này khiến tôi liên tưởng đến Biển Đỏ (red sea).

    [​IMG]
    Cá sơn.

    [​IMG]
    Một con cá thiên thần tuyệt đẹp.

    [​IMG]
    Một vài loại san hô mềm đẹp.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/3/17
  8. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]
    Một con sò biển và cá bướm (butterflyfish)?

    [​IMG]
    Cá đuôi gai phấn xanh (powfer blue tang)?

    [​IMG]
    Hồ trống đang chờ thả cá.

    [​IMG]
    Con sam.

    [​IMG]
    Một con sam nằm ngửa với các chân ngoe nguẩy, tôi có cảm giác rằng chúng sắp sửa bị rời ra.

    Khi bạn chuẩn bị rời khỏi Thủy cung Đan Mạch, bạn sẽ ngạc nhiên – KHÔNG hề có tiệm bán đồ lưu niệm nào! Tôi không nghĩ mình từng thấy điều này trước đây ở bất cứ thủy cung nào trên thế giới. Ngoài bộ sưu tập gồm 3 poster, một số móc khóa và vài cái bưu thiếp, tất cả được trưng bày ở phòng vé cửa trước, ngoài ra không có sản phẩm nào khác được bày bán ở Thủy cung Đan Mạch. Thay vào đó, có một nhà hàng nhỏ phục vụ loại sandwich truyền thống và bia Carlsberg (dĩ nhiên!).

    [​IMG]
    Một nhà hàng nhỏ thế chỗ tiệm bán đồ lưu niệm.

    [​IMG]
    Phù điêu vinh danh nhà sáng lập Thuỷ cung Đan Mạch.

    Gần đây, tôi nghe nói về việc xây dựng thủy cung “mới” ở Copenhagen để thay cho cái cũ. Tôi đoan chắc người Đan Mạch sẽ xây cái mới rất tốt và họ sẽ kiếm được nhiều tiền bằng cách bổ sung thêm một tiệm bán đồ lưu niệm, tôi hy vọng thủy cung hiện tại vẫn được duy trì theo phong cách hiện hữu của nó. Ngoài một số ngoại lệ (chẳng hạn như quang cảnh tự nhiên lai tạp, có lẽ gây khó chịu cho vật nuôi) người Đan Mạch đã làm rất tốt công tác trưng bày một thủy cung truyền thống hay theo “phong cách xưa”.

    [​IMG]
    Ôi, mùa thu ở Copenhagen!

    Tôi rời Thủy cung Đan Mạch bằng xe đạp (vừa mới hoàn tất chuyến đi hơn 2000 km).
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/11/08
  9. meduthu

    meduthu Moderator

    thanks bác vnreddevil nhiều lắm, hình ảnh quá đẹp

    nhưng mà em nầy nhìn đẹp vậy chứ lở bị nó chích cái gai độc một cái thì tới già cũng sợ cá biển luôn đó.
    [​IMG]
     
  10. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Con này cũng độc nhưng mình thấy mấy người thợ lặn sợ con cá đá (stonefish) hơn. Nó có thể cắn chết người.
     
  11. meduthu

    meduthu Moderator

    con đó nhìn ra sao anh?
    có phải con nầy?
    [​IMG]

    hình như việt nam mình gọi cá mặt quỉ thì phải?
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/11/08
  12. nhixuan

    nhixuan Active Member

  13. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Đúng là con này chứ không phải là con của bác nhixuan, nó bò trên các vây như con ếch, bò chán rồi lại bơi.

    Ngày trước mình làm việc cho một công ty lặn chuyên phục vụ cho các dàn khoan. Xung quanh dàn khoan có rất nhiều cá tụ tập. Có hôm quan sát trên camera thấy cả mấy chục con cá mao tiên. Nhưng mỗi khi thấy cá đá xuất hiện là tay supervisor lật đật đi báo cho tổ lặn đề phòng. Mình không rõ nó truyền độc như thế nào nhưng nếu thợ lặn lỡ đạp phải cá đá thì rất nguy hiểm.
     
  14. banhbaotrungcut

    banhbaotrungcut Active Member

    hình nhìu quá, coi mỏi cà mắt, thủy cung này làm gần với thiên nhiên thật, những con cá sống thấy rất thoải mái
     
  15. raymond

    raymond Active Member

    Hay thật! Hình ảnh rất thú vị, coi đã thiệt.
     
  16. Bettah Splendens

    Bettah Splendens Active Member


    Đúng rồi đó Đạt ơi ... mình thấy trong nhà hàng hay các tiệm ăn ở VN và thủy cung ở Nha Trang gọi bằng 2 tên này : cá đá (vì khi nó nằm yên trong y như tản đá nhỏ) và cũng gọi là cá mặt quỷ (các bạn nhìn mặt nó thì sẽ thấy giống con quỷ) :D .

    @ Vnreddevil : Mình thấy trong các nhà hàng có bán để ăn mà Mr. Đại ... Vậy thì không biết độc thế nào đây ? mình chỉ biết nó ngụy trang như vậy đẻ dễ săn mồi khi nằm im .... và có khi nó nằm kế tản đá thật thì nhìn không ra luôn :D

    @ Nhixuân : Có thể con cá đó là 1 loại khác có tên giống (vì nó bám trên đá) ... nhưng nếu khi gọi cá " ĐÁ " thì thường nói về con cá mà MeDuThu post lên mới đúng đó NhiXuân ... Bởi nó y như tản đá ong nhỏ .
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/11/08
  17. meduthu

    meduthu Moderator

    gọi tên cá đá thì em không rỏ lắm, nhưng mặt quỉ thì em đã ăn qua rồi.
    nếu đúng cá mặy quỉ thì cắn không sao, nhưng hàng gai độc trên kỳ trên thì kinh khủng lắm, hàng gai độc bình thường không thấy, nhưng khi lớp da tuột xuống thì nhìn ớn lắm giống một hàng kim chích vậy, nếu lấy vật gì đụng vào thì từ đầu gai sẽ tiết ra chất độc màu giống mủ cao su.
    còn thịt thì dai giống thịt gà nhưng ngọt hơn. tựa tựa giống con cá mang ếch ( monk fish ) nhưng mà ngon hơn nhiều
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội