Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Hóa thạch cá rồng

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 12/11/08.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Hóa thạch cá rồng
    Theo Wyne - http://aquarticles.com

    [​IMG]
    Cận cảnh hóa thạch xương sọ có độ tuổi 54 triệu năm của loài Osteoglossidae cổ sống ở biển, tổ tiên trực hệ của cá rồng châu Á ngày nay (Scleropages formosus).

    Tôi là người hâm mộ cá rồng châu Á (chiếm vị trí quan trọng trong thú chơi cá cảnh của tôi), tôi luôn tìm kiếm những thông tin mới về chúng. Điều lạ lùng là thông tin mới lại đến với tôi từ Đan Mạch. Vào kỳ nghỉ cuối tuần mấy tuần trước, tôi quyết định tham quan bảo tàng địa phương mà tôi biết có một bộ sưu tập hóa thạch cá rất đẹp. Lũ trẻ nhà tôi ào vào tòa nhà trong khi tôi và vợ dừng lại phía sau để trình vé. Bỗng có tiếng náo động – khi đám trẻ nhà tôi la lên “Cá rồng! Cá rồng! Ba ơi lại đây mà xem!”. Tôi và vợ nhìn nhau hơi bối rối. Tôi bị đứa út kéo qua phòng kế bên, đúng vậy, có một tiêu bản cá rồng châu Á gắn trên vách. Cùng với nó là hóa thạch được phát hiện ở địa phương vài năm trước liên quan đến – bạn thử đoán xem – tổ tiên của cá rồng châu Á. Vâng, vợ tôi chỉ nhìn sơ qua nhưng bất ngờ tôi lại rất thích bộ trưng bày ở bảo tàng này.

    Với sự trợ giúp của vợ, tôi có thể dịch được nội dung từ tiếng Đan Mạch về hầu hết những phần của bộ trưng bày.

    [​IMG]
    Tiêu bản cá rồng châu Á (Scleropages formosus).

    [​IMG]
    Bản đồ phân bố cá rồng.

    Vùng phân bố cá rồng hiện hữu (dịch từ nội dung đi kèm bản đồ ở trên)
    Có năm loài cá rồng thuộc họ Osteoglossidae còn tồn tại đến ngày nay. Osteoglossidae có nghĩa là “lưỡi xương”. Tất cả đều là cá nước ngọt và sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Khi biển Moler còn bao phủ phía tây của vùng Limfjorden, Đan Mạch cách nay 54 triệu năm, khí hậu rất ấm áp. Vào thời đó, “cá lưỡi xương” còn sống ở biển. Những loài cá này ngày nay là cá nước ngọt sơ khai như cá phổi và do đó được các nhà sinh học tiến hóa rất quan tâm. Cá lưỡi xương là loài săn mồi và có răng trên lưỡi và vòm miệng nơi chúng dùng để cắn mồi. Chúng cũng có răng ở hàm.

    Bản đồ ở trên mô tả phân bố hiện hữu của chúng trên thế giới. Ở Nam Mỹ, có hai loài Osteoglossum bicirrhosum (ngân long) và cá khổng tượng Arapaima gigas, loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Ở châu Phi là loài Heterotis niloticus (cá khổng tượng Phi) có thể lớn đến cả mét. Ở Úc và New Guinea có loài Scleropages leichardtii (hồng điểm long) có quan hệ họ hàng rất gần với Scleropages formosus (cá rồng châu Á) loài phân bố ở đảo Borneo, Sumatra và bán đảo Malay.

    Điều lưu ý khá thú vị về khổng tượng Arapaima gigas đó là nó có bong bóng bơi để hít thở trực tiếp từ không khí. Cá trưởng thành ngoi lên mặt nước để thở khoảng 5 lần mỗi ngày. Thật kỳ lạ, loại mồi tốt nhất để nhử bắt Arapaima gigas lại chính là cá ngân long!

    [​IMG]
    Toàn bộ tủ trưng bày.

    [​IMG]
    Sọ hóa thạch của loài Osteoglossidae cổ ở biển.

    [​IMG]
    Xương hàm của cá rồng Osteoglossidae cổ.

    [​IMG]
    Các vảy hóa thạch của Osteoglossidae cổ - dường như không quá khó để phát hiện hóa thạch ở vùng xung quanh vì vậy tôi bỏ vài giờ tìm kiếm … nhưng cuối cùng không gặp may.

    [​IMG]
    Vảy của Osteoglossidae cổ.

    [​IMG]
    Ảnh khác về một số vảy của Osteoglossidae cổ.

    [​IMG]
    Còn đây là ảnh phần đầu của Osteoglossidae cổ - đây là nửa trên của hóa thạch.

    [​IMG]
    Ảnh khác về toàn bộ nửa trên của hóa thạch.

    [​IMG]
    Sơ đồ mô tả sự hình thành hóa thạch.

    Sự hình thành hóa thạch (dịch từ nội dung đi kèm sơ đồ trên)
    Cá chết bị chìm xuống đáy biển nơi tối tăm và ít ô-xy. Trong vùng nước yếm khí độc hại đó, không hề có các loài ăn xác thối nên xác cá không bị hủy hoại.

    Theo thời gian, cá được bao phủ bởi một lớp trầm tích (vỏ đất sét). Chất hữu cơ biến mất và chỉ còn lại vảy và xương.

    Chất can-xi tan ra, cố định xung quanh xương và hình thành một khuôn đá vôi. Bởi vậy, xương bây giờ không bị phân hủy nữa.

    Nếu bộ xương cá không được bao bọc trong một khuôn đá vôi, xương sẽ tan dần bởi tác dụng của a-xit trong nước và chỉ còn lại một khuôn rỗng.

    Lịch sử phát hiện hóa thạch
    Vào ngày 18 tháng 6 năm 1985, Bảo tàng Fur nhận được một bưu thiếp từ một khách du lịch người Đức. Ông thông báo về một hóa thạch lớn nằm bên dưới tẳng đá tròn ở bãi biển phía bắc đảo Fur. Ông đã đánh dấu vùng đó lên bản đồ trên tấm bưu thiếp.

    [​IMG]
    Hình chụp đảo Fur, Đan Mạch (trên). Hình khai quật hóa thạch (dưới).

    Giám đốc bảo tàng Erik Christiansen đi đến bãi biển ngay đêm đó và đã phát hiện hóa thạch tuyệt vời của một loài cá lớn trên mỏm của tảng đá vôi. Tảng đá vôi lớn được khai quật vào ngày hôm sau.

    [​IMG]
    Sơ đồ bóc tách hóa thạch.

    Vị khách du lịch người Đức đã khéo léo tách hòn đá dọc theo những thớ nằm ngang của nó. Và rồi ông đem phần chóp về nhà – điều bất hợp pháp! – và ông khẳng đinh trên tấm bưu thiếp rằng bảo tàng sẽ nhận được nửa kia.

    Năm sau, vị khách du lịch Đức liên hệ bảo tàng Fur để thảo luận về việc phát hiện hóa thạch. Ông đề nghị cho bảo tàng mượn nửa trên của hóa thạch trong 5 năm nếu họ sửa chữa nó. Quỹ New Carlsburg đã trả chí phí phục chế.

    Thông tin đại chúng tường thuật về phát hiện và câu chuyện này, cùng với nỗ lực của giám đốc bảo tàng Erik Christensen trong việc thay đổi luật pháp liên quan đến những cổ vật có giá trị lịch sử ở Đan Mạch. Luật pháp mới khẳng định những cổ vật mới phát hiện sẽ thuộc về Đan Mạch. Luật này bắt đầu được áp dụng từ tháng giêng năm 1990. Vì vậy hiện nay, những hòn đá bất thường, hóa thạch… phải được gửi về các bảo tàng ở Đan Mạch (chẳng hạn như Bảo tàng Fur).

    Vào mùa xuân năm 1992, phần trên của hóa thạch được một hiệp hội bảo tàng ở Đan Mạch "Statens Museums-nævn" mua lại. Ngày nay, toàn bộ hóa thạch được đem về đảo Fur, nơi nó đã tồn tại trong năm 55 triệu năm qua.

    Kết luận
    Với các nhà sinh học tiến hóa, hóa thạch Osteoglossidae cổ được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới là bằng chứng cho thấy rằng tất cả mọi lục địa từng dính liền với nhau thành một siêu lục địa (Gondwana). Hóa thạch Osteoglossidae được phát hiện ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á, Ấn Độ, châu Phi và Nam Mỹ. Trên thực tế, con cháu của chúng vẫn đang định cư ở nhiều vùng nêu trên càng làm tăng sự bí ẩn của chúng. Nói đến cá rồng châu Á, chúng thực sự là một hóa thạch sống.

    Ghi chú: để tham khảo thêm về chủ đề tổ tiên của cá rồng, tôi xin giới thiệu bạn đọc một số link dưới đây:

    Hóa thạch sọ của Osteoglossidae được phát hiện ở Ấn Độ.

    Hóa thạch Scleropages được phát hiện ở Bỉ (PDF).


    ====================================


    Ghi chú


    Cách phân loại cá rồng theo Bảo tàng Fur (qua bản dịch của Theo Wyne) đã rất lạc hậu. Cá khổng tượng và khổng tượng Phi ngày nay thuộc về họ khổng tượng Arapaimidae và nhiều loài cá rồng ở châu Á (Scleropages legendrei, Scleropages macrocephalus, Scleropages aureus), Úc (Scleropages jardinii) và Nam Mỹ (Osteoglossum ferreirai) chưa được cập nhật trong bài. Mặt khác cách mô tả về hóa thạch trên như là “tổ tiên trực hệ” (direct ancestor) của cá rồng châu Á là cực kỳ thiếu chính xác.

    *Theo ý kiến chung (và cả trong bài này): tổ tiên của Osteoglossidae đã xuất hiện trên siêu lục địa Gondwana. Đó là lý do cá rồng có phân bố rộng trên khắp các lục địa ngày nay. Niên đại của Gondwana là khoảng 220 triệu năm. Vì hóa thạch Osteoglossidae chỉ có niên đại 54 triệu năm nên nó không thể là tổ tiên trực tiếp của cá rồng được. Vào thời điểm đó, các lục địa đã tương đối hình thành và các loài cá rồng đã tung hoành trong các vực nước từ hàng trăm triệu năm trước đó rồi.

    *Nếu căn cứ theo niên đại 54 triệu năm của hóa thạch thì đó chỉ có thể là một họ hàng bà con xa (đã tuyệt chủng) ở biển của cá rồng mà thôi. Theo một nghiên cứu về về nguồn gốc của cá rồng (2003):

    >Tổ tiên chung của họ cá rồng Osteoglossidae là cá nước ngọt có niên đại khoảng 170 triệu năm.

    >Tổ tiên chung của họ cá rồng Osteoglossidae và họ cá khổng tượng Arapaimidae xuất hiện trên lục địa Gondwana và có niên đại khoảng 220 triệu năm.

    Như vậy, tổ tiên chung của bộ cá lưỡi xương Osteoglossiformes (bonytongues) phải xuất hiện từ trước đó. Nếu xuất hiện một hóa thạch cá lưỡi xương ở biển có niên đại trên 220 triệu năm thì nó chỉ có thể là tổ tiên trực tiếp của bộ cá lưỡi xương Osteoglossiformes, chứ không phải là họ cá rồng Osteoglossidae!

    aro-evolution.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/17
  2. meduthu

    meduthu Moderator

    oh, hay quá cám ơn bác. tính ra cá rồng không khác xa hồi xưa
     
  3. Converse

    Converse Active Member

    Oh Thank anh Đại. Ghi chú của anh cũng khá bổ ích. Tiếp thu tiếp thu!!! :)
     
  4. nhincaizi

    nhincaizi Active Member

    oh hay quá cám ơn anh ĐẠi đã cho anh em 1 topic tuyệt vời
     
  5. growmore269

    growmore269 New Member

    thông tin cá hóa thạch này cũng hay đây

    :lee::lee:anh này tìm đâu ra thông tin này cũng hay thật,sao không chụp nhiều ảnh cá hóa thạch nhiều một chút để mọi người cùng xem, :dontknown::dontknown:
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội