Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Một câu chuyện ngắn về cá chọi Cambodia (Precha)

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi dthong, 11/4/14.

  1. dthong

    dthong Moderator

    Một câu chuyện ngắn về cá chọi Cambodia
    Precha Jintasaerewonge - http://www.plakatthai.com/cambodiafighter.html

    Giới Thiệu:
    Tôi viếng thăm Seam Reap, Cambodia các ngày 6-12 tháng Sáu, 2013 với hai mụch đích. Thứ nhất là thăm trường cá Đông Nam Á. Và thứ nhì, tôi muốn xem điêu khắc trên tường ở Angkor WatAngkor Thom, thành phố cổ nổi tiếng thế giới để tìm các dữ kiện quan trọng về cư dân cổ ở vùng Đông Nam Á (SEA) trong đời sống hàng ngày của họ, xem có bất kỳ thứ gì liên quan tới cộng đồng đá cá.

    Hơn ngàn năm trước, nền văn minh Khmer đặt trung tâm tại Angkor Wat, là nền văn hóa có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á. Một hướng dẫn viên bảo tôi rằng có khoảng ba triệu người theo dự đoán từng sống ở Angkor Wat. Từ điêu khắc trên tường, chúng ta có thể thấy nhiều người thuộc đủ loại sắc tộc như Tây phương, Trung Hoa, và sắc dân Đông Nam Á khác đang bận rộn trong các sinh hoạt xã hội. Nhưng không có dữ kiện nào liên quan trực tiếp tới cộng đồng đá cá. Bất kể hướng dẫn viên địa phương đưa tôi đi vòng quanh để tìm hình ảnh đó, hỏi han bạn bè mình vốn cũng đang làm việc quanh đền hay thậm chí anh gọi nhiều chuyên gia khảo cổ vốn có thể đọc chữ Khmer cổ. Tôi đang hy vọng thấy một hình ảnh liên quan đến đá cá nhưng chẳng có. Tuy nhiên, ít ra tôi kiếm được vài tấm hình điêu khắc về gà chọi và nhiều tấm thể hiện thật nhiều cá trong hồ. Ít ra tôi có thể khẳng định rằng ở Đông Nam Á, chúng ta đã có sẵn gà chọi và người ta tiếp xúc với rất nhiều cá trong đời sống hàng ngày của mình hơn 1000 năm trước. Gà chọi luôn đi đôi với cá chọi như chúng ta có thể thấy quan hệ của chúng vào thời nay. Vào mùa khô, nông dân chơi đá gà và mùa mưa nông dân chủ yếu ở ngoài đồng chơi đá cá. Tuy nhiên, sẽ quá dễ dãi để kết luận rằng đá cá xuất hiện đồng thời với đá gà, chừng nào mà chúng ta chưa có dữ kiện vững chắc để chứng tỏ điều này, nó có thể sớm hay muộn hơn.

    Dù vậy, đây là bước đầu tiên cho việc tìm hiểu cá chọi ở Cambodia và tôi không thấy hình ảnh cá chọi ở Seam Reap vốn có thể kết nối với chuyện xưa về đá cá ở Thái Lan. Nhưng tôi vẫn hy vọng vào các bước xa hơn của mình khi viếng thăm các thành phố khác ở Cambodia trong tương lai gần. Tôi mong ít nhiều góp phần và kết nối lịch sử đá cá ở Đông Nam Á.

    Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng và biết ơn của mình tới chú Bol người đã rất tử tế và rộng rãi cho tôi ở nhờ trong nhà và cho tôi xem cá chọi của ông, không kém với ông Jimmy Eng người đã dành thời gian của mình làm thông dịch viên và đưa tôi đi đây đó khi tôi ở Siem Reap. Cũng tới ông Pouv Visal người đưa tôi đi các nơi trong và ngoài Seam Reap và tôi cảm kích sự trợ giúp của ông mỗi khi tôi cần gấp. Cũng không kém tới vợ ông người đã nấu các món Khmer ngon chính gốc với thật nhiều rau mà tôi rất thích. Cuối cùng, cám ơn ông Pisley Hay người đã thực hiện xuất sắc việc phối hợp toàn bộ dự án viếng thăm trường cá Seam Reap của tôi, kết quả của nó là thành công mỹ mãn, không có ông tôi vẫn chẳng biết đâu mà lần.

    Liên Quan Về Cá Chọi Giữa Cambodia Và Thái Lan:
    Cambodia có biên giới chung với Việt Nam về phía đông, Lào về phía bắc, Thái Lan về phía tây và bờ biển phía tây nam. Vào thời cổ, Cambodia là một trong những nước có ảnh hưởng nhất trải rộng khắp Đông Nam Á gọi là “văn minh Khmer”.

    Cambodia nằm cùng tầm kinh độ và vĩ độ và cùng khí hậu với miền trung Thái Lan, khí hậu vùng mưa của đồng bằng lúa nước rộng lớn nơi mà câu chuyện về cá chọi bắt đầu. Cambodia ở tại và chịu ảnh hưởng bởi lưu vực Mekong cũng như lưu vực Chao Praya với Ayutthaya, cố đô của Xiêm. Đa số người Cambodia chuộng đất đai màu mỡ để làm nông dân trồng lúa như nông dân Thái. Nếu chúng ta nhìn vào cấu trúc địa lý, chúng ta có thể thấy đồng bằng của châu thổ Chao Praya và đồng bằng của châu thổ Mekong là cùng một dải đất [Chao Praya là một nhánh của Mekong]. Thiên hạ có thể qua lại dễ dàng bằng đường bộ và đi thuyền dọc theo sông. Cambodia và Thái Lan trong quá khứ chia sẻ lịch sử của mình và không thể nói về lịch sử bên này mà không nhắc tới bên kia. Nếu chúng ta không xét đến biên giới quốc gia, miền trung Thái Lan và Cambodia chia sẻ cùng nền văn hóa và văn minh. Họ là bà con và qua lại biên giới mà không quan tâm nhiều tới phép tắc của chính quyền trung ương.

    Khmer và Xiêm đã xảy ra chiến tranh nhiều lần và chấm dứt khi Pháp cai trị Cambodia trong thời kỳ thực dân hay chỉ 100 năm trước. Có nhiều người Thái ở lại Battambang (phía tây, nối với biên giới đông Thái) và Kampot (phía nam, nối với vùng đông nam Thái Lan), sau khi người Pháp tái sắp xếp biên giới vào đầu thế kỷ 20. Vào giai đoạn đó, cá chọi đã rất thịnh hành ở Đông Nam Á. Đấy là lúc Vua Xiêm, Rama III (1840) tặng cá chọi thuần dưỡng cho du khách phương Tây, Dr. Theodor Cantor.

    Hiện nay, Battambang và Kampot là những vùng lai tạo cá chọi chính ở Cambodia.

    Câu Chuyện Về Cá Chọi Ở Cambodia:
    Cá chọi Betta splendens thuần dưỡng trong tiếng Khmer gọi là “Bonkat Trei Chol Khmer” hay “cá chọi thuần dưỡng của Khmer”, và gọi cá chọi hoang dã là “Trei Krem Prey Khmer” mà không đề cập tới chữ “Siem” ở tên cá chọi như người Việt Nam (Cá Xiêm) và Indonesian (Ikan Siam). Điều đó có thể được suy diễn nhanh rằng trò đá cá ở Cambodia là cùng thời với Xiêm. Cá chọi được gọi theo tên xuất xứ của nó như cá chọi Xiêm lấy tên gốc theo Xiêm, những người lai tạo và chơi cá chọi, tương tự người Khmer gọi cá chọi của mình theo nhà lai tạo hay cá chọi được cản bởi người Khmer. Có một màu khác biệt của cá chọi gọi là “Plakat Khmer” hay “cá chọi Cambodia”, nó có màu vàng lan trên thân và vây đỏ. Màu này có thể được phát minh bởi nhà lai tạo Khmer trong vài thế hệ lai tạo. Tôi nhớ khi còn nhỏ (1968) tôi từng thấy màu “Plakat Khmer” như cá chọi tốt. Dẫu vậy, vào thời điểm hiện tại chúng ta không thể thấy màu này ở cá chọi đá trường nữa. Nhưng nó vẫn còn nhiều ở Plakat cảnh, cả đuôi dài lẫn đuôi ngắn, nó trở thành màu chính ở loại cảnh. Kết luận này tôi rút ra từ tên của nó suy diễn qua sự kiện lịch sử với tưởng tượng của tôi. Nó không được hỗ trợ bởi dữ kiện vững chắc*.

    Noun Vi Bol (1961) hay chú Bol, 52 tuổi, một chủ trường cá ở Seam Reap, bảo tôi rằng ông từng thấy người ta chơi cá chọi khi ông được 9 tuổi. Người già nhất ông thấy vào lúc đó được 80 tuổi ở Phnom Penh. Điều này có nghĩa rằng cá chọi thuần dưỡng đã có sẵn ở Cambodia hơn 100 năm. Ông cũng xác nhận rằng người Khmer chơi cá chọi trước khi quân Pháp tới. Tuy nhiên, sự phát triển của cá chọi ở Cambodia rất chậm chạp và thậm chí có khi ngừng hẳn. Nguyên nhân chính duy nhất là chiến tranh ở khu vực và trong giai đoạn khó khăn nhất của người Khmer, bị cai quản bởi Khmer Đỏ (1975-1979). Khi rắc rối chính trị qua đi và người Khmer hưởng hòa bình trở lại, thì việc chơi cá chọi lại tiến triển.

    Cá Chọi Thuần Dưỡng Ở Seam Reap:
    Một ngàn năm trước, nơi mà bây giờ gọi là Seam Reap là một trong những thành phố lớn nhất trong văn minh nhân loại được gọi Angkor Wat và Angkor Thom, một trong bảy kỳ quan thế giới và hiện là di sản thế giới. Hàng triệu du khách tới viếng thăm mỗi năm. Các khách sạn sang trọng, cơ sở du lịch và đám đông du khách khiến Seam Reap không có vẻ gì là một thị trấn nhỏ như chính mình. “Tonlé Sap” bên cạnh Seam Reap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á phục vụ người Khmer từ thời cổ đại tới bây giờ. Tonlé Sap cũng là nguồn cá chọi hoang dã mà thế hệ người chơi đầu tiên lấy cá chọi từ thiên nhiên quanh hồ và chơi theo mùa vào tháng Bảy - Mười (và vẫn chơi tới ngày nay), khi hồ có đầy nước mưa và nước lũ tràn về từ sông Mekong.

    Câu chuyện chơi cá chọi hoang ở Seam Reap cũng tương tự câu chuyện về cá chọi hoang tại những nơi khác ở Đông Nam Á mà tôi được nghe. Rằng hầu hết tay chơi là các cậu bé và chơi theo mùa. Năm bắt đầu chơi cá hoang cũng không được biết.

    Ngay lúc này cá chọi phổ biến là cá chọi thuần dưỡng. Câu lạc bộ cá chọi ở Seam Reap bắt đầu khoảng 4 - 5 năm trước, sau khi xung đột chính trị trong nước lắng xuống về tình trạng bình thường. Có một trường cá ở Seam Reap và mở cửa 3 ngày một tuần. Ngày tôi tới thăm là thứ Bảy. Có khoảng 10 - 20 người đem cá chọi tới cáp và đá trong ngày hôm đó.

    Có khoảng 10 nhà lai tạo ở Seam Reap và mỗi nhà lai tạo chỉ có 2 - 30 hồ. Do đó hiện nay, các tay chơi cản đấu ngư để xài riêng, chia sẻ cho bạn bè và bán một số cho đám nhóc thường tới xem trong ngày. Một số bầy hay có thể được gởi đi đá ở Phnom Penh, thủ đô của Cambodia. Ở trường Phnom Penh, có nhiều tay chơi nghiêm túc với trò này hơn; những đấu ngư hàng đầu đến từ đủ mọi nguồn, các nhà lai tạo Cambodian hàng đầu, Battambang và Kampot, và nhiều trong số chúng được nhập khẩu từ bên ngoài đất nước.

    Cá chọi ở Seam Reap có kích cỡ rất nhỏ, chạng trung bình là 1.6 gram. Chúng vẫn còn non, có lẽ 4 - 6 tháng tuổi. Chạng trên 1.8 bị coi là to và khó kiếm độ (khi mà ở Thái Lan chạng dưới 1.8 gram bị coi là nhỏ và khó kiếm độ). Một lý do hiển nhiên mà tôi có thể thấy khi viếng thăm hai nhà lai tạo là, hồ ép của họ quá nhỏ, chỉ một mét vuông. Hồ cỡ này chỉ có thể nuôi số lượng rất ít đấu ngư và kích thước của đấu ngư bị hạn chế bởi hồ của nó. Một lý do khác xuất phát từ quan điểm của tay chơi mà tôi gặp hôm đó, anh nói rằng việc này là để tránh cáp với một đấu ngư ngoại nhập mà người ta hầu như chơi ở chạng lớn hơn. Tiền độ nhỏ cũng có thể ngăn cản đấu ngư ngoại nhập tham gia trường.

    Tuy nhiên, bởi Seam Reap cũng là nguồn lai tạo cá chọi, mong đợi khi đá ở trường này là một cuộc kiểm tra chất lượng. Vì vậy họ có lẽ chỉ muốn xem năng lực thi đấu và tài năng của nó. Một số tay chơi có thể đến để tìm cá hay ở Seam Reap nhằm bán hay cáp đá ở trường Phnom Penh.

    Thực Hành Cân Cá Chọi:
    Khi các tay chơi Seam Reap bắt đầu chơi đá cá trở lại, đó là lúc hệ thống cân được chấp nhận ở hầu hết câu lạc bộ cá chọi, một tiêu chuẩn mới về cáp cá. Hệ thống cân cá được giới thiệu bởi các tay chơi gốc Á ở Mỹ khoảng 2006, là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất vào thế giới cá chọi ngày nay. Nó được chấp nhận và lan rộng sang nguyên quán của họ, bắt đầu từ các tay chơi Việt Nam** (Vào 2002, tôi viếng thăm thành phố Hồ chí Minh, các tay chơi vẫn sử dụng phương pháp cáp nhìn trên). Người Việt chiếm đa số các tay chơi ở Mỹ. Nó xuất phát từ quan niệm của quyền Anh (boxing) mà đấu sĩ phải được cân để kiếm đối thủ cùng hạng, cho trận đấu được công bằng. Bởi các tay chơi Mỹ luôn đòi hỏi đấu ngư vô địch. Nó đưa đá cá từ trò cờ bạc lừa lọc thành quan niệm về cuộc đấu đích thực.

    Để giải thích cho sự phổ biến của hệ thống cân lan rộng đến nhiều trường đấu ở nhiều nước là đơn giản; khi người mua từ Mỹ yêu cầu và đòi hỏi trọng lượng của đấu ngư họ muốn mua. Thì người bán ở Việt Nam phải làm theo yêu cầu của khách hàng. Một số lý do khác được hỗ trợ bởi chính cuộc chơi công bằng, nếu người chơi muốn duy trì câu lạc bộ. Âm thanh bất mãn của người chơi thường phản đối và than phiền khi họ thấy kích thước đấu ngư khác biệt rõ ràng trong keo đá, con nhỏ hơn luôn thua thảm. Để cải thiện tình huống kém vui trong câu lạc bộ cá chọi, các tay chơi Mỹ tìm ra một giải pháp cho vấn đề so chạng bằng cách sử dụng cân điện tử (digital scale) để tính chạng đấu ngư. Cân cân điện tử được chấp nhận rộng rãi như là tiêu chuẩn cáp ở hàng loạt câu lạc bộ trong và ngoài nước trong một thời gian ngắn. Nguồn gốc của nó xuất phát từ nền tảng văn hóa tư duy có hệ thống của các tay chơi Mỹ. Nó cũng đạt yêu cầu của xã hội hiện đại vốn cố gắng tìm tiêu chuẩn cho bất kỳ hoạt động nào. Từ kinh nghiệm trực tiếp của mình, tôi công nhận rằng hệ thống cân là một trong những luật chơi công bằng nhất và phù hợp để áp dụng vào trò đá cá.

    Ngoại trừ các tay chơi Thái vẫn bảo thủ với lối cáp nhìn ngang và sử dụng nhiều mánh khóe trong cuộc chơi.

    Họ nói đó là vẻ đẹp của trò đá cá.

    Tay chơi đầu tiên tới trường cá khoảng 8 am, bằng xe máy với vài đấu ngư trong giỏ của mình. Các đấu ngư được đựng trong ly nhựa nhỏ, cùng cỡ mà tay chơi Malaysia sử dụng. Loại đồ chứa này phù hợp để chuyên chở và tiết kiệm nhiều không gian. Người chơi có thể xếp chồng chúng sau khi cân, và anh ta có thể cho chúng kè lẫn nhau để khởi động nhẹ trong thời gian chờ đợi. Nó cũng dễ nếu một đối thủ muốn tái kiểm tra bằng lối cáp nhìn (sight match) từ bên trên hay mặt ngang.

    Mỗi đấu ngư phải được cân chạng của nó trước khi vào khu vực cáp. Hộp cân bao gồm cân điện tử, lớp vải mềm trên rổ bẹt để làm khô đấu ngư và một miếng vải mềm khác để làm khô mặt kia của đấu ngư. Cân điện tử được đặt trong hộp để tránh gió lùa vốn có thể làm xáo trộn ly khiến cân nặng của đấu ngư có thể thay đổi một đơn vị, cao hoặc thấp hơn. Bởi cân nặng của đấu ngư là quan trọng nhất chiếm lợi thế so với địch thủ. Vì vậy quan niệm chiến lược để giành lợi thế là, chủ cá cố gắng khiến đấu ngư của mình nhẹ nhất có thể. Cách duy nhất anh có thể làm là thấm nước trên đấu ngư càng khô càng tốt. Vì vậy nước không dính trên mình cá và thêm vào trọng lượng của đấu ngư.

    Chỉ có hai người tham gia vào việc cân cá, một là trọng tài người điều khiển cân điện tử và viết cân nặng lên lọ đựng của nó và sổ của ông. Người kia là chủ cá vốn làm khô đấu ngư của mình trước khi bỏ nó vào hũ cân. Việc chỉ định chủ cá thấm đấu ngư của mình với vải mềm bằng ngón tay anh nhằm loại bỏ mọi rắc rối vốn có thể xảy ra trong quá trình cân.

    Tuy nhiên, tôi có thể thấy nhiều bụi dính lên thân đấu ngư khi trở về lọ đựng của nó. Bụi này có thể làm hại da đấu ngư hay mặt khác có thể làm hại địch thủ khi cắn vào nó. Nhưng nếu mọi người đồng ý thực hiện cùng quy trình thì cuộc đấu là công bằng và làm tất cả hài lòng.

    Khi chủ cá đồng ý đá với tiền cược cơ bản, mỗi đấu ngư được vớt bằng vợt gáo khô vào hũ đá. Hũ đá là bình nhựa hay thủy tinh chứa khoảng 4 lít nước. Nó tương tự như hũ đá mà tôi thấy ở Hong Kong, Singapore, Penang và Medan.

    Thách cược nhiều hơn bắt đầu khi thi đấu được vài phút. Tổng số cược không nhiều hay chỉ vài đô Mỹ. Điều này là bình thường ở trường của chủ lò mà các nhà lai tạo chỉ muốn xem trình độ đấu ngư của mình. Tiền thắng độ chỉ là khoản phụ.

    Luật Phân Định Thắng Thua:
    Hầu hết đấu ngư đang sử dụng ở trường Seam Reap là cá non. Do đó chúng đá rất nhanh và kết quả thi đấu tự nó cũng rất mau lẹ. Nhiều trong số chúng nhắm nhiều vào đuôi. Lối đá này rất phổ biến ở đấu ngư non. Nó sẽ thay đổi lối đá của mình khi già dặn hơn. Thời gian đá trung bình chỉ mất khoảng 2 giờ. Giờ thi đấu bắt đầu khoảng 9h và kết thúc khoảng 11h. Luật đá cũng giúp trận đấu kết thúc nhanh. Nếu hai đấu ngư ngừng đá, một người chơi có thể gọi trọng tài bật hẹn giờ trong 5 phút, xem cả hai đấu ngư còn chịu đá hay không. Trọng tài sẽ xem phản ứng của các đấu ngư. Nếu cả hai ngưng hoàn toàn sau khi hết 5 phút. Trọng tài sẽ vớt một con qua lọ cảnh ngư và xem cá có phùng mang hướng về cảnh ngư hay không. Cảnh ngư cắn 3 lần, nếu cá không phùng mang hướng về cảnh ngư, thì cá này bị coi là thua. Nhưng nếu nó chịu phùng mang hướng về cảnh ngư. Thì trọng tài sẽ dời nó sang lọ khác đợi đá lại, nếu cá kia chịu phùng mang tương tự. Chúng sẽ được cho đá lại trong lọ cũ. Bằng không, thì cá kia bị coi là thua. Kiểm tra này chỉ có thể thực hiện 3 lần nếu cả hai con đều chịu phùng mang hướng về cảnh ngư. Rồi trận đấu kết thúc và được coi là hòa.

    Bên thua phải trả tiền sâu là 10% tổng tiền cược cho chủ trường.

    Kết Luận:
    Từ các cuộc viếng thăm của tôi đến nhiều di tích lịch sử ở cả Thái Lan lẫn Cambodia và cả tìm kiếm các tài liệu xưa, điều mà tôi muốn thấy chỉ là một hình ảnh đơn giản, hình thể hiện mọi người đang chơi cá chọi Xiêm. Hình xưa nhất mà tôi thấy là bức họa bút chì của họa sĩ phương Tây mà tôi cho rằng đó là cá chọi Xiêm. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng có một người đàn ông cầm nửa cái gáo dừa, gáo dừa này trên thực tế được dùng để đựng cá lìm kìm chọi.(Chú Peng bảo tôi rằng nửa gáo dừa của ông được dùng để đem cá lìm kìm chọi tới trường. Ông dùng nửa gáo dừa của cha mình mà tuổi của nó phải khoảng 150 năm. Bởi vì ông theo cha mình tới trường khi ông được 9 tuổi). Bức hình này vào khoảng 1910 hay chỉ 100 năm trước. Nó thể hiện vài người cởi trần bu quanh một chậu sành lớn thách cược. Thực ra nó không thể hiện loại cá chọi đá trong chậu. Chúng ta đơn giản giả sử rằng đó là cá chọi Xiêm. Nhưng nó cũng có thể đang đá cá lìm kìm (Dermogenys pusilla) hay cá bạc đầu (Aplocheilus panchax), cả hai cũng là loại cá chọi phổ biến vào thời đó. Nhưng cứ hãy tin rằng đó là tấm hình thể hiện đá cá Betta splendens thuần dưỡng, để làm câu chuyện của chúng ta dễ dàng.

    Điều mà tôi thực sự cố nói đến giờ, tôi không thể tìm ra bất kỳ tài liệu nào chứng tỏ chọi cá lâu hơn 100 năm trước. Qua nhiều cuộc phỏng vấn tôi có thể lần ngược khoảng 200 trăm và cũng qua điều tra vật dụng cá chọi như chai, lọ và các dụng cụ khác từ một người chơi rất lớn tuổi bảo tôi. Vì cuộc thăm viếng đền đài cổ như Angkor Wat, Angkor Thom lần ngược về cả ngàn năm trước của người Đông Nam Á, tôi đã không thấy bất kỳ hình ảnh nào thể hiện cá chọi. Nhưng nó không có nghĩa rằng khởi đầu của việc đá cá không vào thời đó. Sự tồn tại của nó có thể còn xa hơn nhưng chúng ta thiếu dữ kiện bằng chứng để cho thấy sự tồn tại của nó lâu hơn 200 năm trước***.

    Ngày 10 tháng Bảy, 2013


    ===================================

    Tổng quan về cá chọi Xiêm hay Plakat Thái

    ===================================


    Ghi chú


    *Biến thể Cambodian vốn đã được người Thái gọi như vậy từ trước khi nhập cảnh vào Mỹ; và tên gọi cho thấy nó xuất phát từ giới chơi cá chọi ở Cambodia. Đây là thông tin trích từ cuốn “Fresh-water Fishes of Siam, or Thailand” p457, Hugh M. Smith, 1945:
    **Tham khảo bài viết của BanTang được đăng trên diễn đàn từ 2008: Cáp Cá - Phương Pháp Cân Điện Tử
    ***Ở các nước châu Á, đời sống và sinh hoạt của tầng lớp nông dân xưa rất ít được ghi nhận bởi sách vở. Kiến thức bị chi phối bởi tầng lớp quý tộc và với những nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, các thú vui dân dã như đá gà, đá cá là mạt nghệ, đáng khinh. Những hình ảnh xưa nhất mà chúng ta thấy ngày nay hầu như thông qua tài liệu của người phương Tây viếng thăm đất nước vào thời kỳ đó. Chọi gà ở Việt Nam là một ví dụ. Hình ảnh xưa nhất mà chúng tôi kiếm được nằm ở phần minh họa các trò chơi ngày Tết trong cuốn A Description of the Kingdom of Tonqueen (Một mô tả về Vương quốc Đàng ngoài) của Samuel Baron, 1685. Nhưng dấu vết của trò chọi gà được ghi nhận từ trước đó, qua bài “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Hưng Đạo (1284). Ông kêu gọi tướng sĩ bớt đá gà để lo việc nước. Có học giả ngày nay thậm chí cho rằng gà được người Việt thuần hóa đầu tiên, khoảng vài ngàn năm trước công nguyên và các nghiên cứu gần đây cho thấy ban đầu người ta thuần hóa gà để đá! Nhưng không dữ kiện nào được mô tả bởi người bản xứ trong suốt thời kỳ đó; tất cả đều trong vòng truyền khẩu.
     
    Last edited by a moderator: 30/3/19
    liathiabiet thích bài này.
  2. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Thanks dthong về bản dịch hay,

    Theo mình thì nguồn gốc màu "cambodia" rất khó truy cứu. Theo một tài liệu (hình như do dthong gửi cho mình): "The Mutations – Betta Genetics part IV – Dr. Gene Lucas - Flare! Volume 39 No. 5, March/April 2006" thì cá betta cảnh được nhập vào Mỹ từ năm 1927 và được ghi nhận bởi Frank Locke ở San Francisco và tiến sĩ Hugh Smith ở Bảo tàng Tự nhiên Hoa Kỳ. Ban đầu người ta nghĩ các biến thể màu là các loài khác nhau nên đặt tên khoa học là Betta rubra (đỏ), Betta viridens (xanh lục), Betta cyana (xanh dương) và Betta cambodia (thân màu thịt vây đỏ). Frank Locke chính là người đặt ra cái tên "cambodia" vì ông cho rằng chúng xuất phát từ Campuchia!

    Theo suy đoán của mình thì đây là một sự nhầm lẫn vì hiểu biết của mọi người về cá betta thời đó còn rất hạn chế, bằng chứng là mỗi màu được coi là một loài như đã nói ở trên. Các lô hàng vốn xuất xứ từ Thái Lan và vì một lẽ nào đó bị ghi nhầm thành Campuchia chăng? Bằng không thì chính những người Thái thời đó đã gọi biến thể màu này là "Campuchia" và người vận chuyển đã nói lại cho Frank Locke.
     
  3. anh_hung908

    anh_hung908 Active Member

    màu cambodia cá chọi nghi tàm hà nội cũng có màu này. từ rất lâu rồi cách đây khoảng 3 chục năm đã có.
     
  4. dthong

    dthong Moderator

    đúng là khó mà biết là tên màu Cambodian phát xuất từ việc gọi nhầm tên của người Mỹ rồi sau này khi quốc tế hóa người Thái cũng theo đó gọi hay người Thái thời 1920 đã gọi màu đó là cá Cambo rồi người Mỹ gọi theo như vậy .
    Còn vụ sáng kiến cái cân thì như thế này. Có 1 người Mỹ cho biết là khoảng thập niên 90 thì anh ta hay tụ tập bạn bè lập nhóm đá cá (đuôi dài và về sau có đuôi ngắn) và tổ chức đá theo dạng derby. Nhóm này bắt đầu xài cân từ lúc đó . Trong nhóm đá cá có 1 số người gốc Á . Về sau thì cộng đồng Á nhập cảng cá đá qua và phát triển theo hướng Á đông . Không rõ là họ có sáng kiến cân cá riêng hay là những người gốc Á đã từng chơi với nhóm kia đem phổ biến cái cân khắp nơi .
     
    liathiabiet thích bài này.
  5. LongKim

    LongKim Active Member

    Thanks chủ thớt, bài viết hay quá, được biết nhiều thứ từ bài viết này
     
  6. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Đây là thông tin trích từ cuốn “Fresh-water Fishes of Siam, or Thailand” p457, Hugh M. Smith, 1945:
    Đoạn trích dẫn này tái khẳng định những gì mà tác giả Precha nói về Cambodian. Biến thể Cambodian vốn đã được người Thái gọi như vậy từ trước khi nhập cảnh vào Mỹ; và nhiều khả năng nó xuất phát từ giới chơi cá đá ở Campuchia.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/8/18
    dthong thích bài này.

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội