Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Góp ý: Thế Nào Là Một “liên Châu Luận”?

Thảo luận trong 'Tản mạn' bắt đầu bởi lucson52, 24/4/09.

  1. lucson52

    lucson52 Moderator

    GÓP Ý: THẾ NÀO LÀ MỘT “LIÊN CHÂU LUẬN”?

    Xin chào Diễn đàn!
    Xin chào các bạn!

    Vừa rồi, tại Diễn đàn cá cảnh này có 1 bạn lập luận như sau:

    Tôi có cá (la hán) đẹp vì tôi có tiền,
    Tôi có tiền vì tôi cố gắng làm việc,
    Tôi cố gắng làm việc vì tôi sợ nghèo,
    Tôi sợ nghèo vì tôi sợ bị người khác khinh thường,
    Tôi sợ bị người khác khinh thường vì tôi là người có nhân cách,
    Đến đây thì bạn đó dừng lại. Thật ra còn phải có câu kết luận cuối cùng nữa thì mới đủ. Đó là kết luận:
    => TÔI CÓ CÁ (LA HÁN) ĐẸP VÌ TÔI CÓ NHÂN CÁCH.
    Như vậy thì nó mới trở thành 1 liên châu luận hoàn chỉnh.

    Vậy Liên châu luận(LCL) là cách suy luận như thế nào? Có thể nói nôm na rằng LCL là cách lập luận lấy vế cuối của câu trên làm vế đầu của câu dưới. Sau cùng, lấy vế đầu của câu đầu và vế cuối của câu cuối làm thành 1 kết luận( như ví dụ trên). Cách lập luận này còn gọi là “lập luận bắt cầu”.

    Chúng ta thấy rằng LCL trên không ổn, cho nên vừa mới post lên lập tức gây tranh cãi. Bởi vì LCL này sai. Trước đây, khi học về logic học hình thức tôi cũng rất đau đầu với hình thức suy luận này. Khi hỏi thầy thì ông bảo rằng chúng ta phải xét từng câu(phán đoán) thì mới có thể chuẩn hóa 1 LCL được. Nếu không thì sẽ lập luận sai ngay. Mà trong logic học hình thức, nói sai là ngụy biện.

    Mời các bạn xem 1 số LCL ví dụ nhé:

    Liên châu luận 1: VD này tôi học năm lớp 12.

    Tiền là thước đo của mức lương,
    Mức lương là thước đo của lao động,
    Lao động là thước đo con người,
    => Tiền là thước đo con người.

    Liên châu luận 2: Chúng ta hãy nghe anh vợ của chủ tịch xã nói với em rể(là chủ tịch xã) trong phim Thôn trưởng Lý Tam Quý (về việc bị đập bể cái chuồng heo).
    Nó đập bể chuồng heo của tao là khinh thường tao,
    Mà khinh thường tào tức là khinh thường mày,
    Mà khinh thường mày là khinh thường Chủ tịch xã,
    Mà khinh thường chủ tịch xã là khinh thường nhà nước,
    => Nó đập bể chuồng heo của tao là khinh thường là khinh thường nhà nước.

    Liên châu luận 3: Hehehe LCL này là của 1 ông khùng, ông này đặc biệt sùng bái Lý Tiểu Long. Ông ta lập luận như sau:

    Bị Lý Tiểu Long đánh là phải chết,
    Không chết cũng khó nuôi,
    Nuôi được cũng èo uột,
    => Bị Lý Tiểu Long đánh là èo uột.

    Liên châu luận 4: đây là lập luận thông thường của những người phạm tội chuyên nghiệp.

    Phạm tôi chưa chắc bị phát hiện,
    Bị phát hiện chưa chắc bị bắt,
    Bị bắt chưa chắc gì bị khởi tố,
    Bị khởi tố chưa chắc gì bị truy tố,
    Bị truy tố chưa chắc gì bị xét xử,
    Bị xét xử chưa chắc gì có tội,
    Có tội chưa chắc gì ở tù,
    Ở tù chưa chắc ở lâu,
    => Phạm tội chưa chắc ở tù lâu.
    Do lập luận như vậy nên họ thấy rằng rất “rộng đường tính toán” khi phạm tội.

    Trong 5 liên châu luận ở trên, chỉ có 1 LCL Lý Tiểu Long là đúng. Còn lại đều sai hết.

    Đây là bài viết mở, xin mời các bạn cùng tham gia bàn luận.

    Lucson52.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/4/09
  2. N2D

    N2D Active Member

    Cái này chuyện dân gian cũng có rồi!
    Sẽ chẳng có cái nào đúng hết vì "Mọi sự so sánh đều khập khiễng"
     
  3. nadmad

    nadmad Moderator

    Bị Lý Tiểu Long đánh là phải chết hả anh? :lee:
     
  4. lucson52

    lucson52 Moderator

    Chào Bạn!

    Mời bạn đọc lại đoạn này:

    Có thể nói nôm na rằng LCL là cách lập luận lấy vế cuối của câu trên làm vế đầu của câu dưới. Sau cùng, lấy vế đầu của câu đầu và vế cuối của câu cuối làm thành 1 kết luận( như ví dụ trên). Cách lập luận này còn gọi là “lập luận bắt cầu”

    Vậy chúng ta phải xem KẾT LUẬN CHỨ KHÔNG XEM TIỀN ĐỀ.
    Tức là chúng ta phải xem kết luận => Bị Lý Tiểu Long đánh là èo uột.
    Chứ không phải xem tiền đề: Bị Lý Tiểu Long đánh là phải chết.

    Có gì mời bạn trao đổi tiếp nhé.
    Thân chào bạn.

    luc son 52
     
  5. nadmad

    nadmad Moderator

    Tui khoái cái câu "Phạm tội chưa chắc ở tù lâu". Câu này theo tui là đúng.
    còn câu Bị Lý Tiểu Long đánh là èo uột của ông khùng gì đó thấy luận có vẻ èo uột.
    Còn cái này chỉnh lại xíu như vầy không biết có "đúng" khg
    Tiền là 1 trong những thước đo của mức lương,
    Mức lương là 1 trong nhữngthước đo của lao động,
    Lao động là 1 trong nhữngthước đo con người,
    => Tiền là 1 trong những thước đo con người.
     
  6. meduthu

    meduthu Moderator

    Mấy anh cho hỏi:
    Kỳ đà là cha Cắc ké
    Cắc ké là mẹ kỳ nhông
    Kỳ nhông là ông Kỳ đà

    có phải là LCL không?
     
  7. lucson52

    lucson52 Moderator

    Có thể nói nôm na rằng LCL là cách lập luận lấy vế cuối của câu trên làm vế đầu của câu dưới. Sau cùng, lấy vế đầu của câu đầu và vế cuối của câu cuối làm thành 1 kết luận( như ví dụ trên). Cách lập luận này còn gọi là “lập luận bắt cầu”

    Xin chào meduthu!

    Theo như phần tô đỏ ở trên thì lập luận của bạn không phải là 1 LCL. Bởi vì chúng ta không thể đưa ra kết luận:

    => Kỳ đà là ông kỳ đà.

    Đây là lập luận "lẩn quẩn". Cũng như:

    "Con kiến mà leo cành đa. Leo phải cành cụt leo ra leo vào.
    Con kiến mà leo cành đào. Leo phải cành cụt leo vào leo ra..." Hoặc:

    "Bao giờ chạch đẻ ngọn đa. Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
    Bao giờ rau diếp làm đình. Gỗ lim làm (gỏi) ghém thì mình lấy ta"...

    Ông cha ta ngày xưa dùng lập luận này để chỉ cái vòng lẩn quẩn, không thoát ra được. Trong đó than thở, tuyệt vọng cho cái nghèo đói của người nghèo, không có lối thoát. Luôn bị áp bức, bất công. Vì dụ như:

    "Bộ binh, bộ hộ, bộ hình. Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi" :):):)
     
  8. lucson52

    lucson52 Moderator

    Xin chào nadmad!
    Xin chào meduthu!
    Xem ra hai bác cũng có hứng thú với liên châu luận nhỉ?
    Bàn bạc thì để sau. Hôm nay giới thiệu với các bạn thêm 2 liên châu luận nữa của Trạng Quỳnh.

    1/ Lọ tương:

    Đại phong là gió to
    Gió to thì chùa đổ
    Chùa đổ thì tượng lo
    Tượng lo là lọ tương
    => Đại phong là lọ tương.

    2/ Ngọa sơn

    Ngọa là nằm,
    nằm thì ngủ,
    ngủ thì NGÁY,
    Sơn là núi,
    núi thì có ĐÈO.
    Ngọa sơn là ngáy đèo
    Ngáy đèo là đéo ngày
    => Ngọa sơn là đéo ngày.

    Lập luận như thế này thì "Thánh Ala cũng bỏ chạy". Hehehe

    lucson52.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/09
  9. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Cách lý luận bắc cầu (hay ngắn gọn là Tam Đoạn Luận) ẩn chứa rất nhiều ngụy biện!

    Mỗi câu đều có vẻ hợp lý nhưng khi "bắc cầu" thì lại rất vô lý.

    Nguyên tắc là: chỉ được "bắc cầu" một khi tất cả các bước trung gian phải LUÔN ĐÚNG (tức đúng trong mọi trường hợp).

    Hãy xét câu này "khinh thường chủ tịch xã là khinh thường nhà nước". Câu này đúng trong một số trường hợp nhưng không phải là LUÔN ĐÚNG. Chẳng hạn chủ tịch xã khi xử lý công vụ thì đúng là đại diện cho nhà nước, ai cũng phải tôn trọng. Nhưng nếu ra chợ mua rau cho vợ thì lại là chuyện riêng. Nếu bà bán rau cằn nhằn thì đó là cằn nhằn cá nhân ổng, không liên quan gì đến nhà nước.

    Vì không LUÔN ĐÚNG nên không thể "bắc cầu" còn nếu cứ làm là sai nguyên tắc và sẽ dẫn đến NGỤY BIỆN.

    Phép ngụy biện hay ở chỗ đưa ra những câu trung gian tuy không LUÔN ĐÚNG nhưng có vẻ hợp lý tức là vẫn đúng trong một số trường hợp nào đó làm mọi người bị rối trí.
     
  10. lucson52

    lucson52 Moderator

    Chào bác vnreddevil!

    Hân hạnh chào đón bác. Tôi phải mất mấy năm trời mới tìm ra cái nguyên tắc mà bác nói đấy. Nó khác với cái của bác 1 tí.

    Mời các bạn xem tôi làm liên châu luận như lời của trùm Sò trong Ngao Sò Ốc Hến(khi nói chuyện với thằng Giáp, người làm thuê):

    Mày là thằng thất nhân ác đức.
    Vì thất nhân ác đức nên trời đánh mày.
    Trời đánh mày mà mày lại tránh
    Mày tránh nên trời đánh trúng con trâu
    Trời đánh trúng con trâu nên nó chết
    Nó chết là do lỗi của mày
    Lổi của mày thì mày phải bồi thường còn trâu
    => Mày là thằng phải bồi thường con trâu.

    Các bạn xem coi nó có ổn không? Tôi thấy còn chưa được suông lắm.

    lucson52.
     
  11. mamoi

    mamoi Active Member

    Anh Sơn ơi: Có phải toàn bộ thằng thất nhơn ác đức đều bị trời đánh không? và có phải đó là người duy nhất? (LUÔN ĐÚNG)
     
  12. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Lỡ thằng Giáp đối đáp lai như sau thì sao anh Sơn.?

    Thưa ông
    Con đúng là thắng ác nhân thất đức .
    Vì thất đức nên trời đánh con
    Trời đánh con nên con phải né
    Con né được tức là trời đánh quá dở
    Trời đánh dở nên mới trúng con trâu của ông
    Nó chết là do tại trời
    Trới đánh chết thì trời phải thường trâu

    => Ông đi gặp ông trởi mà đòi bồi thường.
     
  13. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Anh Sơn, cái môn Tam Đoạn Luận (syllogism) này em học được trong lớp... Anh Văn thời phổ thông. Trong bài học có từ premise, ông thày dịch là "tiền đề" rồi ổng lan man qua Tam Đoạn Luận luôn. Nhờ vậy mà hiểu được liên châu luận của anh... :p
     
  14. kilimanjaro

    kilimanjaro Active Member

    nếu là Trùm sò thì sẽ trả lời chú Khánh như thế này, mọi người xem có được không nhé:
    Ông trời là cha thiên tử,
    Thiên tử là cha thứ dân,
    "Mày" là thứ dân nên là con thiên tử
    vậy mày phải đền con trâu.
     
  15. lucson52

    lucson52 Moderator

    Chào anh nlkhanh và kilimanjaro!

    Hai anh phải lập luận sao cho đúng với quy định dưới đây mới được đó. Cái khó là làm sao sắp xếp các ý theo đúng quy định...

    lucson52.

    LCL là cách lập luận lấy vế cuối của câu trên làm vế đầu của câu dưới. Sau cùng, lấy vế đầu của câu đầu và vế cuối của câu cuối làm thành 1 kết luận
     
  16. lucson52

    lucson52 Moderator

    Hehehe, nếu đúng như vậy chắc trời đánh mỏi tay luôn đó. Còn búa chắc phải trui, rèn liên tục:):):):wallbash::wallbash::wallbash:

    lucson52.
     
  17. lucson52

    lucson52 Moderator

    Chào các bạn!

    Hôm nay xin gửi tiếp đến các bạn một LCL nữa.
    Trước hết xin được giải thích từ ngữ. Ngày xưa khi đánh ghen, bắt quả tang, người vợ thường cởi quần của mình rồi trồng vào đầu "dâm phụ" cho "nó" mang nhục. Người bị như vậy gọi là "bị đội quần".
    Sau này người ta bớt chữ "bị" đi và thường dùng từ "đội quần" để chỉ sự nhục nhã. Nên hay nói: "Mày làm vậy không sợ đội quần à?"
    Nhưng có người ngụy biện trả lời như sau:

    Đội quần cũng như đội vải
    Đội vải cũng như đội khăn
    Đội khăn cũng như đội nón(vì khăn và nón đều che nắng!!!???)
    => Đội quần cũng như đội nón.

    (Thực ra, đơn giản là 1 người nói: "Mày làm vậy không sợ nhục à?". Kẻ kia trả lời: "Có gì đâu mà nhục")
    Nhưng ngụy biện trơ trẽn như trên thì xin :notworthy::notworthy::notworthy:

    lucson52.
     
  18. nadmad

    nadmad Moderator

    Tôi đồng ý với định nghĩa trên. Như vậy chuỗi lập luận nào có hình thức như trên đều được gọi là LCL. Không có gì khó khăn để làm 1 LCL.

    Còn LCL đó có đúng hay không là chuyện về nội dung. Xét về nội dung LCL thì phải xét 2 phần: nội dung phần kết luận và nội dung của từng cái cầu trong chuỗi bắc cầu. chuỗi bắc cầu chỉ đúng khi toàn bộ các nhịp cầu là đúng.
    Như vậy nếu:
    1. chuỗi bắc cầu sai + kết luận sai => LCL sai.
    2. chuỗi bắc cầu đúng + kết luận sai => LCL sai. Ngụy biện
    3. chuỗi bắc cầu sai + kết luận đúng => LCL đúng. nhưng không hoàn chỉnh.
    4. chuỗi bắc cầu đúng + kết luận đúng => LCL đúng hoàn hảo. (hiếm có)
     
  19. N2D

    N2D Active Member

    Luận Tam Đoạn là không phải luận một đoạn - phải không ợ
    Luận một đoạn thì nói cũng chẳng ít - phải không ợ
    Nói chẳng ít.................................- phải không ợ
    => Tam Đoạn Luận ...................... :p
    zọt lẹ, hê hê...
     
  20. meduthu

    meduthu Moderator

    Chào bác Lucson52

    Lấy một câu nói củ của bác để làm thành một LCL, bác coi có được không?
    có gì bác sửa lại giùm cho đúng hen

    Vì ngụy biện nên đã phủ nhận công sức của mọi người
    Phủ nhận công sức của mọi người là ăn cháo đái bát
    Ăn cháo đái bát là kẻ vong ơn
    Vong ơn, bội nghĩa là bản tính của kẻ thấp hèn

    => ngụy biên là bản tính của kẻ thấp hèn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/5/09

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội