Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cá Thiên Đường Trung Quốc: đừng bao giờ bỏ cuộc!

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 2/8/18.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cá Thiên Đường Trung Quốc: đừng bao giờ bỏ cuộc!
    https://www.aqualog.de/en/blog-en/the-chinese-paradisefish-never-give-up/

    Cá Thiên Đường Trung Quốc hay Cá Thiên Đường Đuôi Tròn (Macropodus ocellatus) từ lâu từng được coi như là bảo ngọc hiếm hoi trong hồ cảnh. Điều đó thật đáng tiếc, bởi loài cá này mang lại nhiều thứ cho nhà thủy sinh.

    Câu chuyện về sự phát hiện của loài Cá Thiên Đường Trung Quốc (Chinese Paradisefish) quay ngược về 1842, khi Theodore Cantor ở Chu Sơn (Zhoushan, trước đây là Tschouschan hay Tschusan, tiếng Anh Chusan) mô tả về loài Macropodus ocellatus mới. Chu Sơn là một quần đảo ngoài khơi bờ đông Trung Quốc. Đất liền bị chiếm bởi người Anh vào 1840, 1841, và 1860 và chỉ được trao trả sau việc mở cửa của Trung Quốc để mua bán với châu Âu. Cantor (1809-1860), một người gốc Đan Mạch, là bác sĩ và làm việc như một nhân viên được trả lương của Công Ty Đông Ấn hùng mạnh, vốn chịu trách nhiệm cho việc chiếm đóng Chu Sơn. Ông chủ yếu quan tâm đến lưỡng cư và bò sát, và chẳng hạn, phát hiện và mô tả loài Hổ Mang Chúa (King Cobra Ophiophagus hannah), loài rắn độc lớn nhất thế giới vào 1936, nhưng ông cũng rất uyên bác trong sinh học nói chung. Ông là tác giả một nghiên cứu về động và thực vật của Chu Sơn, xuất bản 1842, vốn bao gồm mô tả gốc về Cá Thiên Đường Trung Quốc. Ông thậm chí sở hữu một bức tranh màu-nước đẹp của loài cá, vốn chẳng may không thể đăng ở đây vì lý do bản quyền. Tuy nhiên Hans-Joachim Paepke có khả năng tái tạo bức màu-nước này vào 1994 trong chuyên khảo của mình về Cá Thiên Đường, dẫu chẳng may chỉ với màu đen trắng, vì vậy bạn chẳng cần phải du lịch đến London để xem bản gốc tại Thư Viện Anh (British Library).

    Thế giới do đó có một chính sách kinh tế thô bạo để biện hộ cho việc phát hiện Cá Thiên Đường Trung Quốc.

    Chúng ta hãy tiếp tục với lịch sử một lúc nữa. Vào 1869, Cá Thiên Đường, Macropodus opercularis, là con cá cảnh đầu tiên sau Cá Vàng đến châu Âu và kích động một làn sóng hâm mộ. Có lẽ thú chơi cá cảnh như chúng ta biết ngày nay sẽ không hề tồn tại nếu không có Cá Thiên Đường, nhưng dĩ nhiên đó nhất định là sự suy đoán. Nhưng sự xuất hiện diệu kỳ của Cá Thiên Đường cũng làm dấy lên sự nghi ngờ: một con cá sặc sỡ với bộ vây hào nhoáng như vậy thực sự có thể tồn tại ngoài tự nhiên? Nhiều nhà tự nhiên học nghi ngờ điều đó. Bởi vì Cá Thiên Đường, cũng như, Cá Vàng, đều bắt nguồn từ Trung Quốc, nó bị nghi ngờ rằng, giống như Cá Vàng Đuôi Voan (Veiltail) và Cá Vàng Thường (Common), nó là dạng thuần dưỡng (cultivated) của người Hoa.

    Nhưng trong trường hợp đó đâu là dạng nguyên thủy? Nó được cho rằng đó có lẽ là loài Macropodus chinensis, được mô tả bởi một bác sĩ Đức Marcus Eliser Bloch vào 1790. Nhưng khác với Cá Thiên Đường, vốn có đuôi chĩa (forked), bản vẽ của Bloch thể hiện một con cá đuôi-tròn (rounded). Vào 1913, khi con Cá Thiên Đường Đuôi Tròn đầu tiên ra mắt công chúng (trên thực tế loài đến Đức trước từ hồi 1893, nhưng được giữ bí mật) chúng được nhận diện như là Macropodus chinensis và được gọi bằng tên thông dụng Cá Thiên Đường Trung Quốc.

    Tuy nhiên Cá Thiên Đường Trung Quốc đa phần không được lưu ý đến và tiếp theo bị để chết dần mòn trong thú chơi. Thật lạ, không ai viết về màu sắc kỳ diệu của cá đực đang ghép đôi. Mãi cho đến tận 1989, Paepke mới có thể chứng tỏ rằng M. chinensis của Bloch chỉ là cá thiên đường với một cái đuôi bị tổn thương, đó là lý do tại sao cá thiên đường trung quốc ngày nay được biết trong khoa học như là Macropodus ocellatus.

    [​IMG]

    Mãi đến tận 1983 Cá Thiên Đường Trung Quốc lại đến Đức lần nữa, sau khi rõ ràng chết sạch trong Thế Chiến Thứ Hai. Chính Hiệp Hội Cá Mê Lộ Quốc Tế (Internationale Gemeinschaft für Labyrinthfische = International Labyrinthfish Association, IGL) chỉ đạo việc thiết lập một dòng cá cảnh, bởi thị trường tiếp tục thể hiện sự thiếu hứng thú ở những con cá này. Chẳng may Cá Thiên Đường Trung Quốc rất nhạt nhòa về màu sắc ngoài mùa sinh sản và trông không hấp dẫn. Trong một thời gian dài những con cá này được nhập khẩu theo nhu cầu cá nhân. Vào 1984, tôi sở hữu vài cá thể cản-hồ (captive-bred) đầu tiên. Những tấm hình diễm lệ của Hans Joachim Richter đã khuấy động lòng hâm mộ của tôi và tôi từng là một fan cá thiên đường từ 1970 khi một cặp Cá Thiên Đường sinh sản ở một trong những hồ cảnh đầu tiên của mình. Tuy nhiên, chẳng may Cá Thiên Đường Trung Quốc tỏ ra cực kỳ mong manh. Tôi tin rằng chỉ có vài loài cá nhạy cảm với bệnh lao cá (fish tuberculosis) như Macropodus ocellatus. Bệnh lao cá gây ra bởi một vi khuẩn phổ biến vốn thậm chí có thể gây ra lở loét ở người trong trường hợp đặc biệt không thuận lợi – và là, nhân tiện, bệnh đáng chú ý duy nhất của cá cảnh vốn có thể lây cho Người. Vẫn chưa biết tại sao hồi đó Cá Thiên Đường Trung Quốc lại quá nhạy cảm với bệnh tật. Mặc dù chưa ai từng bị nhiễm bệnh từ chúng, ai muốn nuôi những con cá vốn sớm muộn gì cũng chết bị phủ đầy những vết lở loét tệ hại? Những cá này một lần nữa lại có nguy cơ chết dần mòn trong thú chơi. Nhưng rồi – và lần nữa không ai thực sự biết tại sao – vào lúc nào đó một dòng cảnh của những con cá đáng yêu này được thiết lập vốn không bao giờ trở thành nạn nhân của bệnh lao cá. Vì vậy, dòng Cá Thiên Đường Trung Quốc mới được nhập lần đầu gần đây củng cố cho câu nói xưa: đừng bao giờ bỏ cuộc!

    [​IMG]

    Với chiều dài tối đa đến 8 cm, Cá Thiên Đường Trung Quốc là loài cá nhỏ. Cá đực luôn lớn hơn cá cái. Thành thục sinh dục đạt được ở độ tuổi khoảng bốn tháng, khi cá dài từ ba đến năm cm. Cá Thiên Đường Trung Quốc là loài làm tổ bọt điển hình. Cá đực, lộng lẫy trong sắc màu đẹp đẽ nhất của chàng, xây một tổ bọt tương đối nhỏ gọn. Nhưng việc giao phối được bắt đầu bởi cá cái, kẻ biến thành màu kem rất nhạt, gần như trắng, khi sắp sửa đẻ. Ngoài giai đoạn sinh sản, cá đực và cái không thể được phân biệt trên nền tảng màu sắc. Cá Thiên Đường đẻ trứng nổi trong suốt. Giao phối theo kiểu cá mê lộ-điển hình, với cá đực quấn lấy cá cái bằng cái ôm hình-chữ U, khởi đầu tiếp cận nàng từ bên dưới. Một khi cá đực đã ôm lấy cá cái, nó xoay nàng lật ngửa, và cặp cá đẻ trứng và xuất tinh trong khi rùng mình. Cá bột, vốn bắt đầu nở sau 24 giờ, rất nhỏ. Một khi chúng bơi-tự do, vốn bắt đầu sau 48 giờ (ở cá mê lộ luôn có một mức độ biến thiên giữa những con phát triển sớm và muộn) chúng cần 10-12 ngày trước khi chúng có khả năng ăn ấu trùng Artemia. Cho đến lúc đó, chúng cần thức ăn tươi sống cực nhỏ (microscopically, tức trùng cỏ).

    Cá Thiên Đường Trung Quốc là loài cận nhiệt đới (subtropical). Phân bố của loài chủ yếu ở Trung Quốc và Korea, và chúng cũng được giới thiệu và trở nên ổn định ở Nhật. Những cá này đôi khi được phát hiện ở những vùng nơi nhiệt độ có thể rớt xuống -20°C vào mùa đông. Bởi vì một số quần thể Cá Thiên Đường Trung Quốc chịu đựng được mùa đông ở châu Âu và có thể được nuôi quanh năm trong các hồ [lộ thiên] ngoài vườn. Một quần thể như vậy đã sống trong nhiều năm trời ở một hồ cảnh phía trước văn phòng của nhà bán sỉ Aqua-Global ở Berlin. Bởi vì Macropodus ocellatus thường không thọ quá ba năm, nên chúng cũng phải sinh sản thành công ở đó. Vào mùa đông khắc nghiệt, rất nhiều con chết, thậm chí ngoài tự nhiên. Bởi vì Cá Thiên Đường Trung Quốc không thể thở bằng mê lộ bên dưới lớp băng, nó phải dựa vào mang như cá bình thường. Dường như những con cá non dài 2-3 cm sống sót tốt nhất qua mùa đông.

    Cá Thiên Đường Trung Quốc là loài ăn thịt nghiêm túc. Trong hồ cảnh, chúng có thể được cho đủ loại tấm (flake), thức ăn tươi sống và đông lạnh-sâu. Thành phần hóa học của nước là không quan trọng với những con cá này, mặc dù trong nước mềm chúng nhạy cảm hơn với một số ký sinh vốn chuộng nước như vậy – trên tất cả là Bệnh Nấm Nhung (Velvet Disease Piscinoodinium, tức Oodinium trước đây).

    Cá Thiên Đường Trung Quốc không đòi hỏi bất kỳ việc sưởi ấm bổ sung nào khi được nuôi trong nhà. Chúng có thể được nuôi thoải mái trong tầm nhiệt độ từ 14 đến 32°C, với nhiệt độ nuôi lý tưởng giữa 20 và 25°C, và 3-5°C cao hơn để ép đẻ. Điều từng được chứng tỏ rất có lợi là cho những cá này trải qua mùa đông ở điều kiện lạnh lẽo trong 6-8 tuần (nếu cần, trong tủ lạnh). Nhiệt độ mùa đông nên giữa 6 và 12°C, khi xử lý cá không rõ lai lịch, an toàn nhất là áp dụng bên trên tầm này.

    [​IMG]

    Bước đầu tiên trong việc nghiên cứu một loài cá nhỏ luôn là thiết lập một dòng cảnh. Việc đó từng thành công trong trường hợp của Cá Thiên Đường Trung Quốc và hiện tại ít nhất loài cá có đủ fan hâm mộ mà không cần phải lo lắng nữa về việc nó có thể chết sạch trong tương lai gần. Nhưng những loài có một vùng phân bố tự nhiên rộng lớn, và, như chúng ta biết qua kinh nghiệm, các quần thể địa phương có thể khác biệt một cách đáng kể với nhau. Vì vậy các nỗ lực hiện đang được thực hiện – dẫu ở mức độ rất nhỏ, bởi cả Trung Quốc lẫn Korea đều không phải là nhà xuất khẩu cá cảnh hoang-dã điển hình – để nhập khẩu Cá Thiên Đường Trung Quốc hoang-dã lúc này lúc nọ và tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng.

    Trong cộng đồng nuôi cá mê lộ, chủ yếu là Thomas Seehaus miệt mài vốn đang so sánh mọi dữ liệu sẵn có về các dạng hoang dã của cá thiên đường. Ông cũng viết một cuốn sách về chúng. Thật đáng để viếng thăm trang web của ông tại www.casa-di-lago.de!

    Hai năm trước, một dạng hoang-dã được nhập mà cá mái không mang màu nhạt, bằng không quá bình thường. Chẳng may, vì lý do cá nhân tôi không thể sở hữu dòng này. Nhưng: đừng bao giờ bỏ cuộc!

    Aquarium Glaser gần đây lại nhập khẩu hàng hoang-dã một lần nữa, và tôi đem một cặp cá này về nhà. Chẳng may cá mái phát triển một nhiễm khuẩn độc hại. Nửa phần dưới của đuôi và xung quanh một phần ba của thân sau bị thối rữa trước khi ngừng lại. Chẳng may hàng tại Aquarium Glaser lúc này đã bán hết. Tôi hoàn toàn chẳng có hy vọng gì với việc con cá mái sống sót, nhưng tôi đã làm mọi thứ có thể để khiến cuộc sống dễ chịu nhất với nó. Hai nắm lá khô bồi bổ nước bằng chất liệu thực vật bổ sung và thức ăn duy nhất được sử dụng là Artemia trưởng thành đông lạnh-sâu, khẩu phần đặc biệt bổ dưỡng và không-mầm bệnh (germ-free).

    Hai tuần sau, điều gì đó gần như không thể đã xảy ra: cặp cá sinh sản. Ngoài sự cố rằng cá mái bị sứt sẹo kinh khủng và trông rất khiếm khuyết, mọi thứ diễn ra theo sách vở. Hôm nay, khi tôi viết bài này, vài trong số 150 cá non của tôi từ bầy này đang bơi lội ở một trong những hồ nuôi của mình và đã phần nào nhỉnh hơn một cm.

    Vì vậy một lần nữa Cá Thiên Đường Trung Quốc khẳng định cho câu nói: đừng bao giờ bỏ cuộc!

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/8/18

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội