Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cách sử dụng một số loại thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản

Thảo luận trong 'Cá cảnh' bắt đầu bởi nhixuan, 25/11/10.

  1. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Cách sử dụng một số loại thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản​



    Tác giả: Nguyễn Ngọc Tú
    Nguồn: http://www.hoinongdanbinhdinh.org.vn/


    1. Cây xoan (Melia azedarach L) Tên khác: cây sầu đông, sầu đâu, cây xoan trắng, cây xuyên luyện, cây dốc hiên. Trong cây xoan có vỏ rễ, vỏ thân, vỏ cành nhưng tốt nhất là vỏ rễ, cây xoan cao 10-15 m thường người ta thu hoạch. Trong thực tế có cây cao đến 30 m, vỏ thân xù xì nhiều chỗ lồi lõm có nhiều khía dọc. Xoan mọc nhiều trong các rừng cây, mọc ở ven đường, trong các vường cây ở miền núi, trung du đến đồng bằng, Trong thân, vỏ, rễ của cây xoan có một Ancaloit có vị đắng là toosendamin có tác dụng diệt một số ký sinh trùng. Cách dùng: Phòng trị bệnh ký sinh trùng cho cá thường dùng cành lá xoan bón lót xuống ao với số lượng 0,3 – 0,5 kg/m3 trước khi thả cá vào ương 3 ngày.

    2.Cây xuyên tâm liên: Andrographus panicullata (Burmif.f) Cây nhỏ mọc thẳng cao 0,3-0,8 m, có nhiều đốt, nhiều cành, lá mọc đối, cuống lá ngắn, phiến lá hình mác hay hình bầu dục thuôn dài, hai đầu nhọn, mặt nhẵn (dài 3-12 cm x rộng 1-3 cm) hoa màu trắng điểm hồng thành chùm ở nách hay đầu cành thành chuỷ. Quả dài 15 mm x rộng 3,5 mm hình trụ thuôn dài. Cách dùng: Dùng trị bệnh viêm ruột cho cá trắm. Dùng toàn cây xuyên tâm liên khô 1 kg hay 1,5 kg cây tươi cho 50 kg cá ăn một lần trong ngày ăn liên tục 5-7 ngày.

    3. Cây sở (Camellia sasanqua Thumb) Tên khác: trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè

    Cây sở là một cây nhỏ, cao chừng 5-7m. Lá không rụng, hầu như không cuống, hình mác thuôn hay hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, phía cuống hơi hẹp lại, phiến lá dai, nhẵn mép có răng cưa, dài 3-6cm, rộng 1,5-3cm. Hoa mọc ở nách hay ở ngọn, tụ từ 1-4 cái, màu trắng, đường kính 3,5cm. Quả nang, đường kính 2,5-3cm, hơi có lông đỉnh, tròn hay hơi nhọn, thành dày, có 3 ngăn, mở dọc theo ngăn có 1-3 hạt có vỏ ngoài cứng, lá mầm dày, chứa nhiều dầu. Trong khô hạt du trà ép dầu có chứa Saponin. Cách dùng: Hợp chất Saponozit chiết từ khô sở, khô hạt chè dại, dùng để diệt khuẩn, diệt cá tạp, liều dùng 15g/m3 nước.

    4. Cây sòi (Sapium sebiferum (L) Roxb):
    Cây sòi cao có nhựa , ra hoa mùa hè và quả chín vào mùa thu. Sòi thân màu xám, lá mọc so le, cuống lá dài 3 - 7 cm, phiến lá hình quả trám dài 3 - 9 cm, lá nhọn, hai mặt đều màu xanh, hoa mọc thành bông ở kẽ lá dài 5 -10 cm. Quả hình cầu, đường kính 12 mm, chín màu đen tía, có 3 ngăn, mỗi ngăn 1 hạt, trong hạt có dầu. trong rễ thân cây sòi có nhiều chất vitamin, acid hữu cơ, tanin, chất béo. Chất Pholoraxetophenol 2- 4 dimethyl ete có khả năng diệt vi khuẩn. Trong môi trường toan tính phân giải, môi trường có vôi sống tăng tác dụng. Dùng lá sòi trị bệnh thối rữa mang, bệnh trắng đầu của cá. Cách dùng: Để phòng bệnh lấy cành bó thành bó nhỏ cho xuống ao. Để trị bệnh cần bón xuống ao với nồng độ 6,0 ppm (6,0 gram cành lá sòi phơi khô/m3 nước) Thường dùng 1 kg cành lá sòi khô (hoặc 4 kg tươi) ngâm vào 20 kg vôi sống 2% trong một đêm, sau đó đun sôi 10 phút, pH trên 12 rồi bón xuống nước.

    5. Tỏi (Allium sativum L.)
    Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là: chất alixin (C6H10OS2), alixin là một hợp chất sulphu có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn như: thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, trực khuẩn, bạch hầu, vi khuẩn gây thối rữa.Trong tỏi tươi không có chất alixin mà nó có chất aliin là một acid amin dưới tác dụng của men alinaza có trong củ tỏi để tạo thành alixin . Cách dùng: Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi trùng gây ra mỗi ngày dùng 50 gram củ tỏi nghiền nát cho 10 kg khối lượng cá ăn liên tục 6 ngày. Tỏi phòng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10-15g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.

    6. Cây cỏ sữa lá nhỏ: (Euphorbia thymifolia Buron) Cây cỏ sữa lá nhỏ là cây cỏ nhỏ gầy mọc là là trên mặt đất, thân cành tím đỏ, lá mọc đối hình bầu dục hay thon dài (7mm x 4mm). Cụm hoa mọc ở kẽ lá, quả nang có lông, hạt nhẵn dài 0,7 mm có 4 gốc. Bấm vào thân cây chảy mủ nhựa trắng có tác dụng ức chế sự sinh sản của loại vi khuẩn gây bệnh lỵ. Cách dùng: Cây cỏ sữa có phổ kháng khuẩn rộng lại còn có tác dụng ngưng máu trung hoà độc tố. Dùng toàn thân cây để trị bệnh viêm ruột, bệnh thối rữa mang của cá do vi khuẩn gây ra. Dùng 50 gram cây cỏ sữa khô hoặc 200 gram cây được giã thành bột + 20 gram muối cho 10 kg trọng lượng cá ăn trong 1 ngày, ăn liên tục trong 3 ngày.

    7. Cây sài đất (Weledia calendulacea (L). Less) Sài đất là một loại cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đó, nơi đất tốt có thể cao tới 0,5m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ, lá gần như không cuống, mọc đối hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, cụm hoa hình đầu, cuống cụm hoa dài vượt các nhành lá. Hoa màu vàng tươi. Cao tách chiết thảo dược Sài đất đều có tác dụng với cả 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei) gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn Cách dùng: phòng trị bệnh xuất huyết, hoại tử nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá nuôi. Dùng tươi: 3,5-5,0kg giã lấy nước trộn với thức ăn cho 100kg cá /ngày, trong 7 ngày liên tục.

    8. Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L) Tên khác: Diệp hạ châu, Diệp hoè thái, Lão nha châu, Prak phú (tiếng Campuchia) Cây chó đẻ răng cưa là một loại cỏ mọc hàng năm, cao thường 30cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng mang cành, thường có màu đỏ. Lá mọc so le, lưỡng bộ trông như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên thuỷ như hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu xanh lơ, không cuống. Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính, hoa đực, hoa cái cùng gốc, đực ở đầu cành, cái ở dưới. Hoa không cuống hoặc có cuống rất ngắn.

    9. Cỏ nhọ nồi (Eclipta alba Hassk) Tên khác: Cây cỏ mực, hạn liên thảo

    Cỏ nhọ nồi là một loại cỏ mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng, lá mọc đối có lông ở 2 mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành. Cách dùng: phòng trị bệnh xuất huyết, viêm ruột ở cá nuôi. Bột cỏ nhọ nồi phơi khô nghiền và trộn với thức ăn cho cá ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.

    10. Cây cau (Areca catechu L) Tên khác: cây tân lang, binh lang Thành phần hoá học trong hạt cau có tanin lúc non chừng 70% lúc chín còn 15 - 20%. NgoàI ra còn chất mỡ, đường, muối vô cơ. Hoạt chất chính trong hạt cau là 4 Ancaloit: Arecolin (C8H13NO2), Arecaidin (C7H11NO2), Guracin (C6HgNO2), Guvacolin (C7H11NO2). Trong hạt cau Arecolin chiếm 0,1 - 0,5 % oxy nguyên tử oxy hoá protein của tế bào ký sinh trùng làm tê liệt thần kinh của giun, sán, tê liệt cả cơ trơn nên giun sán không bám được vào thành ruột dễ bị đẩy ra ngoài. Cách dùng: Dùng hạt cau tẩy giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá. Liều dùng: 4g hạt cau/1kg cá/ ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày. Trị bệnh sán dây: Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ (Ctepharyngodon idellus). Liều dùng: 1 g hạt cau/2kg thức ăn cho ăn liên tục trong 7 ngày.

    11. Hạt bí ngô Hạt bí ngô làm tê liệt khúc giữa cơ thể giun sán nên dùng chung với hạt cau thì tốt, vì hạt cau tác dụng lệ đốt đầu và đốt chưa thành thục. Cách dùng: Hạt bí ngô dùng trị giun, sán dây cho cá. Liều dùng: hạt bí ngô nghiền bột trộn với cám cho cá ăn theo tỷ lệ 1: 2 cho ăn liên tục 3 ngày.

    12. Cây keo giậu (Leucaena glauca Benth) Tên khác: Cây bồ kết dại, cây muồng, cây táo nhân.

    Cây nhỡ không có gai, cao độ 2 - 4 m hoặc hơn, lá hai lần kép lông chim, có cuống chung dài 12 - 20 cm, ở phía dưới phình lên và có một hạch ở dưới đôi cuống phụ dầu tiên. Trên cuống có lông ngắn nằm rạp xuống. Cách dùng: Tẩy giun cho cá, liều lượng 2 g bột hạt keo khô/ 1kg cá/ngày và cho ăn 3 ngày liên tục,

    13. Dây thuốc cá (Derris spp) Dây thuốc cá là một loại dây leo khoẻ, thân dài 7-10m, lá kép gần 9-13 lá chét, mọc so le, dài 25-35cm, lá chét lúc đầu mỏng sau da dày, hình mác đầu nhọn, phía dưới tròn. Hoa nhỏ trắng hoặc hồng. Quả loại cả đậu, dẹt dài 4-8cm. Có thể trồng bằng dâm cành. Dây thuốc cá là những cây cho rễ dùng đánh bả cá. Các chất hoạt tính chỉ độc với động vật máu lạnh, không độc với người, rất độc với cá. Nghiền rễ dây thuốc cá với nước với liều luợng 1ppm làm cá bị say, nếu liều cao hơn làm cá chết. Rễ dây thuốc cá không độc với giáp xác. Cách dùng: Dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp trong khi tẩy dọn ao Đập dập rễ dây thuốc cá ngâm cho ra chất nhựa trắng, để nước trong ao sâu 15-20cm, tạt nước ngâm rễ dây thuốc cá, sau 5-10 phút cá tạp nổi lên chết. Liều lượng dùng thường 3-5kg rễ/ 1000m2 nước

    14. Bồ hòn (Sapindus mukorossii Gaertn). Bồ hòn cây cao to có thể đạt tới 20-30m, lá kép lông chim gồm 4-5 đôi, lá chét gần đối nhau. Phiến lá chét nguyên nhẵn. Hoa mọc thành chuỳ ở đầu cành. Đài 5, hàng 5, nhị 8. Quả gồm 3 quả hạch nhưng 2 tiêu giảm đi chỉ còn 1, hình tròn. Vỏ quả màu vàng nâu, hạt da nhăn nheo, trong chứa một hạt màu đen, hình cầu. Cách dùng: Công dụng tương tự như dây thuốc cá, liều dùng 0,5-1kg hạt/ 1000m2 nước.

    15. Thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake). Thàn mát là cây to, cao chừng 5-10m có lá kép 1 lần chim lông lẻ, sớm rụng lá non dài 12cm, cuống chung dài 7-8cm gầy, cuống lá chét dài 3-4cm, lá chét 5-6cm, rộng 15-25cm. Hoa trắng mọc thành chùm, thường mọc trước lá làm cm), rộng 2-3cm, từ 1/3 phía trước hẹp lại trông giống con dao mã tấu lưỡi rộng, trong chứa một hạt hình đĩa màu vàng nhạt nâu, đường kính 20mm. Trong hạt thàn mát có chứa 38-40% dầu, có chứa các chất độc đối với cá như Rotenon, Sapotoxin, chất gôm và albumin. Cách dùng: Công dụng tương tự dây thuốc cá, liều dùng 0,5-1,0kg hạt/1000m2
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội