Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Một cái nhìn bên trong tổ bọt

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá betta - cá cờ' bắt đầu bởi vnreddevil, 18/10/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Một cái nhìn bên trong tổ bọt
    Victoria Parnell - http://www.bettysplendens.com/a-look-inside-the-bubblenest.html

    Tổ bọt luôn nằm ngay đó, ở vị trí hàng đầu trong danh sách truyền thuyết về cá betta. Được biết, việc làm tổ bọt (bubblenesting) là hình thức sinh sản cổ xưa nhất ở những loài Betta, dẫu những thành viên nhất định thuộc họ Betta từng tiến hóa thành loài ấp miệng (mouthbrooders), có lẽ nhằm phản ứng trước kẻ săn mồi và sự gia tăng dòng chảy khiến việc làm tổ bọt là bất khả. Bạn có thể dễ dàng nhận ra bước tiến hóa này khi quan sát cá B. splendens đực tạm thời đớp trứng và cá bột vào miệng mỗi khi chúng cảm thấy bị đe dọa.

    [​IMG]

    Cá betta đực xây tổ bọt của mình bằng cách hớp không khí từ mặt nước và tạo ra những bọt khí chắc chắn từ nước bọt của mình, mà nó chứa những protein đặc biệt dính (adhesion) vốn góp phần vào tuổi thọ và sự vững chắc của bọt khí. Cá bột sinh ra với những tế bào kết dính đặc biệt vốn phân bố từ đầu cho đến thân trước (anterior trunks) của chúng, điều giúp chúng không bị rơi khỏi tổ.

    Ngoài tự nhiên, cá betta đực bắt đầu xây tổ ngay khi chúng vừa đạt tuổi thiếu niên (adolescence), khoảng từ 8 đến 12 tuần tuổi. Người nuôi cá cũng chứng kiến việc này, khi họ thấy những con cá đực nhỏ xíu, mới lên lọ, xây những cái tổ bọt đầu tiên của mình. Ngoài tự nhiên, những cá đực đầu đàn và lớn nhất là những con hấp dẫn các đối tác sinh sản, vì vậy cá betta hoang dã có lẽ không bắt đầu việc sinh sản cho đến khi chúng thực sự trưởng thành, dẫu những cá đực non có khả năng làm vậy từ rất sớm.

    Trước hết, cá đực sẽ khẳng định lãnh thổ thông qua việc đe dọa hay chiến đấu thực sự. Địa điểm ưa chuộng nhất thuộc về những con đực lớn và mạnh nhất, ở ngoài tầm những kẻ săn mồi và với che phủ bề mặt tốt. Những cá đực nhỏ hơn thường thất bại trong các nỗ lực sinh sản đầu tiên của chúng vì địa điểm làm tổ nguy hiểm, hơn là vì vụng về hay thiếu kinh nghiệm, nhưng cũng tùy hoàn cảnh. Với lãnh thổ đủ điều kiện, thì thậm chí một cá đực rất non cũng chọn vị trí làm tổ bọt dựa trên tiêu chí (criteria) khiến nó an toàn trước kẻ săn mồi, đối thủ cạnh tranh và những yếu tố khác.

    Hầu hết các tay chơi-nhà lai tạo đều quen thuộc với ý tưởng rằng cá betta đực thích xây tổ của mình bên dưới những vật nổi. Ngoài tự nhiên, điều này thể hiện một phản ứng bản năng với môi trường, bởi vật nổi trên bề mặt sẽ mang lại sự bảo vệ trước mưa và gió, cũng như mái che thích hợp để giữ cá bột an toàn. Điều từng được chứng tỏ rằng tổ bọt tự nó hấp dẫn trùng cỏ, vốn không nghi ngờ gì, trở thành nguồn thức ăn đầu tiên cho cá bột khi chúng tiêu thụ hết túi noãn hoàng của mình và dần dần lấy vị trí bơi ngang.

    Ngay khi một cá đực khẳng định hay chiếm được một lãnh thổ mới, nó sẽ bắt đầu việc xây tổ. Trong thời gian này, nó sẽ dụ những cá cái vốn có thể đi vào lãnh thổ cũng như xua đuổi đối thủ. Khi nó không tương tác với đồng loại hay kiếm ăn, nó tập trung chủ yếu vào việc xây tổ. Dựa trên quan sát, một con cá đực sẽ không đi quá xa khỏi vị trí tổ của mình và nhìn chung, sẽ không chủ động ra ngoài săn cá cái. Chính những con cá cái thành thục sinh sản mới là những kẻ vào ra các vùng lãnh thổ, kiểm tra tổ và đánh giá cá đực cho đến khi chúng tìm thấy một trường hợp mà mình ưng thuận. Cá đực sẽ dụ dỗ bất kỳ cá cái nào đi vào lãnh thổ của nó, và nếu nàng không ưng thuận trước sự đeo bám của chàng, thì nó sẽ đuổi nàng đi. Cá cái tiến lại tổ theo tư thế chúc-đầu điển hình một khi chúng sẵn sàng đẻ trứng, và sinh sản diễn ra như bình thường. Mặc dù một cá đực thường đánh đuổi bất kỳ con betta nào khác, cả đực lẫn cái, trong khi đang sinh sản, có báo cáo tại phòng nuôi cá rằng những cá đực nhất định sẽ giao phối với hai cá cái đồng thời, luân phiên cuốn (embrace) giữa hai con. (Một trong những người chứng kiến lưu ý rằng cá cái không bất động từ việc cuốn sẽ ăn trứng của mái kia khi chúng được phóng thích nếu cá đực không gom chúng kịp thời).

    Khi việc sinh sản hoàn tất, cá cái sẽ rời xa tổ, nhưng sẽ luôn ở vùng lân cận một thời gian. Cá đực sẽ thể hiện hành vi hậu-sinh sản bằng việc tuần tra khu vực của mình và xua đuổi những kẻ xâm nhập, nhưng ở nơi rộng rãi thuộc địa bàn tự nhiên của cá betta, thật dễ để cá cái sẽ tránh được những tấn công này. Cần nghiên cứu sâu hơn về chủ đề tại sao cá cái lưu lại [gần tổ], nhưng có giả thiết rằng nàng ở lại cách vị trí tổ một đoạn để đề phòng sự cố, nếu điều gì xảy ra cho cá đực hay nó bỏ rơi tổ, thì nàng có thể chăm sóc trứng và cá bột. Cũng thật thú vị để ghi nhận rằng, mặc dù cá đực sẽ xua đuổi bạn tình nếu nó phát hiện nàng trong khu vực của mình, nó thể hiện mức độ hung dữ với nàng ít hơn nhiều so với những cá cái khác, và với cá đực.

    Cá đực sẽ tiếp tục sửa sang và gia cố tổ của mình, nhưng hiện giờ nó có thêm trách nhiệm với lứa trứng và sau này, cá bột mới nở. Có sự khác biệt về hành vi vốn thay đổi tùy mỗi cá thể, khi một số cá đực hiếm khi rời tổ và số khác liên tục rời đi một lúc để kiểm tra xem có kẻ xâm nhập hay không. Cả hai loại đều tấn công dữ dội cá betta khác vốn đi vào vào lãnh thổ của mình. Cá đực sẽ không chủ động tìm kiếm thức ăn trong thời kỳ chăm sóc (vigil) của mình, nhưng nếu thức ăn tự xuất hiện dễ dàng trước mắt thì nó sẽ ăn. Một chiến hữu lai tạo đã giả thiết rằng cá đực hoang có thể có nhiều cá bột, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, từ những mái khác nhau trên tổ bọt của mình. Điều này dựa trên một thí nghiệm mà tôi thực hiện trong cuộc sinh sản có kiểm soát (controlled spawn) với một đực và hai cái. Sau khi sinh sản với một cá cái đầu, không con nào được bắt ra. Ngày hôm sau, cá đực được thấy đang sinh sản với cá cái thứ nhì. Sau khi sinh sản hoàn tất, cả hai cá cái được bắt ra bởi vì bầy cá bột là quan trọng đối với tôi. Tuy nhiên, tôi đi đến kết luận rằng thí nghiệm đó là bất thường bởi vì sự hung dữ tự nhiên của cá đực đối với những kẻ xâm nhập trong quá trình chăm sóc sẽ ngăn cản cá cái khác tiếp cận tổ. Nếu điều này xảy ra ngoài tự nhiên thì tôi nghĩ nó phải diễn ra ngay lập tức sau đợt sinh sản đầu, bởi vì các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ hung dữ của cá đực với những kẻ xâm nhập tăng đột biến khi cá bột trong tổ của nó lớn lên.

    [​IMG]
    Tổ bọt điển hình trong lọ nuôi

    Sự hiện diện của một tổ bọt trong hồ nuôi cá đực chưa-sinh sản thường được liên hệ với sức khỏe và tình trạng chung, và là một dấu hiệu cho thấy cá đực đã xác định một lãnh thổ và chuẩn bị, cả về thể chất lẫn tinh thần, để sinh sản. Một số cá đực không-đầu đàn (non-dominant) dường như không bao giờ nhả bọt trong lọ của chúng, nhưng sẽ làm tổ khi được kè với một cá cái trong tình trạng sinh sản. Bố trí sinh sản điển hình trong hồ nuôi tự nó là phi tự nhiên đối với cá betta, bởi vì cá đực không được trao một cơ hội để tranh giành lãnh thổ và bắt đầu nhả bọt trước khi thấy cá mái. Trong nhiều trường hợp, cá đực được kè rất hạn chế với cá betta khác trước khi được giới thiệu với bạn tình tương lai của mình trong hồ ép. Việc này có thể tạo ra hành vi sinh sản bất thường, bao gồm tổn thương quá mức với cá cái, thất bại trong việc xây tổ, và ăn trứng và cá bột. Một nhà lai tạo vốn gặp những vấn đề trong quá khứ với loại cá đực này được khuyên đưa cá vào hồ ép khoảng một tuần trước khi thả cá cái, cho nó ăn đầy đủ, và để nó kè với những con betta khác, cả đực lẫn cái, trong khoảng một giờ mỗi ngày. Một khi nó có một tổ bọt tốt, bạn có thể giới thiệu bạn tình dự định vào hồ, bảo vệ bằng ống khói (chimney) hay tấm ngăn. Cho cả hai ăn đầy đủ, và khi cá cái trở nên căng tròn và có dấu hiệu sắp đẻ, nhẹ nhàng hút và thay một nửa nước hồ (cẩn thận không làm hư tổ bọt) và thả cá cái ra. Việc sinh sản thường diễn ra suôn sẻ sau đó.

    [​IMG]
    Tổ bọt với trứng

    Có rất nhiều thắc mắc về mục đích của tổ bọt và sự cần thiết của nó đối với sự phát triển của cá bột. Giả thiết đầu tiên đó là cá bột cần ở gần mặt nước để bóng khí (swim bladder) phát triển phù hợp, và từng nghe nói rằng cá bột vốn thể hiện rối loạn bóng khí sau này (những con đôi khi được gọi là “té” hay “nhảy”) là những con không ở đủ gần mặt nước trong giai đoạn chủ chốt của sự phát triển bóng khí. Tuy nhiên, tôi chưa hề gặp vấn đề này, và tôi từng chứng kiến những bầy mà cá đực đã không thu hồi cá bột bị rơi xuống đáy hồ, vẫn phát triển thành những con trưởng thành mạnh và khỏe mà không có vấn đề bóng khí. Cá bột dường như chỉ nằm dưới đáy cho đến khi chúng có thể bơi ngang và rời khỏi vị trí tổ. Tôi cho rằng mục đích của tổ bọt có lẽ là để bảo vệ bầy con thì đúng hơn, bởi vì cá đực không phải rời khỏi tổ để lấy không khí cần thiết từ bề mặt. Tổ bọt cũng thu hút trùng cỏ, vốn trở thành thức ăn đầu tiên cho cá bột. Cá bột sẽ rời khỏi tổ để tìm kiếm thức ăn ngay khi chúng bắt đầu bơi tự do, nhưng cá đực sẽ tiếp tục cố giữ chúng ở khu vực gần tổ, thường bằng cách bơi quanh quẩn và thu hoạch chúng bằng miệng, rồi nhả chúng về tổ. Dựa trên kỹ thuật ép đẻ của tôi vốn để cá cha với cá bột lâu dài, tôi tin rằng cá betta bột hoang có lẽ ở dưới sự bảo vệ của cha chúng trong lãnh thổ riêng của nó cho đến khi chúng quá lớn để bị ăn thịt bởi những con betta khác. Ngay khi cá bột rời tổ, cá đực sẽ lại bắt đầu dụ dỗ cá cái mới. Một khi nó có một bầy mới để chăm sóc, nó sẽ ngưng việc cố thu hồi và trông nom bầy cá trước của mình.

    Vì vậy như bạn có thể thấy, tổ bọt, dường như chẳng phức tạp gì, lại có một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi phương diện về hành vi và tương tác của cá betta. Từ hấp dẫn bạn tình, qua chăm sóc cá bột, đến địa vị xã hội của chính cá đực, mà cái tổ bọt nhỏ xíu nằm ở góc hồ betta của bạn là một biểu hiện lý thú và đa-diện của tự nhiên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/17
  2. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Rất cám ơn A.Vnrd về bài dịch này.
    Quả là tổ bọt hàm chứa nhiều điều kỳ thú .
    Mình đã rõ cá đực làm tổ bọt để làm gì ,nhưng vẫn chưa thể giải thích được tại sao có rất nhiều cô cá mái vẫn làm tổ bọt .???

    Cá mái cũng nhả bọt làm tổ
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  3. phuvl72

    phuvl72 Active Member

    bác Đại quả là thâm hậu.bài viết của bác bài nào củng hây,bài nào củng bổ ích cả
    trong hội betta em chỉ biết có anh cedric thôi.hôm nào có dịp lên saigon em sẽ bái kiến các đại ca trong hội mới được...khà :D khà :D khà :D
     
    Last edited by a moderator: 19/10/07
  4. phuvl72

    phuvl72 Active Member

    cá mái cũng biết giử con nữa đó anh nlkhanh ơi
    vừa ròi em có cho ép 1 cập,khi mở ra xem thấy con trống cái bụng to đùng và còn 1 mớ trứng ở đái hủ nên em vớt cá trống ra để con mái xơi hết trứng còn lại.khi chiều coi lại thì thấy 1 cục bọt có trứng nữa và vài hôm sau trứng vẫn nở
    hồi nhỏ nuôi cá phướng cúng có trường hợp giống như vậy
     
  5. QSy

    QSy Moderator

    E thì thấy con betta nào cũng làm tổ bọt hết,bất kể yếu hay mạnh.Có con nhả bọt rất nhanh khi vừa thay nước xong.
    Thế nếu k có tổ bột thì betta ấp k được hả các bác?
    Quả thật tổ bột này là 1 công trình cực kì thú vị.
    Tks anh Đại!
     
  6. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Chỉnh sửa cuối: 3/3/16
  7. vanhoang

    vanhoang Active Member

    có chuyện này liên quan đến tổ bọt để anh em tham khảo:
    mình để ba cặp lia thia đồng của Đại tặng chung trong một thùng 20l,mực nước 20cm,nhiều bèo.Hôm kia cho ăn phát hiện một cặp đã kết đôi từ hồi nào không biết nhưng còn để lại vết tích là một tí bọt rời rạc và một mớ trứng rời rạc,phân tán nhiều chỗ.Mình bèn dùng vợt bắt hết mấy anh chị đó ra và để yên đám trứng đó xem sao.Trong số trứng này có những trứng bị động không còn dính trong bọt nhưng vẫn tự nỗi trên mặt nước được.Hôm nay kiểm tra đã thấy một mớ cá con hơi bị nhiều,chuẩn bị bơi ngang mà không cần bọt cũng chẳng cần cá cha.Nhận xét:bọn hoang dã này mạnh thật,mạnh từ trong trứng.Trứng có chất dầu(như trứng cá rô) nên nổi trên mặt nước rất tốt y như là có đeo phao.Cá bố mẹ mới có ba tháng tuổi mà con nở ra vẫn mạnh chả cần ai chăm,nước hơi bị dơ mà vẫn chưa bị nhiễm bệnh gì.Cứ đà này ba bốn tháng nửa là đủ làm món lia thia kho tộ!!!!:) :) :p :p
     
  8. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Chúc mừng anh vanhoang có bầy "King lia thia" đời F2. Chừng nào cá lớn chia em vài con làm giống nghen.
     
  9. QSy

    QSy Moderator

    Sao mà cá mấy anh dễ đẻ wá dzậy trời!!
    Cá của em cái bụng dẹp lép à!!Nhưng con trống nhìn có ánh kim khá đẹp.Cả 2 con đều còn rất nhát.
    Em nuôi mỗi con mỗi hủ,chắc vài bữa kiếm cái thùng bỏ vô như anh vanhoang wá!!
     
  10. anh_hung908

    anh_hung908 Active Member

    cá lia thia các bác sao đẻ dễ quá vậy. Cá em 2 đôi. 1 đôi thì 2 con đực, 1 đôi đưa cho bạn em nó thả chung cả tuần rồi mà chỉ nằm im rất ít hoạt động
     
  11. vanhoang

    vanhoang Active Member

    các bạn cần tạo môi trường "thiên nhiên" một tí cho cá không bị stress thì chúng mới làm chuyện ấy được chứ!với lại cá cũng cần phải được tẩm bổ cho đầy đủ sức khoẻ.Tóm lại(theo kinh nghiệm của mình): cho nhiều rong,bèo;để chổ kín đáo,hơi tối,cho ăn đầy đủ,đừng dòm ngó nhiều quá...
     
  12. thaicodon

    thaicodon Active Member

    Anh vanhoang nói đúng! Cho ăn đầy đủ và đừng chọc phá nó nhiều.
    Hồi nhỏ, mình nuôi cá lia thia đá trong keo chao để trong kệ sách treo tường (Chổ này hơi tối và yên tĩnh.). Cứ cho ăn 2 lần ngày. Mỗi lần 1 ít lăng quăng. Cuối tuần, thả ra đá chơi. Tụi nó đá tới chết luôn. Có khi mất 3 tiếng, có khi mất chỉ 5 phút (bị cắn chổ hiểm: xứt mỏ, lòi ruột). Buồn buồn khoảng 1 tháng cho ép với mực nước chừng 10 cm trong hồ 2 tấc thu quá trời cá con. Nuôi không hết đổ ra đường mương.
    Lúc đó nhà mình gần sông nên tuy là đường mương nhưng nước không dơ; trái lại nhiều thức ăn. Trong đường mương, cá bảy màu con nào con nấy to như cá cơm, cá lòng tong, màu thì rất đẹp. Có điều, cá bảy trầu và cá lia thia mình thả xuống không thấy định cư. Hic thả rất nhiều lần và rất nhiều con. Chắc là giành không lại bảy màu vì tụi bảy màu nhiều tới nổi mỗi chiều người ta hớt về làm mồi nuôi tê tượng mà không giảm số lượng.
     
  13. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Mình có vấn đề cần hỏi về bọt:
    Bầy cá con của mình 3 tuần tuổi, mấy hôm nay thổi bọt lên đầy hồ, bọt không đóng thành ổ như cá lớn nhưng lang ra và thành một lớp trên mặt nước, mình sợ sẽ ảnh hưởng đến lượng O2 hòa tan trong nước nên phải vớt bọt ra hoài!
    Xin cho mình hỏi bọt này có tác dụng gì không? nếu không vớt ra có ảnh hưởng đến cá con không?Có phải là bắt đầu cho ăn trùn chỉ thi có bọt này không? Bọt này có giống như bọt làm tổ của cá lớn không?
    Giúp mình với nhé các bạn
     
  14. cedric em

    cedric em Active Member

    Anh ui...bọn cá con đang tập thở trên mặt nước đó anh...bọt đó không sao đâu,bầy PK bên nhà em mấy hôm trước cũng tập thở và trên mặt nước xuất hiện nhiều bọt nhỏ li ti...Giai đoạn cá đang tập thở trên mặt nước thì anh nên để chỗ cá kín gió 1 tí,tránh gió lùa vào hồ sẽ không tốt cho cá.
    thân ! :)
     
  15. QSy

    QSy Moderator

    Tình hình là như thế này!
    Em đang tính ép 1 cặp duobletail chơi!
    Mô hình ép giống của anh Minh.Em có để 1 cái chai ở góc hồ để dành khi nào cá trống dí cá mái thì biết đường mà chạy.Em cũng để thêm 1 nhánh lục bình để cá trống làm tổ bọt nhưng k thấy nó làm tổ bọt trong đó mà chui vào góc chai làm tổ bọt,k biết con này có bị sao k nữa,hehehe
    Cá làm tổ bọt cực nhiều,vậy làm sao biết cá mái nó đã đẻ để bắt nó ra liền hả mấy anh?Hay là chỉ thấy bụng nó xẹp?
    Làm sao phân biệt được đâu là trứng khi mà nó lẫn trong bọt?
    Em thì đi cả ngày,tối mới về,k biết lúc đó cá mái có măm măm hết trứng k nữa?hic............các anh chỉ dùm với nhé!
     
  16. zooleo

    zooleo New Member

    Bụng xẹp là đã đẻ trứng rồi...còn nó măm bao nhiều trứng, nếu như măm, thì chỉ chắc phải trông chờ vào sự thật thà của nó vậy...
     
  17. hoalong508

    hoalong508 New Member

    Bài viết có nhiều chi tiết cần thiết cho người nuôi

    cám ơn người đã đăng tải bài viết này ,những giả thuyết trong bài viết khá hợp lý
     
  18. vinhbinhduong

    vinhbinhduong Active Member

    một phát hiện mới của tổ bọt không biết đúng không vì cần kiểm chứng thêm.
    ngoài những vấn đề nêu trên của tổ bọt thì có thể tổ bọt cũng còn là nơi lưu giữ tin trùng của cá đực góp phần chắc chắn cho trứng được thụ tin đầy đủ.
    lý do là mình dùng con trống green MG cho nhả tổ bọt, xong mình cho cặp rồng đen vào ép (vì cặp này không chịu nhả bọt), cá con nở ra, trưởng thành có cả green MG.
    mình sẽ kiếm chứng thêm.
     
  19. compack

    compack Active Member

    Cái này ...lý thú àh!
    Nếu vậy thì .... cá con lớn lên mà " giống thằng hàng xóm " thì ...cũng ko có nghĩa là cá mẹ ngoại tình !!! ( Oan cho em nó lắm !!):wallbash:
    Có trách là trách thằng (cá) cha ...ko biết " dọn phòng " cho con mẹ nó !!:dontknown::D
     
  20. nhuphuyen

    nhuphuyen Active Member

    hahaah cái này nghe khá thú vị mình cũgn sẽ thử giống bạn để xem sao nhé
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội