Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Đặt tên cho gà

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - gà' bắt đầu bởi nhocchip_vt, 28/7/11.

  1. nhocchip_vt

    nhocchip_vt Active Member

    Đặt Tên Cho Gà:
    Nói đến gà chọi thì mỗi con gà thường được chủ kê đặt một cái tên để phân biệt với những con khác. Để thể hiện sự quý mến, sự hãnh diện….và muốn người khác tôn trọng chính con gà của sư kê đang nuôi.
    Tên gà cũng giống như tên người, mộc mạc cũng có, hoa mỹ cũng có, có tên địa phương, có tên của danh nhân, anh hùng hào kiệt. Mỗi cái tên đều mang một ý nghĩa sâu sắc đến đặc tính của mỗi con gà.
    Dùng sắc lông đặt tên: trong đàn gà, sư kê đặt tên cho gà theo màu lông của nó cho dễ gọi như con Nhạn ( lông trắng), con Ô (lông đen), con Khét ( lông vàng), con Xám Rách…
    Dùng tướng, tật để đặt tên: có nhiều con gà khi ngủ thì lưng cong lại như gù, thề là thành tên con Gù, có con nhỏ nhất đàn được gọi là con Út, con cựa trắng cựa đen được gọi là con Nhật Nguyệt. Có con khi sinh ra chỉ có 1 mắt nên được đặt tên là Độc Nhãn Có con khi nhỏ không có cọng lông nào, thế là thành tên con Trọc, …cho dù sau này lớn lên lông mọc phủ đầy thì tên nó phải mang cũng gắn liền một tí gì với cuộc sống trước kia ki còn nhỏ của nó.
    Dùng tên địa phương: Trước kia có nhiều con gà thuộc loại Thần Kê, Linh Kê… đá hay một vùng, đá đâu thắng đó đến nỗi phải ê độ do nhiều người …ngán phải chạm trán với nó, kiêng mặt không dám đá mặc dù mang đi những vùng khác. Và từ đó tự nhiên tên của địa phương, thôn đó được gán cho chú gà thân yêu, như con Xóm Thuốc, con Tầm Vu,….để ám chỉ con gà hay kia, và mỗi khi nghe danh là người ta có thể nói kỹ về tiểu sử và chiến tích của nó.
    Dùng thế đá:có con gà hay đá sỏ thì gọi là con Sỏ, hay đá đòn ngang, đòn dọc thì gọ là con Ngang, con Dọc, rồi khi cáp độ hay ở kèo trên nên đặt tên cho nó là con Kèo Trên cho dễ nhớ….
    Dùng tên của chủ nuôi để đặt tên cho gà: có nhiều tay sư kê lùng gà, bỏ công sức nuôi, chăm sóc và huấn luyện nên những con suất sắc, gà dữ, Linh Kê, Thần Kê … khiến cho người ngoài ái mộ nên lấy tên của chủ đặt cho gà như gà Hai Thọ, Gà Ba Đức, gà Năm Sô… Chủ gà vừa muốn người khác không xúc phạm đến dạnh dự của mình mà còn hãnh diện vì chính con gà mà họ đang sỡ hữu.
    Một số người khác sử dụng những tên khác nghe cho lạ, có vẻ sang và lạ như con Mã Lai, con Thái Lan, con Trần Sơn Trang… thậm chí con Nam Hiệp Triển Chiêu, con Ngự Miêu, con Trương Phi, con Tào Tháo….
    Trong thế giới gà chọi, có những con gà có những thế đá rất độc, nếu trúng vào chỗ hiểm thì có thể kết liễu ngay đối thủ. Đó chính là những đòn sát thủ mà chỉ có ở những con gà Linh Kê, Thần Kê hoặc gà thật dữ mới có được. “Tuyệt chiêu” ra trước ở những hồ đầu và hạ ngay đối phương thì được gọi là Thần Kê. “Độc chiêu” ra sau, càng khuya hồ càng có nhiều đòn độc , và những đòn đó thường được “biểu diễn” ở một số hồ cụ thể thì đó chính là con gà dữ.
    Hiền Cô Nương xin được liệt kê ra một số đòn đá độc, phổ biến:
    Sỏ: cắn vào mồng (mào) của đối phương để lấy điểm tựa để tung chân vào cần (cổ) của đối phương. Nếu gà đòn được tập luyện kỹ đôi chân thì đòn này có thể làm “trật khớp xương cổ” khiến đối phương lăn quay ra ngay giữa trường hoặc chịu đau không nổi nên quay đầu bỏ chạy. Đối với gà cựa thì đòn sỏ là đòn đá vào cổ nhưng cựa vừa đâm vào họng hoặc bầu diều. Hậu quả thì có lẽ khỏi cần nói thêm.
    Mé: Đá thốc vào mang tai, vào mặt khiến có đối phương tối tăm mặt mũi. Nguyên bàn chân sẽ quất mạnh vào mặt, mang tai và ngón thới sẽ đâm mạnh vào mặt của đối phương. Vì thế đòn này thường mang lại hậu quả nghiêm trọng cho đối phương, đó là đui mắt. Riềng gà cựa nếu giỏi đá mé thì đó thực sự là con gà dữ, trận đấu sẽ kết thúc nhanh chóng.
    Xạ: một số nơi gọi là “quăng”. Tức là bất thình lình tung đòn vào đối phương nhắm vào cần và mặt mà không cần cắn vào bất kỳ đâu để làm điểm tựa, kiểu như đá song phi. Nếu hai chân cùng trúng vào một chỗ thì chẳng khác gì bị búa tạ giáng vào.
    Liên hoàn cước: mỏ cắn chặt vào da đầu đối phương và tung chân đá liên hồi, thường thì từ 3 cái trở lên gọi là liên hoàn tam cước, liên hoàn tứ cước… Thường thì gà đá đòn này là những con có GIM khít và nhọn, mỏ ngắn. Kiểu đá liên hoàn cước này được các sư kê gà đòn ưa chuộng, vì nhìn thấy thích mắt, đá đẹp. Đối phương đá trúng 5 “phát” cũng không đau bằng một cú liên hoàn cước. Nếu liên hoàn cước mà dính ở hầu hay phần giao nhau giữa cổ và đầu thì quá tyệt. Dính đòn này thì đối phương sẽ tối tăm mặt mũi, nếu lực ở chân mạnh thì phần lớn đối phương sẽ kêu “quác” vì quá đau. Ở gà cựa, đòn liên hoàn cước này ít thấy hơn nhưng nếu con nào có được ngón đòn này thì đối phương dễ mù mắt hoặc bị chết ngay tại trận do cựa đâm sâu vào đầu.
    Hồi mã hương: Gà đang đá hăng say, bỗng tự dưng bỏ chạy giả thua, hoặc có thể do bị trúng đòn đau do đối phương đá nên mới bỏ chạy. Đối phương thấy thế liền chạy theo để rượt đuổi, bất thình lình nó quay người trở lại tung chân đá một đòn mạnh chí mạng vào đối phương làm đối phương chạy dài, lật ngược lại tình thế. Sách ghi rõ gà có đòn “Hồi mã hương” thuộc loại Linh Kê, khó kiếm. Nhưng chính những con gà như vậy làm cho chủ kê phải thót tim, lên cơn đau tim biết bao nhiêu lần, và mang lại niềm vui cho biết bao nhiêu kẻ tưởng chừng là thua cuộc hay trắng tay. Đã có nhiều trường gà tranh cãi dẫn đến gây lộn nhau vì những trận đá có gà đá đòn này. Có lẽ kết quả trận đấu đó chỉ có chủ trường mới dám phán xét thôi! Nhìn chung thì người ta vẫn không chuộng loại gà có đòn này. Bởi vì sau hai lần nó đá như vậy mà đối phương không chịu bỏ chạy thì khả năng nó bỏ chạy là rất cao.
    Dĩa: đòn này thường thấy ở những trận gà thấm mệt, gà chui xuống dưới chân của đối phương để nghỉ lấy sức, sau đó rúc vào cánh, chui đầu qua nách đối phương mà ngoi đầu lên, cắn vào cổ đối phương làm điểm tựa để đá thốc lên. Gọi là đá dĩa vì có những con khôn sẽ xoay cùng hướng để tìm cách gỡ cánh ra khỏi cổ đối phương, khi đó hai con gà sẽ xoay vòng hình tròn như cái dĩa, một con thì tìm cách để cắn vào cổ đối phương để lên đòn và con kia thì đang tìm cách để “hóa giải” đòn này của kẻ địch và không cho đối phương cắn vào cổ Thường thì đòn này sẽ làm cho lông cánh gà gãy, cánh xõa xuống, trông điệu bộ tơi tả, tức ngực. Nếu lực đá mạnh sẽ dẫn đến gãy cánh hoặc gãy cổ đối phương. Riêng gà cựa thì cựa có thể đâm vào phần da non dưới cánh, đâm cựa vào bầu diều hay tim phổi. Đây là đòn độc và hiểm.
    Đá hầu: mỏ cắn dưới hầu đối phương hoặc phần da trên đầu làm điểm tựa để lên đòn, và chân trúng ngay ở phần hầu của gà. Thường thì những con đá đòn ngang sẽ lợi hại hơn những con đá đòn dọc. Đối phương dính đòn này thì cho dù có thắng trận về cũng khó mà sống sót do ăn uống không được, mà nếu chủ chăm sóc kỹ thì cũng không thể thượng đài trong một khoảng thời gian dài.


    nguồn:blog cauam_mietvuon
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội