Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Sinh sản ở tép nước ngọt

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 30/12/09.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Sinh sản ở tép nước ngọt
    www.planetinverts.com

    Tổng quan
    Tép nước ngọt có một cơ chế sinh sản độc đáo mà nhiều phương diện còn chưa được khám phá. Những gì đã biết đôi khi sai lệch hoặc chưa chính xác. Bài này được viết với mục đích lý giải càng nhiều càng tốt về cơ chế sinh sản của tép nước ngọt. Bài tập trung vào những loài tép không trải qua giai đoạn phát triển ấu trùng mà trứng trực tiếp nở ra những bản sao nhỏ xíu của tép trưởng thành.

    Giới tính
    Dĩ nhiên, việc nắm vững cơ chế sinh sản là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định giới tính của tép. Nhưng điều này không dễ dàng. Một số loài rất dễ xác định trong khi những loài khác thì không. Những loài dễ xác định giới tính gồm tép cherry đỏ (red cherry shrimp), tép vàng (yellow shrimp), tép bông tuyết (snowball shrimp); những loài cực kỳ khó xác định giới tính gồm tép tấm đỏ (red goldflake shrimp), tép đỏ (cardinal shrimp), tép hề (harlequin shrimp). Cách xác định giới tính tùy thuộc vào mỗi loài. Hãy tìm hiểu thông tin về từng loài và cách để xác định giới tính.

    Tuổi: giới tính phụ thuộc vào tuổi. Xác định giới tính tép trưởng thành dễ hơn nhiều so với tép non. Tép non rất khó xác định giới tính, đôi khi là không thể được ở kích thước và loài nhất định. Hầu như không thể xác định được giới tính của tép rất non bởi vì chúng chưa thể hiện các đặc điểm về giới tính. Tốt nhất chỉ nên xác định giới tính tép trưởng thành.

    Kích thước và màu sắc: ở nhiều loài, tép cái thường lớn hơn tép đực. Màu tép cái đôi khi cũng đậm và sẫm hơn so với tép đực. Chẳng hạn như tép cherry đỏ, tép cái không chỉ to hơn mà còn đỏ hơn. Tép cherry đỏ đực hầu như trong suốt và nhỏ hơn nhiều. Tép cái của một số loài đôi khi có đường chỉ dưới lưng. Dưới đây là hình một cặp tép cherry đỏ. Lưu ý đến khác biệt về kích thước và nhất là màu sắc.

    Tép cherry đỏ đực và cái
    [​IMG]

    Đặc điểm giới tính: có những phương pháp khác nữa để xác định giới tính tép một cách dễ dàng. Những đặc điểm giới tính dùng để phân biệt tép đực với tép cái một cách ngay lập tức. Những đặc điểm này thường xuất hiện ở tép cái và là những đặc điểm giải phẫu nhất định ở tép cái vốn không bao giờ hiện diện ở tép đực. Một số đặc điểm xuất hiện vào những giai đoạn nhất định trong khi một số khác lại luôn thường trực. Dĩ nhiên, cá thể đang mang trứng hiển nhiên là tép cái. Tuy nhiên, khi trứng không hiện diện thì vẫn có cách để nhận biết.

    “Yên ngựa”: một trong những đặc điểm phổ biến và dễ nhận thấy nhất là sự hiện diện của “yên ngựa” hay những trái trứng chưa phát triển bé xíu bên trong buồng trứng. Thuật ngữ “yên ngựa” (saddle) xuất phát từ một thực tế rằng trứng chưa phát triển nằm ở trên lưng tép, phía sau đầu, trông giống như cái yên trên lưng ngựa. Ở dưới là hình tép vàng với trứng và “yên ngựa”. Lưu ý rằng hình trước trông giống như cái yên trên lưng ngựa, hình sau là những trái trứng chưa phát triển bé xíu tạo nên hình “yên ngựa”.

    Tép vàng với trứng và “yên ngựa” (saddle)
    [​IMG]

    Cận cảnh yên ngựa
    [​IMG]

    Bụng căng: một cách nữa để phân biệt tép đực với tép cái là bụng hay vùng bên dưới đuôi căng. Khi tép cái mang trứng, vùng bụng có tác dụng che chắn để trứng không bị hư hại. Dấu hiệu bụng căng thường xuất hiện ở cá thể cái của nhiều loài tép nhưng một vài loài không xuất hiện đặc điểm này. Bụng không căng không có nghĩa rằng đó là tép đực. Điều này thực sự phụ thuộc vào độ tuổi và quan trọng hơn là loài cần xác định. Hình dưới là một con tép ong đỏ (crystal red shrimp) cái với vùng bụng căng tròn.

    Tép ong đỏ cái với vùng bụng căng tròn
    [​IMG]

    Giao phối
    Hành vi: giao phối giữa tép đực và tép cái diễn ra cực nhanh. Trong vòng vài giây, tép đực vào vị trí bụng đối bụng với tép cái để nạp tinh và nhanh chóng rời đi. Đôi khi bạn có thể thấy tép đực thường xuyên quấy rối tép cái khi cố gắng bám lấy nó. Bạn có thể nghĩ rằng tép đang đánh nhau nhưng cũng có thể là một con tép đực đang cố gắng giao phối với tép cái. Ở dưới là một vài hình ảnh tép cherry đực đang nạp tinh cho tép cái.

    Tép đực đang nạp tinh cho tép cái
    [​IMG]

    Tép đực đang nạp tinh cho tép cái
    [​IMG]

    Thụ tinh: như đã nói ở trên, tép cái chứa nhiều trứng chưa phát triển bé xíu ở buồng trứng hay còn gọi là “yên ngựa”. Tép đực nạp tinh vào tép cái trước khi trứng di chuyển từ buồng trứng ra bụng. Trong khi di chuyển đến bụng, trứng được thụ tinh nhờ tinh trùng được nạp sẵn từ trước. Nhiều người hiểu sai rằng trứng được thụ tinh sau khi xuất hiện dưới bụng. Bạn không hề thấy tép cái giao phối một khi trứng đã xuất hiện, mà chỉ thấy khi nó chưa mang trứng. Tép đực có “chân phụ” (appendage) nhỏ dùng để nạp tinh cho tép cái. Ở dưới là hình “chân phụ” của tép đực và cận cảnh.

    Chân phụ của tép cherry đỏ
    [​IMG]

    Cận cảnh chân phụ
    [​IMG]

    Những điều chưa biết: còn có nhiều điều chưa biết về cơ chế giao phối của tép. Được biết, ngay sau khi lột vỏ thì tép cái sẵn sàng giao phối. Làm sao tép đực nhận biết được tép cái đang sẵn sàng giao phối hãy còn là điều chưa biết. Có lẽ, nó tiết ra tín hiệu hóa học hay loại tín hiệu nào đấy mà chỉ loài tép mới nhận biết được. Được biết, khi tép cái lột vỏ, tép đực bơi ngật ngưỡng trong hồ để tìm tép cái chịu giao phối. Nếu bạn thấy một đám tép bơi lòng vòng trong hồ và để ý đến giới tính của chúng. Khi nhìn kỹ, bạn phát hiện ra tất cả đều là tép đực. Nếu gặp trường hợp này và mọi thứ đều ổn thì có nghĩa rằng chúng đang tìm đối tượng để giao phối.

    Thai nghén
    Mang trứng (berried): tép cái chính thức thai nghén một khi trứng xuất hiện. Như đã nói ở trên, một khi trứng xuất hiện có nghĩa là chúng đã được thụ tinh. Có nhiều nguyên nhân khiến trứng rụng hay thất thoát. Một số người cho rằng tép non mới ấp trứng lần đầu còn “nghiệp dư” và thường làm rớt trứng. Số khác lại tin rằng tép cái yếu và căng thẳng sẽ bị mất trứng. Người ta cũng tin rằng tép cái già thường có nhiều trứng. Tất cả những điều trên đều có thể đúng. Được biết, nếu các điều kiện đều ổn và tép cái mạnh khỏe thì nó sẽ đẻ một cách thường xuyên, trứng nở và rồi lại mang trứng vài ngày sau đó.

    Phát triển: sự phát triển của trứng tùy thuộc vào mỗi loài. Trứng nở nhanh hay chậm tùy loài. Trứng nhiều hay ít cũng tùy loài. Màu sắc của trứng cũng khác biệt tùy loài. Bạn nên tìm hiểu thông tin về sự phát triển của trứng, kích thước, màu sắc… đối với từng loài. Ở một số loài, bạn có thể nhận biết khi trứng gần sắp nở. Đa phần khi tép cái mang trứng và “yên ngựa” xuất hiện là dấu hiệu trứng gần nở. Một cách khác đơn giản hơn là quan sát cặp mắt của bào thai bên trong trứng. Trứng có mắt là dấu hiệu sắp nở trong vòng vài ngày. Với một số loài tép, bạn có thể không thấy mắt của bào thai.

    Trứng tép vàng với mắt
    [​IMG]

    Trứng tép bông tuyết với mắt
    [​IMG]

    Ấp
    Tép mới nở: tép nở cực nhanh. Tép non dường như bung ra khỏi trứng và bám vào vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, chẳng hạn như rêu. Những người từng chứng kiến tép nở nói rằng tép non dường như bay ra từ bụng của tép mẹ. Một số thậm chí còn nói rằng tép mẹ hỗ trợ con bằng cách “thúc” hay đẩy chúng. Rất khó để quan sát tép nở. Tép cái có xu hướng ẩn náu và tép non thậm chí có thể nở vào ban đêm.

    Tép cherry đỏ mới nở
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Ấp nhân tạo: dù tin hay không thì bạn thực sự có thể ấp tép mà không cần đến tép cái. Một ngày nào đó bạn có thể thấy một con tép cái bị chết mà vẫn còn mang trứng. Đấy là điều đáng buồn bởi vì mỗi trái trứng tương đương với một tép con. Tuy nhiên, bạn có thể ấp chúng theo một số bước đơn giản và chế độ chăm sóc đặc biệt. Tất cả thông tin mà bạn cần có thể tìm thấy trong bài “Ấp trứng tép nhân tạo”. Các nhà lai tạo tép nên đọc bài này. Bạn có thể chưa cần biết cho đến khi phải đối diện với một con tép cái đang mang trứng bị chết. Cách thực hiện rất đơn giản và không cần phải tư vấn “khoa học gia” nào cả.
     
    Last edited by a moderator: 5/3/16
  2. nguoi_yeu_ca_canh09

    nguoi_yeu_ca_canh09 Active Member

    @anh vnrd
    phần ấp trứng nhân tạo hay quá. có thể em sẽ thử cách này vì hiện nay em để tép đẻ tự nhiên và tép con bị hao hụt quá nhiều.
    cám ơn anh vnrd về thông tinh chia sẽ.
     
  3. nguoi_yeu_ca_canh09

    nguoi_yeu_ca_canh09 Active Member

    @anh vnrd

    em lỡ hỏi 1 câu rồi thì cho em hỏi thêm 1 câu nữa.
    em đang có ý định lai tạo giữa các loại tép với nhau (ví dụ tép xanh với tép đỏ vì em chưa rành về tép nên kêu tụi nó theo màu thôi anh à) thì có ra tép con thành công không ? nếu thành công thì tép con sẽ có màu pha tạp hay màu thuần theo chamẹ của chúng ?
    em đang gầy lại 1 bầy tép xanh xanh và vài em tép đỏ, chưa thấy có tép con cho dù chúng ôm trứng hoài.
    ngày trước em nuôi 1 bầy chỉ có tép xanh thì có tép con. chúng núp trong những lổ cũa cục gạch xây nhà (4 lổ) nhưng rồi cũng chết hết.
     
  4. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Em ơi, bài này anh dịch lại của người ta mà. Anh chỉ có kinh nghiệm... ăn tép thôi chứ chưa nuôi bao giờ. Em chịu khó lên diễn đàn gọi to lên "nhờ cao thủ thủy sinh vào giúp", hy vọng sẽ có người tốt bụng giúp em.
     
  5. tjtemaza

    tjtemaza New Member

    các giai đoạn và quá trình sinh sản của tép

    anh chi oi , cho e biêt rõ hơn về các giai đoạn phát triển của tép nước ngọt và quá trình sinh sản của tép nước ngọt được không ạ ???:dontknown:
     
  6. Do Toan

    Do Toan Active Member

    Cám ơn bài viết của bạn
     
  7. thuctoan

    thuctoan Active Member

    con tép xanh có cần khoáng ko a
     
  8. tranvantamsbo94

    tranvantamsbo94 New Member

    Tép sinh sản gần giống như cá đúng không nhỉ
     

Chia sẻ trang này

Địa chỉ In lịch tết 2022 giá rẻ, uy tín nhất Hà Nội