Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Chuẩn bị, ngắm – bắn!

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 25/11/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]
    Hồ nuôi cá pháo thủ phải bao gồm cả phần bên trên mặt nước, nơi thức ăn tươi sống có thể được đặt và bị bắn bởi cá.

    Chuẩn bị, ngắm – bắn!
    Stephen G. Noble – FAMA 9/08

    Lịch sử tự nhiên
    Đây là loài cá thông minh nhất mà tôi từng biết trong 35 năm nuôi cá cảnh. Cá pháo thủ – archerfish (Toxotes spp., phát âm là “Tox-oh-tays”) nổi tiếng nhờ kỹ năng săn mồi độc đáo của chúng. Tên khoa học – Toxotes – bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là “người bắn cung” hay “người bắn nỏ”.

    Điều đáng chú ý là, giống như một huấn luyện viên bóng đá, chúng cũng áp dụng các nguyên tắc phòng ngự, tấn công và đánh lạc hướng. Không phải ngẫu nhiên mà chiếc tàu ngầm nổi tiếng USS Archerfish được đặt theo tên của loài cá săn mồi nổi danh này.

    Hầu hết cá pháo thủ lưu hành trên thị trường đều xuất phát từ các vùng nước lợ, ấm ở các nhánh sông. Chúng có tầm phân bố rất rộng, từ Đông Nam Á cho đến tây Thái Bình Dương, lên tận miền bắc Úc.

    Theo báo cáo thì có ít nhất 7 loài (và thực tế có lẽ lên đến 12 loài) cá pháo thủ với hai loài – Toxotes jaculatrixToxotes chatareus – là phổ biến nhất. Ngoài tự nhiên, những loài này có thể lớn đến trên 30 cm. Trong hồ nuôi, chúng thường lớn đến gần 20 cm.

    Các loài cá pháo thủ

    [​IMG]
    Toxotes jaculatrix độ mặn lên đến 10
    Toxotes chatareus cá mang rỗ độ mặn lên đến 10
    Toxotes microlepis – từ nước ngọt đến nước hơi lợ 1-5
    Toxotes blythii – nước ngọt
    Toxotes lorentzi – nước ngọt
    Toxotes oligolepis – nước ngọt
    Toxotes kimberleyensis – nước ngọt
    Việc phải đối mặt với môi trường nước cực kỳ biến động ở các nhánh sông khiến cá pháo thủ có khả năng di chuyển giữa các vùng nước lợ và nước ngọt. Bởi vì Toxotes jaculatrixToxotes chatareus là những loài cá nước lợ chính hiệu, chúng thích nghi nhất với độ mặn từ 6 đến 10.

    Loài thứ ba – Toxotes microlepis – đôi khi cũng có bán ngoài thị trường. Khác với Toxotes jaculatrixToxotes chatareus, Toxotes microlepis là loài cá nước ngọt nên chỉ chịu được nước hơi lợ, có lẽ trong tầm độ mặn từ 1 đến 5. Toxotes microlepis lớn đến 8 cm trong môi trường nuôi dưỡng.

    Không có trường hợp lai tạo cá pháo thủ nào từ người chơi cá bình thường được ghi nhận. Đến nay, chỉ có hai tổ chức ở Úc đã lai tạo thành công cá pháo thủ nhờ áp dụng hormon. Đây là một tiến bộ đáng khích lệ. Có lẽ, họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm lai tạo của mình để người chơi bình thường có thể học tập.

    [​IMG]
    Cá pháo thủ (Toxotes jaculatrix) có thể chịu được độ mặn lên đến 10.

    Chuẩn bị hồ nuôi
    Trước khi mua cá, tôi bỏ công tìm hiểu về môi trường sống tự nhiên của chúng và tham vấn các nhà sinh học ở những thủy cung trước khi thiết lập môi trường sống trung thực và thích hợp cho cá pháo thủ. Độc giả thân thuộc đều biết rằng tôi luôn cố gắng đưa ra những “cách thực hiện” mới mà mọi người đều có thể làm theo. Tôi không hề biết rằng chính cá pháo thủ sẽ chỉ cho tôi cách phải làm như thế nào!

    Cá pháo thủ là loài được thấy rất thường xuyên ở các thủy cung. Nhiều con được nuôi trong các mô hình đầm thủy triều hay vùng ngập mặn và luôn được quan sát từ phía trên. Điểm thuận lợi của lối bố trí này nhanh chóng được nhận ra khi nhân viên cho cá pháo thủ ăn, với kết quả là khách tham quan được chứng kiến những tia nước bé xíu bắn ra từ những pháo thủ “tầm cỡ thế giới” này. Hành vi của cá heo cũng chẳng là gì so với chúng!

    Tôi muốn tạo cơ hội để chiêm ngưỡng cá từ mặt bên, và thêm một chút từ phía trên. Hiện tại tôi đang sử dụng hồ 220 lít nhưng tôi sẽ chuyển qua hồ 360 lít khi cá trưởng thành. Cá pháo thủ sống theo bầy đàn và thích nhiều không gian trống. Tôi trải lớp cát biển (tidal sand) dày 5 cm làm nền và trồng dương xỉ Java và Anubias bằng cách gắn vào khúc lũa.

    Hệ thống lọc bao gồm một bộ lọc thùng Magnum 350 Pro kèm theo thanh lọc Bio-Wheel. Bộ lọc sinh học phụ bao gồm một máy bơm AquaClear nối với một bộ lọc khí (sponge). Hai cây sưởi hiệu VisiTherm Steath duy trì nhiệt độ nước ở 27 độ C.

    Hồ có khoảng 120 lít nước và các khúc lũa trồi lên khỏi mặt nước khoảng 15 cm được đặt ở mỗi đầu hồ. Để trang trí, loài cây trồng trong nhà (Philodendron spp.) được phủ lên trên khúc lũa bên trái. Nắp hồ phải thật thật kín và cần thiết bởi vì cá pháo thủ hay nhảy và thích phun nước. Độ mặn được duy trì từ 5 đến 10.

    Săn lùng cá pháo thủ
    Sau khi thiết lập hồ 220 lít, tôi liên hệ một số nhà cung cấp lớn để xem họ có sẵn cá pháo thủ hay không. Không ai có cá vào thời điểm đó, nên tôi điền tên vào danh sách đặt hàng. Tất cả đều bảo rằng cá pháo thủ nên được vận chuyển trong nước ngọt, dù là loài nào, điều khiến tôi ngạc nhiên.

    Tôi gọi cho tiệm cá “ruột” ở thành phố Kansas và họ gửi cho tôi bốn con pháo thủ. Trên cả sự mong đợi, bốn con cá non 6 cm được gửi đến hai ngày sau đó. Điều thú vị là những con cá này được vận chuyển trong nước lợ với độ mặn là 8. Tôi phát hiện độ mặn trong khi kiểm tra độ pH và các thông số khác của nước trong bịch vận chuyển cá.

    Thật may là tôi có cả hai loại hồ cách ly, nước lợ lẫn nước ngọt. Nói về sự may mắn, hồ cách ly nước lợ của tôi có độ mặn đúng y 8. Nhìn chung, độ mặn này không quá lợ. Thả cá nước lợ, vốn đã căng thẳng khi vận chuyển, vào nước ngọt ngay mà không qua quá trình thích nghi dần dần có thể làm cá chết. Mỗi con cá pháo thủ có giá tới 20 đô la.

    Cùng với việc kiểm tra thông số nước dùng để vận chuyển cá, hãy xác định loài mà bạn nhận được. Mặc dù cá pháo thủ của tôi được vận chuyển trong nước lợ, chúng hóa ra là T. microlepis – loài thích nghi với nước từ ngọt đến hơi lợ. Để tránh làm cá bị sốc, tôi vẫn duy trì độ mặn là 8 và giảm dần lượng muối sau một vài ngày. Tôi giảm độ mặn một cách đồng bộ ở cả hồ chính lẫn hồ cách ly.

    [​IMG]
    Tác giả nhận được cá pháo thủ trong túi plastic với độ mặn là 8. Sau này cá được phát hiện là T. microlepis, loài tốt nhất được nuôi trong nước ngọt hay nước lợ với độ mặn không quá 5.

    Tường ướt
    Vào ngày thứ tư trong hai tuần cách ly, tôi nhận thấy bức tường phía sau hồ bị ướt. Trông giống như súng nước bắn lên cả mét từ hồ. Hồ được đậy kín nên loại trừ khả năng nước văng từ bộ lọc. Kiểm tra kỹ hơn phát hiện thấy một con nhện ở mặt dưới của vành nắp. Cá pháo thủ chắc chắn đã phun nước vào con nhện khiến tia nước văng qua khe hở giữa vành nắp và mặt kiếng. Phát hiện điều này, tôi cải tiến nắp kiếng của hồ 220 lít với hy vọng hạn chế tường và thảm sàn bị ướt.

    [​IMG]
    Cá pháo thủ rất thông minh! Sau vài lần cố bắn rơi một con dế, con cá của tác giả gia tăng lực bắn và nhắm vào càng con dế, khiến nó rơi xuống nước, nơi nó nhanh chóng bị đớp gọn.

    Quan sát cá ăn
    “Niềm mong đợi” của tôi được thỏa mãn vào sau cái ngày mà một trong những con cá được thả vào hồ chính; rõ ràng là tôi đang ở trong tình thế chẳng đặng đừng. Một con dế được thả nhẹ nhàng lên khúc gỗ ở vị trí hoàn toàn khuất nếu nhìn từ mặt nước. Con dế nằm bất động và yên lặng trong vòng hai phút.

    Thật kinh ngạc, vào thời điểm thả dế, cá pháo thủ từ bỏ dáng bơi hiền lành và bắt đầu vờn quanh khúc gỗ; nó đang tập trung vào việc săn mồi.

    Làm thế nào mà nó nhận biết sự hiện diện của con dế? Cảnh tượng giống hệt như những con cá mật đói khát trong phim hoạt hình vờn quanh các nhân vật khờ khạo ôm chặt lấy nhau trên một con thuyền lủng đáy. Tôi nhận thấy cá pháo thủ nhô mõm lên khỏi mặt nước. Có lẽ nó có khả năng đánh hơi trong không khí? Con dế bắt đầu cựa quậy và chuyển động của cá pháo thủ chuyển từ vờn quanh đều đặn sang cân nhắc vị trí một cách gấp gáp.

    Con dế hai lần rơi vào vị trí dễ bị bắn rơi nhưng cá pháo thủ vẫn chưa hành động. Rồi tôi nhận thấy rằng cá pháo thủ tính toán vị trí để bắn con mồi sao cho nó rơi xuống nước thay vì lên bụi cây Philodendron ở phía dưới. Dời sang vị trí mới, con cá pháo thủ bắn một tia nước thật mạnh và gần như vuột mất con mồi, khiến con dế có cơ hội bò xuống cành thấp hơn.

    Đổi chiến thuật, cá pháo thủ lặn sâu xuống đáy, quay trở lên, gia tăng vận tốc và bắn ra một tia nước từ mặt bên nhánh cây và đơn giản hất ngã con mồi không đề phòng.

    [​IMG]
    Cá pháo thủ bơi vòng quanh như những con cá mập bé xíu. Chúng làm vậy không chỉ để tìm vị trí bắn tốt nhất mà còn dự đoán vị trí rơi xuống mặt nước của con mồi.

    Quan sát chúng cạnh tranh
    Tôi thả con cá nữa hai ngày sau đó và gỡ đám Philodendron phủ trên mặt hồ đi. Cây trông rất đẹp nhưng lại giúp dế lẩn trốn. Trong vòng một ngày, con cá pháo thủ mới thích nghi với môi trường xung quanh và cặp cá bắt đầu bơi quanh quẩn theo bầy. Tôi đặt một con dế lên điểm cao nhất trên khúc gỗ và đoán rằng cá pháo thủ sẽ nhanh chóng xử lý mục tiêu dễ dàng này. Nhưng tôi vô cùng sửng sốt trước phản ứng của chúng.

    Thay vì chỉ cần bắn rơi con mồi ngon lành này, chúng lại tranh giành vị trí và hung hăng ngăn cản lẫn nhau! Điều này giống như một huấn luyện viên bóng đá sử dụng tấm bảng với các quân X và O. Cá pháo thủ 1 giả vờ di chuyển về bên trái nhưng nó thực sự muốn di chuyển về bên phải và lừa cá pháo thủ 2 ra khỏi vị trí phun nước. Cá pháo thủ 1 sau đó phun nước và, không quan tâm có trúng mục tiêu hay không, nó tiến đến vị trí chính xác trên mặt nước để thưởng thức con mồi.

    Trong mọi trường hợp, cá pháo thủ dường như biết chính xác nơi thức ăn rơi xuống nước – dù là con dế bị tia nước bắn rơi hay khi tôi thả thức ăn. Chúng là những bậc thầy chiến thuật và cực kỳ khéo léo với bản năng bẩm sinh của một nhà hình học. Dẫu là loài săn mồi hung hăng, cá pháo thủ vẫn tụ tập cùng nhau và là những chiến hữu tốt bụng.

    [​IMG]
    Một trong những con cá pháo thủ của tác giả đang lựa chọn vị trí để bắn nước vào con dế.

    Giờ ăn
    Nhiều hơn hai con cá sẽ dẫn đến kết quả là chúng không được quan tâm từng con, điều mà chúng rất xứng đáng được hưởng. Cá pháo thủ ăn mọi thứ. Tôi cho cá ăn mọi thứ từ dế, trùn, artemia cho đến những thức ăn khác chẳng hạn như thức ăn tấm và hàng loạt loại thức ăn đông lạnh khác. Miệng cá pháo thủ rất lớn nên có thể ăn được mồi lớn. Cá có khả năng phun nước nhờ vòm họng độc đáo nhình chữ V mà chúng ép lưỡi vào đó, nhờ vậy mà tia nước mạnh được phóng ra.

    Bài học
    Việc chủ động định danh cá pháo thủ của bạn là điều cần thiết. Dù cá pháo thủ của tôi được vận chuyển một cách không thích hợp trong nước lợ, tôi sau này mới phát hiện ra chúng là T. microlepis, vốn là loài cá thuần nước ngọt (tham khảo www.wetwebmedia.com/BrackishSubWebIndex/Archerfishes.htm để định danh các loài).

    Dẫu việc quan sát cá pháo thủ phun nước và ăn mồi rất thú vị, hãy cân nhắc liều lượng và đừng cho chúng ăn quá nhiều. Trẻ em thích quan sát cá ăn, nhưng bạn hãy giải thích cho chúng hiểu rằng đấy không phải là đồ chơi và cá sẽ bị bệnh nếu được cho ăn quá nhiều. Một nhân viên thủy cung lưu ý rằng họ cho cá ăn quá nhiều khi giúp vui cho người tham quan và dẫn đến kết quả là cá pháo thủ bị bệnh rất nặng.

    Đậy kín hồ cá của bạn. Cá pháo thủ của tôi nhảy cao hơn 20 cm khi đớp dế và phun nước cao hơn 1 mét để săn nhện.

    Săn hình “pháo thủ”

    Những người chứng kiến nói rằng tôi trông giống như một ninja cùng với chiếc áo choàng. Nhưng tôi chỉ đơn giản là người chơi cố gắng chụp hình cá pháo thủ đang nhắm và phun nước vào con mồi.

    Việc chụp hình cá đang chuyển động rất khó khăn với nhiều vấn đề như góc chụp, phản xạ và “độ chóa” (phản xạ từ đèn flash). Nhưng việc chụp hình cá pháo thủ đang bắn nước đòi hỏi kỹ thuật còn cao hơn. Thách thức lớn nhất là: đoán xem khi nào và tại đâu cá sẽ bắn nước.

    Hiển nhiên, hành động của cá pháo thủ hoàn toàn không thể đoán định trước và phun nước vào lúc ít ai ngờ nhất.

    Điều nữa làm giảm khả năng chụp hình thành công là cái máy ảnh số của tôi. Như hầu hết máy ảnh số hiện đại, nó hơi có độ trễ tức thời gian từ khi bấm máy cho đến khi hình được chụp. Sau rất nhiều thất vọng, tôi quyết định tập trung vào những gì mình có và hy vọng đạt kết quả tốt nhất.

    Tôi luôn chụp hình vào ban đêm khi ánh sáng phản chiếu trong phòng giảm xuống đáng kể. Hai bên hồ được che kín bằng vải đen, ngoại trừ một ô vuông mỗi cạnh 30 cm ở phía trước. Nguồn chiếu sáng bao gồm một đèn huỳnh quang toàn phổ và một bóng đèn tròn ánh sáng trắng (không phải loại vàng) công suất 100 w.

    Tôi mặc đồ đen từ đầu đến chân, mặt được che bằng mặt nạ trượt tuyết. Tấm áo choàng được kéo qua khỏi đầu chùm lên nắp hồ để ngăn ánh sáng lọt vào. Tôi trông giống như một nhiếp ảnh gia vào thế kỷ 19 cúi gập người với một tấm choàng phủ trên lưng. Rất nhiều ảnh được chụp nhưng vẫn chưa có cảnh con cá đang phun nước.

    Sau cùng tôi chuyển sang sử dụng chức năng quay phim rồi đem tới một công ty dịch vụ ảnh để tách ảnh tĩnh và in ra. Nhược điểm của chức năng quay phim đó là hình ảnh kém chất lượng bởi vì dung lượng file bị giảm đáng kể.

    Kỹ thuật của tôi mang lại kết quả rõ rệt đối với loài cá cực kỳ khó chụp hình này. Còn những kỹ thuật khác mà chúng cũng có thể cải thiện mức độ chụp hình thành công và có lẽ bài viết trong tương lai sẽ đề cập đến. Còn hiện tại, hãy chụp hình vui vẻ nhé!

    [​IMG]
    [​IMG]
    Để chụp được “cảnh” này, tác giả cuối cùng phải sử dụng đến chức năng quay phim và cắt ảnh chuyên nghiệp sau đó. Cá pháo thủ thường bắn nước, nhưng trên thực tế việc chụp hình nó là cực khó.
    Kết luận
    Trừ phi biết chắc, bạn cần chuẩn bị trước trường hợp cá được vận chuyển đến bằng nước ngọt lẫn nước lợ. Cách tốt nhất là chuẩn bị cả hồ cách ly nước ngọt lẫn nước lợ để sẵn sàng nhận cá mới. Những vi khuẩn có ích không thể thích nghi kịp với sự chuyển đổi đột ngột từ nước ngọt sang nước lợ. Hãy tham khảo bài viết “Thiết lập hồ cảnh nước lợ” của tôi để tìm thông tin cụ thể về việc thiết lập và duy trì một hồ cảnh nước lợ độc đáo.

    Dẫu trông rất đẹp, việc treo cây mọc cạn trong hồ không phải là ý tốt bởi vì điều này giúp dế và những côn trùng khác lẩn trốn.

    Cá pháo thủ là những tay săn mồi hung hăng, và có khả năng (thường là vậy) một con sẽ giành hết tất cả thức ăn. Việc cho ăn bằng tay sẽ đảm bảo rằng tất cả cá pháo thủ của bạn có đủ chất dinh dưỡng. Cá đớp rất mạnh, vì vậy hãy sử dụng nhíp có đầu tù khi cho ăn để tránh làm tổn thương miệng cá. Chúng sẽ học cách nhận biết bạn và sẽ tự xuất hiện ở vị trí mà bạn vẫn cho ăn hàng ngày.

    Cá pháo thủ có màu rất sậm hay rất nhợt nhạt khi bị căng thẳng. Nếu thông số nước phù hợp thì hãy kiểm tra nhiệt độ. Chúng không thích hợp với nước lạnh, khoảng 27 độ là lý tưởng.

    Đây là loài cá rất đáng tin cậy. Tránh cử động đột ngột, bạn có thể làm vệ sinh hồ mà không làm cá căng thẳng. Đặc biệt lưu ý không vô tình dồn cá vào góc khi làm vệ sinh, điều này khiến chúng hoảng sợ.

    Một yếu tố khiến tôi nuôi cá thành công về lâu dài đó là tải sinh học rất thấp. Tôi quyết định chỉ nuôi hai con cá pháo thủ trong hồ 220 lít.

    Cá pháo thủ là lựa chọn tuyệt vời dành cho những người chơi cá giàu kinh nghiệm. Thật vinh dự khi những con vật dễ thương và thông minh này chấp nhận tôi như là người chăm sóc cho chúng.


    =================================


    Ghi chú

    *Loài "pháo thủ" ở ta là cá mang rỗ (Toxotes chatareus).

    *Một số video cá pháo thủ phun nước sưu tầm trên mạng:




    =================================


    Thiết lập hồ cảnh nước lợ
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/5/17
  2. cacui

    cacui Guest

    tuyệt quá, nhất là mấy đoạn video, đầy tính nghệ thuật
     
  3. bang13

    bang13 Active Member

    film y như Ma trận , hiệu ứng đứng hình quá hay. Không biết nuôi trong nước ngọt sống ko ta? Nếu được thì có thêm một loại cá trưng bày trong phòng khách cho vui
     
  4. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Cho thêm chút nuối vào chắc được mà!
     
  5. vinhbinhduong

    vinhbinhduong Active Member

    theo mình nhớ thì những con cá này sống ở môi trường nước ngọt mà. khu vực phân bố của chúng chủ yếu ở những khu vực ngập nước của rừng amazon. đây là một trong những loài cá săn mồi trên không tương tự như cá rồng arawana vậy.
     
  6. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    @bang13: có loài nước ngọt nhưng loài ở Việt Nam (cá mang rỗ) là cá nước lợ. Cá pháo thủ bán ngoài tiệm có lẽ đều là cá nội, được đánh bắt ngoài tự nhiên.

    @vinhbinhduong: cá pháo thủ chỉ phân bố ở Đông Nam Á và Úc.
     
  7. meduthu

    meduthu Moderator

    Coi mấy con cá nầy săn mồi nhớ lại hồi nhỏ chơi bắn súng....nước quá
     
  8. Red Highland

    Red Highland Active Member

    Ngắm cá này thì ngắm ngang thôi! ngắm từ trên mặt hồ xuống coi chừng....... ướt! Đèn bật cũng cần có miếng mica che lại coi chừng "nó" xịt trúng!
     
  9. bonbonbon1

    bonbonbon1 New Member

    mình đã từng nuôi con ày rồi ,rất dễ sống .và mình thường bắt ruồi hay nhền nhện buột vào đầu sợi chi để trên cao,làm nó bắn nước rất vui,các bạn thử xem
     
  10. cây với cá

    cây với cá Active Member

    Nếu vô tình để chúng bắng vào mắt thì mắt ta sẽ bị thương và gây rát mắt lắm đấy .
    NGoài ra ở độ cao khoảng 30cm chúng vẫn có thê phóng lên không trung mà đớp mồi nhưng sự chính xác chỉ đạt mức tuyệt vời khi dùng súng nước mà thôi .
    và trong đêm tối, cao xạ pháo nhìn nhận con mồi wa chế sự phát sáng , vì thế nếu chúng ta lấy điều thuốc hút để ngay hay vừa hút vừa xem chúng thì điếu thuốc lãnh đòn ngay .DO đó ta có thể kết luận rằng chúng đánh vào ánh sáng trong đêm tối chứ ko phải là con mồi .
    NGoài thiên nhiên , sông rạch, chúng thường bơi ngược dòng và tìm thức ăn tại đó , cúng với bầy cá liềm kiềm sống ( to khoảng ngón áp út và dài đôi khi 15cm).
    GIống cao xạ pháo này khi còn nhỏ khoảng 5-7cm thì rất dễ thương và đây là 1 giống cá khỏe mạnh .
    NGoài ra chúng còn ăn các sinh vật nhỏ khác như cá con .rong taỏ.
     
  11. tinhyeudamme_bh

    tinhyeudamme_bh New Member

    cá này nuôi chung với 7 màu dc ko mấy anh::(
     
  12. mon.11o4

    mon.11o4 New Member

    mình rất thích những bài viết của anh redevil. đọc rất khoái . hiện h` e đang du học ở aus. nếu có cơ hội về vn e nhất định sẽ đến nhà anh tham quan 1 chuyến có được không anh ?
     
  13. mon.11o4

    mon.11o4 New Member

    nuôi chung ở văn điển =)
     
  14. thuctoan

    thuctoan Active Member

    cá này ở vn cũng có phải ko ?
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội