Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Cua đầu cam: loài leo cây ở Thái Lan

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 4/5/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]

    Cua đầu cam: loài leo cây ở Thái Lan

    Có vô số loài cua tuyệt đẹp. Phần lớn chúng sống ở biển, một số sống ở nước ngọt và một số trên đất liền. Đa số đều rất to, nhiều loài cực kỳ hung dữ, và chúng không thể sinh sản trong hồ thủy cảnh hay hồ bán cạn, vì vậy hầu hết không thích hợp để nuôi làm cảnh. May mắn thay, một số loài rất phù hợp với hồ bán cạn.

    Những con cua đất đầu tiên thuộc về chi Geosesarma – gồm cua ma cà rồng (vampire) và cua cam (tangerine) – xuất hiện trên thị trường từ năm 2006. Cả hai vẫn được bày bán dưới những tên thương mại đó, hay chỉ đơn giản là Geosesarma sp. Đặc điểm chính xác về mặt khoa học và thông tin về môi trường sinh thái của chúng hãy còn chưa được nghiên cứu.

    [​IMG]
    Một cặp cua Geosesarma notophorum.

    [​IMG]
    Cua ma cà rồng Geosesarma sp. xuất hiện trên thị trường từ năm 2006.

    [​IMG]
    Cua ma cà rồng mắt vàng Geosesarma sp.

    Loài mới
    Vào cuối năm 2007, một loài cua đất mới xuất hiện trên thị trường: cua đầu cam (tangerine-head), hay đôi khi còn được gọi là cua cà chua đỏ. Khác với hai loài được nêu ở trên, cua đầu cam là loài được khoa học xác định với nguồn gốc nổi tiếng. Loài cua bắt nguồn từ miền đông Thái Lan này được đặt tên là Geosesarma krathing NG & NAIYANETR, 1992.

    Trong khi tìm hiểu thêm thông tin về loài cua này, tôi thấy một số trang web không chỉ cung cấp nhiều thông tin hơn, mà còn có cả hình ảnh của loài cua và môi trường sinh thái của chúng. Tôi cũng để ý đến công viên quốc gia Khao Khichakut, nằm cách thị trấn Chanthaburi về phía bắc khoảng 30 km. Công viên này nổi tiếng giàu sinh vật hoang dã và thậm chí còn có cả một thác nước – thác Krathing. Nguồn gốc tên khoa học của loài cua này hãy còn là điều bí ẩn đối với tôi, tuy nhiên – có phải tên loài cua được đặt theo tên người phát hiện ra thác nước, hay loài cua được đặt tên ấy đơn giản vì chúng sống gần đó? Tôi vẫn chưa tìm thấy câu trả lời.

    Bởi vì tôi từng nuôi và lai tạo thành công các loài cua ma cà rồng và cua cam, nên tôi không thể ngăn mình mua cua krathing khi tôi thấy chúng ngoài tiệm. Tương tự như cua ma cà rồng và cua cam, loài cua này cũng tương đối nhỏ.

    [​IMG]
    Mùa sinh sản của cua đầu cam G. krathing thường kéo dài từ tháng giêng đến tháng tư.

    Môi trường sinh sống tự nhiên
    Theo Raungprataungsuk và đồng sự (2006), loài cua nhỏ dễ thương này bắt nguồn từ miền đông Thái Lan, tỉnh Chanthaburi, cách Bangkok khoảng 220 km gần biên giới Campuchia. Geosesarma krathing sống kề địa giới tỉnh, tức con sông chính. Chúng là loài cua leo cây điển hình vì khả năng leo trèo lên các bụi cây dọc theo bờ sông. Tôi thấy một số tấm hình trên Internet về những con cua đang nghỉ trên lá và trèo lên các cành cây, và một tấm chụp vào ban đêm, một người đàn ông len qua những bụi cây dọc bờ sông với đèn pin trên tay – và ngay trước mặt anh là một con cua krathing đang nằm trên chiếc lá to. Những tấm khác, được chụp vào ban ngày, cho thấy những con cua đang cố giấu những mẩu gỗ, cành cây, và lá khô trên mặt đất. Raungprataungsuk và nhóm của anh đếm được đến bảy cá thể trên một mét vuông trong đợt nghiên cứu của họ ở đấy.

    Tổng cộng, nhóm phát hiện và nghiên cứu 289 cá thể. Chúng có kích thước từ 0.4 đến 1.3 cm với con cái hơi lớn hơn con đực một chút. Những cá thể nhỏ hơn được phát hiện sống gần bờ nước. Kích thước của con lớn nhất mà tôi từng thấy khoảng 1.6 cm, nhưng những cá thể to đến 2.5 cm (thậm chí 4 cm) có thể thấy trên mạng Internet. Tôi đã nuôi loài này đến nay được trên một năm, và sau khi chúng lột xác nhiều lần, tôi ngờ rằng loài này lớn trên 2 cm.

    [​IMG]
    Là loài chuyên sống trên cây, những con cua đầu cam Geosesarma krathing bò rải rác lên cây cối dọc hai bên bờ sông ở quê hương Thái Lan của chúng; và sẽ bò lên cây cối trong các hồ cạn và bán cạn.

    Khí hậu
    Để tìm hiểu điều kiện thích hợp, tôi đọc cuốn 1996 Handbuch ausgewählter Klimastationen der Erde (Sổ tay lựa chọn điều kiện khí hậu phù hợp) của Müller như tôi vẫn luôn làm trước khi thiết lập hồ cạn (terrarium) để nuôi một loài mới. Không có điều kiện khí hậu nào chính xác ở vùng xuất xứ của loài cua này, nhưng có những dữ liệu ở vùng kế cận, gần thị trấn Batdambang ở Campuchia. Tầm nhiệt độ ở đó giữa 13.3 ° và 40.5°C, nhưng không nên tái lập nhiệt độ cao như vậy trong hồ cạn nếu muốn cua khỏe mạnh. Thay vào đó, tầm nhiệt độ tốt hơn là từ 18° đến 26°C. Nên biết rằng chúng có thể thích nghi với tầm nhiệt độ rộng một cách dễ dàng, tuy nhiên, đề phòng khả năng một số dụng cụ bị hư hỏng, chẳng hạn nếu bộ định giờ (timer) của đèn hay phần điều khiển của cây sưởi bị trục trặc và làm tầm nhiệt độ dao động, thì những con cua vẫn ổn.

    Nếu chúng ta khảo sát lượng mưa trong vùng trong cả năm, chúng ta sẽ thấy rằng tháng giêng và tháng 2 tương đối khô hạn. Từ tháng 3 trở đi, lượng mưa bắt đầu tăng, và khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8 là mùa mưa nhẹ. Vào cuối tháng 8, lượng mưa bắt đầu tăng và kéo dài đến cuối tháng 10, đó là cao điểm của mùa mưa. Mưa giảm một cách đáng kể vào đầu tháng 11 và tháng 12 đặc biệt khô ráo. Là những cư dân bên bờ sông, cua bị ảnh hưởng bởi mực nước dâng cao và lũ diễn ra trong mùa mưa nhiều hơn là khi mực nước thấp vào mùa khô ở giai đoạn cuối năm này và đầu năm sau.

    Nuôi dưỡng
    Một đoạn tóm tắt ngắn bằng tiếng Anh về thức ăn của Raungprataungsuk và các cộng sự đặc biệt hữu ích. Những thứ sau đây được phát hiện trong dạ dày cua: 77% đất, 13% thân cây, 6% lá cây, 3% rễ và 1% côn trùng và hoa. Rõ ràng, đất và những thành phần thực vật chiếm đa số khẩu phần thức ăn của chúng, nhưng tôi không rõ khẩu phần này có thay đổi tùy thời điểm trong năm hay không. Tuy nhiên, dựa trên quan sát của tôi, cua đầu cam dường như thích ăn thực phẩm thối rữa, tương tự như cáy (fiddler crab). Là loài ưa chuộng mùn bã, chúng thích dùng càng gắp những mẩu bé xíu thay vì cả tảng lớn đem về hang. Bên cạnh mùn bã, chúng cũng ăn tất cả những loại thức ăn cỡ nhỏ, chẳng hạn như tảo spirulina hay cám. Ngược lại, cua ma cà rồng lại thích ăn mồi lớn, chẳng hạn như dế, bắt bằng càng một cách chớp nhoáng. Chúng dường như là loài ăn thịt với khẩu phần thức ăn gồm trùn đất, sâu, sò và tép. Nhìn chung, nếu cua được nuôi trong hồ cạn với lá và mùn mục rữa, chúng sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn. Do đó, một hồ nuôi cua không bao giờ được quá sạch hay trơ trọi.

    Lai tạo
    Theo Raungprataungsuk và các cộng sự, cua cái đẻ khoảng 50 trứng. Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ tháng giêng cho đến cuối tháng 4.

    Tôi mua những con cua Geosesarma krathing đầu tiên vào cuối tháng 9. Trong hồ cạn mô phỏng rừng mưa với một lớp lá dày của tôi, những con cua được cấp nhiều nơi trú ẩn vì vậy không thể nhìn thấy tất cả chúng cùng một lúc được. Chúng thích trèo lên cây dứa gai (Bromelia) và trốn trong những kẽ lá. Một hai lần mỗi tuần, tôi quan sát những con cua cái xem chúng đã có trứng chưa. Vào ngày 23 tháng giêng, sau cùng tôi cũng thấy một con cua cái mang trứng dưới yếm (pleon). Vào giữa tháng 2, cả ba con cua cái đều đẻ và mang trứng. Trứng của các loài Geosesarma đơn giản được đẻ lên yếm và không được giữ bằng các chân bụng (pleopod) như ở các loài tôm càng.

    Do đó, bạn phải nắm con cua cái một cách cẩn trọng bằng không bạn có thể làm rơi nhiều trứng. Vào những tuần kế tiếp, tôi thường xuyên kiểm tra trứng để xem chúng phát triển thế nào, nhưng những quả trứng màu nâu sậm dường như chẳng thay đổi gì sau tám tuần. Tôi cho rằng có lẽ chúng chưa được thụ tinh, nhưng trông chúng rất sống động và ở tình trạng tốt.

    Vào 23 tháng 4, tôi phát hiện thấy những con cua non bé xíu đầu tiên nấp bên dưới cái yếm cua mẹ. Chúng có màu xám và bất động, vì vậy tôi không chắc chúng có mạnh khỏe hay không. Một mặt, tôi không muốn động đến con cua cái nhưng mặt khác tôi lại muốn chụp vài tấm hình.

    Sự kiên nhẫn của tôi sau cùng cũng được đền đáp, và vào ngày 1 tháng 5, con cua non đầu tiên trèo lên bên hông cua mẹ. Trong khi tôi đang chụp vài tấm hình, cua cái làm rơi mất một số cua non. Sau cùng tôi phải đặt chúng một cách cẩn thận vào hộp đựng dế lót than bùn mà tôi thường dùng để lai tạo bọ nhảy (Colembola) làm thức ăn cho ếch độc (dart frog). Nền than bùn được phủ một ít lá để làm nơi ẩn náu và cũng là thức ăn cho cua con. Đặt những con cua non vào hộp dế hóa ra lại là ý hay vì chúng có khả năng thoát qua những kẽ nhỏ nhất của hồ cạn chẳng hạn như khe cửa. Nó cũng khiến cho việc nuôi dưỡng và chụp hình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tôi cho chúng ăn bột tảo spirulina, cám và mùn rữa. Vào ngày 15 tháng 5, chỉ còn lại một con cua non nằm dưới yếm của con cua cái mang trứng đầu tiên. Cua non dường như không vội vã rời khỏi sự che chở của mẹ chúng. Hai con cua cái khác tiếp tục dạo quanh hồ cạn cùng với bầy con của mình, thậm chí trong nhiều tuần sau nữa.

    [​IMG]
    Cua đầu cam non có xu hướng chậm rời khỏi sự che chở của cha mẹ.

    [​IMG]
    Một con cua đầu cam non cùng với lớp vỏ cũ của nó trong hộp dế của tác giả.

    Kết luận
    Theo kinh nghiệm của tôi, cua đầu cam là loài thích hợp nhất để nuôi trong số ba loài cua thuộc chi Geosesarma được bày bán trên thị trường. Chúng dễ nuôi và lai tạo và cua non cũng không hề khó nuôi.

    Tham khảo
    Dost, U. 2008. “Erste Erfahrung mit der Aufzucht der Mandarin und der Vampirkrabbe.” DATZ 61(3):72–73.

    Müller, M. J. 1996. Handbuch ausgewählter Klimastationen der Erde. Universität Trier, Germany. 400 pp.

    Raungprataungsuk, K., et al. 2006. “Preliminary study of biology and ecology of tree-climbing crab (Geosesarma krathing Ng and Naiyanetr 1992) (Crustacea: Brachyura: Grapsidae). The Proceedings of the 44th Kasetsart University Annual Conference 30 January–2 February 2006. Kasetsart University, Thailand. D
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/5/17
  2. banhbaotrungcut

    banhbaotrungcut Active Member

    cua đẹp, ko cần luộc cũng cam , đẹp đẹp :D
     
  3. hoanghuyenmy

    hoanghuyenmy Active Member

    uhm!chắc trên thị trường việt nam không có loại cua này đâu nhỷ???
    nhìn đẹp qá!
     
  4. trinhtacdat

    trinhtacdat New Member

    nhìn giống pa khía wá (mắm) :D
     
  5. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Bạn nào hay đi chợ chắc biết mấy con cáy màu sắc cũng rất đẹp. Nhưng cáy với ba khía hình như là loài nước lợ (vụ này mình không rành) trong khi những con cua cảnh ở Thái Lan là loài sống trên đất ẩm trong vùng nước ngọt.
     
  6. nhixuan

    nhixuan Active Member

  7. 7MàuViệt

    7MàuViệt Active Member

    @vnevil; Chổ em có 2 loại: Còng đỏ và Còng tím màu sắc đẹp hơn nhiều.
     
  8. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    @nhixuan: đây là cua đất bác ơi. Theo tài liệu thì nó sống ở nơi ẩm ướt thôi chứ không ở trong nước. Loài ở trên được tác giả nuôi trong hồ cạn (terrarium).

    @7màuviệt: chỗ bạn ở đâu? phải mấy con còng/cáy sống ở vùng nước lợ cửa sông không?
     
  9. 7MàuViệt

    7MàuViệt Active Member

    Em ở Nhơn Trạch, sát bên Q2. chỗ em nước ngọt. em sẽ pót hình sau tại vì Còng đỏ và còng tím hơi hiếm. hồi nhỏ đi câu còng về nấu canh thì còng đỏ chỉ chiếm 1% còn còng tím còn hiếm hơn. nhưng chắn là vẫn còn, sẽ đi câu về để anh em tham khảo.
     
  10. nhatlongtn

    nhatlongtn New Member

    có phải ko chàj ở bếnh tre có con cua tím là lạ lắm rồi nay có con cua luộc biết leo cây nữa àh
     
  11. xblack1991

    xblack1991 Active Member

    Chắc phải set hồ bán cạn nui cua cảnh thui! ^^
    Cảm ơn anh vnreddevil về bài viết này!
     
  12. Do Toan

    Do Toan Active Member

    Lòi cua nay hay thật, sống trên cây đúng là loài có một không hai
     
  13. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Phát hiện loài cua mới ở Bình Thuận
    http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/phat-hien-loai-cua-moi-o-binh-thuan-3321966.html

    Cuối tháng 11, các nhà khoa học Việt Nam đã công bố một giống và loài cua nước ngọt mới cho thế giới sau 4 năm nghiên cứu.

    Giống và loài mới có tên khoa học Binhthuanomon vinhtan được phát hiện trong chuyến khảo sát từ năm 2011 tại khu vực Núi Chùa (xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận). Cua có kích thước trung bình, mai màu đỏ tới nâu đỏ, càng và chân đỏ tươi. Chúng sống trong các hang sâu dưới lòng đất khoảng 50-100 mm, gần nguồn nước. Giống mới thường hoạt động vào buổi chiều tối cho tới gần sáng, thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng và thực vật quanh suối.

    [​IMG]
    Giống cua Binhthuanomon vinhtan. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

    Để có công bố này, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam mất khoảng 4 năm phân tích, tìm tòi với không ít khó khăn. Giữa năm 2011, trong một dự án điều tra khảo sát, các chuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới đã tìm thấy mẫu cua trên. Tuy nhiên thời điểm đó chỉ thu được 2 cá thể, do mẫu vật ít cùng với điều kiện không cho phép, nghiên cứu phải tạm dừng.

    Tháng 7/2014, nhà nghiên cứu Phan Doãn Đăng và Lê Văn Thọ quay lại tìm mẫu vật. "Địa hình dốc đứng nên đi lại rất khó khăn, chúng tôi phải thuê người địa phương dẫn đường đến đúng vị trí, rồi cắm trại để đến đêm đi tìm", anh Đăng kể.

    Tập tính kiếm ăn ban đêm và chỉ xuất hiện nhiều khi trời mưa cùng địa hình gập ghềnh khiến việc tiếp cận mẫu vật của nhóm khó khăn. Anh Đăng và đồng nghiệp phải thức từ đêm đến sáng, sau rất nhiều lần đi lại cuối cùng nhóm cũng thu được 16 con cua và bắt đầu quá trình so sánh đối chiếu mẫu.

    Khu vực tìm thấy cua là ở vùng núi đá có độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển. Chúng phân bố dọc 2 bên bờ ở tận cùng của một dòng suối nhỏ, phạm vi phân bố rất hẹp, khoảng 80 m dọc theo bờ suối và chiều rộng khoảng 30 m từ lòng suối. Đoạn suối nơi cua cư ngụ tương đối bằng phẳng. Tận cùng của dòng suối có nhiều tảng đá lớn, hiểm trở.

    [​IMG]
    Cua có kích thước trung bình, mai có màu đỏ tới nâu đỏ, càng và chân đỏ tươi. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

    Khi có mẫu vật, Viện Sinh học Nhiệt đới kết hợp với tiến sĩ Đỗ Văn Tứ ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật nghiên cứu. Đối chiếu với một số mẫu vật từ trước, với công bố nước ngoài cùng sự giúp đỡ về tư liệu của chuyên gia thế giới trong hơn một năm, cuối tháng 11/2015, nhóm đã công bố giống cua mới.

    "Ban đầu chúng tôi chỉ nghĩ đó là loài mới, nhưng sau khi nghiên cứu kỹ xác định không chỉ là loài mới mà còn là giống mới cho khoa học. Chúng tôi càng vui mừng hơn khi nghiên cứu được chấp nhận đăng trên tạp chí quốc tế uy tín, bởi đối với nhà nghiên cứu trẻ thì việc này không dễ", tiến sĩ Đỗ Văn Tứ nói.

    Theo tiến sĩ Tứ, nghiên cứu này góp phần tạo cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng cho cua nước ngọt nói riêng cũng như đa dạng thủy sinh vật Việt Nam nói chung. "Vẫn còn nhiều loài cua nước ngọt của Việt Nam chưa được giới khoa học biết tới. Chúng đang đối mặt với nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do sự suy thoái và phá hủy môi trường sống", tiến sĩ Tứ nói.

    Phạm Hương
     
  14. thuctoan

    thuctoan Active Member

    Đẹp ha mọi người,tr mình đi ra ngoài phá tam giang thì thấy trên mấy tảng đá có nhiều cua lắm,màu sắc khá giống hình trên nhưng nhỏ hơn rất nhiều,bằng con cua đồng và có mai màu đen nổi rõ lên những cục u,xung quanh u màu vàng.em có nuôi một con nhưng sổng mất.Nó lẫn trong đám cua đồng,cua của em chết hết mà nó vẫn sống
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội