Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Lợi ích và sự khác biệt của việc thay nước hàng ngày, 3 ngày/lần và hàng tuần.

Thảo luận trong 'Hệ thống lọc và xử lý nước - cá rồng' bắt đầu bởi minhquang1976, 7/10/11.

  1. minhquang1976

    minhquang1976 Moderator

    Việc thay nước cho bể hồ cá cảnh luôn là điều tối quan trọng trong thú chơi này, và đặc biệt hơn đối với cá rồng .Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, tôi chi mong làm được một việc duy nhất là tóm gọn lại những gì về các “trường phái” thay nước mà fans cá rồng rất thường làm trong các lần thay nước định kỳ , và để từ đó chúng ta có thể cùng nhau chia sẽ, thảo luận, học hỏi lẩn nhau về các phương thức thay nước .

    Trong việc thay nước, thì chắc chắn chúng ta không thể nào vượt qua khỏi 3 thành phân chủ yếu của hệ thống lọc nước, vì thế thật nhanh, chúng ta sẽ cùng nhau nhắc lại hệ thống lọc có 3 khâu chủ yếu :

    1. Khâu lọc thô để giữ lại các cặn bả mà mắt thường có thể thấy đươc.

    2. Khâu lọc hóa hoc để có thể thanh lọc các thành phần/hợp chất hửu cơ/hóa học đã hòa tan trong nước của bể hồ cá rồng .

    3. Khâu lọc sinh hoc để có thể tiêu thụ các độc tó vô hình như ammonia, nitrite và nitrate .

    Trong quá khứ, trên diển đàn, các bạn tv cùng cá nhân tôi , chúng ta đã cùng nhau bàn thảo/trao đổi khá nhiều về khâu lọc thô và khâu lọc sinh hoc … và rất ít khi bàn thảo về khâu lọc hóa học …. và đó là chủ đích của bài viết này .

    Thế khâu lọc hóa học là gì và nó giúp ích gì được cho chúng ta trong thú chơi cá rồng ?

    Khâu loc hóa học góp phần tích và có tác dụng hổ tương với 2 khâu lọc còn lại , nhưng khác với 2 khâu lọc thô, và sinh học, nó không thể nào hoàn toàn đảm nhiệm chức năng của nó một cách hoàn hảo 100% được . Lý do là vì cho dù hệ thống lọc của các bạn có tinh vi và hiệu quả đến đâu đi nữa, chúng ta sẽ không bao giờ hoàn toàn loại bỏ được những thành phần hóa học/hợp chất hữu cơ hóa hoc đã hòa tan trong nước được . Xin lưu ý them là khâu loc sinh học chỉ có thể loại bỏ được các độc tố không màu sắc như: ammonia, nitrite và nitrate nhờ vào 2 nhóm vi sinh hữu ích mà chúng ta đã có nhiều lần đề cập mà thôi . Tuy nhiên, nếu thú chơi và những con cá rồng cưng của chúng ta và các vi sinh vật khác trong bể hồ nước chỉ thải ra bao nhiêu đó thì đơn giản quá ! Ngoài ammonia, nitrite, và nitrate đã được hòa tan vào trong nước , còn có rất nhiều các hợp chất hóa học khác được thải ra, kết hợp qua những lần cho thức ăn, quá trình phân hủy, và các thành phần hóa học khác v.v… Tất cả những hợp chất này sẽ tiếp tục kết tụ, tích lũy và gia tăng dần theo thời gian . Nếu ammonia, nitrite có thể giết chết cá bạn cấp kỳ, thì các hợp chất hóa học này nếu không xử lý kịp thời sẽ giết lần mòn cá của bạn theo thời gian .

    Như đã đề cập, khâu lọc hóa học cho dù có tuyệt vời đến đâu đi nữa, sẽ không bao giờ có khả năng thanh lọc hoàn toàn, mà đa phần nếu muốn loại bỏ chúng ra khỏi mồi trường nước của cá đang sinh sống, thì chúng ta cần phải thay nước đinh kỳ . Đây là điều tối quan trọng và bắt buộc . Nhưng thay như thế nào thì sẽ thích hợp cho cá rồng của các bạn ? Hy vọng những tính toán và suy luận sau đây sẽ phần nào giúp làm sáng tỏ thêm cho thú chơi của chúng ta .

    Trong mổi lần thay nước định kỳ, tùy theo số lượng % nước cũ các bạn sẽ lấy ra, thì bằng ấy % số lượng các hợp chất ô nhiểm trong bể hồ sẽ được lấy ra khỏi môi trường sống của cá . Tuy nhiên có một điều mà các bạn chơi cá cảnh thường quên là, số % còn lưu lại chưa được rút ra sẽ luôn tồn lại, và tích lũy cho đến lần thay nước lần sau .
    Tôi thí dụ trong một bể hồ có dung tích là 100 lít nước, và các bạn sẽ thay 25% nước định kỳ mổi tuần/lần , thì dĩ nhiên sau 7 ngày trôi qua , số lượng các hợp chất ô nhiểm hòa tan trong nước sẽ được rút ra là 25%, và phần còn lại nước bị ô nhiểm bới các hợp chất hữu cơ là 75% . Đây là điều mà người chơi thường hay quên đi .
    Chúng ta hảy đi một bước xa hơn, và để cho đơn giản vấn đề tính toán , chúng ta sẽ tạm dùng bể hồ cá có 1 chú cá rồng (dĩ nhiên mổi con cá rồng sẽ thải ra qua ăn uống, tiểu tiên, thức ăn thối rửa, phân hủy, cùng các chất thải của các sinh vật khác trong bể, cũng như các thành phần hóa học như phosphorous, sắc, calcium, sodium v.v… đã có sẳn trong nước . Tất cả những hợp chất này sau khi đã hòa tan trong nước, sẽ cho con số ô nhiểm tổng cộng mà chúng ta có thể tính bằng đơn vị . Cứ hảy tạm gọi và đặt tên cho đơn vị là là đơn vi ô nhiểm (tạm viết tắc là ON ) ===> vì thế tạm cho đơn vi ON của mổi ngày được tích lủy trong bể hồ cá rồng là 10 đơn vị ON .
    Trong 7 ngày lien tục, ON sẽ tích lũy và gia tăng đến con số 70 ON . Các bạn đồng ý không a . Nếu đồng ý thì quy trình tích lủy đơn vị ON tính theo từng ngày sẽ có số lượng tích lủy nhu sau :

    Ngày 1 : 10 ON; ngày 2 : 20 ON …. và cứ thế cho đến ngày 7 : 70 ON .
    Thông thường các bạn chơi cá rồng sẽ thay nước định kỳ khoảng 20-30% cho mổi lần thay … và để làm bài toán đơn giản, tôi sẽ tạm chọn số % thay nước định kỳ là 30% .
    ==> chúng ta sẽ có quá trình tích lũy đơn vi ô nhiểm (ON) như sau :

    10, 20, 30, 40, 50, 60, 70 và sau khi hết ngày thứ 7, sang ngày thứ 8, thì ta thay 30% nước định kỳ . Như đã đề cập ở phần bên trên, thay bao nhiêu %, thì lượng ô nhiểm còn lại sẽ còn tồn lại trong bể cá … vì thế sang ngày thứ 8, tổng hàm lượng đơn vị ô nhiểm sẽ là 70 (.70) = 49 đơn vi ô nhiểm (ON) .

    Vì thế chúng ta sẽ có các đơn vị ô nhiểm (ON) của từng ngày như sau :
    10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 49 .

    Hãy thử gia hạn thêm đến 2 tuần, để tìm hiểu thêm sô lượng ô nhiểm tích lủy, sau 2 lần thay nước định kỳ sẽ tăng và giảm bao nhiêu ==>
    10, 20, 30, 40, 50, 60 70, 49, 59, 69, 79, 89, 99, 109, 119, 83.3

    Như đã đề cập trong phần mở đầu, loại bỏ đi các đơn vị ô nhiểm hửu cơ đã hòa tan trong nước là điều vô cùng hệ trọng, nhưng ít được nhiều người chơi quan tâm đúng mức . Ai ai cũng biết là nó không tốt, có ảnh hưởng và tác hại cho sự phát triển và màu sắc của cá ... NHƯNG vì ảnh hưởng của nó không xảy đến cho cá theo kiểu cấp tính mà là kinh niên, và cần phải có thời gian để thấy sự tác hại của chúng ,nên rất ít được quan tâm ! Đây cũng là lý do tại sao những chú cá rồng đẹp, đang lên màu, thì bổng dưng tuột màu, ngày càng lun bại, và xấu đi ===> chỉ vì môi trường nước không được ổn định .

    Một thí dụ khác để các bạn thấy tại sao thay nước ở mức độ >50% cho cá rồng thường sẽ có thể dẩn đưa đến những tác hại không hay mà ta thường thấy trên diển đàn .

    Cũng với 10 đơn vị ON tích tụ mổi ngày các bạn nhé, và chế độ thay nước định kỳ 50% hàng tuần, chúng ta sẽ có nhưng thông số ON tích tụ như sau :

    10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, *35 vì thay nước 50%, 45,55, 65, 75, 85, 95, 105, *52.5 v.v....

    Như các bạn thấy đó, các thông số ô nhiêm (ON) cho ta thấy là cá rồng của các bạn sẽ bị tình trạng gia tăng có tích cách tích tụ, và khi đến kỳ thay nước định kỳ thì lại TỤT và sau đó lại tiếp tục gia tăng ====> đây chính là điều mà tôi đã đề cập thường xuyên trên diển đàn là cá rồng cần môi trường ổn định . Nếu các bạn nào trước giờ chỉ hiểu mơ hồ môi trường ổn định, nhưng ổn định như thế nào, và thế nào là ổn định, thì tôi vừa chứng minh một cách rất thực tế với 3 thể chế thay nước khác nhau và những lợi và hại liên quan đến các trường phái thay nước . Chính sự trồi lên tụt xuống với khoảng cách quá xa giữa các đơn vị ô nhiểm ON, sẽ tác động lên sự phát triển về màu sắc của HL . <=== Ổn định môi trường nằm ở đây ạ !

    Tiện đây tôi xin đề cập đến Hendri Leong, tác giả của các cuốn sách Indodragon . Trước khi đi sâu vào chi tiết, tôi xin được nói trước Hendri là một ngươi đáng mến và nổi tiếng ... Tôi nhắc đến anh, vì tất cả mọi người trên diển đàn, không ít thì nhiều đều biết anh ta là ai ... và phong cách thay nước của Hendri là mổi lần thay 80% nước mới . Chắc các bạn cũng hiểu ở trong trường hợp của Hendri, thì việc có được giống cá rồng HL cực kỳ tốt không là điều khó khăn , nhưng màu sắc HL của những con cá HLma`a` anh đã nuôi .. thì màu sắc rất tẻ nhạt . Có bao giờ các bạn thử chậm lại và thắc mắc tái sao như thế không ? ===> Những gì tôi vừa đề cập bên trên là lý do đóng phần then chốt trong sự nhợt nhạt về màu sắc của những con HL đó .

    Nước cũ cho HL không phải là nước không thay, ít thay mà là nên thay như thế nào và phương cách thay định kỳ bao nhiêu là điều mà tôi muốn trình bày trong chủ đề này !

    Môi trường ổn định nằm ở khâu lọc hóa học, chứ không nằm ở khâu lọc thô hay khâu lọc sinh học . Đó là cung cách để giữ môi trường nước ổn định.

    (nguồn: Moneyless www.arorana.com.vn)
     
  2. Thichhuy2014

    Thichhuy2014 Active Member

    cho e hoi vay lam loc hoa hoc nhu the nao la tot nhat de dap ung cho viec nuoi ca rong. cam on nhieu
     
  3. hung65

    hung65 New Member

    Cám ơn anh minhquang1976 đã cung cấp thông tin rất hay và đưa ra ví dụ rất dễ hiểu.
    Tôi thì thấy không nên lo lắng nếu chúng ta cứ thay nước định kỳ, vì mức độ ô nhiễm sẽ ổn định sau một thời gian.
    Trở lại ví dụ của anh minhquang1976, giả sử như hệ thống lọc vi sinh không có tác dụng và ta cũng không giặt / thay bông lọc, tức ta chỉ thay nước định kỳ thì ta sẽ thấy như sau:
    - 3 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần 1/3: Tới ngày thứ 36 mức ô nhiễm sẽ ổn định ở chu kỳ 60, 70, 80 đơn vị ô nhiễm. Tức sau khi thay nước mức độ ô nhiễm là 60 đv, ngày kế tiếp là 70, tiếp nữa là 80, khi 90 ta thay nước thì sẽ về 60. Cứ thế lặp đi lặp lại.
    - 7 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần 1/2: Tới ngày thứ 56 sẽ xuất hiện chu kỳ: 70, 80, 90, 100, 110, 120, 130.
    Tất cả các con số trên là giá trị tuyệt đối.
    Như vậy nếu hồ có 60 đv ON, hồ 300 l thì mức độ ô nhiễm tương đối sẽ là 0,2 đv ON / 1l nước. 70 là 0,23. 80 là 0,27. Chênh lệch (Max) là 0,07.
    Trong trường hợp hồ 600 l thì mức độ ô nhiễm tương đối sẽ là 0,1 đv ON / 1l nước. 70 là 0,12. 80 là 0,13. Chênh lệch (Max) là 0,03.
    Dễ dàng thấy là hồ càng lớn thì mức độ ô nhiễm tương đối càng thấp, chênh lệch cũng sẽ thấp. Giống như pha 1 muỗng muối vô 1l nước thì dễ uống hơn là pha 1 ly nước.
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội