Loài thủy sinh ghê tởm nhất? Nguồn http://www.practicalfishkeeping.co.uk Bức hình ở trên không phải là hình giả. Đây là loài tên là Bathynomus giganteus, hay isopod khổng lồ. Mặc dù trông giống như một sinh vật kỳ lạ trong phim khoa học viễn tưởng nhưng đấy là một vật thể sống thực sự dưới các vực sâu Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và được phát hiện lần đầu tiên tại vịnh Mexico vào năm 1879. Chúng được biết là loài ăn xác thối tức ăn xác cá voi và mực chết trong các vùng nước tối tăm của đại dương, có khi sâu đến 2140 m. Trông chúng rất kỳ lạ nhưng không ghê tởm bằng một số họ hàng của mình trong bộ chân bằng Isopoda. Ví dụ như loài rận ăn lưỡi Cymothoa exigua. Loài thuộc họ chân bằng Cymothoidae này là ký sinh và bám vào lưỡi cá, thường là cá hồng, bằng các móng vuốt và hút máu từ động mạch bên dưới lưỡi. Kế đó, lưỡi bị teo đi vì thiếu máu, nhưng ký sinh vẫn bám trụ và thay thế cái lưỡi mà cá vẫn sử dụng như bình thường – đổi lại, cá phải nuôi dưỡng chúng. Những loài ký sinh ăn lưỡi như thế này ngày càng trở nên phổ biến. Một trong số chúng, loài Cymothoa exigua, được phát hiện nằm trong miệng của một con cá hồng mua tại một chợ cá ở London năm ngoái. Và trong cùng tuần đó, các nhà khoa học cảnh báo về một đợt bùng phát lây nhiễm ký sinh Cymothoa indica trong các trại cá ở Ấn Độ, nơi mà chúng tấn công các lồng nuôi cá chốt Mystus gulio. Chúng tôi cũng nhận thấy một số hình ảnh do các thợ lặn cộng tác chia sẻ cho thấy ký sinh bám bên ngoài miệng cá. Và, nhà cộng tác về cá nheo Ian Fuller phát hiện thấy loài ký sinh tương tự cymothoid bên trong ruột cá chuột corydoras. Có lẽ là loài thuộc chi Riggia phát hiện bởi Pete Liptrot. Còn bây giờ, dường như chúng bắt đầu tấn công vào cả bộ phận sinh dục hay ít ra cũng tương tự như vậy. Một nhóm các nhà khoa học Brazil đang nghiên cứu một loài ký sinh cymothoid khác, Riggia paranensis hay còn gọi là “ký sinh thiến”, mà chúng có hiện tượng làm mất khả năng sinh sản của vật chủ.