Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Rắn khổng lồ ở U Minh

Thảo luận trong 'Tản mạn' bắt đầu bởi nhixuan, 15/4/08.

  1. raymond

    raymond Active Member

    @Thaicodon: Theo như tấm hình chụp của con rắn hổ mây ngâm rượu thì mình không thấy nó giống như trăn hay hổ mang chúa đâu . Cái đầu của nó tròn tròn thì không biết có phải rắn độc không vì nghe người ta nói rắn độc đầu của nó hình tam giác .
     
  2. doubletail

    doubletail Active Member

    Đúng như a Raymond nói, rắn đầu tam giác mới là rắn độc , Hic nhưng có ai thấy rắn mà quay lại nhìn kỹ xem đầu nó hình gì đâu, thấy là dzọt rùi. hehe.
     
  3. haidang210203

    haidang210203 Active Member

    Bài 2: Đi săn ảnh…rắn khổng lồ

    (Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG) - Dân cố cựu rừng U Minh cho rằng rắn hổ mây khổng lồ trong rừng còn rất nhiều, nhưng mỗi người lại thấy mỗi con kích cỡ khác nhau. Đa phần loài rắn này tập trung tại rừng đặc dụng Vồ Dơi (Vườn Quốc gia U Minh Hạ) vì duy nhất nơi này có hệ thực vật nguyên sinh với những cánh rừng tràm tồn tại hàng chục, hàng trăm năm và đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

    Vậy có bao nhiêu con rắn khổng lồ, con lớn nhất nặng và dài bao nhiêu? Với mong muốn tìm kiếm một bằng chứng sống về rắn khổng lồ, chúng tôi đã xuyên rừng, ngủ lại nhiều đêm nơi nó đã xuất hiện.

    *Thần rắn đi săn mồi

    [​IMG]
    Chòi canh cao 8m nhưng rắn khổng lồ có thể ngóc đầu lên dễ dàng

    Theo chân anh Phước, cán bộ kiểm lâm, chúng tôi đi sâu vào giữa ruột rừng nơi đội giữ rừng cơ động đang cắm chốt. Cách đây vài ngày, khi đứng trên chòi canh lửa, anh Nguyễn Đình Dũng đã nhìn thấy một con rắn to hơn bắp vế người lớn vắt mình ngang con kênh xáng giữa và hướng về nhà công vụ của nhân viên kiểm lâm. Lập tức mọi người được thông báo để chuẩn bị đối phó. Rất may sau đó con rắn khổng lồ đã quay đầu tiến thẳng vào rừng sâu.

    Anh Dũng cho biết: “Đó chưa phải là con to nhất. Trước đây gần một tháng, anh em ở chốt số 1 kênh Đứng đã nhiều lần thấy con rắn còn to hơn con này nhiều. Nó săn mồi ngay sát nách anh em khiến họ bỏ chạy tán loạn”.

    Thế là tôi và người hướng dẫn dò hỏi đường và băng rừng tìm đến chốt số 1 kênh Đứng, cách điểm trung tâm này hàng chục cây số đường rừng.

    Nói là chốt nhưng chỉ là cái chòi, bốn bề trống huơ trống hoác, bên trong có một bộ giường dã chiến cho bốn người giữ rừng trú ngụ. Để ý thấy dao, phản nhiều hơn củi, một đèn pin nhỏ, một đèn pha, vài cái mùng, máy bộ đàm.

    Anh Nguyễn Văn Tẻn kể: cách nay chưa lâu, anh em đang ngồi trò chuyện bỗng nhiên nghe phía bên kia bờ kênh xáng có tiếng kêu thất thanh của con chồn. Cứ ngỡ rằng trăn ăn mồi nên mọi người cầm đèn pin ra soi. Ngay sau khi rọi đèn, tiếng ào ào của lau sậy và tiếng gãy răng rắc của cây khô vang lên khiến mọi người rùng mình. Tiếng kêu của con chồn di chuyển cặp theo bờ kênh. Soi đèn pin lên cây rừa cao khoảng 8m gần đó, mọi người mới há hốc mồm khi thấy con chồn đang lủng lẳng trên ngọn cây và nằm gọn trong miệng con rắn khổng lồ. Hai mắt con rắn bắt đèn đỏ au, mình to hơn cái ca lớn loại 2 lít. Anh em nháo nhào tắt đèn bỏ chạy.

    Cách bốn, năm ngày sau cũng vào khoảng 20g, khi đang nhấp cá lóc dưới bờ kênh thì anh Lưu Minh Văn (Tư Khai) nghe phía mép rừng bên kia kênh xáng có tiếng ào ào của lau sậy giống gió bão sắp tới, anh thầm nghĩ “không lẽ nó tới nữa”. Anh quăng cần câu và nhảy lên bờ.

    Anh Tẻn xách đèn pin chạy ra soi qua bên kia kênh xáng và gặp ánh mắt của con rắn khổng lồ nhìn thẳng vào đèn pin, đầu từ từ dựng lên cao, lúc này mọi người mới chạy thục mạng. Thấy con rắn khổng lồ lần thứ hai coi như cả chốt không còn ai đủ tinh thần để bám trụ giữ rừng. Cuối cùng do sự động viên của lãnh đạo hạt Vồ Dơi và chi cục kiểm lâm nên anh em quay trở lại với chốt nhưng với tinh thần cảnh giác cao độ, dao mác luôn để sát đầu giường khi ngủ!

    *Săn ảnh... “thần rắn”

    Để chuẩn bị ghi lại hình ảnh rắn hổ mây khổng lồ từng là huyền thoại này, chúng tôi đã chuẩn bị khá chu đáo từ máy quay phim, máy chụp ảnh kỹ thuật số có hồng ngoại và một số công cụ khác… để có thể tác nghiệp vào ban đêm, vì nó thường xuất hiện và săn mồi từ khoảng tờ mờ tối đến chập sáng.

    Đêm trước khi lên đường vào rừng, những hình ảnh rắn khổng lồ của Hollywood nuốt chửng người ngon lành khiến chúng tôi không sao chợp mắt nổi.

    Để “săn” được hình ảnh con rắn khổng lồ, chúng tôi đã đề nghị với anh em mua vịt về làm mồi nhử dụ cho rắn ăn. Anh Lâm Văn Tuấn bàn ra lia lịa: “Ở đây chúng tôi sợ gần chết, muốn cho nó đi khuất mắt mà ông còn dụ cho nó về nữa. Lỡ nó không thèm thịt vịt mà thèm... tụi tôi thì sao?”.

    Sau nhiều lần thuyết phục rằng máy chụp hình và quay phim bằng tia hồng ngoại, không có chớp đèn, không có ánh sáng nên con rắn không thấy… thì anh Tuấn và các anh em khác mới chấp nhận.

    Không có vịt, thế là anh em phải băng rừng ra khu dân cư mua về hai con, một vịt xiêm, một vịt ta. Khi nghe tôi đề nghị lấy con vịt ta làm mồi còn con vịt xiêm nấu cháo khuya để chờ rắn ra thì có tiếng phản ứng: “Nên cột vịt xiêm, nếu cột vịt ta mà nó... chê hôi lông thì chết cả đám”.

    Thế là chúng tôi bơi xuồng mang vịt qua gốc tràm, nơi mà rắn khổng lồ xuất hiện để cột nhử và chờ màn đêm xuống. Tới chiều tối chúng tôi bỗng... rùng người vì ở chòi canh này không có điện, mọi việc đều nhờ vào cây đèn dầu nhỏ xíu. Nếu rắn có rượt thì chắc chắn rằng tôi không biết đường nào để chạy. Chính vì biết điều này nên tôi đã đi một vòng điều nghiên lối thoát thân khiến mọi người cười xòa.

    Trời gần chập tối ba người trong chốt nói rằng lâu ngày nhớ vợ quá nên phải về thăm, thế là căn chòi nhỏ chỉ còn lại hai người. Sau đó hỏi người còn lại mới biết anh này mới vừa về đây được mấy ngày, chưa từng chứng kiến rắn khổng lồ xuất hiện nên cũng sợ sốt vó như tôi.

    19g, 20g, từng phút chậm chạp trôi qua nhưng chẳng thấy tiếng cây ngã ào ào như trước đây. Âm thanh tĩnh lặng đến rùng người. Bốn bề tối đen như hũ nút. Tiếng vịt vẫn kêu cạp cạp bên kia rừng. Suốt một đêm tôi và anh nhân viên kiểm lâm không thể nào chợp mắt. Một đêm trôi qua trong nặng nề, lẽ nào rắn hổ mây lại chê vịt?

    Tôi quyết định thay đổi mồi bằng con mèo. Thế là chúng tôi phải lội ra khu dân cư để năn nỉ người dân bán cho con mèo, một con mèo trên 3kg được mua với giá 80.000 đồng. Con mèo lần này được treo lên thân tràm cho nó giống với con chồn để thu hút rắn đến.

    Một đêm nữa lại trôi qua trong tĩnh lặng. Lâu lâu có một làn gió lung lay ngọn tràm khiến chúng tôi giật mình. Trời tối đen như mực.

    Đến lúc này chúng tôi mới phát hiện rằng máy quay phim và chụp hình tia hồng ngoại không thể ghi lại hình ảnh trong khung cảnh quá tối tăm phía bên kia bờ kênh. Có thể do khoảng cách giữa máy đến chỗ con mèo quá xa chăng? Hay do nơi đây là rừng thiêng, rắn thiêng nên không thể ghi lại được hình ảnh? Điều đó cũng có thể, suốt mấy ngày đêm ở rừng tôi luôn được mọi người nhắc đi nhắc lại rằng không được dùng từ rắn hổ mây mà nên thay bằng từ gì đó, như từ “thần” chẳng hạn.

    Và trong mấy ngày này tôi chỉ dùng hai chữ “thần về” để tránh mọi điều không hay có thể xảy đến. Không biết có phải điều gì đó linh thiêng hay không mà trong mấy ngày chúng tôi ở rừng thì “thần” con cỡ cùm chân (rắn hổ mây con) xuất hiện rất nhiều, một điều chưa từng thấy trước đây khi anh em đi giăng lưới, bắt cá- anh Tẻn cho biết.

    Không ghi lại được hình ảnh con rắn khổng lồ trong dịp này là điều đáng tiếc vì không phải ai cũng dễ dàng mục kích được “thần rắn” một lần trong đời. Có lẽ vì thế nên chuyện rắn khổng lồ ở rừng U Minh cứ nửa hư nửa thực như huyền thoại. Riêng tôi sau chuyến đi này, tôi tin đến sái cổ!
     
  4. thaicodon

    thaicodon Active Member

    Rất nhiều loại rắn có đầu không phải tam giác nhưng độc. Điều ngược lại: có con đầu tam giác rành rành lại không độc anh ạ.
    (do kiến thức về rắn bị bay biến theo thời gian nên Thaicodon không thể dẫn chứng cụ thể loại rắn cho anh được.)

    Nói chung, rắn có đầu hình tam giác đa phần là độc và ngược lại.

    Để tìm hiểu nhiều hơn, chúng ta có thể liên hệ các chuyên gia của Thảo Cầm Viên. Họ sẽ sẵng lòng giải thích. Nếu bình dân hơn, chúng ta vào Đầm Sen hỏi cũng được.
     
  5. thaicodon

    thaicodon Active Member

    Hic! Ông phóng viên này "gài hàng" mấy mấy vị kiểm lâm bởi rắn săn mồi cảm nhận được mùi + nhiệt và hồng ngoại từ thân nhiệt động vật máu nóng và cảm nhận được sự chuyển động của con mồi thông qua luồng không khí.
    Nó có mù, nó vẫn bắt mồi chính xác như thường.
    (Tất cả đều đã được chứng minh và người ta từng phát sóng trên truyền hình về khả năng săn mồi của rắn)

    => gặp rắn chạy là thượng sách.
     
  6. daibangmientay2003

    daibangmientay2003 Active Member

    Ôi, làm em nhớ tới cái phim Anaconda của Jennifer Lopez đóng năm 1990 quá... mấy con rắn khổng lồ kinh dị.
     
  7. genta

    genta To be or not to be !

    chi mà xa xôi! phim mới năm rồi nè: "Anaconda: the hunting for Blood Orchid" - Anaconda: truy tìm loài phong lan màu máu - rất hay đó!
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/4/08
  8. genta

    genta To be or not to be !

    [​IMG]

    Anaconda là một loại rắn lớn nhất lớn nhất thế giới sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mĩ. Chúng gồm loại màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen và rắn khổng lồ Bolivia. Các nghiên cứu chỉ ra rằng từ anaconda bắt nguồn từ thổ ngữ địa phương. Một giả thuyết cho rằng nó bắt nguồn từ chữ “henakanday” trong thổ ngữ Sinhalese của Sri Lanka có nghĩa “rắn thần sấm”. Giả thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ chữ “anaikondran” trong ngôn ngữ Tamil có nghĩa “con voi giết người”. Những người Tây Ban Nha đi khai phá Nam Mỹ còn gọi rắn khổng lồ là “matatoro” - con bò giết người. Những cái tên đó đã cho thấy phần nào về kích thước cũng như tính cách của loài rắn khổng lồ.

    Đây là một trong những con quái vật quái vật hung bạo nhất trong thế giới động vật ăn tất cả những gì nó thấy, cá sấu , bò , trâu , hà mã , báo và thậm chí cả những người thổ dân nhưng tình trạng loài trăn này tấn công người đã giảm rất nhiều và hầu như đã hết xuất hiện.

    Khi trưởng thành có thể dài tới 9 m và nặng tới hơn 550 kg thậm chí còn có thể hơn nữa. Người ta đã bắt được con annacondas khổng lồ dài 8m và nặng tới 750 kg có chu vi phần thân lớn nhất là 116 cm. Tuy loài trăn mắt lưới khổng lồ ở châu á có chiều dài có thể hơn nhưng kích thước chu vi thân thì có thể nhỏ hơn.Theo một số tài liệu thì con annacondas có thể đạt đến chiều dài 20m và là một con vật rất khổng lồ có thể săn những con mồi như trâu bò rừng bằng cách lôi các con này xuống nước bằng cách quấn đuôi. Annacondas thường ẩn mình dưới các lớp bùn của đầm lầy sau đó có thể bất ngờ tấn công con mồi như hươu nai, cá sấu....

    Hình ảnh một con trăn anaconda trưởng thành đang siếp con ca sấu sắp "về hưu"
    [​IMG]

    Ngoài ra, rắn khổng lồ thích sống trong các con sông nên rất khó để ước tính kích thước thực của nó nếu không nhìn thấy toàn bộ phần thân. Tất nhiên không người bình thường nào muốn nhảy xuống sông để đo đếm kích thước thực của rắn khổng lồ, bởi con vật này có thể dễ dàng giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh

    Mệnh danh là sát thủ Amazon khiến tất cả mọi động vật ở amazon phải nể sợ. Phần lớn thời gian, rắn khổng lồ bơi dọc theo các con sông để tìm thức ăn. Chúng thường sống đơn độc và khá nhút nhát nên không mấy khi được nhìn thấy trong thiên nhiên. Rắn khổng lồ ngụy trang rất tốt trong các đầm lầy nên chúng dùng những vùng này làm nơi trú ngụ.

    Rắn khổng lồ tuy là loài rắn nhưng lại có nhiều đặc điểm của loài trăn. Chúng giấu mình dưới nước và săn mồi bằng cách quấn chặt thân quanh con mồi, xiết chặt khiến nạn nhân chết vì ngạt thở, vỡ nội tạng hoặc chảy máu bên trong. Sau khi con mồi chết, rắn khổng lồ sẽ nuốt toàn bộ nạn nhân vào trong bụng.

    Dù sống dưới nước song rắn khổng lồ không ăn thủy sản như cá. Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loại rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Rắn khổng lồ di chuyển khá chậm nên chúng thường dựa vào khả năng “tàng hình” và các đòn tấn công bất ngờ để sinh tồn.

    Giống như mọi loài rắn khác trên thế giới, rắn khổng lồ có răng, tuy nhiên những chiếc răng này không dùng để nhai hoặc giết chết con mồi. Răng của rắn khổng lồ chỉ dùng để giữ con mồi, không cho chúng chạy thoát. Một số loài rắn có nọc độc, tuy nhiên rắn khổng lồ không có độc. Loài rắn này chỉ dựa vào sức mạnh để giết con mồi.

    Da của loài trăn này dày đến độ cà sấu cũng khó có thể làm rách được, đến cả loài cá ăn thịt khét tiếng piranah biệt danh "sói nước" cũng không thể xé được. Con anaconda lớn nhất được tìm thấy 1935 bởi một đoàn thám hiểm người Anh mà lúc bấy giờ mọi người cứ tưởng nó là rắn khổng lồ còn sống từ thời tiền sử, dài gần 50 mét mà nặng bao nhiêu thì ko có thông tin
    [​IMG]

    Còn đây là một con khác được chụp năm 1940 với tại một ngôi nhà gần sông Amazon ở Brazil, dài nhiêu mét thì hok biết, nặng 2 tấn
    [​IMG]

    Thêm hình ảnh về con rắn lớn nhất thế giới

    2 thằng nhóc gan ghớm [​IMG]

    [​IMG]

    Con bình thường là như vậy nè OMG

    [​IMG]

    Hình ảnh anaconda "đóng phim" trong phim "đi tìm hoa trường sinh" phim nì khá thành công và cũng khá là ghê

    [​IMG]

    Một ví dụ khác kaka [​IMG]

    [​IMG]

    Mẹ ơi bò nó còn "chơi" ngon ơ người thì nhằm nhò gì OMG [​IMG]

    [​IMG]

    Một con khác bị thổ dân lôi đi tấm này được chụp khá lâu

    [​IMG]

    Từ trái sang phải đầu , đuôi và bụng ặc ặc [​IMG]

    [​IMG]

    Tấm nì hok phải 2 con đâu nhen

    [​IMG]

     
  9. QSy

    QSy Moderator

    Eo ôi,nhìn con nào cũng thấy ...........đã........hehehe..........ước gì gặp nó 1 lần
     
  10. raymond

    raymond Active Member

    Khi gặp nó rồi thì Qsy sẽ ước gì:"....Tui còn sống...."
     
  11. daibangmientay2003

    daibangmientay2003 Active Member

    Hehe, thanks anh Genta đã giới thiệu, 2 phần em coi hết roài, mà thấy phần 1 hay hơn, gay cấn hơn.:D
    Hồi khoảng năm 2000 có loạt ảnh gây chấn động là có 3 người lính Campuchia đi gác đêm ở rừng, sáng dậy thấy mất 1 người, 2 người kia đi tìm thì gần đó thấy 1 con trăn bụng mập ú, mổ bụng nó ra thì thấy người kia đang bị phân hủy...
    Có ai có mấy tấm hình đó thì post lên cho em với,em đổi PC mới nên bị mất roài...:p
     
  12. daibangmientay2003

    daibangmientay2003 Active Member

    Hehe, gặp nó thì Qsy chắc sẽ ước là: "Bi giờ mà có 2 chai rượu đế với chút rau thơm nữa thì ... TUYỆT".
     
  13. dthong

    dthong Moderator

  14. SmallChicken

    SmallChicken Active Member

    em mà thấy con rắn vậy chắc cái gì cởi ra để chạy cho nhanh em cởi lìn lun
     
  15. daibangmientay2003

    daibangmientay2003 Active Member

    Ặc ặc, làm gì mà ghia thía :D. Nếu con rắn thấy cảnh tượng vậy chắc nó sẽ bị 1 trong 2 triệu chứng sau:
    1 - Xịt máu mũi
    2 - Buồn nôn
    :D. Ko bít nó bị cái nào ta ^^:D
     
  16. thaicodon

    thaicodon Active Member

    Còn tuỳ rắn đực hay cái nữa. He he ...! :)
     
  17. haidang210203

    haidang210203 Active Member

    ai còn điã flim đó không cho mình mượn sang qua đi kiếm hoài ko có
     
  18. daibangmientay2003

    daibangmientay2003 Active Member

    Còn có đĩa phần 1 thui, mà bản tiếng Anh, ko có tiếng Việt. :D
     
  19. haidang210203

    haidang210203 Active Member

    phan 1 tui co dang kiếm phần 2 nà
     
  20. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Rắn khổng lồ không phải là huyền thoại
    Cập nhật ngày: 04/05/2007





    Một con rắn Anaconda khổng lồ
    [Giadinh.net] - Các thống kê chính thức trên thế giới cho thấy những con rắn khổng lồ (anaconda) sống ở khu vực Nam Mỹ hiện đang giữ danh hiệu loài rắn lớn nhất thế giới. Tuy nhiên những sinh vật này có rất nhiều điểm khác so với thủy quái khổng lồ ở biển Cát Bà.

    Bài viết dưới đây là tư liệu tham khảo cho chuyên đề “Quái vật khổng lồ ở biển Cát Bà”. Bài cuối “Các nhà khoa học nói gì về quái vật ở biển Cát Bà?” sẽ được chúng tôi đăng tải tiếp sau…

    Loài rắn lớn nhất thế giới

    Rắn khổng lồ (tên quốc tế: anaconda, tên địa phương: sucuri) gồm bốn loại rắn thích sống dưới nước, hoặc ẩn náu trong các đầm lầy, các con sông và các cánh rừng rậm của khu vực Nam Mỹ. Chúng gồm loại màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen và rắn khổng lồ Bolivia.

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng từ anaconda bắt nguồn từ thổ ngữ địa phương. Một giả thuyết cho rằng nó bắt nguồn từ chữ “henakanday” trong thổ ngữ Sinhalese của Sri Lanka có nghĩa “rắn thần sấm”. Giả thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ chữ “anaikondran” trong ngôn ngữ Tamil có nghĩa “con voi giết người”. Những người Tây Ban Nha đi khai phá Nam Mỹ còn gọi rắn khổng lồ là “matatoro” - con bò giết người. Những cái tên đó đã cho thấy phần nào về kích thước cũng như tính cách của loài rắn khổng lồ.

    Có thể nói hiện nay không một loài rắn nào có thể giành lấy “ngai vua” từ loài anaconda. Trong số bốn loại rắn khổng lồ nói trên, loại màu xanh có kích thước lớn nhất, con trưởng thành có thể dài tới 9 m và nặng 550 kg. Kích thước ngoại cỡ của chúng chỉ có thể thua kém một chút so với người “anh em” trong các loài bò sát, đó là giống trăn hoa châu Á. Loại trăn này có chiều dài lớn nhất trong các sinh vật họ rắn, con trưởng thành có thể lên tới gần 10 m.

    Đã từng có một số báo cáo lịch sử do các nhà thám hiểm Nam Mỹ người châu Âu mô tả rằng họ nhìn thấy những con rắn khổng lồ dài tới 50 m. Thổ dân địa phương thì khẳng định họ từng thấy nhiều con rắn khổng lồ dài tới 15 m. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có ai bắt được con rắn nào có kích thước tương tự. Giới nghiên cứu cho biết khi rắn khổng lồ lột xác, lớp da của nó thường giãn ra, tạo nên một kích thước “ảo”, lớn hơn nhiều so với thực tế. Tin tức về những con rắn khổng lồ ngoại cỡ thường không thể xác nhận bởi sự không chính xác trong trí nhớ của nhân chứng hoặc đơn giản là người ta đã đo đếm lớp da mà rắn khổng lồ để lại. Bên cạnh đó, con người thường nhầm lẫn trong việc ước tính chiều dài, đặc biệt đối với những con rắn cỡ lớn. Con rắn càng lớn, tỉ lệ sai số càng cao.

    Ngoài ra, rắn khổng lồ thích sống trong các con sông nên rất khó để ước tính kích thước thực của nó nếu không nhìn thấy toàn bộ phần thân. Tất nhiên không người bình thường nào muốn nhảy xuống sông để đo đếm kích thước thực của rắn khổng lồ, bởi con vật này có thể dễ dàng giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh.

    “Sát thủ” thầm lặng

    Phần lớn thời gian, rắn khổng lồ bơi dọc theo các con sông để tìm thức ăn. Chúng thường sống đơn độc và khá nhút nhát nên không mấy khi được nhìn thấy trong thiên nhiên. Rắn khổng lồ ngụy trang rất tốt trong các đầm lầy nên chúng dùng những vùng này làm nơi trú ngụ.

    Rắn khổng lồ tuy là loài rắn nhưng lại có nhiều đặc điểm của loài trăn. Chúng giấu mình dưới nước và săn mồi bằng cách quấn chặt thân quanh con mồi, xiết chặt khiến nạn nhân chết vì ngạt thở, vỡ nội tạng hoặc chảy máu bên trong. Sau khi con mồi chết, rắn khổng lồ sẽ nuốt toàn bộ nạn nhân vào trong bụng.

    Dù sống dưới nước song rắn khổng lồ không ăn thủy sản như cá. Con mồi ưa thích của chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loại rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ. Rắn khổng lồ di chuyển khá chậm nên chúng thường dựa vào khả năng “tàng hình” và các đòn tấn công bất ngờ để sinh tồn.

    Giống như mọi loài rắn khác trên thế giới, rắn khổng lồ có răng, tuy nhiên những chiếc răng này không dùng để nhai hoặc giết chết con mồi. Răng của rắn khổng lồ chỉ dùng để giữ con mồi, không cho chúng chạy thoát. Một số loài rắn có nọc độc, tuy nhiên rắn khổng lồ không có độc. Loài rắn này chỉ dựa vào sức mạnh để giết con mồi.


    Bắt rắn khổng lồ ở Nam Mỹ



    Có hay không chuyện rắn khổng lồ ăn thịt người?

    Đã có những tin tức cho rằng rắn khổng lồ thích ăn thịt người. Ngày 30/10/1990, tuần báo World News đã đăng một loạt bức hình về một con rắn khổng lồ dài gần 7m, nặng hơn 150kg được các nhà nghiên cứu Nhật Bản bắt được tại Amazon. Con rắn có cái bụng căng tròn vì vừa xơi tái con mồi. Ngày 8/1/1991, tờ báo trên đã cho đăng lại các bức ảnh cũ kèm theo chú thích cho biết con rắn là thủ phạm ăn thịt tới 6 em nhỏ.

    Các tấm ảnh do một nhiếp ảnh gia tên A.J. “Mac” McBride, người Anh, gửi tới. Anh này cho hay các bức ảnh nằm trong số bưu thiếp mà người bạn gửi cho cha anh. Tuy nhiên sau một thời gian im lặng McBribe phải xì ra tấm hình “tẩy”: con rắn không ăn thịt người mà vừa mới nuốt chửng một chú dê.

    Thêm một điều nữa rằng các tấm ảnh không phải vừa được chụp mà đã có từ thời thế chiến thứ hai. “Các nhà nghiên cứu Nhật Bản” thực tế là các quân nhân và dấu hiệu quân đội trên trang phục của họ đã được McBribe cố ý tẩy bỏ. Con rắn khổng lồ trong bức ảnh cũng không phải “đồ thật” mà chỉ là một chú trăn châu Á được chỉnh sửa.

    Người từng bắt 800 con rắn khổng lồ

    Jesos Rivas có một nghề đặc biệt là nghề… nghiên cứu rắn khổng lồ! Vốn yêu thích những con rắn khổng lồ, Rivas đã dành phần lớn cuộc đời của anh để nghiên cứu chúng. Để tìm những con rắn, anh đi chân trần trong các vùng đất luôn có nước ngập tới đầu gối ở llanos, Venezuela. “Rắn khổng lồ là sư phụ của các đầm lầy” - Rivas nói - “Vậy mà trước năm 1992, không ai biết gì về chúng”.

    Rivas khởi động dự án Anaconda vào năm 1992. Trong 10 năm, anh và một nhóm tình nguyện viên đã bắt hơn 800 con rắn khổng lồ để nghiên cứu. Đa số rắn khổng lồ mà nhóm Rivas bắt được là loại màu xanh.

    Rắn khổng lồ thường ăn sống con mồi và bữa tiệc được tiến hành từ phần đầu. Rắn khổng lồ có thể ăn những con vật lớn hơn nhiều so với kích thước của chúng. Rivas cho biết, mặc dù có tiếng là sinh vật ăn thịt người, rắn khổng lồ rất hiếm khi tấn công con người. Loại rắn này rất khỏe nên muốn bắt sống chúng phải có ít nhất hai người và sử dụng rất nhiều kỹ thuật phức tạp. “Con rắn là một khối cơ bắp khổng lồ và nếu nó cuộn khối cơ bắp đó quanh con mồi, cuộc chơi sẽ chấm dứt” - Rivas nói.

    Rắn khổng lồ cũng cắn như mọi loài rắn khác nên qua nhiều năm nghiên cứu, trên người Rivas đã chi chít các vết sẹo do những con bò sát cỡ bự này gây ra. Tuy nhiên anh tỏ ra rất “độ lượng”: “Mục tiêu đầu tiên khi rắn cắn là nó muốn tự vệ. Hãy yêu mến chúng để bảo vệ chúng bởi với tình hình hiện nay, nơi đâu có con người, nơi đó loài rắn khổng lồ sẽ bị tiêu diệt”.

    H.G (Tổng hợp)

    nguồn http://www.giaitri.mobi/vcms/html/news_detail.php?nid=8192
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội